Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 1 đến 9

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 1 đến 9

Làm văn: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:

1. Kiến thức

 - Nắm được nội dung, yêu cầu của bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí.

 - Biết cách viết một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí.

2. Kĩ năng:

 - Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí.

 - Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với 1 tư tưởng, đạo lí.

 - Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí.

3. Thái độ: Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà GVđề ra).

+ Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin.

 + Năng lực hợp tác (phối hợp với các thành viên g/quyết các câu hỏi, bài tập, sưu tầm tài liệu )

II. CHUẨN BỊ.

 - Giáo viên: Soạn giáo án.

 - Học sinh: Soạn bài.

III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:

- Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành

- Tia chớp, đặt câu hỏi, quan sát tranh, chia nhóm

IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức đã học, tạo hứng thú để kết nối với bài học.

Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Quan sát tranh

Hình thức: cá nhân

Thời gian: 4 phút

2. Hoạt động hình thành nội dung kiến thức:

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung

Mục tiêu: Hs nắm được những khái niệm và yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý

PP/KTDH: giao việc về nhà, kỹ thuật tia chớp

Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu.

Thời gian: 20 phút

 

doc 26 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 988Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 1 đến 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01
Tiết: 01 + 02
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Văn học sử :
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS :
1. Kiến thức :
− Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.
− Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975, đặc biệt là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.
2. Kĩ năng : Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
3. Thái độ : Có quan điểm lịch sử, quan điểm toàn diện khi đánh giá văn học thời kì này; không khẳng định một chiều mà cũng không phủ nhận một cách cực đoan.
4. Năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở ghi chép, soạn bài.
III/ PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
- Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
- Tia chớp, đặt câu hỏi, quan sát tranh, chia nhóm
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Hoạt động Khởi động (5p)
Mục tiêu: Kết nối kiến thức, giới thiệu bài học
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Quan sát tranh
Hình thức: cá nhân
Thời gian: 4 phút
+ B1: GV dẫn dắt giới thiệu bài: Ở lớp 10 và 11, các em đã được tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của nền văn học Việt Nam từ khi hình thành nền văn học dân gian, văn học viết từ thế kỉ X cho đến hết thế kỉ XIX. Ở chương trình Ngữ văn 12 này, các em sẽ được tìm hiểu thêm về một giai đoạn văn học có thể nói là phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt của dân tộc : Chặng đường văn học từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
+ B2: GV treo bảng phụ sơ đồ hóa các bộ phận và các thời kì của văn học Việt Nam. 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức (80 phút)
 Mục tiêu: HS nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975; thấy được những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975, đặc biệt là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.
PP/KTDH: giao việc về nhà, kỹ thuật tia chớp
Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu.
Thời gian: 20 phút
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về VHVN tư CMT8 đến 1975
Mục tiêu: Hs nắm được những kiến thức cơ bản về hoàn cảnh xã hội, lịch sử, văn hoá, quá trình phát triển và những thàn tựu chủ yếu, những đặc điểm cơ bản của VH giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám đến năm 1975,
PP/KTDH: giao việc về nhà, kỹ thuật tia chớp
Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu.
Thời gian: 20 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
− Thời đại nào thì văn học đấy. Vậy văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 phát triển trong điều kiện lịch sử, văn hoá và xã hội như thế nào ?
− HS : Tìm ý chính trong SGK để trả lời.
− GV : nhận xét, nhấn mạnh một số điểm có ảnh hưởng tới sự phát triển của văn học.
I – KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá
− Cách mạng tháng Tám thành công đã mở kỉ nguyên mới cho dân tộc, khai sinh một nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
− Đường lối lãnh đạo văn nghệ của Đảng là một nhân tố quan trọng đã tạo nên một nền văn học thống nhất. 
− Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ gian khổ, ác liệt kéo dài suốt 30 năm đã tạo nên những đặc điểm và tính chất riêng của nền văn học giai đoạn này.
− Nền kinh tế còn nghèo và chậm phát triển. 
− Giao lưu văn hoá hạn chế, chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc).
− VH giai đoạn này đã phát triển qua mấy chặng? Những nét cơ bản của nền VH mỗi chặng? 
− GV phân tích thêm những nét cơ bản về nền VH của mỗi chặng, những tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
2. Quá trình phát triển
− 1945 – 1954: VH thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
− 1955 – 1964: VH trong những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam.
− 1965 – 1975: VH thời kì chống Mĩ cứu nước.
Tìm hiểu những thành tựu & hạn chế của VH giai đoạn 1945 − 1975
− Nền VH thời kì này có những thành tựu lớn nào?
− GV phân tích thêm cho HS về những thành tựu này bằng các VD.
3. Những thành tựu và hạn chế
− Thành tựu:
 + Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó, thể hiện hình ảnh con người VN trong chiến đấu và lao động.
 + Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
 + Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
− Hạn chế: nền VH còn giản đơn, phiến diện, công thức,
 Tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975
− Tại sao nói văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh đất nước ?
− HS tìm ý trong SGK để trả lời.
− GV chốt ý, giải thích và lấy ví dụ tiêu biểu để HS hiểu rõ đặc điểm trên.
VD : “Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp/ Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông/ Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (HCM)
4. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975
a) Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
− Nền văn học được kiến tạo theo mô hình “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận”, nhà văn cũng là chiến sĩ, văn học là một vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
− Văn học phản ánh những vấn đề lớn lao, trọng đại nhất của đất nước và cách mạng giai đoạn này, tập trung chủ yếu vào 2 đề tài: Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội.
→ 2 đề tài không tách bạch nhau hoàn toàn mà có sự gắn bó, hoà quyện trong nhiều tác phẩm.
− Em hiểu thế nào về đặc điểm hướng về đại chúng của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975?
− HS dựa vào SGK, trình bày ý hiểu của bản thân.
− GV nhận xét, chốt lại các ý chính, đưa ra một vài ví dụ giúp HS hiểu rõ đặc điểm :
 + Các tác giả trưởng thành từ phong trào quần chúng: Hoàng Trung Thông (tập Quê hương chiến đấu), Trần Hữu Thung (Thăm lúa), Minh Huệ (Đêm nay Bác không ngủ)
 + Đất nước của nhân dân :
“Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta” (Đất nước − Nguyễn Đình Thi); “Của ta trời đất, đêm ngày/ Núi kia, đồi nọ, sông này của ta” (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu); “Mây của ta, trời thắm của ta/ Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” (Ta đi tới – Tố Hữu).
 + Nhân vật là quần chúng :
“Em là con gái Bắc Giang/ Rét thì mặc rét nước làng em lo” (Phá đường – Tố Hữu); “Chúng ta đoàn áo vải/ Sống cuộc đời rừng núi bấy nay” (Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông); “Lũ chúng tôi/ bọn người tứ xứ/ Gặp nhau hồi chưa biết chữ/ Quen nhau từ buổi một, hai” (Nhớ − Hồng Nguyên).
 + Hình thức :
Cách nói gần gũi, quen thuộc: “Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài miếng vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày” (Đồng chí – Chính Hữu); cách so sánh, ví von gần gũi với ca dao: “Mưa phùn ướt áo tứ thân/ Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu” (Bầm ơi – Tố Hữu).
b) Nền văn học hướng về đại chúng
− Đại chúng là đối tượng phản ánh, là đối tượng phục vụ, là lực lượng sáng tác cho văn học.
− Hình thành quan điểm mới về đất nước : đất nước của nhân dân.
− Tập trung xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng, diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động.
− Phần lớn là các tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng ; hình thức thể hiện quen thuộc ; ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu với nhân dân.
− Vì sao nói văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 mang khuynh hướng sử thi?
− HS dựa vào SGK trả lời.
− GV nhận xét, chốt ý.
− Cảm hứng lãng mạn được thể hiện như thế nào trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975?
− HS dựa vào SGK chỉ ra những biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong văn học giai đoạn này.
− GV nhận xét, chốt ý.
c) Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
− Khuynh hướng sử thi thể hiện ở các phương diện sau :
 + Văn học tập trung đề cập đến những vấn đề lớn lao, có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
 + Nhân vật chính là những con người kết tinh vẻ đẹp của cả cộng đồng.
 + Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, ở lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
 + Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng.
− Cảm hứng lãng mạn : thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về hoàn cảnh xã hội, lịch sử, văn hoá giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX 
Mục tiêu: Hiểu quá trình phát triển của văn học Việt Nam: gồm ba thời kì lớn (Từ TK X đến hết thế kỉ XIX, từ đầu thế kỉ XX đến CMT8/1945, từ CMT8/1945 đến nay)
PP/KTDH: Làm việc theo cặp, nhóm
Phương tiện dạy học: SGK, giấy A4, A 0, máy chiếu, tài liệu tham khảo 
Thời gian: 20 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
− Văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phát triển trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá như thế nào?
− HS dựa vào SGK trả lời.
− GV nhận xét, chốt lại các nội dung cơ bản.
II – VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
− Đất nước thoát khỏi chiến tranh và hoàn toàn độc lập.
− Đất nước phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thủ thách, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế do hậu quả của chiến tranh kéo dài.
− Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước bước vào công cuộc đổi mới, từng bước chuyển sang kinh tế thị trường, điều kiện giao lưu văn hoá rộng mở, văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ → thúc đẩy nền văn học đổi mới.
Tìm hiểu một số chuyển biến và thành tựu ban đầu của văn học từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
− Văn học giai đoạn này có thể chia thành 2 chặng nhỏ: chặng 1: từ năm 1975 đến 1986; chặng 2: từ 1986 đến hết thế kỉ XX. Do đâu mà có thể chia thành hai chặng như vậy được?
− HS tìm ý trong SGK, suy nghĩ để trả lời.
− GV chốt ý : Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) với phương châm đổi mới đất nước đã đem đến sự đổi mới trong văn học.
− Những biểu hiện nào chứng tỏ văn học Việt Nam sau 1986 đã có sự đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện?
− HS tìm ý trong SGK, trả lời.
