Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 33 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 33 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 33

Tiết 94

VĂN BẢN TỔNG KẾT

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

- Mục đích, nội dung, đặc điểm của văn bản tổng kết.

- Cách viết văn bản tổng kết tri thức, văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn.

 2. Kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức đọc – hiểu, lĩnh hội các văn bản tổng kết trong SGK.

- Viết các văn bản tổng kết tri thức, văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn về những vấn đề gắn với học tập và sinh hoạt cá nhân, của lớp, trường.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm

 2. Học sinh: Đọc và làm bài tập

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 33 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33
Tiết 94
VĂN BẢN TỔNG KẾT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	1. Kiến thức:
- Mục đích, nội dung, đặc điểm của văn bản tổng kết. 
- Cách viết văn bản tổng kết tri thức, văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn.
	2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đọc – hiểu, lĩnh hội các văn bản tổng kết trong SGK. 
- Viết các văn bản tổng kết tri thức, văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn về những vấn đề gắn với học tập và sinh hoạt cá nhân, của lớp, trường.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm	
	2. Học sinh: Đọc và làm bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV yêu cầu HS đọc văn bản tổng kết trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Đọc các đề mục và nội dung của văn bản trên, anh (chị) có nhận xét gì về bố cục và những nội dung chính của một văn bản tổng kết?
+ Về diễn đạt, văn bản tổng kết có cách dùng từ, đặt câu như thế nào?
- HS làm việc nhóm (cùng bàn) với văn bản rồi phát biểu ý kiến. Các HS khác nghe, nhận xét và bổ sung.
- GV yêu cầu HS từ việc tìm hiểu VD trên hãy cho biết yêu cầu đối với văn bản tổng kết.
- HS tự rút ra kết luận.
- GV nhận xét và cho 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK để khắc sâu.
HĐ2
- HS đọc bài tập (SGK) và trả lời câu hỏi:
a. Văn bản trên đã đạt được những yêu cầu nào của một văn bản tổng kết?
b. Người trích lược đi một vài đoạn, một vài ý trong văn bản (). Anh (chị) đoán xem trong các đoạn bị lược đi ấy, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu gì?
c. Đối chiếu với yêu cầu của một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu nội dung nào cần bổ sung?
- GV quan sát, hướng dẫn.
- HS đọc và thảo luận, trả lời.
- GV cho HS quan sát tiếp văn bản hoàn chỉnh (bảng phụ) để HS đối chiếu, tự đánh giá.
- Nếu được giao nhiệm vụ viết một bản tổng kết phong trào học tập và rèn luyện của lớp trong năm học vừa qua, anh (chị) sẽ thực hiện những công việc gì? 
a. Chuẩn bị tư liệu ra sao?
b. Lập dàn ý văn bản thế nào?
Sau khi lập dàn ý, hãy viết vài đoạn thuộc phần thân bài của văn bản ấy.
- GV hướng dẫn, gợi ý.
- HS suy nghĩ và viết.
- GV nhận xét.
*Chú ý: người viết nên chọn nội dung cơ bản (kết quả học tập và kết quả rèn luyện) để viết thành những đoạn văn bản.
I. CÁCH VIẾT VĂN BẢN TỔNG KẾT:
1. Tìm hiểu ví dụ:
a. Bố cục của văn bản tổng kết trên đây có 3 phần:
* Phần mở đầu:
- Quốc hiệu hoặc tên tổ chức (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh- Trường ĐHSPHN- Đội thanh niên tình nguyện số 2).
- Địa điểm, ngày tháng năm (Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2007).
- Tiêu đề (Báo cáo kết quả hoạt động tình nguyện tại các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công với nước).
* Phần nội dung báo cáo gồm:
- Tình hình tổ chức: địa điểm hoạt động (), thời gian (), số lượng tham gia ().
- Kết quả hoạt động (Hoạt động chăm sóc thương bệnh binh và người có công với nước; Hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao; Vệ sinh môi trường, tôn tạo cảnh quan; Hoạt động tổ chức ôn tập văn hóa và sinh hoạt hè cho con em thương binh, bệnh binh; Hoạt động xây dựng công trình thanh niên và tặng quà thương binh, bệnh binh).
- Đánh giá chung.
* Phần kết thúc: người viết báo cáo kí tên (Nguyễn Văn Hiếu).
b. Về diễn đạt, văn bản tổng kết có cách dùng từ, đặt câu ngắn gọn, chính xác, rõ ràng, mỗi việc một đề mục, mỗi ý một lần xuống dòng, gạch đầu dòng, các câu sử dụng thường lược chủ ngữ.
2. Yêu cầu đối với văn bản tổng kết:
- Văn bản tổng kết nhằm nhìn nhận, đánh giá kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc hay một giai đoạn công tác.
- Muốn viết được văn bản tổng kết, cần:
+ Tập hợp tư liệu, số liệu đầy đủ, chính xác.
+ Lần lượt viết các phần: mở đầu; nội dung báo cáo (tình hình và kết quả thực hiện công việc, bài học kinh nghiệm và kiến nghị); kết thúc.
+ Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
a. Văn bản trên đã đạt được một số yêu cầu của một văn bản tổng kết. Đó là:
- Đảm bảo bố cục 3 phần: mở đầu; nội dung báo cáo và kết thúc.
- Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.
b. Trong những đoạn bị lược, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu:
- kết quả của công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
- Số đăng kí phấn đấu trong học tập và kết quả đạt được.
- Số tình nguyện tham gia phong trào chống tệ nạn xã hội và kết quả đạt được.
- Số tình nguyện chung sức cùng cộng đồng tham gia công tác xã hội và kết quả đạt được.
- Công tác phát triển đoàn viên.
c. Đối chiếu với yêu cầu của một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu một số nội dung cần bổ sung:
- Tên hiệu của Đoàn, tên đoàn trường và tên chi đoàn.
- Mục II và mục IV nên cho vào một mục chung là: Kết quả công tác đoàn.
- Đánh giá chung.
Bài tập 2: 
a. Chuẩn bị tư liệu: tư liệu về kết quả xếp loại học tập và kết quả xếp loại hạnh kiểm,
b. Dàn ý:
Phần đầu:
- Quốc hiệu, tên trường, lớp.
- Địa điểm, ngày tháng năm
- Tiêu đề báo cáo: Báo cáo tổng kết phong trào học tập và rèn luyện- lớp ()- năm học ().
Phần nội dung:
- Đặc điểm tình hình lớp.
- Kết quả học tập.
- Kết quả rèn luyện.
- Bài học kinh nghiệm.
- Đánh giá chung.
Phần kết: kí tên.
4. Hướng dẫn tự học.
- Tìm hiểu thêm về các tình huống tìm hiểu và viết văn bản tổng kết trong thực tiễn.
- Soạn bài tổng kết phần TV: HĐ giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Tiết 95,96
TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	1. Kiến thức:
- Khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 
- Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp; mà quan trọng là nhân vật giao tiếp và ngữ cảnh.
- Các quá trình giao tiếp; các ngôn ngữ giao tiếp.
- Các thành phần nghĩa của câu trong giao tiếp.
- Vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của TV trong hoạt động giao tiếp.
	2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng phân tích và lĩnh hội văn bản trong hoạt động giao tiếp. 
- Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thích hợp với ngữ cảnh giao tiếp; kĩ năng tạo câu coa sự phối hợp giữa nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm	
	2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi sgk
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV hệ thống hóa kiến thức bằng cách nêu một số câu hỏi để HS trả lời:
- HS ôn tập lại những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trên cơ sở câu hỏi và những gợi ý của GV.
1. Giao tiếp là gì? Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
2. Phân biệt sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?
3. Thế nào là ngữ cảnh? Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào?
4. Nhân vật giao tiếp có vai trò và đặc điểm gì?
5. Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội và lời nói là sản phẩm của cá nhân?
6. Thế nào là nghĩa của câu? Câu có mấy thành phần nghĩa? Là những thành phần nào? Đặc điểm của mỗi thành phần?
7. Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? 
- GV hướng dẫn HS ôn tập lại những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trên cơ sở hỏi đáp.
HĐ2
- GV yêu cầu HS đọc đoạn trích (SGK) và phân tích theo các yêu cầu:
1. Phân tích sự đổi vai và luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp trên. Những đặc điểm của hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết nào? (lời nhân vật và lời tác giả).
- HS đọc kĩ đoạn trích, thảo luận về các yêu cầu đặt ra, phát biểu ý kiến và tranh luận trước lớp.
- Sau mỗi câu hỏi, GV nhận xét và nêu câu hỏi tiếp theo.
2. Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm gì riêng biệt? Phân tích sự chi phối của những điều đó đến nội dung và cách thức nói trong lượt lời nói đầu tiên của lão Hạc.
3. Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: "Bấy giờ cu cạu mới biết là cu cậu chết!".
4. Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích lại có một hoạt động giao tiếp nữa giữa họ và nhà văn Nam Cao. Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa hai hoạt động giao tiếp đó.
I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC:
1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: 
- Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động.
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động bao gồm hai quá trình: quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện; quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hay người đọc thực hiện. ->Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời tại cùng một địa điểm (hội thoại), cũng có thể ở các thời điểm và khoảng không gian cách biệt (qua văn bản viết).
2. Nói và viết:
- Về điều kiện để tạo lập và lĩnh hội văn bản.
- Về đường kênh giao tiếp.
- Về loại tín hiệu (âm thanh hay chữ viết).
- Về các phương tiện phụ trợ (ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ điệu bộ đối với ngôn ngữ nói và dấu câu, các kí hiệu văn tự, mô hình bảng biểu đối với ngôn ngữ viết).
- Về dùng từ, đặt câu và tổ chức văn bản,
3. Ngữ cảnh:
- Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ và tạo lập văn bản đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo văn bản. 
- Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng (bối cảnh văn hóa), bối cảnh hẹp (bối cảnh tình huống), hiện thực được đề cập đến và văn cảnh.
4. Nhân vật giao tiếp:
5. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội và lời nói là sản phẩm của cá nhân:
6. Nghĩa của câu:
7. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
II. LUYỆN TẬP:
1. Sự đổi vai và luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp giữa lão Hạc và ông giáo:
Lão Hạc (nói)
Ông giáo (nói)
- Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
- Thế nó cho bắt a?
- Khốn nạn nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
- Cụ cứ tưởng thế để cho nó làm kiếp khác.
- Ông giáo nói phải!... như kiếp tôi chẳng hạn!
- Kiếp ai cũng thế thôi hơn chăng?
- Thế thì kiếp gì cho thật sung sướng?
Những đặc điểm của hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết:
+ Hai nhân vật: lão Hạc và ông giáo luân phiên đổi vai lượt lời. Lão Hạc là người nói trước và kết thúc sau nên số lượt nói của lão là 5 còn số lượt nói của ông giáo là 4. Vì tức thời nên có lúc ông giáo chưa biết nói gì, chỉ "hỏi cho có chuyện" (Thế nó cho bắt à?)
+ Đoạn trích rất đa dạng về ngữ điệu: ban đầu lão Hạc nói với giọng thông báo (Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!), tiếp đến là giọng than thở, đau khổ, có lúc nghẹn lời (), cuối cùng thì giọng đầy chua chát (). Lúc đầu, ông giáo hỏi với giọng ngạc nhiên (- Cụ bán rồi?), tiếp theo là giọng vỗ về an ủi và cuối cùng là giọng bùi ngùi.
+ Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói ở đoạn trích trên, nhân vật giao tiếp còn sử dụng các phương tiện hỗ trợ, nhất là nhân vật lão Hạc: lão "cười như mếu", "mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra ).
+ Từ ngữ dùng trong đoạn trích khá đa dạng nhất là những từ mang tính khẩu ngữ, những từ đưa đẩy, chêm xen (đi đời rồi, rồi, à, ư, khốn nạn, chả hiểu gì đâu, thì ra,).
+ Về câu, một mặt đoạn trích dùng những câu tỉnh lược (Bán rồi! Khốn nạnÔng giáo ơi!), mặt khác nhiều câu lại có yếu tố dư thừa, trùng lặp (Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Thì ra tôi bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó., ).
2. Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm riêng biệt chi phối đến nội dung và cách thức giao tiếp:
+ Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ, cô đơn. Vợ chết. Anh con trai bỏ đi làm ăn xa. Lão Hạc chỉ có "cậu vàng" là "người thân" duy nhất. 
Ông giáo là một trí thức nghèo sống ở nông thôn. Hoàn cảnh của ông giáo cũng hết sức bi đát.
Quan hệ giữa ông giáo và lão Hạc là quan hệ hàng xóm láng giềng. Lão Hạc có việc gì cũng tâm sự, hỏi ý kiến ông giáo.
+ Những điều nói trên chi phối đến nội dung và cách thức nói của các nhân vật. Trong đoạn trích, ở lời thoại thứ nhất của lão Hạc ta thấy rất rõ:
- Nội dung của lời thoại: Lão Hạc thông báo với ông giáo về việc bán "cậu vàng".
- Cách thức nói của lão Hạc: "nói ngay", nói ngắn gọn, thông báo trước rồi mới hô gọi (ông giáo ạ!) sau.
- Sắc thái lời nói: Đối với sự việc (bán con chó), lão Hạc vừa buồn vừa đau (gọi con chó là "cậu vàng", coi việc bán nó là giết nó: "đi đời rồi"). Đối với ông giáo, lão Hạc tỏ ra rất kính trọng vì mặc dù ông giáo ít tuổi hơn nhưng có vị thế hơn, hiểu biết hơn (gọi là "ông" và đệm từ "ạ" ở cuối).
3. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: "Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!":
- Nghĩa sự việc: thông báo việc con chó biết nó chết (c8u cậu biết là cu cậu chết).
- Nghĩa tình thái:
+ Người nói rất yêu quý con chó (gọi nó là "cu cậu".
+ Việc con chó biết nó chết là một bất ngờ (bấy giờ mới biết là).
4. Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích lại có một hoạt động giao tiếp nữa giữa họ nhà văn Nam Cao:
+ Hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật là hoạt động giao tiếp trực tiếp có sự luân phiên đổi vai lượt lời, có sự hỗ trợ bởi ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt, Có gì chưa hiểu, hai nhân vật có thể trao đổi qua lại.
+ Hoạt động giao tiếp giữa nhà văn Nam Cao và bạn đọc là hoạt động giao tiếp gián tiếp (dạng viết). Nhà văn tạo lập văn bản ở thời điểm và không gian cách biệt với người đọc. Vì vậy, có những điều nhà văn muốn thông báo, gửi gắm không được người đọc lĩnh hội hết. Ngược lại, có những điều người đọc lĩnh hội nằm ngoài ý định tạo lập của nhà văn.
4. Hướng dẫn tự học:
- Tự lập các bảng tổng kết khác để hệ thống hóa kiến thức tiêng Việt đã học ở THPT về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
- Nhận xét về giao tiếp của các bạn bè trong lớp các giờ giải lao.
- Xem và soạn bài ôn tập phần làm văn.
Duyệt tuần 33 - 07/3/2011
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA12T33KTKN.doc