Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 1 đến 11

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 1 đến 11

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

I. Tên bài học : KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

- Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa.

- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC

I. Kiến thức :

a/ Nhận biết:Nêu được hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa của giai đoạn VH-Nêu được chủ đề, những thành tựu của các thể loại qua các chặng đường phát triển.

b/ Thông hiểu:Ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa đến sự phát triển của văn học.Những đóng góp nổi bật của giai đoạn văn học 45-75,75 đến hết XX. Lý giải nguyên nhân của những hạn chế

c/Vận dụng thấp:Lấy được những dẫn chứng để chứng minh.

d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội ra để lí giải nội dung,nghệ thuật của tác phẩm văn học.

II. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài đọc hiểu về văn học sử

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về văn học sử

III.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn học sử

c/Hình thành nhân cách: có tinh thần yêu nước, yêu văn hoá dân tộc

IV. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến giai đoạn văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

 - Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giai đoạn văn học.

 - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học của giai đoạn này

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX so với các giai đoạn khác.

 - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

 

doc 69 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1021Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 1 đến 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Ngày soạn 
Tiết 1-2
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
I. Tên bài học : KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Phương tiện, thiết bị: 
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa...
- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
C. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. Kiến thức :
a/ Nhận biết:Nêu được hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa của giai đoạn VH-Nêu được chủ đề, những thành tựu của các thể loại qua các chặng đường phát triển.
b/ Thông hiểu:Ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa đến sự phát triển của văn học.Những đóng góp nổi bật của giai đoạn văn học 45-75,75 đến hết XX. Lý giải nguyên nhân của những hạn chế
c/Vận dụng thấp:Lấy được những dẫn chứng để chứng minh.
d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội ra để lí giải nội dung,nghệ thuật của tác phẩm văn học.
II. Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về văn học sử
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về văn học sử
III.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn học sử
c/Hình thành nhân cách: có tinh thần yêu nước, yêu văn hoá dân tộc
IV. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến giai đoạn văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX..
	- Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.
	- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giai đoạn văn học.
	- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học của giai đoạn này	
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX so với các giai đoạn khác.
	- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
& 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn học văn học hiện đại Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX bằng câu hỏi trắc nghiệm sau:
Ai là tác giả của bài thơ Đồng chí:
a/ Xuân Diệu
b/ Tố Hữu
c/ Chính Hữu
d/ Phạm Tiến Duật
2/ Nguyễn Duy là tác giả của bài thơ nào sau đây:
a/ Mùa xuân nho nhỏ
b/ Ánh trăng
c/ Đoàn thuyền đánh cá
d/ Viếng Lăng Bác
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: trong chương trình Ngữ văn 9, các em đã học một số nhà thơ, nhà văn tiêu biểu trong văn học Việt Nam qua các thời kì kháng chiến chống Pháp ( như Chính Hữu), chống Mĩ và sau 1975 ( như bài Ánh trăng của Nguyễn Duy). Như vậy, văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX có gì nổi bật?
HS suy nghĩ và trả lời chính xác câu hỏi:
 trả lời: 1d;2b 
& 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945- 1975 (40 phút). 
- B1: Cho HS tìm hiểu (qua trao đổi nhóm, hoặc cá nhân: HS thảo luận theo nhóm, chia thành 4 nhóm :( 5-7 phút) 
Nhóm 1: VHVN 1945 – 1975 tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?Văn học giai đoạn 1945 đến 1975 phát triển qua mấy chặng?Nêu chủ đề và thành tựu chủ yếu của từng chặng?
Nhóm 2: Từ HCLS đó, VH có những đặc điểm nào?Nêu và giải thích, chứng minh những đặc điểm thứ nhất và thứ hai của văn học giai đoạn này?
