Giáo án Ngữ văn Lớp 12 (Cơ bản) - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 (Cơ bản) - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

Tiết 13 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh:

 - Nắm vững các khái niệm văn bản khoa học và các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học.

 - Có kỹ năng phân biệt phong cách ngôn ngữ khoa học với các phong cách ngôn ngữ khác và biết sử dụng ngôn ngữ khoa học trong các trường hợp cần thiết.

- Hình thành các Năng lực: trao đổi hoạt động nhóm, phát biểu trước đám đông, tự học

B. Phương tiện và địa điểm thực hiện.

- Phương tiện: SGK - SGV Ngữ văn 12.

- Địa điểm : Trong lớp học.

C. Cách thức tiến hành.

- Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.

D. Tiến trình giờ học.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại những PCNN mà em đã học ở lớp dưới?

 3. Bài mới

 

docx 232 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 (Cơ bản) - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
NGỮ VĂN 12
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THU HẰNG
TỔ NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2019 - 2020
Ngày soạn: 28/08/2019
Tiết 1	
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh nắm được:
1. Kiến thức: Một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ CMTT năm 1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của VHVN giai đoạn từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.
2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ CMTT năm 1945 đến hết thế kỉ XX
3. Thái độ, tư tưởng: Có quan điểm lịch sử, quan điểm toàn diện khi đánh giá văn học thời kì này; không khẳng định một chiều mà cũng không phủ nhận một cách cực đoan
 4. Hình thành các năng lực: năng lực hoạt động nhóm, thuyết trình, tư duy độc lập, hợp tác, trao đổi
B. Phương tiện và địa điểm thực hiện.
- Phương tiện: SGK - SGV Ngữ văn 12.
- Địa điểm : Trong lớp học.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. 
D. Tiến trình giờ học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn văn. 
3. Bài mới. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1:
- Thao tác 1: 
I. KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMTT NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975:
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975.
+ GV: Văn học VN 1945-1975 phát triển qua mấy chặng?
+ GV: Chủ đề chính của những tác phẩm văn học trong giai đoạn này là gì?
+ HS: Phát biểu
 + GV: Giảng thêm: 
 Các tác phẩm Dân khí miền Trung, Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt, Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông,.. phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước giành được độc lập.
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
a. Chặng đường từ 1945 đến 1954:
* Chủ đề chính: 
- 1945 – 1946: Phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân khi đất nước vừa giành được độc lập.
- 1946 – 1954: 
+ Phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp: gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến.
+ Tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân.
 + Thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
* Thành tựu: SGK
+ GV: Nêu một số nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội chặng 1955-1964?
+ GV: Chính vì vậy, chủ đề chính của những tác phẩm văn học giai đoạn này có gì khác trước?
b. Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964:
* Chủ đề chính: 
- Ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
 - Nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.
* Thành tựu:
+ GV: Chủ đề chính của những tác phẩm văn học giai đoạn này là gì?
c. Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975:
* Chủ đề chính: 
 Ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng
* Thành tựu: 
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975.
+ GV: Nhìn một cách bao quát văn học VN 1945- hết TK XX mang những đặc điểm nào?
3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ CMTT năm 1945 đến năm 1975:
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
+ GV:Đại chúng có vai trò như thế nào trong nền văn học giai đoạn 1945-1975?
+ GV: Cái nhìn mới của người sáng tác trong văn học giai đoạn này là gì?
+ GV: Nội dung của những tác phẩm văn học hướng vào điều gì nơi đại chúng?
+ GV:Do văn học hướng về đại chúng nên hình thức những tác phẩm như thế nào?
b. Nền văn học hướng về đại chúng:
- Đại chúng: vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học
- Cái nhìn mới của người sáng tác về nhân dân: Đất nước là của nhân dân.
- Nội dung: 
+ quan tâm đến đời sống nhân dân lao động; 
+ những bất hạnh trong cuộc đời cũ và niềm vui sướng, tự hào về cuộc đời mới;
+ khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng;
+ xây dựng hình tượng quần chúng CM
- Hình thức: ngắn gọn, dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc, ngôn ngữ bình dị, trong sáng.
+ GV: Khuynh hướng sử thi được biểu hiện như thế nào ở đề tài trong các tác phẩm văn học? Thử chứng minh qua một tác phẩm đã học?
+ HS: Bàn luận, phát biểu và chứng minh lần lượt các phương diện.
+ GV: Khuynh hướng sử thi được biểu hiện như thế nào trong việc xây dựng nhân vật trong các tác phẩm văn học?
+ GV: nêu ví dụ
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
 * Khuynh hướng sử thi: 
- Đề tài: đề cập tới những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc: Tổ quốc còn hay mất, độc lập hay nô lệ
- Nhân vật chính:
+ những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân; 
+ văn học khám phá con người ở khái cạnh trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, tình cảm lớn, lẽ sống 
- Lời văn: mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng (Sử dụng BPNT trùng điệp, phóng đại).
+ GV: Cảm hứng lãng mạn được biểu hiện như thế nào trong những tác phẩm văn học thời kì này?
+ GV: Nói thêm:
Họ ra trận, đi vào mưa bom bão đạn mà vui như trẩy hội:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
(Tố Hữu). 
“Đường ra trận mùa này đẹp lắm,
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”(Phạm Tiến Duật). 
* Cảm hứng lãng mạn:
 - Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng
- Biểu hiện:
+ Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, 
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
à Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.
+ GV: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn đã tạo nên điều gì cho những tác phẩm văn học giai đoạn này?
+ HS: Bàn luận, phát biểu 
+ GV: Khẳng định: Đó cũng là nét tâm lí chung của con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh ác liệt này. Dù hiện tại có chồng chất những gian khổ, khó khăn và sự hi sinh nhưng tâm hồn học lúc nào cũng có niềm tin tưởng lạc quan vào tương lai.
* Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn:
- Tạo nên tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 - 1975
- Đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.
- Tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn này về khuynh hướng thẩm mĩ
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét khái quát nền văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
- Thao tác 1
II. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VHVN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT TK XX:
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số phương diện đổi mới trong văn học sau 1975.
+ GV: Hãy thử nêu các phương diện đổi mới của văn học từ 1986 trở đi ?
+ GV:Nêu những thành tựu nổi trội của văn học VN 1945-1975?
+ GV: Quá trình đổi mới cũng bộc lộ những khuynh hướng lệch lạc nào?
2. Những dấu hiệu của sự đổi mới:
à Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.
à Văn học cũng nảy sinh xu hướng: nói nhiều đến mặt trái của xã hội, có khuynh hướng bạo lực.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
III. KẾT LUẬN:
Ghi nhớ (SGK).
 E. Củng cố, luyện tập:
Nêu và phân tích ngắn gọn những đặc điểm chính của VHVN từ sau CMTT đến năm 1975?
Trình bày những dấu hiệu đổi mới của VHVN từ sau 1975 đến hết TK XX.
G. Giao nhiệm vụ về nhà
- Chuẩn bị bài mới: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ.
Câu hỏi soạn bài:
Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài của sách giáo khoa bằng cách trả lời những câu hỏi hướng dẫn.
Từ việc trả lời những câu hỏi đó, cho biết thế nào là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
Yêu cầu của một bài văn về tư tưởng đạo lý về nội dung và hình thức như thế nào?
Ngày soạn: 30/08/2019
Tiết 3
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh :
Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí , trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý .
Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng , đạo lí
Hình thành các Năng lực: trao đổi hoạt động nhóm, phát biểu trước đám đông, tự học
B. Phương tiện và địa điểm thực hiện.
- Phương tiện: SGK - SGV Ngữ văn 12.
- Địa điểm : Trong lớp học.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. 
D. Tiến trình giờ học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn văn. 
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Cách làm bài NLXH về một tư tưởng, đạo lí
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh Tìm hiểu đề và lập dàn ý
I. Cách làm bài NLXH về một tư tưởng, đạo lí:
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
 Đề bài: 
Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
 “ Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? ”
+ GV: Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?
+ HS: Trao đổi thảo luận và trả lời
+ GV: Thế nào là “sống đẹp”?
a. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luận: lối sống đẹp của mỗi người .
- Để sống đẹp, mỗi người cần xác định: 
 + Lí tưởng sống đúng đắn, cao cả, 
 + Tâm hồn, tình cảm lành mạnh.
+ Trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt
+ Hành động tích cực, lương thiện
+ GV: Với thanh niên, học sinh, để trở thành người “sống đẹp”, cần phải có những phẩm chất nào?
+ HS: Phát biểu tự do.
- Với thanh niên, học sinh muốn trở thành người “ sống đẹp” cần:
 + Chăm chỉ học tập, khiêm tốn học hỏi, biết nuôi dưỡng hoài bão, ước mơ
 + Thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, có tinh thần bao dung, độ lượng
+ GV: Cần vận dụng những thao tác lập nào để giải quyết vấn đề trên?
+ GV: Bài viết có thể sử dụng những tư liệu từ đâu?
- Các thao tác lập luận cần vận dụng:
 + Giải thích (“sống đẹp”); 
 + Phân tích (các khía cạnh biểu hiện của “sống đẹp”);
 + Chứng minh, bình luận (nêu những tấm gương người tốt; bàn cách thức rèn luyện để “sống đẹp”; phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực)
 - Dẫn chứng: chủ yếu tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chứng trong thơ văn nhưng không cần nhiều.
b. Lập dàn ý:
 * Mở bài: 
 Phần thân bài cần sắp xếp các ý theo trình tự như thế nào?
 Lần lượt chốt lại các ý kiến phát biểu của học sinh
 Cung cấp cho HS những ví dụ:
 o Những tấm gương hi sinh cao cả vì lý tưởng: Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Trần Bình Trọng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu
o “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
(Từ ấy - Tố Hữu). 
o “Sống là cho, chết cũng là cho”
(Tố Hữu).
* Thân bài:
- Giải thích thế nào là lối sống đẹp? (Ý 2 của Tìm hiểu đề)
- Phân tích, chứng minh các khía cạnh biểu hiện của sống đẹp 
 - Bình luận: Khẳng định lối sống đẹp:
+ Là mục đích, lựa chọn, biểu hiện của con người chân chính, xứng đáng là người
+ Có thể thấy ở những vĩ nhân nhưng cũng có ở con người bình thường; có thể là hành động cao cả, vĩ đại ... à từ con đường cảm xúc tới nhận thức, tự giáo dục (khác với pháp luật, đạo đức,). Văn học cảm hóa con người bằng hình tượng, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp nên nó giáo dục một cách tự giác, thấm sâu, lâu bền. Văn học không chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người mà còn hướng con người tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. Ví dụ ().
4- Một HS đọc mục 3 (phần I- SGK). 
- GV nêu yêu cầu: 
Hãy nêu vắn tắt cơ sở xuất hiện và nội dung của giá trị thẩm mĩ và cho ví dụ.
- HS đọc- hiểu, tóm tắt thành những ý chính. Nêu ví dụ cho từng nội dung giá trị thẩm mĩ.
- GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
4. Giá trị thẩm mĩ
+ Cơ sở: 
+ Nội dung:
- Văn học đem đến cho con người những vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ của cuộc đời (thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc đời, lịch sử,). Ví dụ ().
- Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người (ngoại hình, nội tâm, tư tưởng- tình cảm, những hành động, lời nói, ). Ví dụ ().
- Văn học có thể phát hiện ra vẻ đẹp của những sự vật rất nhỏ bé, bình thường và cả vẻ đẹp đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ ().
- Hình thức đẹp của tác phẩm (kết cấu, ngôn ngữ,) cũng chính là một nội dung quan trọng của giá trị thẩm mĩ. Ví dụ ().
5- GV nêu câu hỏi:
3 giá trị của văn học có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- HS bằng năng lực kái quát, liên tưởng, suy nghĩ cá nhân và trình bày.
- GV nhận xét và nhấn mạnh mối quan hệ của 3 giá trị.
5. Mối quan hệ giữa các giá trị văn học
+ 3 giá trị có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cùng tác động đến người đọc (khái niệm chân- thiện- mĩ của cha ông).
+ Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức. Giá trị thẩm mĩ khiến cho giá trị nhận thức và giá trị giáo dục được phát huy..
Tiết 2
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tiếp nhận văn học.
II. TIẾP NHẬN VĂN HỌC
1- Một HS đọc mục 1 và 2 (phần II- SGK). 
- GV nêu câu hỏi:
1) Tiếp nhận văn học là gì? 
2) Phân tích các tính chất trong tiếp nhận văn học. 
- HS đọc- hiểu, tóm tắt thành những ý chính- nêu khái niệm, phân tích tính chất- có ví dụ. 
- GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
1. Tiếp nhận trong đời sống văn học
Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa từng của câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật, làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút.
Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.
2. Tính chất tiếp nhận văn học
Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp (tác giả và người tiếp nhận, người nói và người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ, cảm thông). Vì vậy, gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều khó. Điều này thể hiện ở 2 tính chất cơ bản sau:
+ Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận. 
+ Tính đa dạng, không thống nhất
3- Một HS đọc mục 3 (phần II- SGK). 
- GV nêu câu hỏi:
a) Có mấy cấp độ tiếp nhận văn học? 
b) Làm thế nào để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự? 
- HS đọc- hiểu, tóm tắt thành những ý chính (có ví dụ). 
- GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
3. Các cấp độ tiếp nhận văn học
a) Có 3 cấp độ tiếp nhận văn học:
+ Cấp độ thứ nhất: cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm. Đây là cách tiếp nhận đơn giản nhưng khá phổ biến.
+ Cấp độ thứ hai: cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm.
+ Cấp độ thứ ba: cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
b) Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần:
+ Nâng cao trình độ.
+ Tích lũy kinh nghiệm.
+ Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn.
+ Tiếp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.
+ Không nên suy diễn tùy tiện. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
- GV hướng dẫn, gợi ý để HS tự làm ở nhà.
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Có người cho giá trị cao quý nhất của văn chương là nuôi dưỡng đời sống tâm hồn con người, hay nói như Thạch Lam là "làm cho lòng người được trong sạch và phong phú hơn". Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
Bài tập 1:
+ Đây chỉ là cách nói để nhấn mạnh giá trị giáo dục của văn chương, không có ý xem nhẹ các giá trị khác.
+ Cần đặt giá trị giáo dục trong mối quan hệ không thể tách rời với các giá trị khác.
Bài tập 2:Phân tích một tác phẩm văn học cụ thể (tự chọn) để làm sáng tỏ các giá trị (hoặc các cấp độ) trong tiếp nhận văn học.
Bài tập 2:
Tham khảo các ví dụ trong SGK và trong bài giảng của thầy.
Bài tập 3: Thế nào là cảm và hiểu trong tiếp nhận văn học.
Bài tập 3:
Đây là cách nói khác về các cấp độ khác nhau trong tiếp nhận văn học: cảm là cấp độ tiếp nhận cảm tính, hiểu là cấp độ tiếp nhận lí tính.
E. CỦNG CỐ
Nắm được những giá trị cơ bản của văn học.
Nắm vững những nét bản chất của hoạt động tiếp nhận văn học.
G. GIAO BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Soạn tiết sau: Văn bản tổng kết
- Đọc kĩ bài trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài
Ngày soạn: 28/04/2019
Tiết 104,105	VĂN BẢN TỔNG KẾT
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS :
Hiểu được mục đích yêu cầu, nội dung và phương pháp thể hiện của văn bản tổng kết thông thường.
Biết cách lập dàn ý, từ đó viết được một văn bản tổng kết có nội dung đơn giản, phù hợp với trình độ HS THPT.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài học.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ, thảo luận rút ra kiến thức và kỹ năng thực hành.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
 Trình bày khái niệm ngôn ngữ hành chính và phong cách ngôn ngữ hành chính.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Tiết 1: Tìm hiểu cách viết văn bản tổng kết
I. CÁCH VIẾT VĂN BẢN TỔNG KẾT
1- GV yêu cầu HS đọc văn bản tổng kết trong SGK và trả lời các câu hỏi:
a) Đọc các đề mục và nội dung của văn bản trên, anh (chị) có nhận xét gì về bố cục và những nội dung chính của một văn bản tổng kết?
b) Về diễn đạt, văn bản tổng kết có cách dùng từ, đặt câu như thế nào?
- HS làm việc cá nhân với văn bản rồi phát biểu ý kiến. Các HS khác nghe, nhận xét và bổ sung.
1. Tìm hiểu ví dụ
a) Bố cục của văn bản tổng kết trên đây có 3 phần:
+ Phần mở đầu:
- Quốc hiệu hoặc tên tổ chức (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh- Trường ĐHSPHN- Đội thanh niên tình nguyện số 2).
- Địa điểm, ngày tháng năm (Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2007).
- Tiêu đề (Báo cáo kết quả hoạt động tình nguyện tại các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công với nước).
+ Phần nội dung báo cáo gồm:
- Tình hình tổ chức: địa điểm hoạt động (), thời gian (), số lượng tham gia ().
- Kết quả hoạt động (Hoạt động chăm sóc thương bệnh binh và người có công với nước; Hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao; Vệ sinh môi trường, tôn tạo cảnh quan; Hoạt động tổ chức ôn tập văn hóa và sinh hoạt hè cho con em thương binh, bệnh binh; Hoạt động xây dựng công trình thanh niên và tặng quà thương binh, bệnh binh).
- Đánh giá chung.
+ Phần kết thúc: người viết báo cáo kí tên (Nguyễn Văn Hiếu).
b) Về diễn đạt, văn bản tổng kết có cách dùng từ, đặt câu ngắn gọn, chính xác, rõ ràng, mỗi việc một đề mục, mỗi ý một lần xuống dòng, gạch đầu dòng, các câu sử dụng thường lược chủ ngữ.
2- GV yêu cầu HS từ việc tìm hiểu VD trên hãy cho biết yêu cầu đối với văn bản tổng kết.
- HS tự rút ra kết luận.
- GV nhận xét và cho 1 HS đọc phần Ghi nhớ để khắc sâu.
2. Yêu cầu đối với văn bản tổng kết
- Văn bản tổng kết nhằm nhìn nhận, đánh giá kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc hay một giai đoạn công tác.
- Muốn viết được văn bản tổng kết, cần:
+ Tập hợp tư liệu, số liệu đầy đủ, chính xác.
+ Lần lượt viết các phần: mở đầu; nội dung báo cáo (tình hình và kết quả thực hiện công việc, bài học kinh nghiệm và kiến nghị); kết thúc.
+ Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.
Tiết 2: Luyện tập 
II. LUYỆN TẬP 
Bài tập 1: Đọc văn bản (SGK) và trả lời câu hỏi:
a) Văn bản trên đã đạt được những yêu cầu nào của một văn bản tổng kết?
b) Người trích lược đi một vài đoạn, một vài ý trong văn bản (). Anh (chị) đoán xem trong các đoạn bị lược đi ấy, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu gì?
c) Đối chiếu với yêu cầu của một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu nội dung nào cần bổ sung?
- GV có thể cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu.
- HS đọc và thảo luận, có thể bổ sung (bằng cách soạn thảo kiểu chữ khác) vào những chỗ bị lược ().
- GV cho HS quan sát tiếp văn bản hoàn chỉnh để HS đối chiếu, tự đánh giá.
Bài tập 1:
a) Văn bản trên đã đạt được một số yêu cầu của một văn bản tổng kết. Đó là:
- Đảm bảo bố cục 3 phần: mở đầu; nội dung báo cáo và kết thúc.
- Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.
b) T rong những đoạn bị lược, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu:
- kết quả của công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
- Số đăng kí phấn đấu trong học tập và kết quả đạt được.
- Số tình nguyện tham gia phong trào chống tệ nạn xã hội và kết quả đạt được.
- Số tình nguyện chung sức cùng cộng đồng tham gia công tác xã hội và kết quả đạt được.
- Công tác phát triển đoàn viên.
c) Đối chiếu với yêu cầu của một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu một số nội dung cần bổ sung:
- Tên hiệu của Đoàn, tên đoàn trường và tên chi đoàn.
- Mục II và mục IV nên cho vào một mục chung là: Kết quả công tác đoàn.
- Đánh giá chung. 
Bài tập 2: Nếu được giao nhiệm vụ viết một bản tổng kết phong trào học tập và rèn luyện của lớp trong năm học vừa qua, anh (chị) sẽ thực hiện những công việc gì? 
a) Chuẩn bị tư liệu ra sao?
b) Lập dàn ý văn bản thế nào?
Sau khi lập dàn ý, hãy viết vài đoạn thuộc phần thân bài của văn bản ấy.
- GV hướng dẫn, gợi ý.
- HS suy nghĩ và viết.
- GV nhận xét.
Bài tập 2:
a) Chuẩn bị tư liệu: tư liệu về kết quả xếp loại học tập và kết quả xếp loại hạnh kiểm,
b) Dàn ý:
Phần đầu:
- Quốc hiệu, tên trường, lớp.
- Địa điểm, ngày tháng năm
- Tiêu đề báo cáo: Báo cáo tổng kết phong trào học tập và rèn luyện- lớp ()- năm học ().
Phần nội dung:
- Đặc điểm tình hình lớp.
- Kết quả học tập.
- Kết quả rèn luyện.
- Bài học kinh nghiệm.
- Đánh giá chung.
Phần kết: kí tên.
Chú ý: người viết nên chọn nội dung cơ bản (kết quả học tập và kết quả rèn luyện) để viết thành những đoạn văn bản.
E. CỦNG CỐ - GIAO BÀI TẬP VỀ NHÀ:
1) Củng cố:
Văn bản tổng kết được viết để nhìn nhận, đánh giá kết quả khi kết thúc một công việc nào đó. Muốn viết được văn bản tổng kết cần có tư liệu, cần diễn đạt đúng đặc trưng văn bản hành chính và cần tuân thủ theo 3 phần.
2) Hướng dẫn học ở nhà
- Tiếp tục hoàn thành bài tập (2).
 - Ôn tập theo hướng dẫn của GV để chuẩn bị thi THPT Quốc gia

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_co_ban_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_20.docx