Giáo án Ngữ văn 12: Việt Bắc (Trích) Tố Hữu

Giáo án Ngữ văn 12: Việt Bắc (Trích) Tố Hữu

Việt Bắc

(Trích)

 Tố Hữu

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức: Giúp HS :

- Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu - nhà hoạt động cách mạng ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

- Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Tố Hữu.

2- Kỹ năng:

- Rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản văn học sử.

3- Thái độ:

- Dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người VN qua thơ Tố Hữu.

II- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

1- Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập .

2- Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, vở soạn.

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 189524Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12: Việt Bắc (Trích) Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:............................
Lớp dạy:...............................
 Tiết : 
Việt Bắc
(Trích)
 Tố Hữu
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức: Giúp HS :
- Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu - nhà hoạt động cách mạng ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.
- Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Tố Hữu.
2- Kỹ năng:
- Rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản văn học sử.
3- Thái độ:
- Dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người VN qua thơ Tố Hữu.
II- PhƯơng tiện thực hiện:
1- Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập .
2- Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, vở soạn.
III- Cách thức tiến hành: 
- Đọc SGK, gợi tìm, tích hợp, thảo luận nhóm.
IV- Tiến trình bài giảng:
1- Kiểm tra bài cũ :
2- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Hoạt động 1:
GV: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK-tr.94.
HS: Phần tiểu dẫn giới thiệu những nội dung gì?
?: Nêu những nét lớn trong cuộc đời thơ Tố Hữu?
GV: Huế là mảnh đất rất thơ mộng, trữ tình và còn lưu giữ được nhiều nét văn hoá dân gian và chính điều đó cũng phần nào ảnh hưởng tới con người, hồn thơ Tố Hữu.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu con đương cách mạng, con đường thơ của Tố Hữu.
HS: Những chặng đường thơ TH gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của CMVN?
GV: Nhấn mạnh 2 tập thơ "Từ ấy" và "Việt Bắc".
HS: Nội dung chính của tập thơ?
HS: Giá trị của tập thơ? Em hiểu gì về cái tôi trữ tình mới trong thơ TH?
HS: Nội dung cơ bản của tập thơ Việt Bắc?
HS: Giái trị nổi bật của tập thơ?
HS: Nêu những luận điểm quan trọng của những tập thơ còn lại?
Hoạt động 3:
Tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
- Thảo luận nhóm lớn.
- Thời gian: 5 phút.
- Câu hỏi:
Nhóm 1: Em hiểu gì về thơ trữ tình chính trị? Vì sao đây lại là đặc điểm nổi bật nhất trong thơ TH? Lấy ví dụ minh hoạ.
Nhóm 2: Tại sao khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn lại trở thành nét phong cách trong thơ TH? Sự thể hiện của nét phong cách đó trong thơ TH?
Nhóm 3: Giọng điệu trong thơ TH có đặc điểm gì nổi bật? Sự thể hiện giọng điệu trong thơ? Cơ sở hình thành nên giọng điệu đó?
Nhóm 4: Vì sao nói thơ TH mang tính dân tộc đậm đà? Sự thể hiện tính dân tộc trong thơ TH.
- Các nhóm cử đại diện, bổ sung kiến thức.
- GV: nhận xét, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 4: Tổng kết - dặn dò.
HS: Nhận xét của em về con người và thơ văn của TH?
Dặn dò: GV yêu cầu HS ôn bài và chuẩn bị cho bài học Luật thơ.
- HS làm bài tập phần luyện tập.
Phần một: Tác giả.
I- Vài nét về tiểu sử.
- TH (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.
- Quê ở làng Phù Lai (Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế).
- Thời thơ ấu: Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Nho học ở Huế và yêu văn chương.
- Thời thanh niên: TH sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân.
- Sau đó TH lần lượt đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hoá văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
 Quê hương và gia đình đã có ảnh hưởng lớn đến hồn thơ Tố Hữu.
II- Đường cách mạng, đường thơ.
 Đối với TH con đường hoạt động cách mạng và con đường thơ của ông có sự thống nhất không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường cách mạng.
1- Tập thơ Từ ấy (1937-1946).
- Là một chặng đầu tiên tương ứng với 10 năm đầu hoạt động cách mạng của Tố Hữu.
- Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.
- Từ ấy là niềm hân hoan của tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời" đã gặp được lí tưởng, tìm thấy lẽ sống. Tác phẩm thể hiện chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm sôi nổi, trẻ trung của cái "tôi" trữ tình mới (cai "tôi" gắn với cộng đồng, dân tộc - khác với cái tôi trong thơ mới).
- Phần Xiềng xích được đánh giá cao hơn cả, vì đã thể hiện được sự trưởng thành của người thanh niên cộng sản và bước phát triển mới của hồn thơ Tố Hữu. (Tâm tư trong tù, Nhớ đồng, Trăng trối...)
- Giá trị:Thể hiện chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi, trẻ trung của một cái toi trữ tình mới (cái tôi gắn với cộng đồng dân tộc).
2- Tập thơ Việt Bắc (1946-1954).
- Đánh một bước chuyển của thơ Tố Hữu: Hướng vào thể hiện quần chúng cách mạng, mang tính sử thi đậm.
- Nội dung:
+ Là bản hùng ca về cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp với những chặng đường gian lao anh dũng và thắng lợi.
+ Thể hiện thành công hình ảnh và tâm tư của quần chúng cách mạng.
+ Kết tinh những tình cảm lớn của con người VN kháng chiến mà bao trùm và thống nhất mọi tình cảm là lòng yêu nước.
- Giá trị: Là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học chống Pháp.
3- Tập thơ "Gió lộng" (1955-1961).
- Có sư kết hợp thể hiện cái tôi trữ tình công dân khi khai thác các đề tài lớn: Xây dựng CNXH, đấu tranh thống nhất đất nước, tình cảm quốc tế vô sản.
4- Tập thơ "Ra trận" và tập thơ "Máu và hoa".
- Cổ vũ, động viên, ca ngợi cuộc chiến đấu.
- Mang đậm tính chính luận - thời sự, chất sử thi và âm hưởng anh hùng ca.
5- Các tập thơ còn lại.
- Thể hiện những chiêm nghiệm, đúc kết của tác giả về những chặng đường cách mạng của dân tộc và con đường hoạt động của bản thân.
- Giọng thơ trầm lắng, suy tư và có màu sắc triết lí.
III- Phong cách thơ Tố Hữu.
1- Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị.
 Đây là đặc điểm bao quát nhất trong sự nghiệp thơ TH:
- TH là một thi sĩ - chiến sĩ, thơ là sự thống nhất giữa tuyên truyền cách mạng và cảm xúc trữ tình.
- Thơ Th chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân tác giả.
- Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của TH. Lí tưởng thực tiễn cách mạng ở mỗi thời kì là một đề tài, chủ đề sáng tác cảu nhà thơ.
* VD: Tập thơ VB gắn liền với cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp.
 TH là nàh thơ CM, nhà thơ của lí tưởng cộng sản.
2- Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Tập trung thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống cách mạng và vận mệnh dân tộc. Cảm hứng hướng về lịch sử, dân tộc chứ không hướng về những lẽ sống lớn tình cảm lớn, niềm vui lớn.
- Nhân vật trữ tình luôn đại diện cho những phẩm chất của gia cấp, dân tộc, lịch sử và thời đại.
- Cái tôi trữ tình trong thơ TH là cái tôi - chiến sĩ, cái tôi - công dân, cái tôi - nhân danh dt, cm.
- Những con người trong thơ TH có vẻ đẹp của lí tưởng cm. Đó chính là sự thể hiện cảm hứng lãng mạn.
3- Thơ TH có giọng tâm tình ngọt ngà.
- Cách xưng hô gần gũi thân mật (bạn đời ơi, đồng bào ơi, em ơi...).
- Th tuyên truyền, vận động cách mạng, nói chuyện chính trị bằng giọng tâm tình.
VD: Lời đối đáp giữa "mình" và "ta" trong bài Việt Bắc.
- Giọng tâm tình ngọt ngào chính là "chất Huế" trong hồn thơ TH.
4- Thơ TH mang tính dân tộc đậm đà.
- ND: Thơ TH p/a đậm nét h/a con người VN và tình cảm VN trong thời đại mới, tiếp nối với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc.
- NT: TH sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ) ngôn ngữ thơ gần với lối nói quen thuộc của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu.
IV- Kết luận.
 Ghi nhớ: SGK-tr.100.
V- Luyện tập.
 (HS làm bài tập ở nhà).
Ngày dạy:............................
Lớp dạy:...............................	'
 Tiết : 
Việt Bắc (Tiếp)
(Trích)
 Tố Hữu
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức: Giúp HS :
- Cảm nhận được một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. Qua đó thấy rõ:Tình cảm thuỷ chung truyền thống của dân tộc, Tố Hữu đã nâng lên thành một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, đó là ân tình cách mạng - một cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến.
- Nắm vững phương thức diễn tả và tác dụng của bài thơ: Nội dung trữ tình chính trị được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc.
2- Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
3- Thái độ:
- Dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người VN qua thơ Tố Hữu.
II- PhƯơng tiện thực hiện:
1- Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, chân dung thơ Tố Hữu.
2- Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, vở soạn.
III- Cách thức tiến hành: 
- Đọc SGK, gợi tìm, tích hợp, thảo luận nhóm.
IV- Tiến trình bài giảng:
1- Kiểm tra bài cũ :
2- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tiểu dẫn.
HS: Đọc phần tiểu dẫn SGK.
HS: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
HS: Bài thơ Việt Bắc có vị trí gì đối với đời sống văn học dân tộc?
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
GV: Hướng dẫn HS đọc bài thơ và lưư ý từ khó chân trang SGK.
HS: Em có nhận xét gì về không khí buổi chia tay? Kết cấu đoạn thơ? Giọng điệu đoạn thơ?
HS: Người ở lại hay người ra đi lên tiếng trước? Lời mở đầu đó có tác dụng như thế nào trong đoạn thơ?
HS: Em hiểu như thế nào về cặp đại từ "mình" và "ta"? Tố Hữu đã sử dụng cặp đại từ đó như thế nào trong đoạn thơ? Tác dụng của cách sử dụng đó?
HS: Nỗi nhớ của người đi, kẻ ở được bộc lộ ở những phương diện nào?
HS: Thiên nhiên được miêu tả ở những thời điểm nào? Đặc điểm chung là gì?
GV giúp HS phân tích đoạn từ "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi" đến "Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung".
+ Cách sắp xếp các câu thơ.
+ Nét đẹp riêng của cảnh vượt qua mỗi mùa trong năm.
HS: Cuộc sống và con người VB hiện lên trong hoài niệm với những đặc điểm nào? Nét đáng quý của con người VB là gì?
HS: Xác định những cau thơ viết về kỉ niệm kháng chiến và rút ra nhận xét về cách nói của nhà thơ?
HS: Hãy chỉ ra sự thay đổi về nhịp điệu và giọng điệu của thơ so với đoạn thơ trước?
HS: Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn trích?
Hoạt động 3: Tổng kết.
GV gọi 2 - 3 Hs đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà.
I- Tiểu dẫn.
1- Hoàn cảnh sáng tác: SGK.
2- Vị trí của bài thơ.
- Bài thơ không chỉ là tình cảm riêng của TH mà còn tiêu biểu cho suy nghĩ tình cảm của những người con kháng chiến đối với VB, với đất nước và cách mạng
- Bài thơ la khúc hát tâm tình của người đi kẻ ở song ở bề sâu của nólà truyền thống ân nghĩa và đạo lí thuỷ chung của dân tộc.
- VB là thành công xuất sắc của thơ TH , là đỉnh cao của thơ ca VN thời chống Pháp.
II- Đọc hiểu văn bản.
1- Đọc.
2- Tìm hiểu văn bản.
2.1- Cảm nhận chung về đoạn thơ.
- Đoạn thơ đã tái hiện được không khí của cuộc chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn sau 15 năm gắn bó ân tình giữa người đi kẻ ở. Đó là không khí ân tình của hồi tưởng và hoài niệm, của ước vọng và tin tưởng.
- Kết cấu: Theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca. Không đơn thuần là lời hỏi - đáp mà là sự hô ứng, đồng vọng, là sự độc thoại của tâm trạng. Đó là cách "phân thân" "hoá thân" để bộc lộ tâm trạng được đầy đủ hơn.
- Giọng điệu: Ngọt ngào, êm ái, giọng tâm tình.
2.2 - Cuộc chia tay và tâm trạng của người đi kẻ ở.
* Tâm trạng bâng khuâng bồn chồn, bịn rịn lưu luyến khi chia tay.
- Người ở lại lên tiếng trước và gợi nhắc về những kỉ niệm gắn bó suốt 15 năm.
 Mình về mình có nhơ ta
 Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
- Người ra đi cũng cùng tâm trạng ấy nên nỗi nhớ không chỉ hướng về người khác mà còn là nhớ chính mình.
- Lời hỏi đã khơi gợi cả một quá khứ đầy ắp kỉ niệm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nhớ thương tuôn chảy.
- Tác giả đã sử dụng sáng tạo hai đại từ nhân xưng "mình" và "ta".
+ Trong tiếng Việt, "mình", "ta" khi thì để chỉ ngôi thứ nhất và nhiều khi lại để chỉ ngôi thứ hai hoặc chỉ chung cả hai đối tượng tham gia giao tiếp (chúng ta).
+ Trong đoạn thơ, TH đã dùng cặp đại từ "mình - ta" với cả hai nghĩa một cách sáng tạo (mình và ta có sự hoán đổi cho nhau) để dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tình cảm.
* Nỗi nhớ da diết, mênh mang với nhiều sắc thái và cung bậc khác nhau.
- Trong niềm hoài niệm, nỗi nhớ có ba phương diện gắn bó, không tác rời: nhớ cảnh, nhớ người và nhớ về những kỉ niệm kháng chiến.
- Nỗi nhớ về thiên nhiên Việt Bắc:
+ Thiên nhiên VB hiện lên với vẻ đẹp đa dạng theo thời gian, không gian khác nhau (sương sớm nắng chiều, trăng khuya, các mùa trong năm).
+ Thiên nhiên trở nên đẹp hơn, hữu tình hơn khi có sự gắn bó với con người (người mẹ địu con lên rẫy, người đan nón, em gái hái măng...)
- Đoạn thơ từ câu "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi" đến "Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung" là đoạn thơ tả cảnh đặc sắc của Tố Hữu.
+ Đoạn thơ được sắp xếp xen kẽ cứ một câu tả cảnh lại có một câu tả người.
+ Cảnh vật hiện lên như một bức tranh tứ bình với bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông), trong đó, mỗi mùa có nét đẹp riêng.
- Nỗi nhớ về cuộc sống và con người VB: 
+ Cuộc sống thanh bình êm ả:
 Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
 Chày đêm nện cối đều đều suối xa
+ Cuộc sống vất vả, khó khăn trong kháng chiến:
 Thương nhau, chia củ sắn lùi
 Bát cơm sẻ nửa, chắn sui đắp cùng.
 Đó là cảnh sinh hoạt bình dị của người dân VB. Nét đẹp nhất chính là nghĩa tình và lòng quyết tâm đùm bọc, che chở cho cách mạng hi sinh tất cả vì kháng chiến dù cuộc sống còn rất khó khăn.
- Nỗi nhớ về những kỉ niệm kháng chiến:
+ Những cảnh rộng lớn, những hoạt động tấp nập sôi động của cuộc kháng chiến được tái hiện với bút pháp đậm nét:
 Những đường Việt Băc của ta
 ....................................................
 Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
- Nhịp thơ thay đổi từ nhịp chậm, dài sang nhịp ngắn, mạnh mẽ, dồn dập.
- Giọng thơ từ chầm lắng chuyển sang giọng sôi nổi, náo nức.
- Nhà thơ đã tập trung khắc hoạ hình ảnh VB - quê hương cách mạng nơi đạt niềm tin tưởng, hi vọng của cả dân tộc thành một vùng đất linh thiêng không thể phai mờ:
 ở đâu u ám quân thù
 Nhìn lên VB: Cụ Hồ sáng soi
 ở đâu đau đớn giống nòi
 Trông về VB mà nuôi chí bền.
 Cảm hứng về kháng chiến, về cách mạng gắn liền với cảm hứng ca ngợi lãnh tụ (VB và Cụ Hồ là một). Đây là một đặc điểm thường thấy trong thơ TH.
3- Những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ.
 VB tiêu biểu cho phong cách thơ TH:
- Tính trữ tình - chính trị : VB là khúc hát ân tình thuỷ chung của những người cách mạng với lãnh tụ, với Đảng và cuộc kháng chiến.
- Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết.
- Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc: Thể hiện ở thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp, nghệ thuật sử dụng hình ảnh và biện pháp so sánh, ẩn dụ quen thuọc của ca dao.
III- Tổng kết:
 Ghi nhớ: SGK-tr.114.
IV- Luyện tập.
4. Củng cố: Thành công của TH trong đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung về mặt 
 nội dung và nghệ thuật.
5. Hướng dẫn về nhà: - Nắm nội dung bài học. Hoạc thuộc lòng đoạn thơ.
 - Soạn bài Phát biểu theo chủ đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docViet Bac(2).doc