Nhóm 3: Thế nào là khuynh hướng sử thi? Điều này thể hiện như thế nào trong VH?
 Nhóm 4: VH mang cảm hứng lãng mạn là VH như thế nào? Hãy giải thích phân tích đặc điểm này của VH 45-75 trên cơ sở hoàn cảnh XH?
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
- B3: HS báo cáo sản phẩm
- B4: GV cho các nhóm khác nhận xét sau đó bổ sung và chốt lại kiến thức
- GV nói them về văn học vùng bị tạm chiếm
GV: nêu ví dụ:
“Người con gái Việt Nam – trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho tổ quốc, loài người!”
(Người con gái Việt Nam - Tố Hữu). 
Hay: Người mẹ cầm súng – chị Út Tịch ở xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, người mẹ của sáu đứa con, nổi tiếng với câu nói Còn cái lai quần cũng đánh; Đất quê ta mênh mông – Lòng mẹ rộng vô cùng
GV: Nói thêm:
Họ ra trận, đi vào mưa bom bão đạn mà vui như trẩy hội:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
(Tố Hữu). 
“Những buổi vui sao cả nước lên đường
Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục”
(Chính Hữu). 
“Đường ra trận mùa này đẹp lắm,
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”
(Phạm Tiến Duật). 
I/ Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945- 1975:
 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
- Văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng 
- Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dào suốt 30 năm.
- Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài bị hạn chế, nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển .
 2.Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
 a. Chặng đường từ năm 1945-1954:
- VH tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta
- Thành tựu tiêu biểu: Truyện ngắn và kí. Từ 1950 trở đi xuất hiện một số truyện, kí khá dày dặn.( D/C SGK).
 b. Chặng đường từ 1955-1964:
- Văn xuôi mở rộng đề tài.
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ.
- Kịch nói cũng có một số thành tựu đáng kể.( D/C SGK).
 c. Chặng đường từ 1965-1975:
- Chủ đề bao trùm là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hoạ thành công hình ảnh con người VN anh dũng, kiên cường, bất khuất.( Tiêu biểu là thể loại Truyện-kí cả ở miền Bắc và miền Nam).
- Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, thực sự là một bước tiến mới của thơ ca VN hiện đại
- Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.( D/C SGK).
 d. Văn học vùng địch tạm chiếm:
- Xu hướng chính thống: Xu hướng phản động ( Chống cộng, đồi truỵ bạo lực...)
- Xu hướng VH yêu nước và cách mạng : + Nội dung phủ định chế độ bất công tàn bạo, lên án bọn cướp nước, bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và tinh thần dân tộc...
 + Hình thức thể loại gon nhẹ: Truyện ngắn, thơ, phóng sự, bút kí
- Ngoài ra còn có một sáng tác có nội dung lành mạnh, có giá trị nghệ thuật cao. Nội dung viết về hiện thực xã hội, về đời sống văn hoá, phong tục, thiên nhiên đất nước, về vẻ đẹp con người lao động...
 3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN 1945-1975:
 a. Một nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Văn học được xem là một vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
- Văn học tập trung vào 2 đề tài lớn đó là Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội ( thường gắn bó, hoà quyện trong mỗi tác phẩm)=> Tạo nên diện mạo riêng cho nền Vh giai đoạn này.
b. Một nền văn học hướng về đại chúng.
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và phục vụ vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.
- Nội dung, hình thức hướng về đối tượng quần chúng nhân dân cách mạng.
c. Một nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Khuynh hướng sử thi được thể hiện trong văn học ở các mặt sau:
+ Đề tài: Tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, tự do hay nô lệ.
+ Nhân vật chính: là những con người đại diện cho phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bó số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt lẽ sống của dân tộc lên hàng đầu.
+ Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng.
+ Người cầm bút có tầm nhìn bao quát về lịch sử, dân tộc và thời đại.
- Cảm hứng lãng mạn: 
 - Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng
- Biểu hiện:
+ Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, 
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
à Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.
=> Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp hoà quyện làm cho văn học giai đoạn này thấm đẫm tinh thần lạc quan, tin tưởng và do vậy VH đã làm tròn nhiệm vụ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước
3. GV hướng dẫn tìm hiểu Văn học VN từ sau 1975- hết thế kỉ XX 
- B1: Chuyển giao nhiệm vụ ( HS làm việc cá nhân)
-Theo em hoàn cảnh LS của đất nước giai đoạn này có gì khác trước? Hoàn cảnh đó đã chi phối đến quá trình phát triển của VH như thế nào?
-Những chuyển biến của văn học diễn ra cụ thể ra sao?
-Ý thức về quan niệm nghệ thuật được biểu hiện như thế nào?
-Theo em vì sao VH phải đổi mới? Thành tựu chủ yếu của quá trình đổi mới là gì? ( Câu hỏi 4 SGK)
-Trong quan niệm về con người trong VH sau 1975 có gì khác trước?
Hãy chứng minh qua một số tác phẩm mà em đã đọc?
-B2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi SGK trình bày gọn những ý chính.Nêu D/C .
- B3: HS báo cáo sản phẩm
- B4: GV cho các HS còn lại nhận xét, sau đó bổ sung và chốt kiến thức
4. GV hướng dẫn học sinh tổng kết
- B1: Chuyển giao nhiệm vụ ( làm việc cá nhân)
Câu hỏi: HS đọc phần ghi nhớ
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
- B3: HS báo cáo sản phảm
- B4: GV nhận xét,chốt kiến thức
II/ Văn học VN từ sau 1975- hết thế kỉ XX .
1/ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá VN từ sau 1975:
- Đại thắng mùa xuân năm 1975 mở ra một thời kì mới-thời kì độc lập tự do thống nhất đất đất nước-mở ra vận hội mới cho đất nước
- Từ năm 1975-1985 đất nước trải qua những khó khăn thử thách sau chiến tranh.
- Từ 1986 Đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện, nền kinh tế từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hoá có điều kiện tiếp xúc với nhiều nước trên thế giới, văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ...
=> Những điều kiện đó đã thúc đẩy nền văn học đổi mới cho phù hợp với nguyện vọng của nhà văn, người đọc cũng như phù hợp quy luật phát triển khách quan của nền văn học.
2/Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học sau 1975 đến hết thế kỉ XX:
- Từ sau 1975, thơ chưa tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn như các giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn có một số tác phẩm ít nhiều gây chú ý cho người đọc (Trong đó có cả nhưng cây bút thuộc thế hệ chống Mĩ và những cây bút thuộc thế hệ nhà thơ sau 1975).
- Từ sau 1975 văn xuôi có nhiều thành tựu hơn so với thơ ca. Nhất là từ đầu những năm 80. Xu thế đổi mới trong cách viết cách tiếp cận hiện thực ngày càng rõ nét với nhiều tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma văn Kháng, Nguyễn Khải.
- Từ năm 1986 văn học chính thức bước vào thời kì đổi mới : Gắn bó với đời sống, cập nhật những vấn đề của đời sống hàng ngày. Các thể loại phóng sự, truyện ngắn, bút kí, hồi kí... đều có những thành tựu tiêu biểu.
- Thể loại kịch từ sau 1975 phát triển mạnh mẽ ( Lưu Quang Vũ, Xuân Trình...)
Trước 1 ... ư Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Bùi Hữu Nghĩa.
* Nhóm 3 
- Nêu nguyên nhân làm cho tác phẩm được xem là “lớn nhất” của Nguyễn Đình Chiểu và được phổ biến rộng rãi trong dân gian:“trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những con người trung nghĩa”
 - Bàn luận về những điều mà nhiều người cho là hạn chế của tác phẩm:
+ Thừa nhận sự thật: “Những giá trị luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi, ở thời đại chúng ta, theo quan điểm của chúng ta thì có phần đã lỗi thời”, trong tác phẩm có những chỗ “lời văn không hay lắm” à trung thực, công bằng khi phân tích.
 + Khẳng định bằng những lí lẽ và dẫn chứng xác thực: đó là những hạn chế không thể tránh khỏi và không phải là chính yếu:
o Hình tượng con người trong “Lục Vân Tiên” gần gũi với mọi thời, vấn đề đạo đức trong Lục Vân Tiên mang tính phổ quát xưa nay à “gần gũi với chúng ta”, “làm cho chúng ta cảm xúc và thích thú”
o Lối kể chuyện “nôm na” dễ nhớ, dễ truyền bá trong dân gian à người miền Nam say sưa nghe kể “Lục Vân Tiên”
à Thủ pháp “đòn bẩy”: nêu hạn chế để khẳng định giá trị trường tồn của tác phẩm “Lục Vân Tiên
 => Phạm Văn Đồng đã xem xét giá trị của “Truyện Lục Vân Tiên” trong mối quan hệ mật thiết với đời sống nhân dân (quen thuộc với nhân dân, được nhân dân chấp nhận và yêu mến) à Đó là cơ sở đúng đắn và quan trọng nhất để đánh giá tác phẩm này.
- B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
3. GV Hướng dẫn HS tìm hiểu phần kết bài: 
- B1: GV chuyển giao nhiệm vụ ( HS làm việc cá nhân)
- Tác giả đã khẳng định những gì về Nguyễn Đình Chiểu?
- Qua lời tổng kết đó, tác giả muốn rút ra bài học gì?
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
- B3: HS báo cáo sản phẩm
 Khẳng định vẻ đẹp nhân cách và vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc:“Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta”.
 - Nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị to lớn của cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu. Đó là bài học cho mỗi con người:“Đời sống ... tư tưởng”
à Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước, lá cờ đầu của thơ văn yêu nước, là người nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
- B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
 GV chốt lại: o Vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng
 o Vai trò to lớn của văn học đối với đời sống
 o Tưởng nhớ đến Nguyễn Đình Chiểu, một con người anh dũng, một “ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc”
 2. Phần thân bài: 
a. Luận điểm 1: “Ánh sáng khác thường” trong con người và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu 
- Con người:
à Tác giả không viết lại tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu mà nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật: khí tiết của một người chí sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn.
- Quan điểm sáng tác:
Þ Tác giả đã đưa ra luận điểm có tính khái quát cao, luận cứ bao gồm các lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, giúp người đọc hiểu rõ và sâu sắc vấn đề. 
b. Luận điểm 2: “Ánh sáng khác thường” trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu 
- Nêu bối cảnh thời đại Nguyễn Đình Chiểu cầm bút: “khổ nhục nhưng vĩ đại”
 - Nêu nội dung chính thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
o Phân tích một tác phẩm tiêu biểu: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” 
à Ta thấy được tính chiến đấu và sự sáng tạo trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng hoàn toàn mới trong văn học – nghĩa sĩ nông dân
o So sánh với “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi: Bài cáo là khúc ca khải hoàn, bài văn tế là khúc ca của những người anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang 
à Khẳng định giá trị to lớn của bài văn tế.
o Trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu còn có những đoá hoa, hòn ngọc rất đẹp như “Xúc cảnh” 
à Tác giả không phân tích mà chỉ gợi ra để người đọc cảm nhận được sự phong phú trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu 
o Đặt tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu vào phong trào thơ văn kháng Pháp lúc bấy giờ với những tên tuổi tài năng như Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Bùi Hữu Nghĩa... 
à Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu góp phần tạo nên diện mạo của văn học thời kì này và Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu, là ngôi sao sáng nhất của thơ văn yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
=> Nhận xét:
 + Phạm Văn Đồng viết về Nguyễn Đình Chiểu bằng một trí tuệ sáng suốt, hiểu biết sâu sắc qua hệ thống lập luận rõ ràng và chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể và thuyết phục 
à Giọng văn nghị luận không khô khan mà thấm đẫm cảm xúc
 à Con người hôm nay có điều kiện để đồng cảm với một con người đã sống hết mình vì dân tộc, thấu hiểu hơn những giá trị thơ văn của con người đó.
c. Luận điểm 3: “Ánh sáng khác thường” trong truyện thơ Lục Vân Tiên
- Nêu nguyên nhân làm cho tác phẩm được xem là “lớn nhất” của Nguyễn Đình Chiểu và được phổ biến rộng rãi trong dân gian
 - Bàn luận về những điều mà nhiều người cho là hạn chế của tác phẩm:
 => Phạm Văn Đồng đã xem xét giá trị của “Truyện Lục Vân Tiên” trong mối quan hệ mật thiết với đời sống nhân dân (quen thuộc với nhân dân, được nhân dân chấp nhận và yêu mến) à Đó là cơ sở đúng đắn và quan trọng nhất để đánh giá tác phẩm này.
3. Phần kết bài:
- Khẳng định vẻ đẹp nhân cách và vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc
 - Nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị to lớn của cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu. Đó là bài học cho mỗi con người:“Đời sống ... tư tưởng”
.
4. GV hướng dẫn HS tổng kết:(05 PHÚT)
- B1: GV chuyển giao nhiệm vụ ( HS làm việc cá nhân)
- Tóm lại, qua bài văn nghị luận này, Phạm Văn Đồng muốn chúng ta hiểu thật đúng và thật sâu sắc những gì về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu?
- Đánh giá bài văn, có ý kiến cho rằng nó có cách lập luận thuyết phục nhưng hơi khô khan, ít hấp dẫn. Có đúng như vậy không? Vì sao?
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
- B3: HS báo cáo sản phẩm
 Bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai bám sát vấn đề trung tâm..
Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp cả diễn dịch, quy nạp và hình thức “đòn bẩy”.
	- Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương vừa khách quan; ngôn ngữ giàu hình ảnh.
Giọng điệu linh hoạt, biến hoạt : khi hào sảng, lúc xót xa,
- B4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức
III. Tổng kết:
1) Nghệ thuật:
	- Bố cục :
	- Cách lập :
	- Lời văn :
	- Giọng điệu :
2) Ý nghĩa văn bản:
 Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu: cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, dân tộc.
& 3.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
- B1: GV giao nhiệm vụ: 
Câu hỏi 1: Trong phần mở đầu của bài văn “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc”, Phạm Văn Đồng đã ví Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông với hình ảnh nào?
a. Ngôi sao chói sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc
b. Ngôi sao lẻ loi trong bầu trời văn nghệ dân tộc
c. Ngôi sao sáng cuối cùng trong bầu trời văn nghệ dân tộc thế kỉ XIX
d. Ngôi sao có ánh sáng khác thường, càng nhìn càng thấy sáng
Câu hỏi 2: Trong đoạn mở đầu bài văn, tác giả viết:” Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này”.”Lúc này” được nói tới ở đây là thời điểm nào?
a. Năm 1945   
b. Năm 1954
c. Năm 1963
d. Năm 1975  
Câu hỏi 3: Theo tác giả, vì sao” ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu” chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc?
a. Phần lớn độc giả mới chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của “Lục Vân Tiên”
b. Còn hiểu “Lục Vân Tiên” khá thiên lệch về nội dung và về văn 
c. Còn ít biết tới thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu
d. Cả A,B và C   
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
- B4: GV nhận xét, báo cáo sản phẩm
ĐÁP ÁN
[1]='d' [2]='c' [3]='d'
& 4.VẬN DỤNG 
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
- B1: GV giao nhiệm vụ: 
Trong phần mở đầu bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”, ông Phạm Văn Đồng có viết : “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt thường của chúng ta phải nhìn chăm chú thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy.”
1. Xác định biện pháp tu từ và ý nghĩa biện pháp tu từ đó trong văn bản trên. 
3. Các từ ngữ: ánh sáng khác thường, nhìn chăm chú, càng nhìn càng thấy sáng có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
- B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
- B4: GV nhận xét , chốt kiến thức
1/ Tác giả dùng nghệ thuật ẩn dụ để khẳng định tài năng và tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu
2/ o Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao có ánh sáng khác thường: Nguyễn Đình Chiểu là một hiện tượng độc đáo, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra.
 o Phải chăm chú nhìn thì mới thấy: phải cố gắng tìm hiểu và tìm hiểu kĩ, phải kiên trì nghiên cứu thì mới cảm nhận được vẻ đẹp riêng của nó.
 	 o Càng nhìn càng thấy sáng: càng nghiên cứu, càng tìm hiểu kĩ ta sẽ càng thấy được cái hay của nó và càng khám phá ra được những vẻ đẹp mới
&5. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG VÀ SÁNG TẠO
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
- B1: GV giao nhiệm vụ: Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tuy bị mù khi còn trẻ nhưng ông đã làm tròn ba thiên chức: nhà giáo, thầy thuốc và nhà thơ. Em hãy bày tỏ suy nghĩ về bài học về ý chí, nghị lực rút ra qua vẻ đẹp từ cuôc đời Nguyễn Đình Chiểu bằng một đoạn văn ngắn.
- B2:HS thực hiện nhiệm vụ:
- B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
- B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
Bài văn cần trình bày các ý sau:
-Trong cuộc sống có nhiều người có số phận bất hạnh biết vươn lên để học tập và cống hiến cho xã hội.
- Những người có số phận bất hạnh là những người kém may mắn trong cuộc sống nhưng lại biết vươn lên để sống có ích, có ý nghĩa.
- Biểu hiện: 
+ Những người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn: mồ côi cha mẹ, gia đình nghèo khó hoặc bố mẹ bị bệnh tật, bản thân phải lăn lóc, mưu sinh kiếm sống ngay từ bénhưng họ đã biết khắc phục hoàn cảnh bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học, vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp.
+ Những người bị bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết trên thân thể: cố gắng tự chăm sóc cho bản thân, cố gắng tập luyện, làm những việc có ích (thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, các vận động viên Para Games).
-Ý nghĩa, tác dụng: Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa. Là tấm gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận.
-Phê phán: Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, sống buông thả, không nghĩ đến tương lai. Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận.
- Cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vươn lên, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Biết chấp nhận những khó khăn, thử thách, xem khó khăn thử thách là môi trường để rèn luyện. Là học sinh, cần phải biết kiên trì nhẫn nại, vuợt qua khó khăn trong học tập.
Thày cô liên hệ 0989.832560 ( có zalo ) để có trọn bộ cả năm bộ giáo án trên.
Nhận cung cấp giáo án cho tất cả các môn học khối tiểu học, thcs và thpt
trungtamhotrogiaoducsaokhue@gmail.com
hotline: 0989832560

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_1_den_11.doc