− GV chốt ý, lưu ý khi chỉ ra mỗi biểu hiện của sự đổi mới đều đặt trong thế so sánh với giai đoạn văn học trước đó (1945 – 1975).
− Có thể đánh giá chung như thế nào về sự vận động của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX?
− HS trả lời.
− GV nhận xét, chốt ý.
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
− Từ 1975 đến 1985: chặng đường văn học chuyển tiếp, trăn trở, tìm kiếm con đường đổi mới.
− Từ 1986 trở đi: văn học đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện :
 + Phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề.
 + Phong phú hơn về thủ pháp nghệ thuật.
 +  ... 
- Cách sống không nhỏ nhen, ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân là lối sống đẹp, biết sẻ chia, sẵn sàng chấp nhận hi sinh, thiệt thòi về mình..
-Hai hạt lúa nêu lên hai quan niệm sống, hai lối sống trái chiều nhau: một bên luôn sẵn sàng cho đi, một bên ích kỷ chỉ biết giữ lại những điều tốt đẹp cho bản thân mình.
 + Hạt lúa muốn giữ lại chất dinh dưỡng cho riêng mình trong một hình hài nguyên vẹn tuy không nát tan trong đất nhưng lại tan nát trong cuộc đời, lại bị tuyệt diệt. 
+ Hạt giống tưởng rằng đã tan nát trong đất rồi nhưng lại được hồi sinh thành những bông lúa vàng trĩu hạt. 
- Trong cuộc sống đôi khi chúng ta cần phải biết hi sinh, sống vì người khác, sẵn sàng chấp nhận sự thiệt thòi, không nên ích kỉ, hẹp hòi, chỉ biết bản thân
- Dẫu biết rằng trong cuộc đời, ai cũng có những phút giây chỉ muốn sống cho bản thân mình .Chỉ có điều, khi có cơ hội, bạn đừng ngần ngại mà hãy cho đi, thậm chí cho đi một cách rất nhẹ nhàng như lời cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”
- Đừng tự hủy diệt mình bằng sự ích kỷ. Cứ sẵn sàng dâng hiến cho cuộc đời những gì mình có 
+Con người sống cần phải dấn thân, chấp nhận gian khó, thử thách, dám sống , không ích kỉ, nhỏ nhen, chủ nghĩa cá nhân vì mục đích cao cả, tốt đẹp.
+ Phải biết sống vì người khác, dám chấp nhận cả những thiệt thòi, hi sinh về phía bản thân mình. Đó cũng chính là một trong những cách sống của mỗi con người cần hướng đến trong cuộc đời. 
 (Trong quá trình lí giải cần chọn dẫn chứng minh họa)
3. Bàn luận, bác bỏ
- Bên cạnh những người sống biết vì người khác, biết cống hiến, sẻ chia, cũng còn không ít người ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết có bản thân như hạt lúa thứ nhất. (dẫn chứng minh họa)
- Câu chuyện gợi cho chúng ta cần phải lựa chọn cho mình một lối sống tích cực: không nhỏ nhen, ích kỉ
- Chúng ta cần phải tu dưỡng, rèn luyện, bồi dưỡng đời sống tâm hồn phong phú hơn, sống phải vị tha, chan hòa, biết vì mọi người, không nên tư lợi cá nhân..
1.5 điểm
2.0
1.0
1.0
1.5
1.0
* Kết bài: Liên hệ rút ra bài học về nhận thức và hành động.
1.0 điểm
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, bài làm phải có dẫn chứng minh họa. Đề cao tính sáng tạo của học sinh
- Kiểm tra lại bài làm và nộp bài.
- Chuẩn bị: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
Ngày tháng năm 201
TỔ TRƯỞNG
Phạm Thị Oanh
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết : 8 +9 
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 
PHẦN TÁC PHẨM
 (Hồ Chí Minh)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức:	
 - Nắm được quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh, hoàn cảnh ra đời và đặc trưng thể loại. 
 - Phân tích, đánh giá bản tuyên ngôn như một áng văn chính luận mẫu mực, thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của tác phẩm.
 - Hiểu được vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản “TNĐL”.
2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại. 
3. Thái độ: Giáo dục các em về lòng tự hào dân tộc, ý thức phấn đấu và bảo vệ Tổ quốc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà GVđề ra).
+ Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin.
 + Năng lực hợp tác (phối hợp với các thành viên g/quyết các câu hỏi, bài tập, sưu tầm tài liệu)
II/ CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
