Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 8 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 8 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 08

Tiết: 22

VIỆT BẮC

(Trích - Tố Hữu)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

- Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu – nhà hoạt đọng cách mạng ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam.

 - Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Hố Hữu.

 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào đọc – hiểu tác phẩm của tác giả.

 3. Thái độ: Yêu mến, trân trọng những đóng góp của tác giả.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 8 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08
Tiết: 22
VIỆT BẮC
(Trích - Tố Hữu)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu – nhà hoạt đọng cách mạng ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam.
 	- Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Hố Hữu.
	2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào đọc – hiểu tác phẩm của tác giả.
	3. Thái độ: Yêu mến, trân trọng những đóng góp của tác giả.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV cho HS đọc lướt để có ấn tượng chung, ghi nhớ những ý chính.
- Cuộc đời của Tố Hữu có thể chia làm mấy giai đoạn?
HĐ2: 
- GV cần nhấn mạnh bảy chặng đường đời của TH gắn liền với bảy chặng đường cách mạng và bảy tập thơ của TH (nhất là 5 tập thơ đầu)
- GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS thảo luận: Về nội dung chính của 5 tập thơ đầu.
- Nhóm 1: Tập Từ ấy
- Sau khi HS trình bày, GV nhấn mạnh Từ ấy là chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi của cái tôi trữ tình.
- Nhóm 2: Tập Việt Bắc
- Nhóm 3: Tập Gío lộng
- Nhóm 4: Ra trận, Máu và hoa
- GV gọi HS đại diện nhóm trả lời ngắn gọn
- GV chốt lại các tập thơ của TH là sự vận động của cái tôi trữ tình, là cuốn biên niên sử ghi lại đời sống dân tộc, tâm hồn dân tộc trong sự vân động của tiến trình lịch sử.
HĐ3: 
- Phong cách thơ TH thể hiện ở những mặt nào?
- Tại sao nói thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị? 
- Sau khi HS trả lời GV giải thích trữ tình chính trị thể hiện ở những điểm nào?
- Em chứng minh thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà?
I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ:
- Tố Hữu (1920- 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.
- Quê quán: Thừa Thiên - Huế.
- Cuộc đời:
 +Thời thơ ấu: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình Nho học ở Huế - mảnh đất thơ mộng, trữ tình còn lưu giữ nhiều nét văn hoá dân gian.
 +Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân.
 +Thời kỳ sau CM tháng Tám: Tố Hữu đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hoá văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
II. ĐƯỜNG CÁCH MẠNG, ĐƯỜNG THƠ: 
1. Nhận xét chung: 
- Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường CM của dân tộc; 
- Những chặng đường vận động trong tư tưởng quan điểm và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ
2. Những chặng đường thơ Tố Hữu: 
 a. Từ ấy: (1937- 1946):
 - Niềm hân hoan của tâm hồn trẻ đang gặp ánh sáng lý tưởng cách mạng, tìm thấy lẽ sống và quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. 
 - Gồm có 3 phần:
 + Máu lửa: 
 +Xiềng xích: 
 + Giải phóng : 
b. Việt Bắc: (1946- 1954):
 Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
c. Gío lộng: (1955- 1961) 
 Niềm vui lớn trước cuộc sống mới, con ngươì mới và tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt.
 d. Ra trận (62- 71), Máu và hoa (72- 77): 
 Viết về cuộc khán chiến chống Mĩ hào hùng của dân tộc. 
đ. Một tiếng đờn (1992 ), Ta với ta (1999 ): 
 Đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu sau hoà bình:
Từ cái Tôi - chiến sĩ -> cái Tôi – công dân càng về sau là cái Tôi nhân danh dân tộc, cách mạng. 
III. PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU:
 a.Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc.
 - Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung.
 - Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.
 - Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành
b. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà.
 - Về thể thơ:
 + Vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc.
 + Thể thất ngôn trang trọng mà tự nhiên
 - Về ngôn ngữ: Dùng từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Dựa vào bài thơ Từ Ấy hãy làm sáng rõ phong cách thơ của Tố Hữu.
	- Xem lại lý thuyết nghị luận về một tư tưởng đạo lí (trả bài số 2)
Tiết: 23
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức: Nhận ra những ưu điểm và hạn chế của mình trong cách trình bày một văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống. 
	2. Kỹ năng: Tập sửa lỗi theo lời phê của giáo viên và tổng hợp theo nhóm để trình bày và rút kinh nghiệm cho những bài viết sau.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: 
Nêu đề bài và dẫn dắt học sinh tìm hiểu đề. 
-Hãy xác định nội dung, thể loại, phạm vi? 
- Nhắc lại ý chung của nghị luận về một hiện tượng đời sống? 
- Yêu cầu học sinh nêu dàn ý cụ thể cho đề bài trên. 
- Nhận xét cho mỗi phần 
HĐ2: 
- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn HS sửa lỗi. 
- Nêu những mặt làm được của học sinh. 
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày những mặt hạn chế chung nhất của nhóm. 
- Yêu cầu các nhóm lên sửa những mặt hạn chế của nhóm. 
HĐ3: 
- GV phân tích nguyên nhân và nêu hướng khắc phục thông qua thống kê 
- Phân tích những nguyên nhân cho HS thấy 
- Yêu cầu các nhóm chọn đoạn và bài hay của nhóm mình để đọc 
- Khuyến khích HS giỏi, khá và động viên những bài viết chưa đạt 
I. ĐỀ BÀI 
 Suy nghĩ của anh/ chị về môi trường quanh ta.
1.Tìm hiểu đề 
- Nội dung 
- Thể loại 
- Phạm vi 
 2. Dàn ý: 
 a. Mở bài : 
 - Nêu hiện tượng trong xã hội 
 - Trích dẫn – Nhận định chung 
 b. Thân bài:
 - Giaỉ thích về khái niệm môi trường: TN, XH 
- Bình luận hiện tượng 
 + Môi trương tự nhiên 
 + Môi trường xã hội
- Các giải pháp và những tấm gương 
 c. Kết bài : 	
 Kêu gọi học sinh có thái độ đúng đắn trong bảo vệ môi trường sống quanh ta.
II. NHẬN XÉT VÀ SỬA LỖI: 
1. Nhận xét: 
 a. Ưu điểm: 
 - Nắm được lí thuyết, biết trình bày theo bố cục của một văn bản nghị luận . 
 - Hệ thống luận điểm rõ ràng. 
 - Biết liên hệ thực tế. 
 b. Hạn chế: 
 2. Sửa lỗi : 
 - Cách nêu vấn đề. 
 - Dùng từ. 
 - Chuyển ý, chuyển đọan. 
 - Liên hệ thực tế. 
 - Chính tả. 
III. THỐNG KÊ VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC. 
Thống kê : 
Lớp 
Giỏi
Khá
TBình
Yếu
Kém
12a
2. Nguyên nhân: 
 - Học sinh còn lúng túng về mặt lí tthuyết. 
 - Khả năng lập luận còn yếu, không lliên hệ 
được từ chính bản thân
	4. Hướng dẫn tự học:
	 - Ôn luyện lại lí thuyết, cách lập ý. 
- Tăng cường viết đoạn văn nghị luận.
- Ssoạn bài đọc thêm 
Tiết 24: 
 Đọc thêm : - DỌN VỀ LÀNG - Nông Quốc Chấn.
 - TẾNG HÁT CON TÀU - Chế lan Viên.
 - ĐÒ LÈN - Nguyễn Duy.
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức: 
- Vẻ đẹp rất riêng của thơ Nông Quốc Chấn, đại diện cho thơ của tầng lớp trí thức dân tộc ít người.
- Cảm nhận được khát vọng về với nhân dân và đất nước với những kỷ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhà thơ.
- Hiểu thêm về thơ Nguyễn Duy - “ một thế giới nội tâm có bản sắc”. Cảm nhận được tình cảm tri ân sâu sắc pha nỗi xót xa ân hận muộn màng của nhà thơ đối với người bà đã khuất.
	2. Kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản theo thể loại.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, thuyết trình
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy - trò
Hoạt động của thầy - trò
HĐ1
- Cho HS tham khảo phần tiểu dẫn, gọi 1 em nêu những nét chính về tác giả và đặc điểm thơ Nông Quốc Chấn. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
 - Nhân dân đã sống cay cực ra sao? Phải chăng đó là bi kịch của một gia đình?.
Giáo viên bình tiểu kết.
 - Có người cho rằng từ hiện thực đau thương đó, niềm vui được giải phóng của nhân dân là niềm vui lớn mang tính thời đại, dân tộc. Em nghĩ sao?.
 + Gọi HS tìm hình ảnh minh hoạ.
 +GV bình, tiểu kết.
 - Để có được những nội dung trên, NQC đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật độc đáo nào? Từ đó suy ra thơ của NQC có gì đặc biệt?
HĐ2: 
 - Cho HS đọc tiểu dẫn SGK. Dẫn dắt giúp HS nắm được những điều căn bản về tác giả, tác phẩm.
- Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ, bố cục, nội dung từng phần của bố cục?
 + Đặc biệt lưu ý HS các thủ pháp nghệ thuật được tác giả vận dụng.
 + GV theo dõi đáp án của HS, nhận xét, đánh giá. Nếu cần có thể thuyết giảng nhấn mạnh thêm để HS lĩnh hội trọn vẹn. 
- Dẫn dắt HS đi đến các kết luận.
- GV củng cố lại những vấn đề cơ bản của bài
 học.
HĐ3
 - Phát biểu một vài nét về Nguyễn Duy
 - GV nhấn mạnh một số nội dung quan trọng đã ghi trong Tiểu dẫn
- Hai khổ thơ đầu khắc họa cái tôi ND thời thơ ấu. 
- HS phát biểu; GV nêu một vài chi tiết và nhận xét về cái tôi tác giả.
- GV đọc đoạn đầu bài thơ Quê Hương của Giang Nam. So sánh với bài thơ này để học sinh thấy rõ cách nhìn mới mẻ của ND về tuổi thơ
- Hình ảnh người bà, qua hồi ức của tác giả, hiện lên như thế nào ? 
- Tình cảm của nhà thơ như thế nào khi nghĩ về người bà một thời tần tảo, yêu thương nuôi nấng mình ?
- Để khắc hoạ hình ảnh người bà và gửi gắm tình cảm đối với bà, Nguyễn Duy đã sử dụng hiệu quả hai thủ pháp nghệ thuật nào?
- HS phát biểu và nhận xét 
- GV tổng hợp và giảng thêm:
+ Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà.
+ Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn chiếc, già nua tội nghiệp của người bà.
+ Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con người.
=> thấu hiểu nỗi khổ cực của bà; thể hiện nỗi ngậm ngùi, sự ân hận muộn màng khi bà không còn nữa.
+ Giữa cái hư và cái thực; giữa bà với Tiên, Phật, thánh thần => tương đồng
+ Giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh => tương phản
=>Tôn vinh, ngợi ca tấm lòng nhân từ cao cả của bà.Khẳng định sự bất diệt của hình ảnh người bà.
- GV tổng kết
I. DỌN VỀ LÀNG: 
1. Nội dung:
 - Cuộc sống “cay đắng đủ mùi” của nhân dân. 
 - Sống đói khát, ngột ngạt, kinh hoàng; chết không ai chôn.
=>Đó là bi kịch của dân tộc ta, nỗi đau lớn của nhà thơ.
 - Niềm vui khi được “Dọn về làng”.
 2. Nghệ thuật:
 Bài thơ có cấu trúc lạ, cách diẽn tả giàu hình ảnh, xúc cảm dồn nén, lời thơ chân thành, mộc mạc, tự nhiên...và đậm phong cách riêng của nhà thơ dân tộc ít người.
II.TẾNG HÁT CON TÀU: 
1.Nhan đề và Lời đề từ:
 - Nhan đề : Tiếng hát con tàu (nhân hoá) 
 -> Biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ đang khao khát lên đường, vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp, quẩn quanh để đến với cuộc đời rộng lớn (Với nhân dân, với cội nguồn sáng tao) 
 - Lời đề từ: “Tây Bắc ư ?... còn đâu”
 + Giới thiệu một cách khái quát cảm xúc bao trùm cả bài thơ: Khát vọng lên đường hăm hở, mê say.
 + Đến với nhân dân, với Tây Bắc cũng chính là trở về với lòng mình, với tình cảm sâu nặng, gắn bó.
 2. Mạch cảm xúc của bài thơ:
 a.Hai khổ đầu: Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường.
 - Thủ pháp phân thân, hàng loạt câu hỏi tu từ, nhiều hình ảnh đối lập, giọng thơ giục giã, hối thúc
 - Tác giả vừa kêu gọi mọi người vừa tự phê, tự vấn trên con đường về với tổ quốc, nhân dân, về với cội nguồn sáng tạo của người nghệ sĩ.
 b. Chín khổ thơ tiếp: Hoài niệm về Tây Bắc trong kháng chiến .
 - Viết về kháng chiến bằng lòng biết ơn sâu xa:
 + Cách nói triều mến thiết tha .
 +Hình ảnh bình dị gần gũi.
 =>Về với nhân dân là về với những gì thân thuộc, gần gũi nhất, về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống.
 - Gợi kỷ niệm với nhân dân trong kháng chiến: 
 + Chi tiết cụ thể chân thực. 
 + Cách xưng hô thân thiết, ấm áp tình cảm.
 =>Lòng biết ơn sâu sắc gắn bó chân thành với những xúc động thấm thía của tấm lòng, trái tim.
 c.Bốn khổ cuối: Khúc hát lên đường sôi nổi, mê say.
 - Điệp từ, điệp ngữ, âm hưởng sôi nổi.
 - Hình ảnh thơ phong phú, sáng tạo.
 =>Khao khát, bồn chồn, giục giã lên đường sôi nổi, mê say đáp lại lời mời gọi của hai khổ thơ đầu.
III. ĐÒ LÈN: 
1. Cách nhìn mới mẻ của Nguyễn Duy về tuổi thơ của mình:
 - Thời thơ ấu:
 Câu cá, bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, ăn trộm nhãn, đi chơi đền, chân đất đi đêm, níu váy bà đòi đi chợ...
 => tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên.
 - Cách nhìn của nhà thơ:
 Thành thực, thẳng thắng, tự nhiên, đậm chất quê, khác với lối thi vị hoá thường gặp.
2.Tình cảm sâu nặng đối với người bà:
- Hình ảnh người bà: 
 Mò cua xúc tép ,gánh chè xanh những đêm lạnh, bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng.. .
 =>cơ cực, tần tảo, yêu thương.
- Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại:
 + Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà.Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.
 + Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng:
“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
 Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi”
3. Những đặc sắc trong cách thể hiện của ND trong thi đề viết về tình bà cháu.
- Sử dụng thủ pháp đối lập
- Sử dụng phép so sánh đối chiếu 
- Giọng điệu: 
Thành thực, thẳng thắng.Vì thế tạo được dư vị về nỗi ngậm ngùi, đắng xót, ân hận pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc triết lí về sự sống con người.
4. Hướng dẫn tự học:
- Niềm vui của nhân dân Cao – Bắc Lạng khi quê hương giải phóng?
- Biểu tượng hình ảnh con tàu?
- Tình cảm của người cháu đối với bà?
NTL, ngày 20 tháng 9 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc