Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chủ đề: Văn xuôi thời kì kháng chiến chống Mỹ (4 tiết)

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chủ đề: Văn xuôi thời kì kháng chiến chống Mỹ (4 tiết)

Bước 1: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực hướng tới

 1, Kiến thức: Giúp Học sinh

– Nắm được tư tưởng mà các tác giả gửi gắm qua những hình tượng trong hai tác phẩm: sự lựa chọn con đường tự giải phóng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù; nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

– Thấy được chất sử thi, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm trong thời điểm nó được ra đời và trong thời đại ngày nay.

– Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

– Hiểu được đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.

 2, Kĩ năng:

– Hoàn thiện kĩ năng đọc – hiểu văn bản tự sự theo đặc trưng thể loại.

– Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn văn xuôi.

 

docx 20 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 2540Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chủ đề: Văn xuôi thời kì kháng chiến chống Mỹ (4 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: VĂN XUÔI THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
Ngữ văn 12 THPT, thời lượng dạy học: 4 tiết
Bước 1: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực hướng tới
 1, Kiến thức: Giúp Học sinh 
–  Nắm được tư tưởng mà các tác giả gửi gắm qua những hình tượng trong hai tác phẩm: sự lựa chọn con đường tự giải phóng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù; nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
– Thấy được chất sử thi, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm trong thời điểm nó được ra đời và trong thời đại ngày nay.
– Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
– Hiểu được đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
 2, Kĩ năng:
– Hoàn thiện kĩ năng đọc – hiểu văn bản tự sự theo đặc trưng thể loại.
– Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn văn xuôi.
 3,Thái độ:
– Biết trân trọng, yêu thương, cảm phục và học tập những con người bình thường mà giàu lòng trung hậu, vô cùng dũng cảm đã đem xương máu để giữ gìn, bảo vệ đất nước như người anh hùng T’nú, Chiến, Việt..
– Hình thành lòng yêu quê hương đất nước
=> Các năng lực hướng tới: 
 + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
 + Năng lực đọc hiểu, cảm thụ văn bản thơ hiện đại
 + Năng lực hợp tác, thảo luận về giá trị của một văn bản thơ
 + Năng lực giải quyết các tình huống trong thực tiễn học tập
 + Năng lực trình bày một vấn đề bàn về các phương diện của một tác phẩm văn học
 + Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Bước 2: Xây dựng bảng mô tả câu hỏi/ bài tập theo định hướng phát triển năng lực
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Nhận ra đề tài của các tác phẩm
-Hiểu chủ đề các tác phẩm
- Vận dụng những hiểu biết về tác giả (cuộc đời, con người), hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để lí giải, đọc – hiểu văn bản
- Vận dụng các đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà thơ vào hoạt động tiếp cận và đọc hiểu văn bản.
Liệt kê các nhân vật trong truyện
Tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện ngắn 
- Vận dụng hiểu biết về đề tài, chủ đề vào phân tích, lý giải các hình tượng nghệ thuật
- Từ việc đọc hiểu 1 truyện ngắn cụ thể để hình thành kỹ năng đọc hiểu 1 văn bản văn xuôi hiện đại, cùng đề tài, giai đoạn...
Liệt kê được những sự việc, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu liên quan đến hình tượng nhân vật
Lí giải thái độ, quan điểm của nhà văn trong mỗi truyện ngắn qua các hình tượng 
- Biết đánh giá hình tượng nghệ thuật
- Biết bình luận những ý kiến về tác phẩm văn xuôi đã được học.
- Biết cảm thụ văn xuôi, tập phê bình chi tiết, sự việc và hình tượng...
- Vận dụng hiểu biết về tác phẩm vào giá trị sống hiện tại
- Biết cách tự nhận diện, phân tích và đánh giá thế giới hình tượng nghệ thuật trong hai tác cùng thể loại cùng thời kì văn học.
Lý giải thái độ của các nhà văn khi xây dựng hình tượng nhân vật
- So sánh các hình tượng nghệ thuật trung tâm của hai tác phẩm
.
- Khái quát về nội dung và những đóng góp của hai tác phẩm trong nền văn xuôi cách mạng Việt Nam nói chung và văn học Việt Nám hiên đại nói chung
- So sánh với những đặc trưng nghệ thuật của văn xuôi thời kì chống Pháp 
Cắt nghĩa một số chi tiết, sự việc tiêu biểu
- Đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm
- Tự phát hiện và đánh giá giá trị nghệ thuật của những tác phẩm tương tự không có trong chương trình
- Hiểu và cắt nghĩa được những đặc điểm của hình tượng nghệ thuật đó đặt trong bối cảnh lịch sử xã hội được tái hiện
- Đọc sáng tạo (không chỉ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả mà còn bộc lộ những cảm nhận, cảm xúc riêng của bản thân).
- Lí giải tư tưởng của nhà văn bộc lộ trong các hình tượng - Hình tượng nghệ thuật giúp nhà thơ thể hiện cái nhìn về con người Việt Nam và cuộc kháng chiến của dân tộc như thế nào?
- Đọc nghệ thuật (đọc có biểu diễn).- có thể sân khấu hóa một số đoạn truyện có sự việc tiểu biểu, chi tiết tiêu biểu
Bước 3. Biên soạn câu hỏi /Bài tập minh họa
Bài dạy: Rừng Xà nu ( Nguyễn Trung Thành )
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
- Hãy nêu đề tài của truyện “Rừng Xà nu”
- Kể tên các nhân vật trong tác phẩm
- Liệt kê các chi tiết miêu tả hình tượng cây Xà nu
-Liệt kê các sự việc, chi tiết cho thấy xuất thân, tính cách, phẩm chất và số phận của nhân vật Tnú
- Xác định chủ đề
- Xác định các hình tượng nghệ thuật cần tìm hiểu trong tác phẩm
- Ý nghĩa của các chi tiết miêu tả cây xà nu
- Ý nghĩa của các chi tiết tiêu biểu để khác họa nên hình tượng Tnú
-Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để khắc họa các hình tượng
- Cách tiếp cận một hình tượng nhân vật của tác phẩm văn xuôi 
-Hình tượng cây xà nu và hình tượng Tnu có mối quan hệ như thế nào trong tác phẩm
-Chủ đề của tác phẩm được thể hiện như thế nào trong hai hình tượng
-Biểu hiện của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm
- Tìm hiểu thêm một số truyện thời chống Mỹ để rút ra những nhận xét về đặc điểm chung của hình tượng nghệ thuật và bút pháp nghệ thuật của các tác phẩm cùng giai đoạn
-Rút ra bài học cho bản thân từ vẻ đep của các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm?
Bài dạy: Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi )
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
- Hãy nêu đề tài của truyện “Những đứa con trong gia đình”
- Kể tên các nhân vật trong tác phẩm
-Liệt kê các sự việc, chi tiết cho thấy xuất thân, tính cách, phẩm chất và hoàn cảnh chiến đấu của các nhân vật
- Xác định chủ đề
- Xác định các hình tượng nghệ thuật cần tìm hiểu trong tác phẩm
- Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn và vai trò của nó trong việc kể chuyện và thể hiện các hình tượng
- Ý nghĩa của các chi tiết tiêu biểu để khác họa nên hình tượng Việt và Chiến
-Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để khắc họa các hình tượng
- Cách tiếp cận một hình tượng nhân vật của tác phẩm văn xuôi 
-Hình tượng Việt và hình tượng Chiến có những điểm chung và riêng trong tác phẩm
-Chủ đề của tác phẩm được thể hiện như thế nào trong hai hình tượng
-Biểu hiện của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm
- Tìm hiểu thêm một số truyện thời chống Mỹ để rút ra những nhận xét về đặc điểm chung của hình tượng nghệ thuật và bút pháp nghệ thuật của các tác phẩm cùng giai đoạn
-Rút ra bài học cho bản thân từ vẻ đep của các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm?
Bước 4. Kế hoạch thực hiện chủ đề 
Hình thức tổ chức dạy học
Thời lượng
Thời điểm
Thiết bị dạy học, học liệu
Rừng Xà nu (Nguyễn Trung Thành)
Trên lớp
2 tiết
Tiết 65-66
Giáo án, Sách giáo khoa, tranh ảnh, máy chiếu, bảng phụ 
Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
Trên lớp
2 tiết
Tiết 67-68
Giáo án, sách giáo khoa, tranh ảnh, máy chiếu, bảng phụ
 Bước 5 : Xây dựng tiến trình dạy học (Minh họa)
Hoạt động 1: Giới thiệu tên bài học, mục tiêu bài học
 Cách thức hoạt động:
 Ở nhà: GV yêu cầu HS đọc tài liệu và tìm hiểu trước văn xuôi thời chống Mỹ. Đặc biệt tìm đọc một số truyện ngắn hay , có thể tìm đọc trọn vẹn hai truyện được học.
 Trên lớp: GV chiếú cho HS xem 1 đoạn phim về cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân ta trong những năm tháng ác liệt nhất để tạo tâm thế 
 Giới thiệu: “Nếu văn học chỉ im đi một phút thôi thì chẳng khác nào cái chết của 1 dân tộc”. Vì sao vậy ? Bởi vì, văn học có 1 thiên chức vô cùng cao cả đó là sự phản chiếu gương mặt tâm hồn của dân tộc qua mỗi chặng đường lịch sử. Và nền văn học của dân tộc chúng ta đã đi cùng với lịch sử để từ đó không khí bi hùng của những năm đánh Mỹ cùng với chân dung của những con người Việt nam nhân hậu giàu yêu thương mà dũng cảm kiên cường đã tạo nên hồn phách cho mỗi trang văn. Cho đến bây giờ, khói lửa chiến tranh đã mờ xa, đọc lại những tác phẩm văn xuôi được viết thời chống Mỹ oanh liệt ấy, người đọc chúng ta vẫn không khỏi bồi hồi
 Với chuyên đề “Văn xuôi thời kì chống Mỹ” hôm nay giúp chúng ta hiểu thêm về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến tranh vệ quốc của nhân dân ta ,hiểu được vẻ đẹp của con người Việt Nam ngời lên từ trong đau thương mất mát và nhân cách của họ, đó là lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc sâu sắc, là sự trung thành tuyệt đối với cách mạng, với tổ quốc, là tinh thần chủ động tiến công đánh giặc giữ làng, giữ nước. 
 Qua chuyên đề muốn giáo dục chúng ta về lòng yêu nước, tinh thần vượt lên khó khăn gian khổ và lựa chọn con đường đi cho mình cũng như xác định lẽ sống, lý tưởng sống trong thời đại mới.
Hoạt động 2 – Hệ thống hóa những vấn đề chính cần làm rõ trong chuyên đề
Cách thức hoạt động: 
- GV yêu cầu HS đọc lại kiến thức phần Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám -1945 đến năm 1975
- GV định hướng cho HS đề xuất những vấn đề cần tiếp cận trong chuyên đề
+ Đề tài của các tác phẩm 
+ Chủ đề của các tác phẩm
+ Hình tượng nghệ thuật được xây dựng để soi sáng chủ đề của các tác phẩm
+ Đặc điểm về nghệ thuật của các tác phẩm
Hoạt động 3 – Tổng hợp những nhận định về xăn xuôi cách mạng nói chung và văn xuôi thời chống Mỹ nói riêng
Cách thức hoạt động: GV yêu cầu HS sưu tầm các nhận định về văn xuôi cách mạng Việt Nam, chia sẻ những thông tin đó cho cả lớp, GV bổ sung một số thông tin còn thiếu giúp HS có thêm tri thức đọc hiểu.
Hoạt động 4 – Hướng dẫn một số kĩ năng đọc tác phẩm văn xuôi cách mạng
Cách thức hoạt động:
- GV yêu cầu HS nhắc lại/nêu cách đọc thể loại truyện –văn xuôi cách mạng qua các tp đã được học trong chương trình
- GV hệ thống hóa cách đọc, chiếu cho HS xem hoặc yêu cầu HS đọc tài liệu.
+ Đọc các thông tin ngoài văn bản như tác giả, hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của tác phẩm
+ Đọc văn bản: tập trung vào đọc nội dung và nghệ thuật.
Hoạt động 5 – Xác định những nhiệm vụ học tập trong chuyên đề
Cách thức hoạt động: GV nêu những nhiệm vụ đọc, nghe, nói, viết, từ ngữ, ngữ pháp,... chính mà HS phải thực hiện trong chuyên đề. Trong đó các nhiệm vụ đọc hiểu là chủ yếu.
Hoạt động 6 – Hướng dẫn HS đọc hiểu một số tác phẩm văn xuôi cách mạng Việt Nam 
Cách thức hoạt động:
- GV chọn hai VB tác phẩm văn xuôi cách mạng có trong SGK; dựa vào các câu hỏi đã biên soạn, hướng dẫn HS đọc hiểu 2 VB đó.
- Với mỗi VB, GV yêu cầu HS tập trung vào một/một số yếu tố văn học mang đặc trưng của văn xuôi cách mạng. Chẳng hạn:
+ Truyện ngắn “Rừng xà nu”: tập trung tìm hiểu các hình tượng : cây Xà nu, Tnú, cụ Mết..;Nghệ thuật kể chuyện và nghệ thuật miêu tả.
+ Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”: tập trung tìm hiểu các hình tượng:Việt, Chiến , chú Năm; Nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật dựng cảnh
Tiết 1: 
* Khởi động chuyên đề:
-Gv trình chiếu 1 đoạn phim về chiến tranh chống Mỹ của nhân dân ta trong giai đoạn ác liệt nhất
-Hs quan sát và trì ...  đầu ngón tay: Tnu kiên cường không thèm kêu van. Bởi anh Quyết từng nói: “ Người cộng sản không thèm kêu van”→Phẩm chất kiên cường bất khuất, vừa có lòng kiêu hãnh của người cộng sản, vừa có sự khinh bỉ bản chất tàn bạo hèn mạt của kẻ thù.
→Những phẩm chất của người anh hùng.
- Giàu tình yêu thương, tình nghĩa:
+ Với vợ con: Tnú chăm sóc, che chở, yêu thương: nhảy xổ vào giữa đám lính cứu vợ con.
+ Với dân làng: đi lực lượng vũ trang ba năm được chỉ huy cho về thăm làng, được cụ Mết dẫn ra máng nước đầu làng, Tnú “dù đã rửa ở suối rồi nhưng Tnú vẫn xúc động để vòi nước của làng dội lên khắp người như ngày trước”. Những tình cảm gắn bó yêu thương nghĩa tình, ruột thịt 
c. Cuộc đời Tnú:
- Số phận đau thương: 
+ Vợ con bị giặc giết dã man ngay trước mắt (Tnú không cứu được vợ con)
+ Bản thân bị giặc bắt, bị tra tấn đốt mười đầu ngón tay→Tiêu biểu cho số phận nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ. 
+ Hình ảnh đôi bàn tay Tnú:
. Khi lành lặn: là đôi bàn tay trung thực, nghĩa tình(bàn tay cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy; bàn tay đập đá vào đầu đến chảy máu tự trừng phạt mình vì học hay quên chữ; bàn tay yêu thương khi cầm tay Mai sau ngày vượt ngục trở về: bàn tay đặt lên bụng khi dõng dạc nói: Cộng sản ở đây này.
. Khi bị thương: là chứng tích của một giai đoạn đau thương, của thời điểm lòng căm thù sôi trào khi bị giặc đốt mười đầu ngón tay.Đó cũng là bàn tay kiên cường bất khuất khi Tnu xông vào hầm tên tướng giặc dùng đôi bàn tay tật nguyền của mình bóp cổ đến chết tên tướng giặc trong một trận chiến đấu của quân giải phóng.
→Cuộc đời Tnú ngời lên chân lí cách mạng: 
Quật khởi đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt bọn ác ôn.
+ "Tnú không cứu được vợ con"- cụ Mết nhắc tới 4 lần để nhấn mạnh: khi chưa cầm vũ khí, Tnú chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người thương yêu nhất Tnú cũng không cứu được. Câu nói đó của cụ Mết đã khắc sâu một chân lí: chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ được những gì thân yêu, thiêng liêng nhất. Chân lí cách mạng đi ra từ chính thực tế máu xương, tính mạng của dân tộc, của những người thương yêu nên chân lí ấy phải ghi tạc vào xương cốt, tâm khảm và truyền lại cho các thế hệ tiếp nối. 
+ Số phận của người anh hùng gắn liền với số phận cộng đồng. Cuộc đời Tnú đi từ đau thương đến cầm vũ khí thì cuộc đời của làng Xô Man cũng vậy.
- Khi chưa cầm vũ khí, làng Xô Man cũng đầy đau thương: Bọn giặc đi lùng như hùm beo, tiếng cười "sằng sặc" của những thằng ác ôn, tiếng gậy sắt nện "hù hự" xuống thân người. Anh Xút bị treo cổ. Bà Nhan bị chặt đầu. Mẹ con Mai bị chết rất thảm. Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay.
- Cuộc sống ngột ngạt dồn nén đau thương, căm thù. Đên khi Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay, làng Xô Man đã nổi dậy "ào ào rung động", "xác mười tên giặc ngổn ngang", tiếng cụ Mết như mệnh lệnh chiến đấu: "Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên!" 
 Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng. Câu chuyện về cuộc đời một con người trở thành câu chuyện một thời, một nước. Như vậy, câu chuyện về cuộc đời Tnú đã mang ý nghĩa cuộc đời một dân tộc. Nhân vật sử thi của Nguyễn Trung Thành gánh trên vai sứ mệnh lịch sử to lớn.
2.2.2 Nhóm hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình
a. Nhân vật Việt
Gv tung các câu hỏi định hướng :Phân tích đặc điểm nhân vật Việt. 
- Việt có những nét nào của cậu con trai mới lớn?
- Đêm trước ngày lên đường, thái độ của Việt khác với chị như thế nào?
- Cách thương chị của Việt có gì đặc biệt? Ngoài tính trẻ con, hồn nhiên, Việt còn có vẻ đẹp nào nữa ? 
- Nghệ thuật thể hiện nhân vật Việt?
Hs trả lời:
a.1. Có nét riêng của cậu con trai mới lớn, tính tình còn trẻ con, ngây thơ, hồn nhiên, hiếu động:
 - Chiến hay nhường nhịn bao nhiêu thì Việt tranh giành phần hơn với chị bấy nhiêu: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội 
 - Thích đi câu cá, bắn chim, đến khi đi bộ đội vẫn còn đem theo ná thun trong túi.
 - Đêm trước ngày lên đường: Trong khi chị đang toan tính, thu xếp chu đáo mọi việc (từ út em, nhà cửa, ruộng nương đến nơi gởi bàn thờ má), bàn bạc trang nghiêm thì Việt vo lo vô nghĩ:
+ Vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”
+ vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay”
+ ngủ quên lúc nào không biết
 - Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con: “giấu chị như giấu của riêng” vì sợ mất chị trước những lời đùa của anh em.
 - Bị thương nằm lại chiến trường: sợ ma cụt đầu, khi gặp lại anh em thì như thằng Út ở nhà “khóc đó rồi cười đó”
a.2. Một chiến sĩ có tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ, dũng cảm, kiên cường:
- Còn bé tí: dám xông thẳng vào đá thằng giặc đã giết hại cha mình
- Lớn lên: nhất quyết đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má
- Khi xông trận: chiến đấu rất dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc
- Khi bị trọng thương: một mình giữa chiến trường, mặt không nhìn thấy gì, toàn thân rã ròi, rõ máu nhưng vẫn trong tư thế quyết chiến tiêu diệt giặc.
“Tao sẽ chờ mày  Mày có bắn tao thi tao cũng bắn được mày  Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy”
 àKế tục truyền thống gia đình nhưng Việt và Chiến còn tiến xa hơn, lập nhiều chiến công mới hiển hách.
b. Nhân vật Chiến:
Gv tung các câu hỏi định hướng:Tìm hiểu nhận vật Chiến
+ Chiến có những nét nào giống người mẹ của mình? Nét khác biệt của Chiến so với người mẹ là gì?
-Nét chung tính cách các nhân vật Việt và Chiến để làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con?
Hs trả lời:
b.1. Là một cô gái mới lớn, tính khí vẫn còn nét trẻ con nhưng cũng là một người chị biết nhường em, biết lo toan, tháo vát; 
- là một cô gái vừa mới lớn nên tính khí còn rất “trẻ con” 
- là một người chị biết nhường nhịn em, biết lo toan, đảm đang, tháo vát.
b.2. Vừa có những điểm giống mẹ, vừa có những nét riêng. Chiến căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm, lập được nhiều chiến công.
*Chiến có những nét giống mẹ: 
- Mang vóc dáng của má: "hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng thân người to và chắc nịch". 
- Đặc biệt giống má ở cái đêm sắp xa nhà đi bộ đội: 
+ Biết lo liệu, toan tính mọi việc nhà (“nói nghe in như má vậy”), đảm đang, tháo vát
+ Hình ảnh người mẹ như bao bọc lấy Chiến, từ cái lối nằm với thằng út em trên giường ở trong buồng nói với ra đến lối hứ một cái "cóc" rồi trở mình. 
+ Chính Chiến cũng thấy mình trong đêm ấy đang hòa vào trong mẹ: "Tao cũng đã lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính vậy". 
* Nét khác biệt so với người mẹ:
- Trẻ trung, thích làm duyên làm dáng
- Đươc trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề như dao chém: “Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất”.
à Đó .là vẻ đẹp của con người sinh ra để gánh vác, để chống chọi, để chịu đựng để chiến đấu và chiến thắng.
c. Nét tính cách chung của hai chị em:
- Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương (cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba và má). 
- Hai chị en có chung mối thù với bọn xâm lược. Tuy còn nhỏ tuổi, chí căm thù đã thôi thúc hai chị em cùng một ý nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc. 
- Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em. Tình cảm này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em giành nhau ghi tên tòng quân và sáng hôm sau trước khi lên đường nhập ngũ cùng khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm
- Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc dũng cảm. Đánh giặc là niềm say mê lớn nhất của hai chị em Việt và Chiến cũng là của tuổi trẻ miền Nam trong những năm tháng ấy: "Hạnh phúc của tuổi trẻ là trên trận tuyến đánh quân thù". 
- Hai chị em Việt đều có những nét rất ngây thơ thậm chí có phần trẻ con (giành nhau bắt ếch nhiều hay ít, giành nhau thành tích bắn tàu chiến giặc và giành nhau ghi tên tòng quân).
TIẾT 4
2.3.Những đặc sắc về nghệ thuật của văn xuôi kháng chiến chống Mỹ
Câu hỏi: Những phát hiện của em về đặc sắc nghệ thuật văn xuôi kháng chiến chống Mỹ?
Nghệ thuật trần thuật:
- Truyện thường được kể ở ngôi thứ ba nhưng điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật: cụ Mết ( Rừng xà nu), Việt ( Những đứa con trong gia đình). Cách kể này làm cho câu chuyện có màu sắc chủ quan, khắc họa được nội tâm, tính cách nhân vật và người đọc dễ hình dung về sự việc, con người được kể.
-Giọng điệu trần thuật: Khuynh hướng sử thi tạo nên giọng điệu sang trọng sùng kính ngợi ca hào sảng.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
 - Văn xuôi kháng chiến chống Mỹ xây dựng một hệ thống các nhân vật điển hình mang dáng dấp sử thi. Đó là những con người mang tư tưởng thời đại, khát vọng và ý chí của dân tộc, của quần chúng: T nú. Việt, Chiến
 - Nhân vật trung tâm là hình ảnh những người chiến sĩ, người lính và toàn dân trong cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại: Cụ Mết, chú Năm, bé Heng
 3. Ngôn ngữ: 
- Có sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều bút pháp: tả thực, lãng mạn, sử thi
- Ngôn ngữ gợi cảm, tráng lệ
- Nhiều chi tiết có giá trị biểu tượng: Đôi bàn tay T nú, cuốn sổ gia đình
---------------------------------------------------------------------------------------
Hoạt động : Luyện tập
Mục tiêu hoạt động: 
Giúp học sinh củng cố việc nhận diện, đánh giá và tổng kết nội dung chuyên đề. Cụ thể nắm chắc các kiến thức về 2 tác phẩm văn xuôi kháng chiến chống Mỹ 
Phương pháp tiến hành: Sử dụng kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm ( cặp đôi), PP vấn đáp, thuyết trình.
Hình thức tổ chức: Gv trình chiếu câu hỏi, yêu cầu Hs thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi, 1 đại diện trình bày . Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên đánh giá và chôt lại kiến thức.
Nội dung của hoạt động:
Câu hỏi 1: Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm “Rừng xà nu” và “Những đứa con trong gia đình”.
Câu hỏi 2: Chỉ ra sự vận động về chủ đề, hình tượng từ tác phẩm “Rừng xà nu” đến “Những đứa con trong gia đình”.
Hoạt động: Vận dụng
Mục tiêu hoạt động: 
Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về chủ đề vào đọc hiểu, khám phá các tầng ý nghĩa của 2 tác phẩm văn xuôi kháng chiến chống Mỹ “Rừng xà nu” và “Những đứa con trong gia đình”, cũng như những tác phẩm cùng thời.
Phương pháp tiến hành: PP vấn đáp, thuyết trình.
Hình thức tổ chức: Gv trình chiếu câu hỏi, học sinh suy nghĩ độc lập để trả lời phần bài tập trên lớp, hoặc nhận sự trợ giúp để hoàn thành bài tập . Các Hs khác nhận xét bổ sung. Giáo viên đánh giá và chôt lại kiến thức.
Nội dung của hoạt động:
Bài tập 1: Chỉ ra chất sử thi qua những chi tiết: Đôi bàn tay của T nú, Chị en Việt Chiến khiêng bàn thơ má sang gửi nhà chú Năm.
Bài tập 2: Viết đoạn văn cảm nhận những vẻ đẹp khác nhau của T Nú và Việt.
Hoạt động: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động: 
Giúp học sinh tiếp tục tìm tòi, mở rộng quá trình đọc hiểu các tác phẩm văn xuôi kháng chiến chống Mỹ
Phương pháp tiến hành: thuyết trình.
Hình thức tổ chức: Gv trình chiếu câu hỏi, học sinh hoàn thành bài tập ở nhà .. Giáo viên đánh giá và kiểm tra vào tiết học sau.
Nội dung của hoạt động:
+ Tìm đọc các tác phẩm văn xuôi kháng chiến chống Mỹ
+ Viết đoạn văn bình luận các tác phẩm.
+ Vẽ chân dung nhân vật em yêu thích hoặc cảnh thiên nhiên trong hai tác phẩm
 :
: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_chu_de_van_xuoi_thoi_ki_khang_chien_c.docx