Giáo án Ngữ văn lớp 12: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm

Giáo án Ngữ văn lớp 12: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm

ĐẤT NƯỚC

 ___ Nguyễn Khoa Điềm ___

I. Giới thiệu:

 1/. Lời vào bài:

 Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng. Thơ của ông giàu cảm xúc, mang ý nghĩa hàm ẩn sâu xa, giàu chất suy tư, thể hiện tâm tư của người trí thức trong cuộc kháng chiến. “Đất Nước” là tác phẩm được sáng tác năm 1967 tại chiến khu Bình Trị Thiên. Đây là bài thơ thể hiện cảm nhận của tác giả về tình yêu đất nước qua truyền thống văn hóa, cội nguồn dân tộc, nên mỗi người phải có trách nhiệm, bổn phận đối với đất nước.

(Chuyển ý : theo yêu cầu của đề bài).

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2703Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẤT NƯỚC
 ___ Nguyễn Khoa Điềm ___
I. Giới thiệu:
 1/. Lời vào bài:
 Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng. Thơ của ông giàu cảm xúc, mang ý nghĩa hàm ẩn sâu xa, giàu chất suy tư, thể hiện tâm tư của người trí thức trong cuộc kháng chiến. “Đất Nước” là tác phẩm được sáng tác năm 1967 tại chiến khu Bình Trị Thiên. Đây là bài thơ thể hiện cảm nhận của tác giả về tình yêu đất nước qua truyền thống văn hóa, cội nguồn dân tộc, nên mỗi người phải có trách nhiệm, bổn phận đối với đất nước.
(Chuyển ý : theo yêu cầu của đề bài).
 2/. Tác giả: (Ghi đầy đủ theo SGK)
II. Phân tích: 
 Trong bài thơ này , tác giả bộc lộ cảm xúc của mình về tình yêu đất nước thông qua đại từ “ta, chúng ta”, trong đó có tác giả và người nghe. Đây chính là nghệ thuật trữ tình, gợi ra tình cảm để tập trung sự chú ý của người nghe. Ngoài ra, tác giả còn dùng thủ pháp nghệ thuật để giải bày cảm xúc của mình qua cách tạo ra một cuộc trò chuyện trang trọng. Và cũng là để thể hiện những cảm xúc về tình yêu đất nước là những cảm nhận: tình yêu đất nước bắt đầu từ đâu, những định nghĩa về đất nước và bổn phận đối với đất nước.
 Câu đầu tiên trong bài thơ, tác giả viết:
 “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”
 Nhóm từ “đất nước đã có rồi” nhằm khẳng định đất nước có từ rất lâu, không xác định rõ không gian, thời gian!
 Kế tiếp là những lời khẳng định:
 “Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay
 kể
 Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
 Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Những từ “ngày xửa ngày xưa” và hình ảnh “miếng trầu” giúp ta liên tưởng đến câu chuyện cổ tích, đặc biệt là sự tích trầu cau. Đây là một câu chuyện về đạo lý của dân tộc, về tình cảm yêu thương nhau của con người trong gia đình. Cùng với năm tháng, đất nước lớn lên khi dân mình biết “trồng tre đánh giặc”, điều này gợi cho chúng ta liên tưởng đến truyền thuyết Thánh Gióng, một truyền thuyết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta: 
 “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
 Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
 Tóc mẹ thì bới sau đầu
 Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” 
 Hình ảnh “Tóc mẹ thì bới sau đầu” là hình ảnh nói đến thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, tác giả đã lấy ý từ câu ca dao quen thuộc:
 “Tay nâng chén muối, đĩa gừng
 Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
 Những lời thơ này chính là lời khẳng định đất nước được lớn lên từ tình yêu, tình cảm thủy chung gắn bó sâu nặng của cha mẹ. Càng trong gian nan tình cảm đó càng sâu nặng:
 “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
 Cái kèo, cái cột thành tên
 Hạt gạo phải một nắng hai sương, xay, giã, giần, sàng 
 Đất nước có từ ngày đó..”
 Ở những câu thơ này, tác giả đan xen bằng câu thành ngữ “một sương hai nắng” càng khiến cho chúng ta cảm nhận được cái sâu nặng nghĩa tình trong thơ ông/ Qua đó, người đọc hiểu được một đất nước trưởng thành qua đời sống lao động cần cù của nhân dân ta. Câu thơ cuối trong đoạn thơ “đất nước có từ ngày đó” một lần nữa khẳng định sự trưởng thành và tồn tại của đất nước. Từ “Đất Nước” được viết hoa và lặp lại nhiều lần tỏ ý trang trọng nhằm nhấn mạnh tình yêu thiêng liêng, sâu xa của tác giả đối với đất nước.
 Nói tóm lại, bằng những từ ngữ và hình ảnh mang màu sắc dân gian, tác giả cho thấy đất nước không phải là cái gì đó xa lạ, mà nó được bắt đầu bằng những hình ảnh hết sức gần gũi thân quen. Đó là câu chuyện cổ tích, truyền thuyết ca dao, thành ngữ đã có từ lâu đời của dân tộc ta. Lời ru của mẹ, của bà đã gieo vào tâm hồn nhà thơ những tình cảm sâu nặng giữa vợ chồng, niềm tự hào về truyền thống lao động của dân tộc ta. Thế giới tràn đầy tình yêu thương đó chính là bài học đầu tiên của tác giả về sự sinh thành và tồn tại của một tình yêu đất nước.
 Sau khi đã giải thích “tình yêu đất nước bắt đầu từ đâu”, tác giả đã nêu ra định nghĩa về đất nước. Bằng diệp từ, diệp ngữ dược sử dụng để tạo tính nhạc trong đoạn thơ, tác giả nhấn mạnh: 
 “Đất là nơi anh đến trường 
 Nước là nơi em tắm
 Đất Nước là nơi ta hò hẹn
 Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
 Với thủ pháp nghệ thuật chơi chữ: tách ra thành tổ “đất” và “nước”, sau đó nhà thơ gộp lại để biểu đạt hai ý “đất nước” vừa cụ thể vừa trừu tượng, lãng mạn. Cụ thể của “đất nước” là thiết thực gắn bó với sinh hoạt đời thường của nhân dân. Lãng mạn của “đất nước” là đã chứng kiến những cuộc hò hẹn tiễn đưa trao kỷ vật trước lúc chia tay, của đôi trai gái. Ngoài ra, tác giả còn lấy ý từ dân ca Huế nói về đôi trai gái yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên,nói với nhau một lời sợ rằng không kịp trước lúc chia tay

Tài liệu đính kèm:

  • docDat Nuoc(3).doc