Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tuần 13: Sóng - Đặng Phương Thảo

Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tuần 13: Sóng - Đặng Phương Thảo

III. Về thái độ

- Sống có khát vọng tình yêu mãnh liệt.

- Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực

- Năng lực giao tiếp phân tích, cảm nhận tác phẩm

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về các kiến thức trọng tâm của tác phẩm

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

I. Đối với giáo viên:

- Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 tập 1

- Sách giáo viên Ngữ Văn lớp 12 tập 1

- Giáo án bài dạy

- Tài liệu liên quan

II. Đối với học sinh:

- Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 tập 1

- Vở ghi chép, vở soạn văn

- Tìm đọc những bài thơ về tình yêu

- Trả lời câu hỏi ở phần luyện tập SGK

- Đồ dùng học tập

 

 

docx 6 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1179Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tuần 13: Sóng - Đặng Phương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Tiết.
TPPCT.
Tên sinh viên : Đặng Phương Thảo
Tên giáo viên : Bùi Thị Hoàng Cẩm Tiên
Ngày dạy.
 SÓNG
(Xuân Quỳnh)
A. Mục tiêu bài học
I. Về kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, ý nghĩa nhan đề của bài thơ
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn phong phú, nồng nhiệt và niềm khao khát khao tự nhận thức của người phụ nữ trong tình yêu.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong câu từ, hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ. Giọng thơ tha thiết nồng nàn, nhiều suy tư sôi nổi. 
II. Về kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, đọc hiểu một bài thơ về tình yêu.
- Biết nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một hình tượng nghệ thuật trong thơ.
- Rèn kỹ năng cảm thụ văn học
III. Về thái độ
- Sống có khát vọng tình yêu mãnh liệt.
- Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực
- Năng lực giao tiếp phân tích, cảm nhận tác phẩm 
- Năng lực thẩm mỹ 
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về các kiến thức trọng tâm của tác phẩm 
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Đối với giáo viên: 
- Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 tập 1
- Sách giáo viên Ngữ Văn lớp 12 tập 1
- Giáo án bài dạy
- Tài liệu liên quan
Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 tập 1
- Vở ghi chép, vở soạn văn
- Tìm đọc những bài thơ về tình yêu
- Trả lời câu hỏi ở phần luyện tập SGK
- Đồ dùng học tập
C. Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nôi dung cần đạt
I.Hoạt động 1: Khởi động 
-GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh đến với HS quan sát tranh tìm hiểu về tác phẩm “Sóng” cho học sinh chơi xem hình đoán chữ liên quan đến các từ khóa ( tình yêu, bắt đầu, nỗi nhớ, khám phá, bí mật, khát vọng)
II. Hoạt động 2: hình thành kiến thức
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về phần tìm hiểu chung về văn bản
- Hình thức: cá nhân
- Kỹ thuật: đặt câu hỏi
Bước 1: GV nêu câu hỏi:
- Dựa vào Tiểu dẫn em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Xuân Quỳnh?
- Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về điều gì?
- Một số tác phẩm tiêu biểu của nữ sĩ?
- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
- Bài thơ viết về đề tài gì?
- Bài thơ được chia làm mấy phần? Mỗi phân nói về điều gì?
- Ý nghĩa về hình tượng Sóng?
- Nhân vật trữ tình “Em” và sóng có mối quan hệ như thế nào?
Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản
GV cho HS đọc hai khổ thơ đầu
- Hình thức: cá nhân
- Kỹ thuật: đặt câu hỏi
GV hỏi:
- Hình tượng sóng được tác giả miêu tả như thế nào? 
- Thủ pháp nghệ thuật gì được sử dụng?
- Em cảm nhận gì về trạng thái của sóng biển?
-Em hiểu 2 câu thơ “Sóng không hiểu tận bể” như thế nào?
- Nhà thơ đã tìm ra nét tương đồng gì giữa sóng và tình yêu?
- Nghệ thuật trong câu thơ là gì?
- GV cho HS đọc hai khổ tiếp theo.
- Khổ 3 và 4 tác giả đã bộc lộ điều gì? Cách thể hiện như thế nào?
- Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ? Nêu giá trị biểu đạt của chúng?
GV cho HS đọc ba khổ thơ tiếp theo
GV hỏi:
- Tìm hiểu về sóng – nỗi nhớ, lòng thủy chung của người con gái?
- Tìm các biện phá tu từ được sử dụng để tác giả thể hiện nổi nhớ?
- Hình tượng sóng được miêu tả như thế nào trong đoạn thơ?
- Tình yêu của XQ không chỉ gắn liền với nỗi nhớ mà còn hướng tới điều gì?
-“Xuôi về phương bắc – ngược về phương nam” cách nói có gì khác thường? Nhằm nhấn mạnh điều gì?
Quan niệm của nhà thơ về tình yêu được thể hiện như thế nào?
GV cho HS đọc hai khổ thơ cuối
GV hỏi:
- Hãy tìm hiểu giá trị biểu đạt của các quan hệ từ trong các câu thơ 1&2, 3&4 trong khổ thơ 8?
- Hãy phân tích giá trị biểu đạt của từ ngữ ở khổ cuối?
GV: Đánh giá về NT của bài thơ?
III. Hoạt động 3: Luyện tập
- Hình thức: cá nhân
- Kỹ thuật: đọc diễn cảm
- GV cho HS đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ
-GV nhận xét
IV. Hoạt động 4: Vận dụng
GV yêu cầu HS tìm hiểu và làm bài tập thu hoạch ở nhà. Nộp sản phẩm vào tiết học sau
Bài tập:
- Em hãy chia sẻ khát vọng về tình yêu của thế hệ trẻ hện nay.
V. Tìm tòi và mở rộng
- GV giao bài tâp cho HS: Sưu tầm các bài thơ về tình yêu của các nhà thơ 
DẶN DÒ
- Học bài 
- Soạn và chuẩn bị bài mới
-Học sinh quan sát tranh và tư liệu, thực hiện nhiệm vụ.
-HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ và trình bày
HS đọc thơ
HS suy nghĩ TL
HS TL
HS đọc thơ
HS TL
HS đọc thơ
HS TL
HS đọc thơ
HS TL
HS trình bày
HS đọc diễn cảm bài thơ
HS làm bài và nộp sản phẩm vào tuần sau
HS làm bài và nộp sản phẩm vào tuần sau
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Xuân Quỳnh (1942-1988) tên khai sinh Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở La Khê, thành phố Hà Đông, tình Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)
- Nữ sĩ tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kỳ chống Mỹ.
- Là một người phụ nữ đa tài
- Thơ của bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Tự hát (1984),...
- Nhà thơ của tình yêu
2. Tác phầm
- “Sóng” sáng tác năm 1967 được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968)
- Tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh.
- Diễn tả tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người
3. Bố cục
- Đoạn 1: 2 khổ đầu
àNhững cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu.
- Đoạn 2: 2 khổ 3, 4
àNghĩ về sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa.
- Đoạn 3: 3 khổ 5, 6, 7
àNghĩ về sóng và nỗi nhớ, lòng chung thuỷ của người con gái.
- Đoạn 4: 2 khổ cuối
àNghĩ về sóng và khát vọng tình yêu.
4. Ý nghĩa nhan đề “Sóng”
- Sóng là hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ. 
- Mang 2 ý nghĩa:
+ Ý nghĩa tả thực: chỉ con sóng ngoài biển khơi
+ Ý nghĩa biểu tượng: ẩn dụ cho tâm trạng của người phụ nữ đang yêu. 
à Hình ảnh sóng và “em” có nét song hành và luôn tương đồng với nhau, có lúc tách đôi có lúc hòa nhập cộng hưởng. Có ý nghĩa biểu tượng cho khát vongjtinhf yêu của Xuân Quỳnh hình tượng đẹp và xác đáng. 
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Trạng thái tâm lý của người phụ nữ đang yêu và khát vọng tìm kiếm tình yêu (khổ 1+2)
- Hình ảnh:
 “ Dữ dội/ dịu êm
 Ồn ào – lặng lẽ”
à Nghệ thuật đối lập liệt kê nhờ sử dụng 4 tính từ tương phản. Gợi ra sự bất thường những trạng thái đối lập. 
- Sóng biển muôn đời dạt dào không đứng yên trong những trạng thái đối lập. Khi dữ dội lúc dịu êm khi ồn ào lúc lặng lẽ.
- Sóng không hiểu nổi mình: con sóng mang khát vọng lớn lao.
- Sóng tìm ra tận bể: hành trình tìm ra tận bể chất chứa sức sống tiềm tàng bền bỉ để vươn tới giá trị tuyệt đích của chính mình.
à Tình yêu của Xuân Quỳnh luôn hướng tới những điều lớn lao ca cả.
- Quy luật của tự nhiên cũng như quy luật của tình yêu: con sóng muôn đời luôn bồi hồi trong lòng đại dương cũng như tình yêu muôn đời là khao khát của tuổi trẻ.
- Nghệ thuật ẩn dụ ngầm: Biển cần có sóng, con người cần có tình yêu
à Khát vọng trong trái tim người phụ nữ đang yêu. Hình tượng ẩn dụ “Sóng” diễn tả thật sâu thẳm những cung bậc cảm xúc trong tình yêu.
2. Suy tư trăn trở về tình yêu (khổ 3+4)
- Nhà thơ trăn trở suy tư muốn tìm hiểu rõ về cội nguồn, gốc rễ của tình yêu trong trái tim. 
- Điệp ngữ “Em nghĩ” về:
+ Anh, em – về tình yêu chúng ta
+ Biển: sóng, gió – những bí ẩn của tự nhiên
- Câu hỏi tu từ: thể hiện nỗi trăn trở suy tư lí giải những bí ẩn của tình yêu
- Nghệ thuật đảo: cái lắc đầu bối rối; lời thú nhận nữ tính, thành thật và đáng yêu
à Định nghĩa của tình yêu là câu hỏi của muôn đời, nhưng không ai có thể trả lời trọn vẹn đầy đủ được.
3. Nỗi nhớ, sự chung thuỷ và niềm tin trong tình yêu (khổ 5,6, 7)
- Nỗi nhớ là tình cảm đẹp trong trái tim của những người đang yêu
- Nghệ thuật đối lập (dưới lòng sâu >< trên mặt nước) à cho dù là ở đâu thì vẫn có một nỗi nhớ bờ
- Nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ: sóng nhớ bờ đến mức “ngày đêm không ngủ được” à khẳng định nỗi nhớ người yêu vượt cả thời gian.
- Vừa hóa thân vào sóng vừa trực tiếp xưng “em” diễn tả nỗi nhớ da diết trong tiềm thức lẫn ý thức
à Lời bộc bạch táo bạo à Nét đẹp của người phụ nữ Việt nam hiện đại
- Tình yêu là sự kết hợp giữa nỗi nhớ và lòng chung thuỷ.
- Nghệ thuật tương phản: “xuôi – ngược, Bắc – Nam” à Khoảng cách không gian, nhưng trái tim của những người đang yêu nhau thì không hề có khoảng cách
- Khoảng cách của không gian càng làm cho tình yêu thêm đẹp bởi ở đó có sự chung thủy sắt son
à Em và sóng đã tách biệt hoàn toàn
- Mượn cơn sóng để một lần nữa khẳng định sự thủy chung son sắt và niềm tin vào ngày mai: con sóng tới bờ hát khúc yêu đương muôn thuở và em có anh, hạnh phúc sum vầy 
=> Xuân Quỳnh khao khát và tin tưởng vào một kết quả đẹp của tình yêu chung thuỷ.
4. Khát vọng về tình yêu vĩnh hằng (khổ 8+9)
- XQ nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian và sự hữu hạn của đời người. 
- Xuân Diệu cũng từng phải “Vội vàng”
- Tình yêu cũng vì thế mà trở nên mong manh và khó bền chặt “hôm nay yêu, mai có thể xa rồi” à Sự lo âu một ngày nào đó không còn được yêu nữa và khao khát được đắm chìm mãi trong tình yêu.
- Cảm nhận sự hữu hạn của con người sự vô hạn của thời gian đại dương cùng với giọng thơ khắc khoải với bao suy tư.
- Sóng là biểu tượng của tình yêu bất tử. Tình yêu cao đẹp sẽ bất tử trong tình yêu của nhân loại. Khao khát được sống với tình yêu.
III. Tổng kết
Nội dung
- Khao khát tình yêu và hạnh phúc
- Biêu trưng cho tiếng thơ tiếng lòng
Nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ
- Hình tượng sóng - ẩn dụ
- Cách ngắt nhịp 2/3, 3/2 như nhịp sóng
- Ngôn ngữ giàu cảm xúc

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_khoi_12_tuan_13_song_dang_phuong_thao.docx