Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 1 đến 24

Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 1 đến 24

TUẦN: 1

TIẾT: 1-2

BÀI 1

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS

 1. Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt nam giai đoạn từ CMT8-1945 đến 1975.

 2. Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975, đặc biệt từ năm 1986 đến hết TK XX.

B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Diễn dịch+Quy nạp.

C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1. Giáo án.

 2. SGK, SGV, sách tham khảo,

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ.

 2. Giới thiệu bài mới.

 

doc 67 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 1 đến 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 1
TIẾT: 1-2
BÀI 1
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS
 1. Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt nam giai đoạn từ CMT8-1945 đến 1975.
 2. Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975, đặc biệt từ năm 1986 đến hết TK XX.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Diễn dịch+Quy nạp.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1. Giáo án.
	2. SGK, SGV, sách tham khảo,
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ.
 2. Giới thiệu bài mới.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
BÀI HỌC SINH GHI
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS nắm khái quát VHVN từ CMT8-1945 đến 1975.
GV: YC HS chú ý mục 1.
HS: Thực hiện theo yêu cầu.
? Từ năm 1945 đến 1975 VHVN ra đời trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội nào?
HS: Tái hiện, trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, diễn giảng.
? Con người VN được phản ánh trong văn học như thế nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
?VH giai đoạn 1945-1954 thể hiện những nội dung gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
? Ở thể loại truyện ngắn và kí trong giai đoạn này đạt được những thành tựu gì?
HS: Tìm hiểu, trả lời.
? Về thơ trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp đạt được những thành tựu gì?Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu ở giai đoạn này?
HS: Tìm hiểu, trả lời.
? VH giai đoạn này ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào? VH thể hiện điều gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
? Về thể loại văn xuôi trong giai đoạn này phản ánh điều gì? Hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu thuộc thể loại này?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
? Ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết đạt được những thành tựu gì? Hãy cho biết một số tác phẩm tiêu biểu?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
? Ở thể loại thơ ca giai đoạn này phát triển ra sao? Đề tài sáng tác của thơ ca giai đoạn này là gì? Hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
? VH giai đoạn này tập trung viết về đề tài gì? Chủ đề bao trùm của văn học giai đoạn này là gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
?Về mảng thơ ca trong những năm kháng chiến chống Mĩ đạt được những thành tựu gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
? Kịch trong giai đoạn này đạt được những thành tựu gì?
HS: Tìm hiểu, trả lời.
GV giảng thêm: VH giai đoạn 1945 đến 1975 cũng phải nói đến VH vùng địch tạm chiếm...
? Vì sao nói VH giai đoạn này vận đâộng theo hướng CM hóa và gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước? Hãy chứng minh.
HS: Suy nghĩ, chứng minh.
? Vì sao nói nền VH giai đoạn này hướng về đại chúng nhân dân. Hãy chứng minh.
HS: Suy nghĩ, trả lời.
? Em hiểu như thế nào về khái niệm sử thi? Khuynh hướng sử thi của văn học giai đoạn này được thể hiện ntn?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
? Cảm hứng lãng mạn của VH giai đoạn 1945-1975 có tác động như thế nào đối với con người trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, ác liệt nhất?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét khái quát về VHVN từ năm 1945 đến 1975.
? Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu của VHVN từ năm1945 đến hết TK XX ?(Thơ ca, văn xuôi, kịch, lí luận phê bình nghiên cứu văn học)
HS: Tìm hiểu, trả lời.
GV: Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ và ghi vào vỡ.
I/ KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8 NĂM 1945 ĐẾN 1975.
 1/ Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá(SGK)
 * Con người VN được phản ánh trong văn học:
 _ Sống gian khổ nhưng rất lạc quan, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
 _ Có tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, sẳn sàng hi sinh.
 _ Đường ra trận là con đường đẹp nhất.
 2/ Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
a/ Chặng đường từ năm 1945 đến 1954.
 _ Ca ngợi tổ quốc và quần chúng CM, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân.
 _ Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống CM và kháng chiến; hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân.
 _ Thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào cuộc kháng chiến.
 * Những thành tựu: 
 * Truyện ngắn và kí:
- Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng.
- Đôi mắt, Nhật kí ở rừng của Nam Cao.
- Làng của Kim Lân.
- Thư nhà của Hồ Phương.
-Các tác phẩm đạt giải văn nghệ 1954-1955:
 + Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc.
 + Truyện Tây Bắc của Tô Hoài.
 * Thơ:
- Ca ngợi quê hương, đất nước.
- Ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.
- Thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc.
* Tác phẩm tiêu biểu:
- Việt Bắc-Tố Hữu
- Tây Tiến-Quang Dũng
- Bên kia Sông Đuống- Hoàng Cầm
- Nhớ-Hồng Nguyên
- Đất nước-Nguyễn Đình Thi
- Đồng Chí-Chính Hữu
- Nguyên tiêu, Báo tiệp, Đăng sơn, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
 * Kịch: Một số vỡ kịch ra đời phản ánh hiện thực CM và kháng chiến.
 * Lí luận, phê bình văn học: Chưa phát triển nhưng bước đầu đã có ý nghĩa quan trọng.
b/ Chặng đường từ 1955 đến 1964.
- VH phản ánh công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.
- VH ca ngợi cuộc sống mới, con người mới.
 * Văn xuôi:
- Phản ánh hiện thực cuộc sống như sự biến đổi số phận và tính cách của nhân vật trong môi trường mới.
- Phản ánh những hi sinh gian khổ, những tổn thất và những số phận của con người trong chiến tranh.
- Tác phẩm tiêu biểu:
 + Đi bước nữa-Nguyễn Thế Phương
 + Mùa lạc-Nguyễn Khải
 + Sống mãi với thủ đô-Nguyễn Huy Tưởng
 + Cao điểm cuối cùng-Hữu Mai
 + Trước giờ nổ súng-Lê Khâm.
 * Truyện ngắn, tiểu thuyết: Viết về cuộc sống trước CM với cái nhìn và khả năng phân tích mới.
- Tác phẩm tiêu biểu:
 + Vợ nhặt-Kim Lân.
 + Tranh tối tranh sáng-Nguyễn Công Hoan
 + Mười năm-Tô Hoài.
- Nhiều nhà văn đã thâm nhập thực tế, viết nhiều tác phẩm có giá trị.
 + Mùa lạc- Nguyễn Khải.
 + Sông Đà- Nguyễn Tuân.
 + Bốn năm sau-Nguyễn Huy Tưởng.
 * Thơ: Phát triển mạnh mẽ, lấy sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh làm đề tài sáng tác.
- Tác phẩm tiêu biểu:
 + Gió lộng- Tố Hữu
 + Aùnh sáng và phù sa- Chế Lan Viên
 + Bài thơ Hắc Hải- Hoàng Trung Thông
 + Riêng chung- Xuân Diệu
 * Kịch: Ra đời nhiều tac phẩm có giá trị(SGK).
c/ Chặng đường từ năm 1965 đến 1975
- Tập trung khai thác đề tài chống đế quốc Mĩ.
- Chủ đề bao trùm: Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng CM.
 * Văn xuôi:
- Phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc họa hình ảnh con người VN kiên cường bất khuất.
- Có những tác phẩm được viết trong máu lửa của chiến tranh.
- Tác phẩm tiêu biểu:
 + Người mẹ cầm súng- Nguyễn Thi
 + Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành
 + Chiếc lược ngà-Nguyễn Quang Sáng
 + Vùng trời-Hữu Mai
 + Cửa sông và Dấu chân người lính- Nguyễn Minh Châu.
 * Thơ ca:
- Tập trung thể hiện cuộc ra quân hào hùng của dân tộc, khám phá sức mạnh của con người VN trong kháng chiến chống Mĩ.
- Thơ ca mang chất liệu mới mẽ, trẻ trung, đào sâu chất liệu hiện thực, chất suy tưởng, triết luận,
- Tác phẩm tiêu biểu:
 + Ra trận, Máu và hoa- Tố Hữu
 + Những bài thơ đánh giặc- Chế Lan Viên
 + Đầu súng trăng treo- Chính Hữu
 + Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm
 * Kịch: Có những thành tựu đáng ghi nhận(SGK)
3/ Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975.
 a/ Nền VH chủ yếu vận động theo hướng CM hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Lực lượng sáng tác VH chủ yếu là tầng lớp Công-nông binh, họ vừa cầm súng chiến đấu, vừa sáng tác và thưởng thức văn học.Nền VH hướng về nhân dân, mang tính nhân dân sâu sắc.
- Một nền văn học phục vụ sự nghiệp CM, cổ vũ cuộc kháng chiến.
- Một nền VH đã ca ngợi sự đổi mới của đất nước, ca ngợi con người mới- con người lao động,
b/ Nền VH hướng về đại chúng:
- Nhân dân là đối tượng phản ánh , phục vụ và là đối tượng thưởng thức tác phẩm văn chương.
- Văn học hướng tới đời sống nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh của họ trong xã hội cũ, đồng thời nói lên niềm vui, niềm tự hào của họ trong cuộc đời mới.
- Ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, trong sáng, dễ hiểu đối với nhân dân.
c/ Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
 * Khuynh hướng sử thi:
- Văn học tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với tổ quốc, những sự kiện mang ý nghĩa lịch sử.
- Xây dựng được nhân vật mang cốt cách của cả cộng đồng.
- Ngôn ngữ phải trang nghiêm giàu tính ước lệ.
 * Cảm hứng lãng mạn:
- Dù có khó khăn, hi sinh gian khổ nhưng lòng vẫn phơi phới niềm tin, hướng về tương lai.
- Cảm hứng lãng mạn giúp con người vượt lên trên mọi thử thách, hướng đến ngày vinh quang.
II/ VÀI NÉT KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX.
 1/ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa.(SGK)
 2/ Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu:
 * Thơ ca:
- Từ sau 1945 thơ ca không còn hấp dẫn, lôi cuốn như giai đoạn trước, nhưng cũng có nhiều tác phẩm tạo sự chú ý cho người đọc.
- Tác phẩm tiêu biểu:
 + Di cảo thơ(3tập)- Chế Lan Viên.
 + Những người đi tới biển- Thanh Thảo.
 + Tự hát- Xuân Quỳnh.
 + Aùnh trăng- Nguyễn Duy.
 * Văn xuôi:
- Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca, nhạy cảm với những vấn đề của đời sống, muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực cuộc sống.
- Tác phẩm tiêu biểu:
 + Đứng trước biển, Cù lao tràm- Nguyễn Mạnh Tuấn.
 + Gặp gỡ cuối năm- Nguyễn Khải.
 + Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng.
 + Thời xa vắng- Lê Lựu.
 + Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành- Nguyễn Minh Châu.
 * Kịch: 
- Kịch nói sau 1975 phát triển khá mạnh mẽ, gây nhiều tiếng vang.
- Tác phẩm tiêu biểu:
 + Hồn Trương Ba da hàng thịt- Lưu Quang vũ.
 + Mùa hè ở biển- Xuân Trình.
 * Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học:
- Họ có ý thức tự giác hơn trong việc đổi mới phương pháp tiếp cận đối tượng.
- Giá trị nhân văn, ý nghĩa nhân bản và chức năng thẩm mĩ của văn học được chú ý.
III/ KẾT LUẬN: (SGK)
* GHI NHỚ: (SGK/19)
* Củng cố: 
 1/ VHVN từ 1945 đến 1975 phát triển qua mấy chặng? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng?
 2/ Hãy nhắc lại những đặc điểm cơ bản của VH ... niệm luật thơ ( SGK).
* Các thể thơ Việt Nam Có thể chia thành 3 nhóm:
a/ Các thể thơ dân tộc gồm: Lục bát, song thất lục bát và hát nói.
b/ Các thể thơ Đường luật gồm: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt vàbát cú).
c/ Các thể thơ hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ-văn xuôi
2/ Vai của “tiếng” trong thơ
_ Là căn cứ đđể xác lập thể thơ.
_ Là căn cứ đđể ngắt nhịp trong thơ.
_ Là đơn vị cấu tạo ý nghĩa và nhạc điệu bài thơ.
_ Tiếng gồm 3 phần: phụ âm đầu, vần và thanh điệu.
THANH ĐIỆU (5)
Phụ âm đầu (1)
Vần 
Aâm đệm (2)
Aâm chính (3)
Aâm cuối (4)
VD: Trong đầm gì đẹp bằng sen
 Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
* Thanh của “tiếng” là căn cứ đđể xác đđịnh luật bằng (B) trắc (T) -> tạo nhạc điệu thơ.
* Vần của “tiếng” là căn cứ đđể hiệp vần thơ: vị trí hiệp vần là yếu tố quan trọng xác đđịnh luật thơ.
==> Số “tiếng” về các đặc điểm của “tiếng” về cách hiệp vần, phép hài thanh ngắt nhịp...là các nhân tố cấu thành luật thơ.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu tìm hiểu một số thể thơ truyền thống.
GV: Yêu cầu HS đọc 4 câu thơ trang 102.
HS: Thực hiện.
? Em hãy cho biết những đặc điểm của thể thơ lục bát về các mặt: Số tiếng, vần, nhịp, hài thanh ?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS đọc 4 câu thơ trang 103.
HS: Thực hiện.
? Em hãy cho biết những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát về các mặt: Số tiếng, vần, nhịp, hài thanh ?
HS: Trả lời.
? Thể thơ ngũ ngôn Đường luật gồm mấy thể chính ? Cho biết bố cục phổ biến của thể ngũ ngôn bát cú ? cho biết những đặc điểm của thể thơ ngũ ngôn Đường luật về các mặt: Số tiếng, vần, nhịp, hài thanh ?
HS: Trả lời.
? Các thể thơ thất ngôn Đường luật gồm mấy thể chính?Em hãy cho biết những đặc điểm của thể thơ thất ngôn Đường luật về các mặt: Số tiếng, vần, nhịp, hài thanh ?
HS:Suy nghĩ, trả lời.
II/ MỘT SỐ THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG:
1. Thể lục bát.
2. Thể song thất lục bát.
3. Thể ngũ ngôn Đường luật.
4. Các thể thất ngôn Đường luật.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số thể thơ hiện đđại.
GV: Yêu cầu HS chú ý mục III.
HS: Thực hiện theo yêu cầu.
? Thơ Việt Nam hiện đại có các thể nào? Hãy đọc một bài thơ hiện đại mà em thích?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ
HS: Thực hiện.
III/ CÁC THỂ THƠ HIỆN ĐẠI:
- Thơ 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi.
==> Vừa có sự tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống vừa có sự cách tân.
* GHI NHỚ: (SGK/107)
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập.
IV/ LUYỆN TẬP:
* Củng cố: 
 1/ Em hãy cho biết những đặc điểm của thể thơ lục bát về các mặt: Số tiếng, vần, nhịp, hài thanh ?
 2/ Các thể thơ thất ngôn Đường luật gồm mấy thể chính?Em hãy cho biết những đặc điểm của thể thơ thất ngôn Đường luật về các mặt: Số tiếng, vần, nhịp, hài thanh ?
* Dặn dò: 
 _ Về nhà học thuộc các đặc điểm của thể thơ truyền thống và hiện đại.
 _ Chuẩn bị bài mới: Trả bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội.
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN:8
TIẾT: 24
BÀI 19
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. MỤC TIÊU TIẾT TRẢ BÀI: Giúp HS.
	1. Oân tập, củng cố kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về một hiện tượng đời sống nói riêng.
	2. Tích hợp với kiến thức văn học đã học và tích hợp với vốn sống thực tế.
	3. Nhận thức rõ ưu điểm, hạn chế về kiến thức và kĩ năng trong bài viết, từ đó rút kinh nghiệm cho các bài viết sau.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Diễn dịch + Phát vấn, gợi mở vấn đề,
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1. Giáo án.
	2. SGK, SGV, sách tham khảo, bài làm của học sinh,...
D. TIẾN TRÌNHDẠY HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ.
	2. Giới thiệu bài mới.
T
G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: Nhắc lại bước tìm hiểu đề.
GV: Yêu cầu HS đọc lại đề.
HS: Thực hiện theo yêu cầu.
Giả định HS chọn đề 2 trong SGK.
Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị xã, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
 Anh(chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
? Em hãy nhắc lại đây là kiểu đề nghị luận về điều gì? Yêu cầu đặt ra đối với đề này là gì? Ta cần sử dụng các thao tác lập luận nào?
HS: Trả lời theo trình tự câu hỏi.
I/ TÌM HIỂU ĐỀ:
1/ Kiểu đề: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
2/ Yêu Cầu kiến thức:
_ Bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng các cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang về nuôi dạy các em nên người.
_ Dùng các câu ca dao, tục ngữ, dẫn chứng thực tế để khẳng định đây là một việc làm đúng đắn, giàu lòng nhân ái.
_ Phê phán hành vi ngược đãi trẻ em hoặc thái độ thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm đối với trẻ em.
3/ Các thao tác lập luận cần sử dụng: Phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, bác bỏ.
HOẠT ĐỘNG 2: Hương dẫn HS thực hiện lập dàn ý.
GV: Yêu cầu HS lập lại dàn ý.
HS: Thực hiện.
II/ LẬP DÀN Ý:
1/ Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng trên dẫn dắt nhận định vào bài viết.
2/ Thân bài:
_ Ý 1: Thu nhận trẻ em lang thang, cơ nhỡ vào những mái ấm tình thương để nuôi dạy và giúp đỡ các em nên người là một việc làm cao đẹp của những tấm lòng nhân ái (dẫn chứng)
_ Ý 2: Công việc này không hề đơn giản, nó đòi hỏi tính kiên nhẫn, lòngvị tha và đức hi sinh của người thực hiện (dẫn chứng).
_ Ý 3: Mỗi đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ có hoàn cảnh riêng rất éo le, nưng chúng giống nhau ở nỗi bất hạnh và tâm trạng mặc cảm, vì vậy việc thu nhận và nuôi dạy những đứa trẻ này có thể xem là một cuộc tái sinh nhọc nhằn và kì diệu (dẫn chứng).
_ Ý 4: Dùng các câu ca dao, tục ngữ, dẫn chứng thực tế để khẳng định đây là một việc làm đúng đắn, giàu lòng nhân ái, thể hiện tư tưởng đạo lí “Thương người như thể thương thân”,
3/ Kết bài: 
_ Đúc kết, khái quát lại hiện tượng trên.
_ Khẳng định việc làm trên là đúng đắn phù hợp với đạo lí làm người.
_ Nêu cảm nghĩ và liên hệ thực tế.
HOẠT ĐỘNG 3: Trả bài. 
III/ TRẢ BÀI:
1/ Nêu nhận xét, đánh giá chung về kết quả bài làm của học sinh.
2/ Nêu ưu điểm:
3/ Nêu mặc hạn chế:
4/ Đọc bài đạt điểm cao nhất.
5/ Học sinh lắng nghe, trao đổi, rút kinh nghiệm cho bản thân.
* Củng cố: 
	 Khi gặp những dạng đề bàn luận về một hiện tượng đời sống ta cần sử dụng các thao tác lập luận nào?
* Dặn dò:
	_ Về nhà xem lại nội dung của bài viết, chỉnh sửa, bổ sung cho hoàn chỉnh.
	_ Chuẩn bị bài mới: Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu.
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 12(1).doc