- Học sinh: sgk, soạn bài và đọc bài
III/ PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
- Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
- Tia chớp, đặt câu hỏi, quan sát tranh, chia nhóm
IV/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức đã học, tạo hứng thú để kết nối với bài học.
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Quan sát tranh
Hình thức: cá nhân
Thời gian: 4 phút 
Câu hỏi: Nêu vài nét cơ bản về sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh?
2. Hoạt động hình thành nội dung kiến thức:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm
Mục tiêu: Hs nắm được những kiến thức cơ bản văn bản TNĐL
PP/KTDH: giao việc về nhà, kỹ thuật tia chớp
Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu.
Thời gian: 20 phút
Hoạt động của GV
Nội dung kiến thức
? Phần tiểu dẫn đã gthiệu những gì?
GV ptích HCST:
ở phía Nam: Thực dân pháp núp sau lưng quân Anh, đang tiến vào Đông Dương
- Phía Bắc: bọn Tàu Tưởng đang chực sẵn ở biên giới. 
? Đối tượng hướng tới và mục đích của “TNĐL”?
? Giá trị của tác phẩm? 
Phần II: Tác phẩm
I. Giới thiệu chung. 
1. Hoàn cảnh ra đời.
- Ngày 19/8/1945: Chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. 
- Ngày 26/8/1945: Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc.
- Ngày 2/9/1945: Bác Hồ đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" 
(Trong nước: Phía Bắc: Quân Tưởng
 Phía Nam: Quân Anh, Pháp
 Thế giới: Pháp đưa ra luận điệu: Pháp có công khai hoá và bảo hộ ĐD, Nhật chiếm ĐD, nay Nhật đầu hàng, ĐD thuộc quyền của Pháp.)
2. Đối tượng và mục đích của “TNĐL”
- Đối tượng: nhân dân VN và nhân dân TG.
- Mục đích: + Tuyên bố nền độc lập tự do của dtộc.
 + Ngăn chặn âm mưu xâm lược của TD - ĐQ.
 + K/định ý chí bảo vệ nền ĐL- DT.
3. Giá trị:
- Giá trị l/sử: - Là một một văn kiện l/sử to lớn tuyên bố chấm dứt chế độ TD - PK ở nước ta, mở ra kỷ nguyên mới của d/tộc.
- Giá trị văn học: Là một tác phẩm văn học có giá trị - áng văn chính luận xuất sắc, lời lẽ ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, hùng hồn, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.
4. Bố cục: 3 phần:
 - Cơ sở pháp lí của TNĐL
 - Cơ sở thực tiễn của TNĐL
 - Lời tuyên bố độc lập. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
Mục tiêu: Hiểu giá trị ND, giá trị lịch sử của bản TNĐL
PP/KTDH: Làm việc theo cặp, nhóm
Phương tiện dạy học: SGK, giấy A4, A 0, máy chiếu, tài liệu tham khảo 
Thời gian: 20 phút
Hoạt động của GV
Nội dung kiến thức
? Bác đã viết gì trong phần mở đầu? Tại sao Bác lại trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ?
? Việc trích dẫn ấy có ý nghĩa gì?
? Trên thực tế Bác đã đưa ra những luận chứng nào để bác bỏ những luận điệu của TDP?
? Bác đã tố cáo những tội ác gì của giặc Pháp? 
? Em có nhận xét gì về giọng văn?
? Cuộc CMDTDC của ta đứng trên lập trường nào? 
? Lập trường chính nghĩa của dtộc ta được thể hiện ntn?
? Đọc và nêu nxét về lời tuyên bố độc lập?
II. Đọc - hiểu:
1. Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn. 
- Nêu và k/định quyền con người, quyền dtộc: Trích dẫn 2 bản TN:
 + Tuyên ngôn nước Mĩ (1776): Nhân dân thuộc địa Bắc Mĩ đấu tranh giải phóng khỏi thực dân Anh giành độc lập dân tộc. 
 + Tuyên ngôn nhân quyền của Pháp (1789): CMTS Pháp xoá bỏ chế độ phong kiến Pháp lập nên nền dân chủ tư sản.
=> HCM nêu lên nguyên lí cơ bản về quyền bình đẳng, độc lập tự do của con người. 
- Ý nghĩa của việc trích dẫn:
 + Thể hiện tính luận chiến sắc bén, khéo léo, khoá miệng đối phương, “gậy ông đập lưng ông”
 + Thể hiện tư thế đầy tự hào của dtộc: đặt 3 cuộc CM, 3 nền đlập, 3 bản TN ngang hàng nhau.
=> Tinh thần 2 bản tuyên ngôn có ý nghĩa tích cực tạo cơ sở pháp lí vững vàng cho bản tuyên ngôn và nhằm chặn trước âm mưu đen tối, lâu dài của kẻ thù.
- Lập luận sáng tạo: “Suy rộng ra”: từ quyền con người => quyền của cả dân tộc => Cổ vũ tinh thần đtranh dành đlập của các dtộc thuộc địa khác.
=> Tóm lại: Với lời lẽ sắc bén, đanh thép, Người đã xác định cơ sở pháp lý của bản TN, nêu cao chính nghĩa của dtộc ta, đặt ra vđề cốt yếu là đlập dtộc.
2. Cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn:
a. Tội ác của thực dân Pháp:
 Lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng nhưng thực chất là chúng đã:
- Cướp nước ta.
- Áp bức đồng bào ta ở tất cả các lĩnh vực: kinh tế chính trị, xã hội:
+ Bắt nhân dân ta phải nhổ lúa trồng đay, cướp ruộng đất. 
+ Tắm máu các cuộc khởi nghĩa của ta.
+ Xây nhà tù nhiều hơn trường học. 
+ Khuyến khích dân ta dùng thuốc phiện.
+ Thu thuế vô lí.
=> Hậu quả:hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.
(Đoạn văn có gtrị của bản cáo trạng súc tích, đanh thép, đầy phẫn nộ đối với tội ác của TDP).
- Bán nước ta 2 lần cho Nhật (Bảo hộ?)
- Thua chạy còn giết nốt số đông tù chính trị (Phản bội đồng minh)
=> Những tội ác của TDP được nêu đầy đủ, cụ thể, điển hình. Giọng văn đanh thép, căm thù với những câu văn ngắn gọn, đồng dạng về cấu trúc, nối tiếp nhau liên tục, từ ngữ, hình ảnh giản dị mà sâu sắc vừa tố cáo tội ác tày trời của TDP, vừa vạch trần thái độ nhục nhã của chúng (quỳ gối, đầu hàng, bỏ chạy)
=> Bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác của Thực dân Pháp.
(Bác như một vị quan toà luận tội, kết tội TDP, đó là lời khai tử dứt khoát đối với những trò bịp bợm của TDP đvới nước ta ngót gần 1 TK)
b. Cuộc CMDTDC của nhân dân ta:
 Lập trường:chính nghĩa và nhân đạo:
- Ý chí: + Trên dưới một lòng chống lại âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, gan góc chống ách nô lệ của Pháp trên 80 năm.
 + Gan góc đứng về phe đồng minh chống PXít.
 + Khoan hồng với kẻ thù khi chúng bị thất thế.
- Kết quả:
+ Bác bỏ luận điệu "bảo hộ "của thực dân Pháp. + Giành độc lập từ tay Nhật. 
+ Làm chủ đất nước, lập nên nền dân chủ cộng hoà. 
=> Lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ Bác đã phơi bày luận điệu xảo trá của bọn Thực dân Pháp Đồng thời thể hiện truyền thống nhân đạo chính nghĩa của dân tộc ta. 
( Nhịp điệu dồn dập, điệp ngữ “sự thật” như chân lí không thể chối cãi).
+ Phủ định dứt khoát, triệt để mọi đặc quyền, đặc lợi của TDP đvới nước VN: thoát li hẳn, xoá bỏ hết, xoá bỏ tất cả => K/định mạnh mẽ quyền độc lập dtộc.
3. Lời tuyên bố độc lập:
-"Nước Việt Nam có quyền "Lời khẳng định đanh thép, ngắn gọn, trang trọng nhưng đầy sức thuyết phục. 
=> Lời tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. 
- Ý nghĩa: 
 + Khao khát ĐLTD
 + Ý chí quyết tâm giữ vững ĐLTD
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết
Mục tiêu: HS hiểu và nắm chắc nội dung kiến thức cơ bản của bài học
PP/KTDH: Làm việc theo cặp, nhóm
Phương tiện dạy học: SGK, giấy A4, A0, máy chiếu, tài liệu tham khảo
Thời gian: 20 phút
Hoạt động của GV
Nội dung kiến thức
? Đánh giá về bản TNĐL?
III. Tổng kết:
"Tuyên ngôn độc lập" là tác phẩm chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, luận điểm, bằng chứng rõ ràng, chính xác - Tầm tư tưởng văn hoá lớn được tổng kết trong một văn bản ngắn gọn, khúc chiết. 
- “TNĐL” k/định quyền tự do, đọc lập của dtộc
- “TNĐL” vừ có gtrị l/sử, vừa có gtrị vhọc.
3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
Mục tiêu: Giúp HS nắm được kiến thức cơ bản đồng thời khắc sâu kiến thức, rèn kĩ năng giải quyết vấn đề đồng thời biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập và cuộc sống
PP/KTDH: Hoạt động nhóm, máy chiếu
Thời gian: 15 phút
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: Tìm tòi, bổ sung kiến thức thông qua những nội dung đã được tìm hiểu trong bài học
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Gv nêu vấn đề, làm việc cá nhân
Thời gian: 1p
- Thấy được đặc sắc trong p/cách chính luận của HCM.
- Tìm đọc những tác phẩm chính luận khác của HCM
- Chuẩn bị: “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nhệ dân tộc”
Ngày tháng năm 2019
TỔ TRƯỞNG
Phạm Thị Oanh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_1_den_9.doc