Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 9 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 9 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 08

Tiết: 25,26

VIỆT BẮC

(Trích – Tố Hữu)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng vàkhangs chiến.

 - Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

 - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1133Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 9 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08
Tiết: 25,26
VIỆT BẮC
(Trích – Tố Hữu)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng vàkhangs chiến.
	- Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
	- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Phát vấn, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
B. PHẦN TÁC PHẨM
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Dựa vào tiểu dẫn hãy chỉ ra nét cơ bản về tác phẩm?
- HS trả lời, nhận xét và bổ sung.
HĐ2: 
- GV: Toàn bài thơ là hoài niệm lớn, day dứt khôn nguôi được thể hiện qua hình thức đối đáp giữa người ra đi và người ở lại, giữa ta và mình rất đậm đà. Cảm nhận chung:
+ Hoàn cảnh: Cuộc chia tay.
+ Cách miêu tả: Tình nghĩa CM = con đường tình yêu.
+ Kết cấu: Lối đối đáp của ca dao, dân ca.
+ Giọng điệu: ngọt ngào, êm ái.
- Em cảm nhận được gì về tâm trạng người đi, kẻ ở? ( nỗi nhớ).
- Trong bối cảnh đó, ai là người lên tiếng trước?
- Cách xưng hô như thế nào? (mình – ta thân thiết).
- Phân tích cái hay trong việc sử dụng cặp đại từ nhân xưng “Ta – Mình”?
+ “Ta” là ai? (người đi hay kẻ ở)?
+ “Mình” là ai? (người đi hay kẻ ở)?
*GV gợi âm hưởng ngọt ngào như lời tâm tình đôi lứa: Mình về có nhớ ta chăng/ Ta về ta nhớ hàm răng mình cười;Mình về ta chẳng cho về/ Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ.
*GV chuyển ý: Trên cái nền của bối cảnh, tâm trạng ấy, Việt Bắc (không gian, thời gian) được bao phủ bởi khói sương của hoài niệm, của tâm trạng chất chứa nhớ nhung. Đọc đoạn thơ tiếp 
-> hết.
- Em có nhận xét gì về nỗi nhớ của người đi, kẻ ở?(Nỗi nhớ ấy như thế nào?) (Da diết, mênh mông nhiều sắc thái).
- Cuộc sống VB hiện lên như thế nào?
+ Khung cảnh thiên nhiên?
+ Cuộc sống thường nhật?
+ Con người VB?
- Thiên nhiên hiện lên ở những câu thơ nào? Có gì đặc sắc? (đủ màu sắc, âm thanh, đa dạng trong không gian, thời gian khác nhau; gắn bó với con người -> con người làm cho cảnh vật bớt hoang vu).
- GV bức tranh thiên nhiên Xuân – hạ – Thu – Đông trở thành bức tranh tứ bình nỗi nhớ. Cảnh, người đan cài, đối xứng, hài hòa.
- Khung cảnh một VB kháng chiến hiện lên với những hình ảnh như thế nào? (hào hùng, rộng lớn, tấp nập, sôi nổi).
- Âm hưởng đoạn thơ thay đổi như thế nào? (từ êm ả, ngọt ngào -> dồn dập, náo nức)=> tất cả tạo thành một bức tranh sử thi hoành tráng, ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước của nhân dân anh hùng.
GV giảng đoạn cuối: màu sắc trữ tình -> màu sắc lí trí – Việt Bắc bình dị -> Việt Bắc thiêng liêng.
H: Đặc sắc nghệ thuật?(giọng thơ tâm tình ngọt ngào giàu tính dân tộc; ngôn ngữ trong sáng, dung dị như ca dao; sử dụng thành công thể thơ lục bát; khai thác lối hát giao duyên của ca dao – dân ca)
- Hãy rút ra ý nghĩa của văn bản?
*Chủ đề: VB là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến mà cội nguồn sâu xa là tình yêu đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lý thuỷ chung của dân tộc.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Thể thơ: lục bát.
2. Hoàn cảnh ra đời:
 - 10/54; nhân sự kiện những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô.
 - Đoạn trích trong SGK là phần đầu của bài thơ, tái hiện những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến
II. ĐỌC – HIỂU. 
1. Nội dung:
a. Tâm tình buổi chia tay (Từ đầu -> “nghĩa tình bấy nhiêu”):
- Khung cảnh chia tay -> tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến.
- Ta – mình (cách xưng hô quen thuộc trong ca dao) -> gợi ân tình, sự gắn bó sâu nặng.
- Các từ láy và hình thức câu hỏi ->gợi nhắc kỉ niệm da diết, quyến luyến, mến thương.
b. Những kỉ niệm Việt Bắc (tiếp theo -> “núi Hồng”):
- Cuộc sống, con người VB:
+ Khung cảnh tiếng mõ chày đêm -> quen thuộc, thanh bình.
+ Những sinh hoạt kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng.
+ Con người: cần cù, nhân hậu, anh hùng và nặng nghĩa tình-> tình cảm thủy chung, gắn bó.
- Thiên nhiên Việt Bắc:
+ Đa dạng.
+ Hòa quyện với con người.
“Ta về  ân tình thủy chung”
-> bức tranh tứ bình về thiên nhiên VB, người và cảnh đan xen.
-> Cảnh đẹp, thơ mộng, tình tứ, hùng vĩ.
- Việt Bắc kháng chiến: Những đường  núi Hồng -> âm hưởng hào hùng: ca ngợi cuộc kháng chiến.
c. Lời tâm nguyện: (Đoạn còn lại)
- Việt Bắc -> nơi đặt niềm tin, hy vọng.
- Âm hưởng thiết tha, trang trọng.
2. Nghệ thuật: 
- Đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
- Cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ tình ta và mình
- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi
3. Ý nghĩa văn bản:
 - Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến;
 - Bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Tìm đọc toàn bộ bài thơ Việt Bắc.
	- Tìm và bình giảng đoạn khoảng 8-> 10 câu thơ.
	- Phân tích giá trị biểu cảm trong cách xưng hô mình – ta trong bài.
	- Chuẩn bị chủ đề cho phần: Phát biểu tự do.
Tiết: 27
PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Khái quát về phát biểu theo chủ đề.
	- Những yêu cầu về phát biểu theo chủ đề.
	2. Kỹ năng:
	- Biết chuẩn bị nội dung, xây dựng đề cương để trình bày một vấn đề.
	- Biết trình bày vấn đề với cử chỉ, thái độ đứng mực, lịch sự, biết điều chỉnh giọn phù hợp.
	3.Thái độ:
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1.
GV hướng dẫn HS đọc sách gk. 
- Chủ đề của cuộc hội thảo bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- HS phát biểu và bổ sung.
- GV theo dõi và hướng dẫn HS đi đúng hướng.
- Dựa vào sgk HS phát biểu các bước chuẩn bị phát biểu
- HS đọc phần khi phát biểu ý kiến trong sgk.
- GV tổng hợp, nhấn mạnh điểm đang nhớ
HĐ2
- HS thảo luận nhanh và phát biểu bài tập 1 sgk.
- GV gợi ý để các em khác nhận xét.
- GV gợi ý bài tập 2 để HS về hoàn chỉnh.
- GV mời HS lên bảng phát biểu bài đã chuẩn bị ở nhà.
- HS phát biêu, nhận xét bổ sung.
I. TÌM HIỂU ĐỀ.
1.Đề bài:
Chi đoàn tổ chức hội thảo với chủ đề “thanh niên học sinh làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông”. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến đóng góp cho hội thảo.
2.Nội dung:
- Những hậu quả nghiêm trọng của việc tai nạn giao thông.
- Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
- Những giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông. 
- Tuyên truyền ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
- Phối hợp với các cấp chính quyền xử lí những người cố tình vi phạm luật giao thông.
- Tăng cường công tác giáo dục về luật an toàn giao thông.
2. Các bước chuẩn bị phát biểu:
- Xác định đúng nội dung cần phát biểu.
- Dự kiến đề cương phát biểu.
3. Phát biểu ý kiến:
- Phát biểu phải hướng vào người nghe, nêu lên ý kiến riêng của mình song phải phù hợp với chủ đề phát biểu.
- Trình bày nội dung phát biểu theo đề cương dự kiến.
- Lời phát biểu ngắn gọn, có ví dụ ninh hoạ
- Trong quá trình phát biểu cần điều chỉnh thái độ, giọng nóitheo phản ứng của người nghe
II.LUYỆN TẬP.
1.Bài tập 1.
- Làm theo ý thích của mình.
- Kiếm được nhiều tiền
- Được cống hiến và hưởng thụ một cách hợp lí.
- Hài hoà giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc cộng đồng.
- Mang đến niềm vui cho mọi người.
- Có nhiều bạn tốt
2. Bài tập 2.
- Vào đại học là một trong những cách lập thân tốt nhất trong thời đại ngày nay song đó không phải là cách duy nhất.
-Không phải mọi thanh niên đều có khả năng vào được đại học.
-Thanh niên ngày nay có nhiều cách lập thân khác như: học nghề, làm kinh tế gia đình
-Việc lập thân phải phụ thuộc vào điều kiện của mỗi người nhưng phải có ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Làm thêm những suy nghĩ, đề xuất đối với các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
NTL, ngày 27 tháng 9 năm 2010
	- Đọc và soạn bài: Đất nước (trích – Nguyễn Khoa Điềm)

Tài liệu đính kèm:

  • docT9.doc