Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 4 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 4 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 04

Tiết: 10

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG

TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC

(Phạm Văn Đồng)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Những đánh giá sâu sắc, mới mẻ, vừa có lí, có tình của PhạmVăn Đồng về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, giá trị của thơ văn Đồ Chiểu đối với đương thời và ngày nay.

- Nghệ thuật viết văn nghị luận: lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, gợ cảm, giàu hình ảnh.

2. Kỹ năng:

- Hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại.

- Vận dụng cách nghị luận giàu sức thuyết phục của tác giả để phát triển kĩ năng làm văn nghị luận.

3.Thái độ: yêu mến cụ Đồ Chiểu.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, sgk, stk

2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 4 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04
Tiết: 10
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG
TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
(Phạm Văn Đồng)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Những đánh giá sâu sắc, mới mẻ, vừa có lí, có tình của PhạmVăn Đồng về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, giá trị của thơ văn Đồ Chiểu đối với đương thời và ngày nay.
- Nghệ thuật viết văn nghị luận: lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, gợ cảm, giàu hình ảnh.	
2. Kỹ năng:
- Hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại.
- Vận dụng cách nghị luận giàu sức thuyết phục của tác giả để phát triển kĩ năng làm văn nghị luận.
3.Thái độ: yêu mến cụ Đồ Chiểu.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, stk
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Những hiểu biết cơ bản về tac giả và tác phẩm?
+ HS phát biểu, bổ sung.
+ GV nhận xét, tổng hợp.
* Bố cục
 - Mở bài: Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa.
 - Thân bài: 
 + Đoạn 1: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ yêu nước 
 + Đoạn 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu - tấm gương phản chiếu phong trào chống TDP oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. 
 + Đoạn 3: Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu , có ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian nhất là ở miền Nam
 - Kết bài: Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu- tấm gương sáng của mọi thời đại.
HĐ 2
- GV cho HS đọc vài đoạn tiêu biểu.
- Tại sao ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc? 
- HS xác định nội dung, ý nghĩa phần mở bài. 
-> Bằng so sánh liên tưởng -> nêu vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa định hướng cho việc nghiên cứu, tiếp cận thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: cần có cách nhìn nhận sâu sắc, khoa học, hợp lí. 
- Chỉ ra “ánh sáng khác thường” trong cuộc đời và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu?
+ HS thảo luận, trình bày kết quả thảo luận, nghe góp ý bổ sung của nhóm khác.
+ GV nhận xét, kết luận.
-> Tác giả chỉ nhấn mạnh vào khí tiết, quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu -> Nguyễn Đình Chiểu luôn gắn cuộc đời mình với vận mệnh đất nước, ngòi bút của một nhà thơ mù nhưng lại rất sáng suốt.
->PVĐ đã đặt thơ văn yêu nước của NĐC trong mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử dất nước -> vốn hiểu biết sâu rộng, xúc cảm mạnh mẽ thái độ kính trọng, cảm thông sâu sắc của người viết. 
->Thao tác “đòn bẩy” -> định giá tác phẩm LVT không thể chỉ căn cứ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu trau truốt, gọt dũa mà phải đặt nó trong mối quan hệ với đời sống nhân dân
- Đoạn kết văn bản khảng định điều gì?
+ HS phát biểu.
+ GV tổng hợp.
-> Cách kết thúc ngắn gọn nhưng có ý nghĩa gợi mở, tạo sự đồng cảm ở người đọc.
- Nghệ thưaạt tiêu biểu được sử dụng trong văn bản?
+ GV gợi ý .
+ HS tổng hợp.
- Ý nghĩa của văn bản?
+ HS phát biểu.
+ GV gợi ý phần ghi nhớ sgk.
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tác giả (1906 - 2000): 
 - Nhà cách mạng, chính trị, ngoại giao lỗi lạc của cách mạng VN thế kỉ XX.
 - Nhà giáo dục, nhà lí luận văn hoá văn nghệ.
