A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và hình ảnh người lính hào hùng, hào hoa.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, những sáng tạo về hình ảnh giọng điệu.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.
3. Thái độ tình cảm:
- Yêu thêm đất nước tươi đẹp, tự hào về anh bộ đội cụ Hồ.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thức văn học
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC .
1. Phương pháp: đọc sáng tạo, nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, dự án, bình giảng, thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật: động não, trình bày một phút
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 (cơ bản), sách giáo viên, bài thiết kế dạy học, giáo án.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, các tư liệu tham khảo khác, tranh ảnh, tư liệu liên quan.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Nhắc đến thơ ca kháng chiến chống Pháp sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến bài thơ Tây tiến của Quang Dũng. Thời gian trôi qua càng làm cho vẻ đẹp của bài thơ cùng hình tượng người lính Tây Tiến càng tỏa sáng và sống mãi trong trái tim những con người Việt Nam.
Ngày soạn: 10 / 10 / 2016 Ngày dạy: 16 / 10 / 2016 Tiết 20 – Đọc văn: TÂY TIẾN (tiết 1) - Quang Dũng- A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và hình ảnh người lính hào hùng, hào hoa. - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, những sáng tạo về hình ảnh giọng điệu. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ. 3. Thái độ tình cảm: - Yêu thêm đất nước tươi đẹp, tự hào về anh bộ đội cụ Hồ. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thức văn học B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC . 1. Phương pháp: đọc sáng tạo, nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, dự án, bình giảng, thảo luận nhóm... 2. Kĩ thuật: động não, trình bày một phút C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. 1. Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 (cơ bản), sách giáo viên, bài thiết kế dạy học, giáo án. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, các tư liệu tham khảo khác, tranh ảnh, tư liệu liên quan. D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: kiểm diện HS 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS. 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Nhắc đến thơ ca kháng chiến chống Pháp sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến bài thơ Tây tiến của Quang Dũng. Thời gian trôi qua càng làm cho vẻ đẹp của bài thơ cùng hình tượng người lính Tây Tiến càng tỏa sáng và sống mãi trong trái tim những con người Việt Nam. b .Triển khai: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức GV giới thiệu đề cương bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung - GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nét chính về tác giả, tác phẩm bằng phương pháp giao dự án. - Nhóm 1 trình bày dự án - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung - GV hoàn thiện, tích hợp: + 19/12/1946 là ngày Toàn quốc kháng chiến. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo được phát ra vào sáng 20/12/1946 để phát động cuộc kháng chiến chống TD Pháp sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình với Pháp vào giữa năm 1946 thất bại. + Bản đồ địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến - GV hỏi thêm: Bài thơ Tây Tiến lúc đầu có tên là gì? Vì sao tác giả đã bỏ đi từ Nhớ khi in trong tập Mây đầu ô? - HS trả lời - GV hoàn thiện Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc -hiểu văn bản - GV đọc mẫu, hướng dẫn HS cách đọc, chú ý nhịp điệu bài thơ. - HS đọc và tìm bố cục của tác phẩm. - GV gợi mở: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì? HS suy nghĩ, trả lời (Nỗi nhớ). ? Nỗi nhớ về Tây Tiến được tác giả thể hiện như thế nào qua 2 câu đầu? - HS trả lời - GV hoàn thiện ? GV gợi mở: Vậy Tây Tiến qua hồi tưởng của nhà thơ hiện lên với những hình ảnh nào? - HS trả lời (Cảnh thiên nhiên và người lính Tây Tiến) - GV kết luận. ? Theo em nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất là gì? - HS phát hiện: Nét hùng vĩ, dữ dội và nét hữu tình, thơ mộng. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm dựa vào phiếu học tập. - Các nhóm thảo luận, trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV hoàn thiện, liên hệ: + các địa danh Tây Bắc, địa hình núi rừng miền Tây. ? Cảm nhận của em về nét tài hoa của ngòi bút Quang Dũng khi tái hiện cảnh thiên nhiên Tây Bắc trong hồi tưởng? Qua đó khung cảnh núi rừng miền Tây hiện lên như thế nào? - HS đưa ra nhận xét khái quát - GV hoàn thiện ? Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên ấy như thế nào? Bút pháp của nhà thơ Quang Dũng khi miêu tả về người lính Tây Tiến? - HS trả lời - GV hoàn thiện: Cảm hứng lãng mạn của ngòi bút Quang Dũng không che lấp đi hiện thực tàn khốc về người lính. ? So sánh Tây Tiến với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu về hình tượng người lính và bút pháp của tác giả? + HS trả lời + GV hoàn thiện, liên hệ với một số tác phẩm cùng thời kì Đồng chí (Chính Hữu), Nhớ (Hồng Nguyên), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)... - GV yêu cầu HS liên hệ: Suy nghĩ của em về vấn đề cống hiến và hưởng thụ của thanh niên hiện nay? HS suy nghĩ, trả lời. GV định hướng. ? Ấn tượng của em về nỗi nhớ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng qua khổ 1? - HS trả lời - GV hoàn thiện, tiểu kết tiết 1. I. Tìm hiểu chung. 1/ Tác giả. - Quang Dũng (1921- 1988), tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, sinh ra ở Hà Tây. - Sau CMT8 Quang Dũng tham gia kháng chiến, từng làm đại đội trưởng đoàn quân Tây Tiến . - Một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc. - Hồn thơ Quang Dũng lãng mạn, rất mực tài hoa, phóng khoáng và hồn hậu. - Tác phẩm tiêu biểu: Mây đầu ô, Thơ văn Quang Dũng 2. Tác phẩm Tây Tiến - Tây Tiến là tên một đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, đánh tiêu hao lực lượng Pháp ở Thượng Lào và miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân trải rộng. - Lính Tây Tiến phần lớn là những chàng trai Hà Nội, tuổi đời còn rất trẻ. Quang Dũng là đại đội trưởng. - Đầu năm 1948, đoàn binh Tây Tiến chuyển về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52, Quang Dũng cũng chuyển sang đơn vị khác. - Tại Đại hội toàn quân (năm 1948) ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ trong nỗi nhớ về đồng đội. Bài thơ lúc đầu có tên Nhớ Tây Tiến, được rút từ tập Mây đầu ô. II/ Đọc - hiểu văn bản. 1. Đọc. - Bố cục: 4 đoạn. 2. Tìm hiểu văn bản a. Đoạn 1: a.1. Cảm xúc chủ đạo. - Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi + Tây Tiến ơi -> tiếng gọi tha thiết + điệp từ nhớ, từ láy chơi vơi vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ. -> Cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ da diết về một thời Tây Tiến đã xa. a.2. Cảnh thiên nhiên miền Tây: * Nét hùng vĩ, dữ dội. - Những địa danh Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu: gắn với địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến -> cụ thể, hấp dẫn. - khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút: từ láy -> độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây ->hiểm trở, xa xôi, trùng điệp. - ngàn thước: lên cao> dốc núi vút lên rồi đổ xuống thẳng đứng dữ dội. - Chiều chiều: thác gầm thét Đêm đêm: cọp trêu người -> từ chỉ thời gian, NT nhân hóa -> hoang sơ, âm u, bí hiểm, hiểm nguy rình rập. * Nét hữu tình, thơ mộng. - sương lấp, hoa về trong đêm hơi -> mờ ảo, huyền bí. - Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi: câu thơ mang âm hưởng đặc biệt toàn thanh bằng tạo cảm giác mềm mại -> KG xa rộng mịt mùng giữa sương rừng, mưa núi. - Nhớ ôi... cơm lên khói ... mùa em thơm nếp xôi + cảm thán, cách kết hợp từ độc đáo -> Cảnh tượng đầm ấm, ấm áp bên bản làng, bên nồi cơm bốc khói. ðBút pháp tạo hình, từ ngữ giàu sức gợi, tạo cảm giác, ấn tượng, nhịp điệu linh hoạt -> Cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, hoang vu, mĩ lệ và trữ tình. a.3. Người lính Tây Tiến: - đoàn quân mỏi: gian khổ, vất vả > lạc quan, yêu đời. + dãi dầu không bước nữa + gục... bỏ quên đời -> giọng điệu xót xa nhưng cứng rắn, ngang tàng: người lính ngã xuống vì kiệt sức trên những chặng đường hành quân gian khổ, khắc nghiệt, hiểm nguy-> Sự hi sinh quên mình của người lính Tây Tiến. => Cảm hứng lãng mạn kết hợp với bút pháp hiện thực -> Hình tượng người lính Tây Tiến khí phách, anh dũng, hào hùng. => Nỗi nhớ tha thiết, khắc khoải về một Tây Tiến đã xa gắn với những chặng đường hành quân gian khổ, oanh liệt giữa cảnh núi rừng hùng vĩ, dữ dội, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến ngang tàng, hào hùng, bi tráng. 4. Củng cố: - Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn nền độc lập, tự do dân tộc mà xương máu các thế hệ đi trước đã đổ xuống để gầy dựng nên? 5. Hướng dẫn học bài : - Hướng dẫn học bài cũ: + Học thuộc lòng bài thơ. + Nắm vững kiến thức đã học. + Nắm những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ. - Chuẩn bị bài mới: Tây tiến (t2). + Chuẩn bị các đoạn tiếp theo (Những kỉ niệm thắm tình quân dân và khung cảnh đêm liên hoan; Hình tượng người lính Tây Tiến; Lời thề gắn bó với Tây Tiến) + Giá trị tư tưởng, nghệ thuật của bài thơ 6. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: