Giáo án Ngữ văn lớp 11

Giáo án Ngữ văn lớp 11

Vào phủ chaos trịnh

 (Trích-Thượng kinh ký sự)

 Lê Hữu Trác

Yêu cầu: - Giúp học sinh thấy được uy quyền và cuộc sống của chaos Trịnh.

 - Hoi đưice đặc điểm bút pháp ký sự của tác giả qua đoạn trích.

Nội dung –phương pháp giảng dạy

 

doc 15 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Vào phủ chaos trịnh 
 (Trích-Thượng kinh ký sự) 
 Lê Hữu Trác
Yêu cầu: - Giúp học sinh thấy được uy quyền và cuộc sống của chaos Trịnh.
 - Hoi đưice đặc điểm bút pháp ký sự của tác giả qua đoạn trích.
Nội dung –phương pháp giảng dạy
Nêu những nét chính trong cuộc đời sự nghiệp của tác giả?
I.tiểu dẫn: 
 1.tác giả: Lê Hữu Trác (1724-1791)là danh y lỗi lạc
Quê ở Hải Dương sống chủ your ở quidê my Hà Tuna.
ông để lại Nihau tác phẩm y học nổi tiếng và ký sự đặc sắc: “Thượng kinh kí sự” 
Em cho biết dặc trưng thể ký trung đại?
Nêu hoàn cảnh sáng tác? ánh xạ của hoàn cảnh đó trong tác phẩm?
 Nêu nội dung chính của tác phẩm? đề xuất cách tìm hiểu?
Quang cảnh phủ chúa Trịnh được miêu tả như thế nào?
Cảnh nơi cổng sau được miêu tả bằng những hình ảnh nào?
Những hình ảnh này gợi điều gì?
Thái độ của tác giả?
Nhận xét nghệ thuật miêu tả của tác giả?
Kể những chi tiết này mục đích của tác giả là để nói lên điều gì?
ở đây tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
ý nghĩa khi tác giả nhắc nhiều đến những từ này?
Cách tường thuật này giúp tác giảnói lên điều gì?
Cảnh bắt mạch này dược tường thuật như thế nào? có ý nghĩa gì?
Nhận xét này cho thấy tác giả là một thầy thuốc như thế nào?
Quá trình cho thuốc được tác giả tường thuật như thế nào
 2.Tác phẩm: 
 a.Thể ký: là một loại hình văn xuôi tự sự, dùng để ghi chép về con người sự vật phong cảnh..Ký còn gọi tạp ký, tạp lục: ghi lại những điều mắt thấy tai nghe. Ký vào thế kỷ XVII- XIX có sự phá cách sáng tạo, phóng túng dài ngắn bất định, lời văn tự nhiên, điển có biến mất chỉ còn nhà văn đối diện với sự việc, kể chuyện trữ tình, bình luận. Đây là loạighi chép có tính chất lịch sử về nhân vật, sông níu đền chùa, phương vực vật phẩm chuyện lạ..
 Ký sự: chọn cuộc hành trình với những cuộc gạp gỡ, làm việc, thù tạc.. là loại ký đầy tính văn học nghệ thuật tả lòng thì két hợp chặt chẽ, miêu tả thì quan sát tinh tường.
 b. Hoàn cảnh sáng tác:
 - Sau khi Lê Hữu Trác bị gọi về kinh chữa bệnh cho Trịnh Cán (ngày 12 tháng giêng- 1782 đến ngày 2-11-1782)
 - Tác phẩm ra đời vào giai đoạn lịch sử phong kiến Việt Nam thối nát nhất, vua chúa ăn chơi sa đoạ không chú ý đến triều chính
. Nội dung tác phẩm :(hoc sinh tự nêu) II.Đọc- hiểu đoạn trích:
 1.Quang cảnh và cảnh sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh
Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh:
Quang cảnh được miêu tả theo cái nhìn cuả tác giả trên đường vào phủ chúa nên có thứ tự cụ thể.
+ Cảnh nơi cổng sau của phủ:
 * Mấy lần cửa, 
 * Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắmthoang thoảng mùi hương
 * Có hồ có những cây lạ lùng, hòn đá kì lạ
àChỉ là cổng sau của phủ mà đã được bày đặt sắp xếp thật lộng lẫy, công phu như thế, chứng tỏ phủ chúa thật là giàu sang nhất bậc.
 + Cảnh trong phủ chúa
 - nhà cửa: 
Nhà cửa san sát, nào điếm, nào cung với những cái tên vô cùng cao sang nhà “ Đại đường” “quyển bồng” “gác tía” phòng tràrồi lầu cao sơn son thếp vàng“những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”, “vào chỗ thái tử phải qua sáu lần trướng gấm”
 - vật dụng:
* Đồ nghi trượng đều sơn son thép vàng, đồ đạc nhân gian chưa từng thấy..
* Màn gấm...Nến sáp sáng trưng.
àVô cùng ngỡ ngàng, thật sự ngạc nhiên về sự giàu sang tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng ở đây. 
àTác giả miêu tả khá tỉ mỉ, cụ thể bằng một con mắt quan sát tinh tế, sắc sảo của một người thầy thuốc lần đầu tiên được đặt chân vào chốn quyền môn. 
 b.Cảnh sinh hoạt trong phủ chúa:
 - Cảnh tác giả đựơc gọi vào phủ:
 + sáng tinh mơ 1-2 tiếng gõ cửa rất gấp.
 + Người tuyền báo thở hổn hển
 + Cáng chạy như ngựa lồn
 + Tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường
 + Người giữ cửa truyền báo rộn ràng
thể hiện công việc thật cấp bách, điều đó cũng bộc lộ rõ sức nặng của mệnh lệnh.
Cảnh sinh hoạt trong phủ:
 + mỗi cửa đều có người đứng canh,
 + vệ sỹ canh giữ cửa cung, ai muuốn vào phải có thẻ
Thể hiện sự nghiêm cẩn tuyệt đối, đó là những biện pháp để bảo vệ vua chúa.
 + rất nhiều người phục dịch: binh lính, vệ sỹ, thị vệ, người có việc quan đi lại như mắc cửi, cung tần mỹ nữ xúm xítrồi quan chánh đường, các ngự y của súa cung hai viện..tiểu hoàng môn , quan nội thần, quan tả viện
Tác giả sử dụng nghệ thuật liệt kê làm nổi bật một bộ máy đồ sộ đang hoạt động chỉ để cung phụng một vài nhân vật có quyền uy. Hơn thế nữa đây chỉ là những kẻ ăn bám vào quyền bính mà chúa Trịnh đánh cắp được.
 - Chúa Trịnh
 +Chúa Trịnh không được miêu tả trực tiếp mà chỉ được nhắc đến bằng những từ ngữ tôn xưng như “thánh thượng , thánh chỉ, thánh thể”
Đây là những từ ngữ tôn xưng để chỉ nhà vua, chúa không được gọi bằng những từ này, thế mà Trịnh Sâm vẫnbắt thuộc hạ gọi bằng những từ này điều đó phản ánh sự lộng quyền, tiếm lễ của chúa Trịnh lúc bấy giờ. Lời văn của tác giả có ý mỉa mai châm biếm.
 à Qua cảnh sinh hoạt này chúng ta thấy sự uy nghiêm, quyền thế của phủ chúa sự uy nghiêm đó còn hơn cả cung vua. Điều đó còn cho thấy quyền uy tối thượng, nếp sống xa hoa của chúa Trịnh Sâm vàgia đình.
2. Cảnh bắt mạch:
Thế tử:
 + một đứa trẻ năm sáu tuổi ở trong màn thê trướng gấm, có mấy người phục dịch hai bên “một người ngồi trên sập độ năm sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ”
 b. thầy thuốc:
 + Một cụ già “ nín thở dứng chờ từ xa”. “phải quỳ lạy bốn lạy,
 + Xem mạch:
Phải gọi là “hầu mạch”, uống thuốc thì gọi là “dùng trà”. Muốn xem thân hình phải có nội thần xin phép được cởi áo
àViệc bắt mạch thật đầy áp lực với người thầy thuốc, phải là người có bản lĩnh mới có thể hành nghề ở đây.
 + nhận xét của tác giả về bệnh nhân:
* bệnh mắc đã lâu
* tinh khí khô hết
* da mạt khô rốn lồi to
* nguyên nhân do ở trong chốn màn the trướng gấm , ăn quá no mặc quá ấm
-> Nhận xét rất tinh tế của một thầy thuốc giàu kinh nghiệm. Hiểu rõ căn nguyên của bệnh.
 + Cho thuốc: 
Đầy đắn đo suy xét, đây là quá trình đấu tranh nội tâm , vì “Nhưng sợ mình không ở lâuđể nối tiếp cái lòng trung của cha ông”
Phẩm chất cao quý của Lê Hữu Trác: khinh thường lợi danh,quyền quí, yu thích sự tự do và nép song thanh đạm, giản dị nơi quê nhà
Là một thầy thuốc giỏi, có y đức cao cả.
3. Thái độ của tác giả:
Thái độ thể hiện gián tiếp qua miêu tả tường thuật:
Thái độ thể hiện trực tiếp bằng nhận xét, đánh giá:
* “Tôi nghĩ bụngkhác hẳn người thường”
* “ lính nghìn cửathuở nào”
 * “ những cái cây lạ lùng ”
 *Những đồ ăn.phong vị của nhà đại gia”
Nhà văn khong đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng thụ những nhận xét của tác giả đã thể hiện những cảm nghĩ chân thực trước xã hội đương thời.
III. tổng kết: 
- Bức tranh chân thực về cuộc sống của bọn vua chúa đương thời.
 - Bức tranh cụ thể về phủ chúa Trịnh.
 - Hiện thực về nội bộ triều đình Lê- Trịnh 
 - Bút pháp tả thực 
 -Thể hiện mẫu mực đặc trưng của thể ký trung đại
 Luyện tập phân tích đề,
 lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
Yêu cầu: Giúp học sinh biết phân tích một đề văn nghị luận xã hội.
Biết tìm ý và lập giàn ý cho bài văn nghị luân xã hội.
Nội dung- phương pháp
đề 1. trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của rừng?
Câu hỏi: em hãy cho biết vấn đề cần bàn luận ở đây là gì?
Có những ý lớn nào? 
Em hãy triển khai các ý đẫ tìm ra ở trên thành một dàn bàn dạng đề cương?
Nêu những lợi ích cơ bản của rừng với cuộc sống?
Hiện nay thực trạng tàn phá rừng như thế nào? 
Cần đối sánh cụ thể về diện tích rừng trước đây và bây giờ bằng số liệu thời gian, diện tích
Nguyên nhân của tình trạng trên?
Các giải pháp của em nhằm bảo vệ rừng?
 Cần có những việc làm gì để rừng ngày càng xanh tốt?
I.Phân tích đề:
nội dung trọng tâm của đề:
Ví dụ: Đề 1.
các ý lớn:giải thích vấn đề.
Thực trạng hiện nay của rừng
Các giải pháp cần có để bảo vệ rừng.
Hành động của mõi chúng ta.
dàn bài dạng đề cương:
 Mở bài: giới thiệu khía quát nội dung trọng tâm của đề.
Thân bài:
+ giải thích vấn đề: đề cập đến vấn đề lợi ích của rừng đối với cuộc sống; cụ thể là rừng mang lại những lợi ích gì?
rừng là lá phổi của sự sống.
Rừng chống lũ lụt.
Rừng đưa lại nhiều sản vật phục vụ cho cuộc sống.
Rừng là môi trường sống của nhiều loài động vật quý hiếm
 + thực trạng hiện nay của rừng:
bị huỷ hoại tàn phá bừa bãi: mất đi bao nhiêu diện tích, bao nhiều loài bị tuyệt diệt
rừng bị cháy.
 + nguyên nhân của tình trạng trên?
sự bất cẩn.
Sự vụ lợi của con người.
 + các giải pháp cần có để gìn giữ rừng.
những việc cần làm ngay trớc mắt để cứu lấy những diện tích rừng còn lại.
Kế hoạch lâu dài.
 + hành động của mỗi chúng ta để gìn giữ màu xanh của rừng.
 Kết bài: những cảm xúc mong ước của bản thân về một trái đất mãi mãi màu xanh.
đề 2. giáo viên đặt câu hỏi học sinh tự giải quyết theo định hướng từ đề 1.
Các Mác nói: “ mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian” Anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên.
 cha tôi
 (Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục)
 Đặng Huy Trứ
yêu cầu: giúp học sinh thấy được những triết lý trong lời nói của Đặng Dịch Trai không chỉ đúng với một thời mà là mọi thời
Thấy được đặc trưng của thể ký trung đại qua tác phẩm
I.Giới thiệu chung: 
 1.tác giả:
 - Đặng Huy Trứ (1825-1874)Hương Trà- Thừa Thiên Huế
 - Đậu Cử nhân năm 1843, 1848vào thi hôi đậu tiến sỹ thi đình ông bị phạm huý và bị truất cả học vị tién sỹ , cử nhân
 - Ông vẫn vươn lên trở thành một học giả nỏi tiếng và là người có tư tưởng canh tan đầu tiên ở nước ta
 - Tác phẩm để lại (sgk)
 2. thể loại: tự thuật là một thể loại ký thời trung đại
 Tự thuật thường dùng ghi lại những lại cuộc đời, kỷ niệm, những sự kiện lớn một cách chân thực tác động đến tâm tư tình cảm của người viết.
II.đọc-hiểu:
Đặng Huy Trứ đậu cử nhân
 Được kể lại rất đặc biệt hấp dẫn:
 + tạo tình huống bất ngờ:
 * Lời của người xướng danh đọc từ từ “ người xã Bác Vọng” rồi mới đọc đến tên làm mọi người hồi hộp và đoán già đoán non. Tất cả mọi người đều nghĩ Người xã Bác Vọng là tiên sinh họ Đặng
 *người đậu là Đặng Huy Trứ làm tất cả mọi người không ngờ tới mà chính tác giả cũng không ngờ.
Đặng Huy Trứ đậu thi hội
Đặng Huy Trứ thi đình và phạm huý
 2.Thái độ của Đặng Dịch Trai:
suy nghĩ của bản thân trước những triết lý của Đặng Dịch Trai
 (sgk)
 Lẽ ghét thương 
 ( Trích Truyện Lục Vân Tiên)
 Nguyễn Đình Chiểu
Yêu cầu: giúp học sinh hiểu được: Tư tưởng ghét hôn quân bạo chúa, thương những người hiền tài của tác giả qua lời ông quán trong đoạn trích
Thấy được nghệ thuật truyền cảm bằng cách dùng điệp ngữ, thành ngữ , tiểu đối trong đoạn trích.
Nội dung –phương pháp 
Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
Nét đặc trưng nghệ thuật
Em hãy tóm tắt tác phẩm?
Nêu chủ đề đoạn trích?
Vai trò của nhân vật ông Quán?
 Phần thứ nhất có nội dung gì?
Qua đó ông quán thể hiện quan niệm gì?
ông quán ghét những gì?
cách nói như thế nào?vì sao ghét?
điều đó thể hiện quan điểm của nhà thơ như thế nà?
í nghĩa của điệp ngữ trong câu thơ?
I.Tiểu dẫn:
 1.hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
Khoảng sau năm 1850 khi ông bị mù hoàn toàn, mỏ trường dạy học ở quê nhà. Tác phẩm gắn với những sự kiện có thực trong cuộc đời nhà thơ.
 2.Đặc trưng nghệ thuật: dựa vào mô típ của văn học dân gian và truyện trung đại kết hợp với mmọt số tình tiét có thật trong cuộc đời tác giả.
 3.Tóm tắt(sgk)
 4.Đoạn trích:
 - Vị trí đoạn trích:(sgk)
 - Chủ đề đoạn trích: thể hiện tư tưởng ghét hôn quân bạo chúa,thương nhân dân và người hiền tài của tác giả
 - Nhân vật ông quán: là sự hoá thân của nhà thơ để qua đó thể hiện tư tưởng quan điểm của mình.
 II.Đọc – hiểu văn bản:
 1.Phần thứ nhất: nguyên nhân của lẽ nghét thương
 - đọc nhiều sách vở thánh hiền: nhận thấy nhiều điều bất công trong cuộc sống nên “lòng hằng xót xa”
 - giải thích mối quan hệ giữa ghét và thương: hay ghét là hay thương”àtuyên ngôn lẽ thương lẽ ghét của ông quán. Thương và ghét là hai mặt đối lập của tình cảm nhưng nó luôn luôn thống nhất. Đã thương cái tốt đẹp thì ghét cái xấu xa, ngược với các điều tốtđẹp. Câu nói của ông quán thể hiện lẽ ghét thương của ông gắn với tình cảm yêu thương, tình cảm gắn bó với nhân dân.
2.Phần thứ hai: Lẽ ghét, thương 
Lẽ ghét:
+ ghét các đời vua tàn bạo hại dân lành:
* vua Kiệt
* vua Trụ
* vua U vua Lệ
 + sau một câu nói cái ghét là một câu kể tội của những đấng hôn quân, tác giả lần lượt kể ra các tội trạng hại dân của các đời vua ngày trước:
 * “dân sa hầm sẩy hang”
 *“dânlầmthan”
 * “dân nhọc nhằn”
 * “lằng nhằng rối dân”
Chứng tỏ nhà thơ đứng trên lập trường thương dân mà ghét kẻ hại dân. Cái ghét của nhà thơ đi liền với cái thương vì thương cho nên ghét. Mà cũng vì thương cho nên cái ghét thật sâu sắc mạnh liệt.
 * “Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm”
Các từ ghét được láy đi láy lại nhiều lần thể hiện rõ thái độ không khoan nhượng kẻ thù của nhà thơ.
Lẽ thương:
+ Thương những người tài giỏi có khí tiết mà số phận không may mắn họ không thực hiện được hoài bão phò dân, phò nước. 
 đọc thêm 
 chạy giặc
 Nguyễn Đình Chiểu
Yêu cầu: giúp học sinh nhận thấy
 Lòng yêu nước cháy bỏng. Nỗi niềm đau đớn của nhà thơ trước cảnh nước mất nhà tan, 
Nỗi thương xót nhân dân trong cảnh can qua phải tan cửa nát nhà
Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
Chủ đề tác phẩm?
Hai câu đầu có nội dung gì?
Nội dung đó được nói như thế nào?
Không gian được nhắc tới trong bài thơ bộc lộ dược điều gì?
Thời gian hiện lên ở đây biểu hiện cảm nhận gì ở nhà thơ?
Sự thất bại của quân ta dược thể hiện bằng hình ảnh nào?
I.Tiểu dẫn: 
 2.Hoàn cảnh sáng tác:
1858 Thực dân Pháp lần đầu tiên nổ súng vào Đà Nẵng nhưng không vượt qua được trận tuyến phòng ngự. Sau đó năm 1859 Pháp lại đánh vào Sài Gòn- Gia Định quân triều đình phải rút lui nhân dân lâm vào cảnh náo loạn 
 Mặc dù bị mù nhà thơ vẫn theo dõi tình hìnhđất nước và đau xót làm bài thơ này.
 2.chủ đề: qua bức tranh chạy giặc nhà thơ thể hiện niềm xót đau vô hạn trước cảnh nước mất nhà tan, đồng thời thể hiện lòng căm thù giặc và bất bình trước sự hèn yếu của triều đình Huế.
II.Đọc- hiểu văn bản.
1 . Hai câu đầu:
giới thiệu vấn đề: chạy giặc
 + không gian : chợ, đông
 + Thời gian:Tan chợ, phút sa tay
àcách giới thiệu đặc biệt: đây là 
 * Không gian thể hiện sự yên bình của đời sống nhân dân ta ngàn đời nay. Chợ là nơi tụ họp đông vui nhộn nhịp nhất, chợ là nơi mọi người gặp gỡ mua bán, nơi đó hội tụ nhịp sống của thôn quê chọn không gian này để miêu tả cảnh hỗn loạn khi có biến cố là một sự tinh tế của nhà thơ.Chiến tranh ập đến bất kỳ không ai kịp trở tay, nỗi hốt hoảng, sự hỗn loạn tột cùng.
 * Thời gian hiện lên trong tác phẩm cũng rất cụ thể, một loạt từ “tan chợ” “vừa” “phút” nó diễn tả sự đổi thay nhanh chóng, nó gợi lên rõ rệt ranh giới giữa hoà bình và chiến tranh. Một phút trước đó còn chợ búa đông vui thế mà ngay sau đó chết chóc đã ập đến. Hoà bình thật mong manh!
 + Gợi lên sự thật thất bại của quân ta: 
 * Hình ảnh: “Một bàn cờ thế phút sa tay”. Hình ảnh bàn cờ thế gợi lên thế chiến đã vào phút hiểm nghèo

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 11 tron bo.doc