2. Văn bản: 
 - In trong tạp chí văn học 7/1963 - kỉ niệm 75 năm ngày mất Nguyễn Đình Chiểu
 - Để tưởng nhớ Nguyễn Đình Chiểu; định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông; khơi dậy tinh thần yêu nước trong thời đại chống Mĩ cứu nước.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
 a. Mở bài 
 - Văn chương của có ánh sáng lạ thường 
 - Vẫn còn những cách nhìn nhận chưa thoả đáng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu 
b.Thân bài
- Con người và Quan niệm sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu:
+ Coi thơ văn là vũ khí chiến đấu bảo vệ chính nghĩa, chống kẻ thù.
+ Vạch trần âm mưu, thủ đoạn và lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa. 
- Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu:
 + Tái hiện một thời đau thương, khổ nhục mà vĩ đại của đất nước, nhân dân.
 + Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
 + Lần đầu tiên, người nông dân đi vào văn học viết, là hình tượng nghệ thuật trung tâm.
- Truyện Lục Vân Tiên: 
 + Khẳng định cái hay cái đẹp của tác phẩm về cả nội dung và hình thức văn chương
 + “Một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quí trọng ở đời.”
c. Kết bài
 - Khẳng định, ngợi ca, tưởng nhớ Nguyễn Đình Chiểu. 
 - Bài học về mối quan hệ giữa văn học - nghệ thuật và đời sống, về sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tư tưởng. 
2. Nghệ thuật:
 - Bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai sát vấn đề trung tâm.
 - Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp cả diễn dịch, quy nạp, hình thức “đòn bẩy”
 - Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương, vừa khách quan; ngôn ngữ giàu hình ảnh.
 - Giọng điệu linh hoạt, biến hoá; khi hào sảng, lúc sót xa
3. Ý nghĩa văn bản:
 - Suốt cuộc đời phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc;
 - Sự nghiệp thơ văn là bằng chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, dân tộc.
4. Hướng dẫn tự học:	
 - Tác giả đánh giá cao ý nghĩa của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở đoạn nào? Tác giả bác bỏ một số ý kiến không đúng về Lục Vân Tiên như thế nào? 
 - Nhân xét về tình cảm của tác giả đối với Nguyễn Đình Chiểu. 
 - Rút ra quan điểm, thái độ cần thiết khi đánh giá một tác phẩm văn chương và những yếu tố cơ bản khi viết một bài văn nghị luận.
 - Chuẩn bị tiết đọc thêm : 
 + Nhóm 1,2 “ Mấy ý nghĩ về thơ” : Nội dung và nghệ thuật chính. 
 + Nhóm 3,4 “ Đô-xtôi- ép-xki” : Nội dung và nghệ thuật chính.
Tiết: 11 Đọc thêm: 
MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ - Nguyễn Đình Thi
ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI - X. Xvai-gơ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Nhận thức về đặc trưng của thơ. Cách lập luận chặt chẽ, diễn đạt có hình ảnh.
	- Cuộc đời và tác phẩm Đô-xtôi-ép-xki là nguồn cỏ vũ quần chúng lao động nghèo đứng lên lật đổ cường quyền. Nghệ thuật dựng chân dung của Xvai-gơ.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc - hiểu văn nghị luận theo thể loại.
	- Đọc - hiểu văn bản theo thể loại.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Phát vấn, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1:
- Giúp hs rút ra đặc trưng cơ bản nhất của thơ và quá trình ra đời của 1 bài thơ.
+ HS chú ý 3 đoạn đầu của bài trích để trả lời câu hỏi 1 (SGK). 
+ Thế nào là “rung động thơ” và “làm thơ”?
Quá trình ra đời của một bài thơ: Rung động. thơ -> Làm thơ. 
Rung động thơ: là khi tâm hồn ra khỏi trạng thái bình thường do có sự va chạm với thế giới bên ngoài và bật lên những tình ý mới mẻ
Làm thơ: là thể hiện những rung động của tâm hồn con người bằng lời nói (hoặc chữ viết )
- HS phát biểu về nghệ thuật.
- GV gợi ý để HS rút ra ý nghĩa văn bản.
HĐ2: 
- Cho biết chân dung của Đô-xtôi-ép-xki có những nét gì đặc biệt? 
- HS làm việc theo nhóm, trình bày và nhận xét.
- HS phát biểu về nghệ thuật.
- GV rút ra ý nghĩa của văn bản.
A. MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ
1.Nội dung:
- Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là thể hiện tâm hồn con người.
- Hình ảnh, tư tưởng và tính chân thật trong thơ.
- Ngôn ngữ thơ khác với các loại hình truyện, kịch kí.
2. Nghệ thuật:
 - Lập luận chặt chẽ.
 - Văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
3.Ý nghĩa văn bản:
 - Bài viết không chỉ có giá trị trong những năm 50 của TKXX.
 - Quan điểm về thơ và đặc trưng của thơ của tác giả sâu sắc và có giá trị lâu dài.
B. ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI 
1. Nội dung:
 - Cuộc đời bất hạnh và nghị lực phi thường:
 + Nỗi khổ về vật chất.
 + Nỗi khổ về tinh thần.
 + Lao động là sự giải thoát nỗi khổ.
 - Sự thành công trong sáng tác.
 - Cái chết của Đô-xtôi-ép-xki và tinh thần đoàn kết dân tộc. 
2.Nghệ thuật:
 - Dựng chân dung nhờ liên tưởng.
 - Các biện pháp so sánh và tư từ khác.
3. Ý nghĩa văn bản:
 Qua việc dựng chân dung văn học, tác giả tác giả đen đến cho người đọcnhững hiểu biết về Đô-xtôi-ép-xki, nhà văn Nga vĩ đại. 
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Dựa vào một trong những đặc trưng của thơ, hãy phân tích và làm sáng tỏ vấn đề được trình bày trong bài viết.
	- Qua đoạn trích anh/chị hiểu gừ về Đô-xtôi-ép-xki?
 - Chuẩn bị: Tìm hiểu về Nghị luận về một hiện tượng đời sống 
 + Xem lại lí thuyết về “Nghị luận về một tư tưởng đạo lí ”
 + Trả lời các câu hỏi ở SGK
 + Tìm thêm một số vấn đề thuộc nghị luận về một hiện tượng đời sống 
Tiết: 12
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Nắm được cách làm, triển khai bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 	- Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng trước những hiện tượng đời sống hằng ngày.
	2. Kỹ năng:
	- Nhận diện được hiện tượng đời sống được nêu ra trong một số văn bản nghị luận.
	- Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, stk, tlc
	2. Học sinh: Đọc bài, chuẩn bị phần luyện tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, phát vấn
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS đọc ngữ liệu và trả lời mục a/66.
+ HS trao đổi nhanh và ình bày.
+ GV tổng hợp.
- HS theo dõi sgk/67.
* Các phương diện hiện tượng đời sống gồm tự nhiên và xã hội như: thiên nhiê, con người, môi trường
- Từ những phần trên hãy cho biết cách làm bài văn nghị luận?
+HS phát biểu dựa theo sgk.
+GV tổng hợp.
HĐ2
- Chia lớp thành 4 nhóm tương ứng a,b,c,d.
+ HS thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày; nhóm khác bổ sung.
+ GV theo dõi, nhắc nhở, khái quát.
Bài tập 2.
- GV hướng dẫn.
- HS theo dõi về làm.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
 a. Tìm hiểu đề:
 - Chia chiếc bánh thời gian của các bạn trẻ.
 - Luận điểm:
 + Việc làm của NHA.
 + Hiện tượng NHA là hiện tượng sống đẹp của thanh niên ngày nay.
 + Hiện tượng lãng phí thời gian của một số thanh niên, học sinh
 - Dẫn chứng:
 + Một số việc làm có ý nghĩa
 + Một số việc làm đáng phê phán
 - Thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ
 b. Lập dàn ý:
2. Cách làm bài văn nghị luận:
 - Nêu hiện tượng.
 - Những biểu hiện của hiện tượng.
 - Phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại.
 - Chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan.
 - Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết.
II. LUYÊN TẬP:
Bài tập 1: 
 - Trong văn bản trên, bàn về hiện tượng nhiều thanh niên, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện để khi trở về góp phần xây dựng đất nước.
Hiện tượng ấy diễn ra vào những năm đầu của thế kỉ XX.
 - Tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận: 
 + Phân tích: Thanh niên du học mãi chơi bời, thanh niên trong nước “không làm gì cả”, họ sống “già cỗi”, thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai đất nước...
 + So sánh: nêu hiện tượng thanh niên, sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù.
 + Bác bỏ: “Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả”.
 - Nghệ thuật diễn đạt của văn bản: 
 + Dùng từ, nêu dẫn chứng xác đáng, cụ thể,
 + Kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán.
 - Rút ra bài học cho bản thân: 
Xác định lí tưởng, cách sống; mục đích, thái độ học tập đúng đắn.
	4. Hướng dẫn tự học:
 - Tìm hiểu phương tiện thông tin đại chúng những hiện tượng đời sống đáng chú ý và thực hành phân tích, lập dàn ý.
- Học thuộc dàn ý chung nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Chuẩn bị:Phong cách ngôn ngữ khoa học. Sưu tầm một số văn bản thuộc ngôn ngữ khoa học
NTL, ngày 23 tháng 08 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docT4.doc