Tuần: 24
Tiết: 68,69
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(NGUYỄN MINH CHÂU)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải nhìn nhận con người và cuộc sống một cách đa diện; nghệ thuật chân chính luôn gắn bó với cuộc đời, vì cuộc đời.
- Tình huống truyện độc đáo mang, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều. Lời văn giản dị và sâu sắc, dư ba.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Phân tích tâm lí nhân vật.
3.Thái độ: Trân trọng và cảm thông với số phận éo le của con người.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
Tuần: 24 Tiết: 68,69 CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (NGUYỄN MINH CHÂU) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải nhìn nhận con người và cuộc sống một cách đa diện; nghệ thuật chân chính luôn gắn bó với cuộc đời, vì cuộc đời. - Tình huống truyện độc đáo mang, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều. Lời văn giản dị và sâu sắc, dư ba. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại. - Phân tích tâm lí nhân vật. 3.Thái độ: Trân trọng và cảm thông với số phận éo le của con người. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb III. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - Tìm hiểu tác giả. - HS trình bày, GV tổng hợp. - Tìm hiểu Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” . * GV cung cấp thêm; - Sáng tác năm 1983 - Năm 1985, được in trong tập “Bến quê”. - Năm 1987, được in trong tuyển tập cùng tên. - Là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. HĐ2 - GV nghệ sĩ phát hiện ra điều gì trong buổi sáng tinh sương? - HS phát biẻu và GV gợi thêm: cảnh được miêu tả thế nào? +“Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào” +“Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắt như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ” +“toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp”, “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích” - GV: Vì sao Phùng gọi đây là một “cảnh đắt trời cho”? +“bối rối”, cảm thấy “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” +“khám phá thấy cái chân lí của sự toàn diện, khám phá cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”, “phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. - GV gợi: vì sao trong lúc cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh, anh lại nghĩ đến câu nói: “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”? - GV người nghệ sĩ đã kinh ngạc phát hiện được điều gì khi thuyền cập bến? - HS phát hiện: +“Chết lặng”, không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt: “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn” + Không thể chịu được khi thấy cảnh ấy, Phùng đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới” - HS thảo luận: Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn người đọc nhận thức được điều gì về cuộc đời? - HS phát biểu và nhận xét bổ sung. - GV Phùng và chánh án Đẩu biết được gì về người đàn bà? - HS dựa vào sgk: + Ngoài 40 tuổi, thô kệch, rỗ mặt, “khuôn mặt mệt mỏi” + Bị chồng đánh đập “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng vẫn cam chịu “không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn” “Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó” + “Các chú đâu có phải là người làm ăn cho nên các chú đâu có hiểu được”, “ như thế nào là nỗi vất vả của người đà bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông” + “ đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con mà nhà nào cũng trên dưới chục đứa phải sống cho con chứ không thể sống cho mình” + Cũng có những lúc: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no” , “trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ” + “Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”. “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn” - GV em nhận xét thế nào về người đàn bà hàng chài? Qua câu chuyện về cuộc đời chị, nhà văn muốn nói điều gì? - Tấm ảnh “bộ lịch năm ấy”như thế nào? - Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn cuối cùng của truyện. -> đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật. ->đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời. - Nguyễn Minh Châu muốn phát biểu điều gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời? - Tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện như thế nào? - Từ những tình huống đó, nhân vật Phùng đã có những thay đổi gì? - Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: - HS dựa vào phần Ghi nhớ để phát biểu. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: (1930-1989): - Trước năm 1975 là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; - Từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh, thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng (Nguyên Ngọc) của VHVN thời kì đổi mới. 2. Tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho xu hướng chung của VHVN thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Nội dung: a. Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh: - Một cảnh đắt trời cho: + Cảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào + Với người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng chân lí của sự hoàn thiện, làm dấy lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc. - Một cảnh tượng: + Phi thẩm mĩ (một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; gã đàn ông to lớn, dữ dằn), + Phi nhân tính (người chồng đánh vợ một cách thô bạo, đứa con thương mẹ đã đánh lại cha,) -> giống như trò đùa quái ác, làm phùng ngơ ngác không tin vào mắt mình. => Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong. b. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện: - Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ - Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu: + Người đàn bà hàng chài: một phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha; + Người chồng của chị: bất kể lúc nào thấy khổ quá là lôi vợ ra đánh; + Chánh án Đẩu: có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều; + Chính mình (Phùng): sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ. => Qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đứng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều. c. Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”: - Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”. - Nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” -> Ý nghĩa: Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời. 2. Nghệ thuật: - Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. - Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục. - Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa. 3. Ý nghĩa văn bản: - Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; - Người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. - Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó. 4. Hướng dẫn tự học: - Tìm đọc trọn vẹn truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. - Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm. Duyệt tuần 24 - 10/01/2011 P.HT
Tài liệu đính kèm: