Tuần: 05
Tiết: 13
PHONG CÁNH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Khái niệm ngôn ngữ khoa học dùng trong văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.
- Ba loại văn bản khoa học: chuyên sâu, giáo khoa, phổ cập.
- Ba đặc trưng: tính trừu tượng, khái quát; tính lí trí, logic; tính khách quan, phi cá thể.
- Đặc điểm chủ yếu về phương tiện ngôn ngữ: hệ thống thuật ngữ, câu văn chặt chẽ
2. Kỹ năng:
- Lĩnh hội và phân tích những văn bản phù hợp với khả năng của HS THPT.
- Xây dựng văn bản khoa học: Xây dựng luận điểm, đề cương, đặt câu, dựng đoạn
- Phát hiện và sửa chữa trong văn bản khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
Tuần: 05 Tiết: 13 PHONG CÁNH NGÔN NGỮ KHOA HỌC I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Khái niệm ngôn ngữ khoa học dùng trong văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học. - Ba loại văn bản khoa học: chuyên sâu, giáo khoa, phổ cập. - Ba đặc trưng: tính trừu tượng, khái quát; tính lí trí, logic; tính khách quan, phi cá thể. - Đặc điểm chủ yếu về phương tiện ngôn ngữ: hệ thống thuật ngữ, câu văn chặt chẽ 2. Kỹ năng: - Lĩnh hội và phân tích những văn bản phù hợp với khả năng của HS THPT. - Xây dựng văn bản khoa học: Xây dựng luận điểm, đề cương, đặt câu, dựng đoạn - Phát hiện và sửa chữa trong văn bản khoa học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb III. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ 1 - GV cho HS tìm hiểu nhiều ví dụ thực tế và đi đến nêu khái niệm: +Phong cách ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ dùng trong phạm vi giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học. +Nó dùng chủ yếu trong ngôn ngữ viết nhưng cũng có trong dạng nói. - Văn bản PCNNKH gồm mấy loại chính? - HS trình bày – GV bổ sung. - Ngôn ngữ khoa học tồn tại ở những dạng nào? - HS phát biểu và bổ sung. HĐ 2 - Đặc trưng cơ bản của PCNNKH? - HS dựa vào SGK phát biểu. *GV dẫn chứng một số đặc trưng của PCNNKH: Tính lí trí, logic: câu văn một đơn vị thông tin, từ đơn nghĩa, cấu tạo đoạn văn, văn bản: chặt chẽ, mạch lạc... *Ví dụ: + Vào nội ô các loại xe giảm 20km/h. + Lifeboy giết 99,9% vi trùng chết... HĐ 3 - GV hướng dẫn HS nắm các ý cơ bản trong ghi nhớ sgk - HS đọc ghi nhớ. - GV gợi ý cho HS làm bài tập. - HS phát biểu và nhận xét. * Bài tập 3 – 4: Về nhà làm I.VĂN BẢN KHOA HỌC VÀ NGÔN NGỮ KHOA HỌC: 1. Văn bản khoa học: - Các văn bản khoa học chuyên sâu: mang tính chuyên ngành dung để giao tiếp giữa những người làm công tác nghiên cứu trong các ngành khoa học. - Các văn bản khoa học giáo khoa: cần có thêm tính sư phạm - Các văn bản khoa học phổ cập: viết dễ hiểu nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học. 2. Ngôn ngữ khoa học: Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học. + Dạng viết: sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, sơ đồ + Dạng nói: yêu cầu cao về phát âm, diễn đạt trên cơ sở một đề cương. II. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC 1. Tính khái quát, trừu tượng: Biểu hiện không chỉ ở nội dung mà còn ở các phương tiện ngôn ngữ như thuật ngữ khoa học và kết cấu của văn bản. 2. Tính lí trí, lôgic: Thể hiện ở trong nội dung và ở tất cả các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ, câu văn, đoạn văn, văn bản. 3. Tính khách quan, phi cá thể: Hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc. III. LUỆN TẬP : Bài tập 1 : - Những kiến thức khoa học Lịch sử văn học - Thuộc văn bản khoa học giáo khoa - Chủ đề, hình ảnh, tác phẩm, phản ánh hiện thực, đại chúng hoá, chất suy tưởng, nguồn cảm hứng sáng tạo. Bài tập 2: - Đoạn thẳng: đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên; - Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau. 4. Hướng dẫn tự học: - Qua các văn bản khoa học trong sgk thuộc các bộ môn đang học, xác định hệ thống thuật ngữ (khoảng 10 từ) của mỗi ngành khoa học. - So sánh tính khách quan, phi cá thể trong phong cách ngôn ngữ khoa học với tính cá thể hoá trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Tiết 14 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: Nhận ra những ưu điểm và hạn chế của mình trong cách trình bày một văn bản nghị luận tư tưởng đạo lí. 2. Kỹ năng: Tập sửa lỗi theo lời phê của giáo viên và tổng hợp theo nhóm để trình bày và rút kinh nghiệm cho những bài viết sau . II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, các bài đã chấm 2. Học sinh: Ôn bài đã học III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, hỏi đáp IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ 1: - Nêu đề bài và dẫn dắt học sinh tìm hiểu đề. - Hãy xác định nội dung của từng câu? - HS xác định nội dung và bổ sung ý kiến. * GV cho HS chú ý vào câu số 2 để tìm ý. - Nhắc lại ý chung của nghị luận về tư tưởng đạo lí - Thảo luận nhóm. - N1,2: Tìm ý cho mở bài. - N3,4 : Tìm ý cho kết bài. * Sau khi HS trình bày GV gợi ý phần thân bài bằng bảng phụ cho HS theo dõi. * Gợi ý: Hành động: tham gia chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo HĐ 2 - Nhận xét cho mỗi phần kèm theo một bài tiêu biểu đọc cho HS nghe. - Đối chiếu với bài viết của mình HĐ 3 - GV trả bài cho HS xem lại – ý kiến của HS nếu có. - Phân tích những nguyên nhân cho HS thấy. - Đọc một bài hay đoạn tiêu biểu để biểu dương trước lớp. * Đề bài số 2: Suy nghĩ của anh/chị về môi trường sống quanh ta. I. ĐỀ BÀI. Câu 1: Quan điểm sáng tác của HCM? Câu 2: Ôi! sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? 1. Tìm hiểu đề. - Nội dung - Thể loại - Phạm vi 2. Dàn ý: a. Mở bài: - Sống đẹp là một trong những phẩm chất không thể thiếu của con người. - Trích dẫn câu thơ của Tố Hữu b. Thân bài: - Giải thích: Giải thích sống đẹp: có lí tưởng, mục đích, tư tưởng, tình cảm đúng đắn, lành mạnh, trong sáng, vị tha; có tri thức, văn hoá và biết hành động vì những điều tốt đẹp đó. - Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch (có dẫn chứng). c. Kết bài : Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về sống đẹp: cần tu dưỡng, rèn luyện bản thân thường xuyên từ tinh thần, thể chất đến các năng lực, kĩ năng để hoàn thiện. II. NHẬN XÉT VÀ CHỮA LỖI: 1.Nhận xét: - Ưu điểm : - Hạn chế : 2.Sửa lỗi: - Cách nêu vấn đề - Dùng từ - Chuyển ý, chuyển đọan - Liên hệ thực tế - Chính tả III. THỐNG KÊ. 1.Điểm: Lớp G KH TB Y Kém 12A 2. Khắc phục: - Ôn luyện lại lí thuyết, cách lập ý - Tăng cường viết đoạn văn nghị luận 4. Hướng dẫn tự học: - Làm bài số 2 trên khoảng 1 trang giấy thi; thứ 6 nộp. - Đọc bài: Luật thơ; chọn một bài thơ và phân tích theo mô hình trong sgk. Tiết: 15 LUẬT THƠ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Các thể thơ VN chia làm ba nhóm: truyền thống (lục bát, song thất lục bát, hát nói), Đường luật (ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt và bát cú), hiện đại (năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ – văn xuôi,). - Vai trò của tiếng trong luật thơ; luật thơ trong các thể thơ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn. - Sự khác biệt và tiếp nối trong luật thơ hiện đại và trung đại. 2. Kỹ năng: - Nhận biết và phân tích luật thơ ở một bài thơ cụ thể: lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn - Nhận ra sự khác biệt và tiếp nối của thơ hiện đại so với thơ truyền thống. - Cảm thụ được một bài thơ theo những đặc trưng của luật thơ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk, bảng phụ 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb III. PHƯƠNG PHÁP: Hổi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ 1: Hướng dẫn HS nắm khái quát về luật thơ. - Trình bày khái niệm luật thơ? - HS đọc sgk và rút ra khái niệm luật thơ, kể tên các thể thơ. - GV đọc vài câu thơ để HS nhận xét. - HS nhận xét về sự khác nhau giữa các bài thơ, câu thơ. - “Tiếng” có vai trò như thế nào trong thơ ca tiếng Việt? - HS rút ra vai trò của tiếng trong thơ ca. *GV treo bảng phụ các mô hình thuộc một số thể thơ: Thơ luật B vần B Thơ luật T vần B b b t t t b b t t b b t t b t t b b t t b v.v. t t b b t t b b b t t t b b b b t t b b t v.v. HĐ 2: - Các nhóm tìm hiểu đặc điểm về số tiếng, số dòng, ngắt nhịp, gieo vần, phối thanh... của 4 thể thơ. - HS: Hoạt động theo nhóm để rút ra đặc điểm của các thể thơ. * GV: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: - Số tiếng: 7; Số dòng: 4 - Vần: vần chân, độc vận, gieo vần cách (đồng - không) - Nhịp 4/3 - Hài thanh: 1 2 3 4 5 6 7 T B T B T B Vần B T B T B T Vần HĐ 3: - Hướng dẫn HS tìm hiểu một số thể thơ hiện đại. - Đọc SGK rút ra ý chính. I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ. 1. Luật thơ. a. Khái niệm luật thơ: Là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp.. trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định. b. Các thể thơ Việt Nam - Các thể thơ dân tộc - Các thể thơ Đường luật - Các thể thơ hiện đại 2. Vai trò của “tiếng” trong thơ. - Là căn cứ để xác lập thể thơ - Là căn cứ để ngắt nhịp trong thơ - Thanh của “tiếng” là căn cứ để xác định luật bằng B trắc T -> tạo nhạc điệu cho thơ. - Vần của “tiếng” là căn cứ để hiệp vần thơ: vị trí hiệp vần là yếu tố quan trọng xác định luật thơ. => Số “tiếng” và các đặc điểm của “tiếng” về cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp... là các nhân tố cấu thành luật thơ II. MỘT SỐ THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG. 1. Thể lục bát. 2. Thể song thất lục bát. 3. Thể ngũ ngôn Đường luật. 4. Các thể thất ngôn Đường luật. III. CÁC THỂ THƠ HIỆN ĐẠI. - Thơ 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi - Vừa có sự tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống vừa có sự cách tân. 4. Hướng dẫn tự học: - Hoàn thành phần luyện tập 1,2/107. - Đọc và soạn bài; Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS. NTL, ngày tháng năm 2010
Tài liệu đính kèm: