Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 23 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 23 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 23

Tiết 65,66

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

(NGUYỄN THI)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Phẩm chất tốt đẹp của những con người trong gia đình Việt, nhất là Chiến Và Việt.

- Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, nghệ thuật xây dựng tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất hiện thực và màu sắc Nam Bộ.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

 3.Thái độ: Tự hào truyền thống anh hùng trong chiến đấu của các gia đình Nam Bộ.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 23 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23
Tiết 65,66
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
(NGUYỄN THI)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Phẩm chất tốt đẹp của những con người trong gia đình Việt, nhất là Chiến Và Việt.
- Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, nghệ thuật xây dựng tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất hiện thực và màu sắc Nam Bộ.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
	3.Thái độ: Tự hào truyền thống anh hùng trong chiến đấu của các gia đình Nam Bộ.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, phát vấn, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Giới thiệu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Thi.
- GVgiới thiệu những sáng tác và nêu đặc điểm phong cách, đặc biệt là thế giới nhân vật của nhà văn.
- GVgiới thiệu khái quát về Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
- HS tóm tắt đọan trích Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
HĐ2
* Khi Việt tỉnh dậy lần thứ hai: 
 Hai mắt không thấy gì, chỉ cảm thấy hơi gió lạnh ùa trên má, nghe tiếng ếch nhái râm rang -> nhớ những đêm soi ếch trên đồng -> chú Năm sang lấy vài con để nhậu -> cuốn gia phả gia đình do chú Năm viết -> Việt ngất đi lần nữa.
* Khi tỉnh dậy lần thứ ba:
 Khi nghe tiếng trực thăng trên đầu và tiếng súng nổ ở phía xa -> nhận ra là ban ngày vì đã ngửi thấy mùi nắng và nghe tiếng chim cu rừng -> nhớ hồi ở quê nhà thường lấy ná thun đi bắn chíng -> nhớ về người mẹ giàu lòng vị tha, hết lòng vì chồng con, nén nỗi đau thương để nuôi dạy con.
- Việt có những nét nào của cậu con trai mới lớn?
->không sợ chết nhưng lại rất sợ ma, hay tranh giành với chị, đi chiến đấu vẫn mang súng cao su trong người,
->còn nhỏ mà dám tấn công kẻ giết cha, xin đi tòng quân và chiến đấu rất dũng cảm
- Đêm trước ngày lên đường, thái độ của Việt khác với chị như thế nào?
*“lăn kềnh ra ván cười khì khì”, “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay”
- Phát vấn: Cách thương chị của Việt có gì đặc biệt?
- Chiến có những nét nào giống người mẹ của mình?
“Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất”.
-> Hình ảnh người mẹ như bao bọc lấy Chiến, từ cái lối nằm với thằng út em trên giường ở trong buồng nói với ra đến lối hứ một cái "cóc" rồi trở mình. 
-> Chính Chiến cũng thấy mình trong đêm ấy đang hòa vào trong mẹ: "Tao cũng đã lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính vậy". 
* Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ, truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau.
- Hướng dẫn HS phân tích và so sánh tính cách các nhân vật để làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con.
- Tình huống của truyện?
- GV gợi ý để HS so sánh với văn bản Vợ nhặt. 
->Diễn biến câu chuyện rất linh hoạt, không phụ thuộc vào trật tự thời gian và không gian: Từ hiện thực chiến trường -> hồi tưởng quá khứ gần xa -> từ chuyện này chuyển sang chuyện khác rất tự nhiên.
-> Đặt điểm nhìn trần thuât vào nhân vật Việt, kể qua dòng hồi tưởng miên man đứt nối khi Việt bị trọng thương nằm ở lại chiến trường.
- Chi tiết gây xúc động nhất?
*GV gợi Hình ảnh chị em Việt khiêng bàn thờ ba má gởi chú Năm:
-> Gợi không khí thiêng liêng, tập quán lâu đời của thôn quê Việt Nam.
-> Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn: Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình “thương chị lạ”, “mối thù của thằng Mĩ thì có thể rờ thấy, vì nó đang đè nặng ở trên vai”.
-> Hình ảnh chất chứa nhiều ý nghĩa: vừa có yếu tố tâm linh, vừa trĩu nặng lòng căm thù, vừa chan chứa tình yêu thương.
- Qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, với CM, nhà văn khẳng định điều gì?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả: 
- Nguyễn Thi (1928-1958) là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng Miền Nam thời kì chống Nỹ-cứu nước. 
- Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam bộ. Nguyễn Thi cũng là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.
2. Tác phẩm: 
	Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi được sáng tác trong những ngày chiến đấu ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ-cứu nước.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung: 
a. Nhân vật chính:
- Nhân vật Việt: 
+ Là một thanh niên mới lớn, rất hồn nhiên; 
+ Có một tình yêu thương gia đình sâu đậm, một tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường. 
->Trong anh có dòng máu của những con người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.	
- Nhân vật Chiến: 
+ Là một cô gái mới lớn, tính khí vẫn còn nét trẻ con nhưng cũng là một người chị biết nhường em, biết lo toan, tháo vát; 
+ Vừa có những điểm giống mẹ, vừa có những nét riêng. Chiến căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm, lập được nhiều chiến công.
b. Chiến và Việt: 
- Hai khúc sông trong dòng sông truyền thống của gia đình. 
- Hai chị em là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ Miền Nam thời kì chống Mỹ-cứu nước.
2. Nghệ thuật:
- Tình huống truyện: Việt bị thương phải nằm lại chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất) của người trong cuộc làm câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.
- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam bộ.
- Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh
3. Ý nghĩa văn bản:
- Sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước; 
- Giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người VN, dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
	4. Hướng dẫn tự học:
	-Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Những đứa con trong gia đình.
	- So sánh hai nhân vật Việt và Chiến.
Tiết 67 TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 5
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn có liên quan đến bài làm.
- Nhận ra được những ưu điểm và thiếu sót trong bài làm của mình về các mặt kiến thức và kỹ năng viết bài văn nói chung và bài nghị luận xã hội nói riêng.
	2. Kỹ năng:
	- Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm, khắc phục các thiếu sót trong các bài làm văn sau.
	- Nhận biết và chữa lỗi lập luận trong bài văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm	
	2. Học sinh: Xem lại lý thuyết hành văn
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV tổ chức cho HS ôn lại cách phân tích đề. 
- GV tổ chức cho HS phân tích đề bài
- HS nhớ lại kiến thức phân tích đề, áp dụng phân tích đề bài số 5.
HĐ2
- GV tổ chức cho HS xây dựng dàn ý chi tiết cho đề bài viết số 5. 
- HS hoàn chỉnh dàn ý (đáp án) làm cơ sở để HS đối chiếu với bài viết của mình.
*Nghe tiếng sáo gọi bạn
Uống rượu
Khi bị A Sử trói đứng?...
HĐ3
- GVcho HS tự nhận xét và trao đổi bài để nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét những ưu, khuyết điểm.
* Đọc bài tiêu biểu điểm tốt.
Đọc vài đoạn có lối hành văn yếu, mắc nhiều lỗi diễn đạt
I. PHÂN TÍCH ĐỀ:
Câu 1: (Theo HDC)
Câu 2: (Theo HDC)
Câu 3:
- Nội dung vấn đề: 
- Thao tác chính: phân tích, so sánh
- Phạm vi tư liệu: Truyện ngắn Vợ Nhặt – Kim Lân.
II. DÀN Ý:
(Theo HDC)
III. NHẬN XÉT: 
 - Ưu điểm:
 - Nhược điểm:
 	 4. Hướng dẫn tự học:
- Nhắc lại các thao tác.
- Bài viết số 6: phân tích tâm trạng bà Cụ Tứ (truyện Vợ nhặt của Kim Lân). 
Duyệt tuần 23 - 03/01/2011
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA12T23CHUAN KTKN.doc