1. Về kiến thức:
- Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975.
- Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
2. Về kĩ năng:
- Kỹ năng nhìn nhận: nhận diện lịch sử văn học cách mạng Việt Nam.
- Kỹ năng đánh giá vấn đề: nhận xét, so sánh những đặc điểm của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 so với các giai đoạn khác.
- Kỹ năng trình bày vấn đề: trình bày kiến thức về một giai đoạn văn học.
Ngày soạn: Ngày dạy 12A3 12A4 12A5 Tiết 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975. - Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX 2. Về kĩ năng: - Kỹ năng nhìn nhận: nhận diện lịch sử văn học cách mạng Việt Nam. - Kỹ năng đánh giá vấn đề: nhận xét, so sánh những đặc điểm của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 so với các giai đoạn khác. - Kỹ năng trình bày vấn đề: trình bày kiến thức về một giai đoạn văn học. 3. Về thái độ: Có quan điểm lịch sử, quan điểm toàn diện khi đánh giá văn học thời kì này; không khẳng định một chiều mà cũng không phủ nhận một cách cực đoan; Biết trân trọng giá trị của nền văn học cách mạng. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn học giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX - Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản. - Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV: - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 12 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 12; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit. - Tư liệu tham khảo: Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX (NXB Giáo dục). 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 12 (tập 1), soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần tìm hiểu kiến thức mới) Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Nhớ một số nội dung cơ bản đã học, tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp: trực quan, trình bày 1 phút * Hình thức tổ chức hoạt động: Nhìn hình ảnh đoán sự kiện - GV trình chiếu một số hình ảnh: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, Chiến thắng Điện Biên Phủ, Miền Bắc trong công cuộc xây dựng XHCN, Chiến thắng miền Nam.... HS trả lời, GV chuẩn xác, giới thiệu bài mới b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975. + Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX - Phương pháp: Sử dụng nhóm phương pháp đọc sáng tạo, nêu vấn đề, chơi trò chơi, Thảo luận nhóm với kỹ thuật Trình bày một phút. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn tìm hiểu vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá. - Trình bày những nét cơ bản về hoàn cảnh lịch sử của xã hội VN từ 1945 – 1975? HS làm việc cá nhân GV: Nền vh gắn liền với sự nghiệp giải phóng dt: nhiệm vụ ctrị lớn lao và cao cả, gợi ko khí sôi động của xh “Xẻ dọc TS đi ..... tương lai” - TH I. Văn học VN từ CMT8 năm 1945 đến năm 1975 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá. - Nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ. - Đất nước trải qua nhiều sự kiện lớn: + Xây dựng cuộc sống mới + Chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ - Hình thành những tư tưởng tình cảm rất riêng. - Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển 2. Hướng dẫn tìm hiểu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu. Hoạt động nhóm Hs thảo luận trong 5 phút và trình bày theo nhóm về 3 chặng đường phát triển của VHVN (1945- 1975) - Nhóm 1: tìm hiểu chặng đường phát triển và những thành tựu từ năm 1945 đến 1954 qua 4 ý sau: + Chủ đề chính ? + Nêu những thành tựu của truyện ngắn và kí, kể tên các tác phẩm; tỏc giả tiêu biểu? + Nêu những thành tựu của thơ ca, kể tên các tác phẩm tác giả tiêu biểu? + Nêu những thành tựu của kịch và lí luận phê binh, kể tên các tác phẩm tác giả tiêu biểu? Nhóm 2: tìm hiểu chặng đường phát triển và những thành tựu từ năm 1955 đến 1964 qua 4 ý sau: +Chủ đề chính : + Nêu những thành tựu của văn xuôi, kể tên các tác phẩm, tg tiêu biểu? +Nêu những thành tựu của thơ ca, kể tên các tác phẩm,tg tiêu biểu? + Nêu những thành tựu của kịch, kể tên các tác phẩm,tg tiêu biểu? Nhóm 3: tìm hiểu chặng đường phát triển và những thành tựu từ năm 1965 đến 1975 qua 4 ý sau: +Chủ đề chính ? +Nêu những thành tựu của truyện ngắn và kí, kể tên các tác phẩm tiêu biểu? + Nêu những thành tựu của thơ ca, kể tên các tác phẩm tiêu biểu? + Nêu những thành tựu của kịch, kể tên các tác phẩm tiêu biểu? 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu. a.Chặng đường từ năm 1945 đến 1954 - Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân , cổ vũ phong trào Nam Tiến. - Cuối 1946 vh tập trung pá cuộc kc chống td Pháp. Vh gắn bó sâu sắc với đs cm và kháng chiến, tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nd, thể hiện niềm tự hào dt và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kc - Những tác phẩm tiêu biểu: sgk b. Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964 * Nội dung cơ bản: - Tập trung ca ngợi hả người lđ - Ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xd CNXH với cảm hứng lãng mạn. - Tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, ý chí thống nhất đất nước. * Những thể loại tiêu biểu: - Văn xuôi mở rộng đề tài: + Viết về sự đổi đời của con người, miêu tả sự biến đổi số phận và tính cách nv trong môi trường xh mới. + Khai thác đề tài kc chống Pháp, hiện thực cuộc sống trước cm t8. - Thơ ca pt mạnh mẽ: Nguồn cảm hứng lớn: sự hồi sinh của đất nước, công cuộc xd XHCN, sự hoà hợp giữa cái riêng và cái chung, nỗi đau chia cắt hai miền Nam – Bắc c. Chặng đường từ 1965 đến 1975 - Đề cao tinh thần yêu nước và ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cm. - Văn xuôi: tập trung pá cuộc sống cđ và lđ, khắc hoạ thành công hả con người VN anh dũng, kiên cường, bất khuất. + Từ tiền tuyến lớn nhiều tp đã pá nhanh nhạy và kịp thời cuộc cđ của quân dân miền Nam anh dũng. + ở miền Bắc truyện và kí pt mạnh - Thơ đạt nhiều thành tựu xuất sắc: khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực, tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. - Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. * Văn học vùng địch tạm chiếm: sgk 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam - Văn học VN trong 30 năm chiến tranh có những đặc điểm cơ bản nào? - Hai đề tài chính mà văn học tập trung thể hiện là gì? GV minh họa thêm: + Tình cảm đẹp nhất là tình yêu tổ quốc: “Ôi! Tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng Ôi! Tổ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi dòng sông” + Con người đẹp nhất, yêu thương nhất là anh bộ đội: Người em yêu thương là chú bộ đội - Trần Đăng Khoa; Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Hoan hô anh giải phóng quân, Kính chào anh con người đẹp nhất (Tố Hữu). + Đề tài tình yêu rất hạn chế. Nếu có nói phải gắn liền với chiến đấu: “Em! Anh ôm chặt em và cả khẩu súng trường trên vai em” - Nguyễn Đình Thi 3. Những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975. a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. - Biểu hiện: Nền văn học được kiến tạo theo mô hình “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận”, nhà văn là người chiến sĩ. *Tập trung vào hai đề tài chính: Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội. - Đề tài Tổ quốc: + Thể hiện và giải quyết mâu thuẫn xung đột ta >< địch, trên cơ sở đặt lợi ích Tổ quốc, dân tộc lên hàng đầu. + Nhân vật trung tâm: người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang, dân quân, du kích, thanh niên xung phong - Đề tài Chủ nghĩa xã hội: Hình ảnh những con người mới, quan hệ mới giữa những người lao động, sự hoà hợp giữa cái riêng và cái chung, cá nhân và tập thể. => hai đề tài này bao quát toàn bộ nền vh VN từ 45-> 75 làm nên diện mạo của nền vh gđ này. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 3 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Nắm được một số vấn đề cơ bản giai đoạn văn học - Phương pháp: Nêu vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm theo bàn Những thành tựu và hạn chế của VHVN từ 1945 đến 1975? - Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó, thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong lao động và chiến đấu. - Tiếp nối và phát huy những tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng. - Đạt được những thành tựu lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là xuất hiện những tác phẩm mang tầm vóc thời đại. - Hạn chế: giản đơn, phiến diện, công thức d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 4 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: - Vẽ sơ đồ tư duy hoặc sơ đồ grap bài học Hoàn thiện bảng hệ thống kiến thức sau: Thành tựu / Chặng đường 1945 - 1954 1955 - 1964 1965 - 197 Hoàn cảnh lịch sử Những nội dung lớn Tác giả, tác phẩm tiêu biêu Truyện, kí Thơ Kịch Lí luận phê bình 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Hoàn thành bài thu hoạch theo yêu cầu - Soạn bài tiếp tiết 2: + Những đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975. + Vài nét khái quát về văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX. Tiết 2: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX (tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975. - Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX 2. Về kĩ năng: - Kỹ năng nhìn nhận: nhận diện lịch sử văn học cách mạng Việt Nam. - Kỹ năng đánh giá vấn đề: nhận xét, so sánh những đặc điểm của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 so với các giai đoạn khác. - Kỹ năng trình bày vấn đề: trình bày kiến thức về một giai đoạn văn học. 3. Về thái độ: Có quan điểm lịch sử, quan điểm toàn diện khi đánh giá văn học thời kì này; không khẳng định một chiều mà cũng không phủ nhận một cách cực đoan; Biết trân trọng giá trị của nền văn học cách mạng. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn học giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX - Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản. - Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV: - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 12 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 12; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit. - Tư liệu tham khảo: Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết th ... đặc sắc ngôn ngữ có tính tạo hình. - Phương pháp: Sử dụng nhóm phương pháp đọc sáng tạo, nêu vấn đề, Thảo luận nhóm với kỹ thuật Trình bày một phút. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn tìm hiểu những kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng - Bốn câu thơ đã miêu tả một khung cảnh không gian như thế nào? GV : Là hội hè nên đêm liên hoan thật nhiều ánh sáng: ánh sáng bừng tỏa của ngọn đuốc hoa, ánh sáng từ xiêm áo lộng lẫy của các vũ công. Hòa lẫn là tiếng khèn rộn ràng, tình tứ. - Nhân vật trung tâm trong đêm liên hoan văn nghệ này là ai? Họ xuất hiện như thế nào? - Hai chữ “Kìa em” diễn tả cảm giác gì của các chiến sĩ Tây Tiến? Họ đã hòa nhập ra sao vào thế giới phương xa xứ lạ nơi đây? -Trong cái nhìn hào hoa lãng mạn của người lính Tây Tiến, ánh đuốc chiếu sáng buổi liên hoan văn nghệ nơi doanh trại trở thành ngọn đuốc hoa tân hôn ngọt ngào. - Người lính Tây Tiến nhập cuộc, hòa mình say sưa theo âm điệu dìu dặt, đưa hồn về những chân trời mới, xây hồn thơ với bao mộng ước ngọt ngào: Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ. - Bức tranh Châu Mộc chiều sương được miêu tả như thế nào? - Hình ảnh con người hiện lên như thế nào trên dòng sông ấy? - Bức tranh thiên nhiên ở đây có những nét gì khác với bức tranh cảnh thiên nhiên miêu tả cảnh đèo dốc? GV: Đọc đoạn thơ này, ta như lạc vào thế giới của cái đẹp, thế giới của cõi mơ, của âm nhạc. Bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên từ tâm hồn ngây ngất, mê say của những người lính Tây Tiến. Hơn ở đâu hết, trong đoạn thơ này, chất thơ và chất nhạc hoà quyện với nhau đến mức khó tách biệt. Với ý nghĩa đó, Xuân Diệu có lí khi cho rằng đọc bài thơ Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm nhạc trong miệng. 2. Đoạn 2: Những kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. a. Kỉ niệm tình quân dân: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” - Không gian: ánh sáng lung linh của lửa đuốc, âm thanh réo rắt của tiếng đàn, cảnh vật và con người như ngả nghiêng, bốc men say, ngất ngây, rạo rực à huyền ảo, rực rở, tưng bừng, sôi nổi - Nhân vật trung tâm: em với áo xiêm lộng lẫy (xiêm áo tự bao giờ), vừa e thẹn vừa tính tứ (e ấp), vừa duyên dáng trong điệu vũ xứ lạ (man điệu) à làm say đắm lòng người chiến sĩ xa nhà - Hai chữ kìa em: cái nhìn vừa ngạc nhiên vừa mê say, ngây ngất của các chàng trai Tây Tiến => Vẻ đẹp lung linh, hoang dại, trữ tình đến mê hoặc b. Cảnh sông nước miền Tây: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy, Có thấy hồn lau nẻo bến bờ. Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” - Không gian: Dòng sông trong một buổi chiều giăng mắc một màu sương; sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử à mênh mông, nhoè mờ, ảo mông - Con người: + dáng người trên độc mộc: dáng hình mềm mại, uyển chuyển của những cô gái Thái trên những chiếc thuyền độc mộc + Vẻ đẹp của con người hoà hợp với vẻ đẹp của thiên nhiên: những bông hoa rừng cũng “đong đưa”, làm duyên trên dòng nước lũ. à Những nét vẻ mềm mại, duyên dáng khác hẳn với những nét khoẻ khoắc, gân guốc khi đặc tả cảnh dốc đèo. => Ngôn ngữ tạo hình, giàu tính nhạc, chất thơ và chất nhạc hoà quyện: thể hiện vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên và con người. 2. Hướng dẫn tìm hiểu chân dung người lính Tây Tiến Nêu vấn đề cho HS thảo luận : ( Câu hỏi 4 SGK ). * Nhóm 1, 3: Bốn câu đầu -Hình ảnh đối lập quân xanh màu lá dữ oai hùm cho người đọc thấy phẩm chất gì của người lính Tây Tiến? - Hai câu thơ Mắt trừng ...kiều thơm cần được hiểu như thế nào?Vì sao có thời người ta phê phán ý thơ này, cho là buồn rớt, mộng rớt hoặc cường điêu thiếu tự nhiên? - Gọi đại diện 2 nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi góp ý nhận xét - Hs thảo luận nhóm, ghi lại kết quả vào phiếu học tập, đại diện trả lời. * Nhóm 2,4: HS theo dõi đoạn thơ; “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ... Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” -Hình ảnh những nấm mồ lính nằm rải rác nơi biên cương gợi cho em suy nghĩ gì? -Hai câu thơ:Áo bào độc hành mang lại ấn tượng gì cho người đọc?Hình ảnh dòng sông Mã ở đây có gì khác với hình ảnh dòng sông Mã ở câu đầu bài thơ? 3. Chân dung người lính Tây Tiến: a/ 4 câu đầu: - Bên ngoài: có vẻ kì dị, lạ thường: không mọc tóc, da xanh màu lá ® chiến trường khắc nghiệt vì thiếu thốn, vì bệnh sốt rét đang hoành hành.=>GIAN KHỔ. - Bên trong: dữ oai hùm, mắt trừng ®thậm xưng thể hiện sự dũng mãnh. Bề ngoài thì lạ thường nhưng bên trong không hề yếu đuối, vẫn oai phong lẫm liệt ở tư thế “ dữ oai hùm”=>Ý CHÍ. - Người lính Tây Tiến là những chàng trai lãng mạn, hào hoa với trái tim rạo rực, khao khát yêu đương: gởi mộng, mắt trừng=>LÃNG MẠN. * Càng gian khổ=> càng căm thù=> tạo thành ý chí + nhờ tâm hồn lãng mạn giúp người lính vẫn sống, vẫn tồn tại trong đạn bom khắc nghiệt. b/ 4 câu sau: - “ Chiến trường....đời xanh”: thái độ dứt khoát ra đi với tất cả ý thức trách nhiệm, không tính toán. Sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước - “ mồ viễn xứ”, “ áo bào thay chiếu”: từ Hán Việt: nấm mồ của người chiến sĩ trở thành mộ chí tôn nghiêm. "áo bào": cái chết sang trọng. - Cái bi nâng lên thành hùng tráng bởi lí tưởng của người nằm xuống. Cái chết bi hùng, có bi nhưng không luỵ. - Sông Mã: gợi điển tích Kinh Kha®khí khái của người lính. Cái chết đậm chất sử thi bi hùng bởi tiếng gầm của sông Mã. * Cả đoạn thơ là cảm hứng bi tráng về cuộc đời chiến đấu gian khổ, tư tưởng lạc quan và sự hi sinh gian khổ, anh dũng của người lính. 4. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lời thề gắn bó với Tây Tiến và đồng đội - Cảm xúc của tác giả bộ lộ như thế nào qua bốn câu thơ cuối ? GV: “Không hẹn ước” Sự chia tay mãi mãi kẻ ở người đi ® Gợi cảm xúc buồn. - Tình cảm của tác giả như thế nào? + GV: “Ai lênvề xuôi”: Kỷ niệm không thể nào quên. => Khẳng định tinh thần “nhất khứ bất phục hoàn”, tinh thần gắn bó máu thịt với những ngày, những nơi mà họ đã đi qua. 4. Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc: “Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” - Cách nói khẳng định: “Tây Tiến người đi không hẹn ước” à tô đậm cái không khí chung của một thời Tây Tiến với lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày về, một đi không trở lại (nhất khứ bất phục hoàn) - Đường lên Tây Tiến: thăm thẳm, chia phôi: nỗi xót xa khi đã xa đồng đội, khi nghĩ đến đường lên Tây Tiến xa xôi, vời vợi. - Lời thề cùng Tây Tiến: + Mùa xuân ấy: thời điểm lịch sử không bao giờ trở lại à mốc thương nhớ vĩnh viễn trong trái tim những người lính Tây Tiến một thời + Cách nói đối lập: Sầm Nứa >< về xuôi (tâm hồn) (thể xác) à Sự gắn bó sâu nặng với đoàn quân Tây Tiến: dù đã rời xa nhưng tâm hồn, tình cảm vẫn đi cùng đồng đội, vẫn gắn bó máu thịt với những ngày, những nơi đã đi qua => Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm buồn nhưng tinh thần chẳng về xuôi làm toát lên vẻ hào hùng của cả đoạn thơ. 4. Hướng dẫn HS tổng kết - Đánh giá giá trị của tác phẩm về nội dung, nghệ thuật của bài thơ? IV. Tổng kết: - Bài thơ xây dựng tượng đài đẹp đẽ vả độc đáo về người lính TT trong thời kì kháng chiến: anh dũng, kiên cường và hào hoa, lãng mạn. - Bài thơ được viết với cảm hứng lãng mạn và bi tráng, thể hiện tài năng và tâm hồn tinh tế của QD - người nghệ sĩ, chiến sĩ TT. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 3 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Nắm được một số vấn đề cơ bản - Phương pháp: Nêu vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động: GV chia lớp thành 4 đội, phổ biến luật chơi Luật chơi: + 7 ô chữ hàng ngang + 1 ô chữ hàng dọc + Sau khi nghe câu hỏi gợi ý, đội nào có tín hiệu nhanh được quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Từ ô hàng ngang thứ 3 đội nào có tín hiệu sẽ có quyền trả lời ô hàng dọc, nếu trả lời đúng được 40 điểm, trả lời sai mất quyền được chơi tiếp. B2: Các nhóm thảo luận thống nhất đáp án. B3: Nhóm có đáp án nhanh nhất cử đại diện trình bày. B4: GV nhận xét chốt đúng/ sai, cho điểm hoặc gọi nhóm khác. * Gợi ý về ô chữ hàng dọc: (có 7 chữ cái) Từ diễn tả Vẻ đẹp nổi bật của hình tượng người lính Tây Tiến cũng như cảm hứng sáng tác của Quang Dũng trong bài thơ. * Gợi ý về ô chữ hàng ngang: – Ô chữ số 1 (có 6 chữ cái): Tên địa bàn in dấu những chặng đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến – Ô chữ số 2: (có 5 chữ cái) Nét riêng của thiên nhiên nơi người lính TT hành quân, được thể hiện qua những câu thơ: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống – Ô chữ số 3: (có 6 chữ cái) Vẻ đẹp độc đáo của người lính TT được thể hiện qua những câu thơ: Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm – Ô chữ số 4: (có 7 chữ cái)Những câu thơ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa Thể hiện nét đẹp nào nữa của thiên nhiên nơi đơn vị TT hành quân qua. – Ô chữ số 5: (có 8 chữ cái) Địa danh xuất hiện trong câu thơ ..hoa về trong đêm hơi – Ô chữ số 6: (có 6 chữ cái): Hai câu thơ: Anh bạn dãi dầu không bước nữa Rải rác biên cương mồ viễn xứ Nói lên hiện thực gì? – Ô chữ số 7: (7 chữ cái) Vẻ đẹp tinh thần của người lính thể hiện qua câu thơ: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh BI TRÁNG Ô chữ hàng ngang: – ô số 1: TÂY BẮC – ô số 2: DỮ DỘI – ô số 3: LÃNG TỬ – ô số 4: TRỮ TÌNH – ô số 5: MƯỜNG LÁT – ô số 6: HY SINH – ô số 7: DŨNG CẢM T Â Y B Ắ C D Ữ D Ộ I L Ã N G T Ử T R Ữ T Ì N H M Ư Ờ N G L Á T H Y S I N H d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 4 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: HS lựa chọn một trong số các vấn đề sau: - So sánh nét giống và khác nhau giữa hình tượng người lính Tây Tiến với hình tượng người lính trong một số bài thơ khác cùng viết về đề tài người lính chống Pháp như: ( Nhớ – Hồng Nguyên; Đồng chí – Chính Hữu) - Cảm nhận về hình tượng người lính thủ đô sau khi đọc bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng; Nhật kí Đặng Thùy Trâm; Nhật kí “Mãi mãi tuổi hai mươi” – Nguyễn Văn Thạc - Có ý kiến cho rằng: Hiện nay, Rất nhiều học sinh giỏi đăng kí vào các trường quân đội chứng tỏ phẩm chất của người lính VN đang được kế thừa phát huy Anh/chị có đồng ý với ý kiến trên không?Vì sao? - Từ hình tượng người lính Tây Tiến, anh/chị có suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học bài: + Vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến : Hào hùng , hào hoa. + Cảm hứng lãng mạn và chất bi tráng của bài thơ. - Chuẩn bị bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học + Đọc kỹ các văn bản SGK trang 91, 92. + Trả lời các câu hỏi gợi ý thảo luận SGK. + Lập dàn bài cho đề văn SGK 93. :
Tài liệu đính kèm: