Giáo án Ngữ Văn 12 tuần 22

Giáo án Ngữ Văn 12 tuần 22

RỪNG XÀ NU

 Nguyễn Trung Thành

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp Hs nắm được:

1. Kiến thức:

-Hiểu được chủ đề tư tưởng của truyện: Sự lựa chọn con đường đi của dân tộc VN trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù những năm 60 thế kỉ XX Được thể hiện xuất sắc trong truyện ngắn mang cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi bi tráng, đậm đà không khí và hương sắc Tây Nguyên với những hình tượng nhân vật đặc sắc và ngôn ngữ nghệ thuật trau chuốt.

2. Kĩ năng: Thành thục hơn trong công việc vận dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự .

3. Thái độ: Trong cuộc sống thời bình, thanh niên cần phát huy truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc để góp phần xây dựng đất nước, biết yêu cuộc sống và hãy làm tất cả vì cuộc sống của đất nước, nhân dân, cũng là của chính mình.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 12 tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tuần 21	 
Tiết PPCT 64, 65– Văn học.
RỪNG XÀ NU
	Nguyễn Trung Thành
---------------------------------------------------
A. Mục tiêu bài học: 
	Giúp Hs nắm được:
1. Kiến thức: 
-Hiểu được chủ đề tư tưởng của truyện: Sự lựa chọn con đường đi của dân tộc VN trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù những năm 60 thế kỉ XX Được thể hiện xuất sắc trong truyện ngắn mang cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi bi tráng, đậm đà không khí và hương sắc Tây Nguyên với những hình tượng nhân vật đặc sắc và ngôn ngữ nghệ thuật trau chuốt.
2. Kĩ năng: Thành thục hơn trong công việc vận dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự . 
3. Thái độ: Trong cuộc sống thời bình, thanh niên cần phát huy truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc để góp phần xây dựng đất nước, biết yêu cuộc sống và hãy làm tất cả vì cuộc sống của đất nước, nhân dân, cũng là của chính mình.
B. Phương pháp thực hiện
 - Gợi mở, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết giảng.
C. Phương tiện thực hiện:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án .
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
 Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị bài học theo HDHB.
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tình hình lớp: 1 phút
Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ: 4ph
Tóm tắt truyện ngắn ”Vợ nhặt ” của Kim Lân . Trình bày chủ đề tư tưởng của tác phẩm
 3. Giảng bài mới: 83 phút
 - Tạo tâm thế tiếp thu bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của GV 
H/đ của HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu phần tiểu dẫn sgk
-Em hãy trình bày vài nét sơ lược về nhà văn NTT?
-Vì so nói NTT viết thành công về đề tài Tây Nguyên?
-Kể tên một vải tác phẩm của ông?
-Hs tóm tắt tp gv nhận xét và ghi điểm?
Ho¹t ®éng 2: Tæ chøc ®äc- Tóm Tắt Tác Phẩm. GV ®äc ®o¹n më ®Çu. 
Hs đọc tiểu dẫn Sgk 
1. Cho HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) kết hợp với những hiểu biết cá nhân để giới thiệu về nhà văn Nguyễn Trung Thành (cuộc đời, sự nghiệp, đặc điểm sáng tác,)
HS ®äc tiÕp mét sè ®o¹n vµ tãm t¾t toµn bé t¸c phÈm.
I- Giới thiệu:
1- Tác giả: Tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu – Bút danh khác là Nguyên Ngọc. Sinh năm 1932, quê ở Quảng Nam.
-Ông tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ - Hoạt động chủ yếu và gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên.
-TP tiêu biểu: §Êt n­íc ®øng lªn- gi¶i nhÊt, gi¶i th­ëng Héi v¨n nghÖ ViÖt Nam n¨m 1954- 1955; Trªn quª h­¬ng nh÷ng anh hïng §iÖn Ngäc (1969); §Êt Qu¶ng (1971- 1974);
-N¨m 2000, «ng ®­îc tÆng gi¶i th­ëng Nhµ n­íc vÒ v¨n häc nghÖ thuËt.
2- Tác phẩm: 
-Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:Viết vào mùa hè 1965 khi đế quốc Mỹ đổ quân ồ ạt vào MN tiến hành chiến tranh cục bộ.
-Xuất Xứ: Tác phẩm được đăng trên tạp trí văn nghệ quân giải phóng Miền Trung trung bộ số 2/1965, sau đó đưa vào tập truyện“TQHNAHĐN”
3- Đọc-Tóm Tắt Tác Phẩm:
Có thể tóm tắt tác phẩm theo 3 ý sau đây:
	1. Đại bác tàn phá rừng Xà Nu cũng như những người dân Xôman. Rừng Xà nu vẫn kiên cường vươn tới. Nhân vạt Tnú về thăm nhà và nghỉ lại nhà cụ Mết, đêm đó cụ kể cho dân làng nghe về cuộc đời của Tnú.
	2. Dưới sức ép của giặc Mỹ dân làng vẫn tìm cách nuôi giấu cán bộ, Tnú được cán bộ Quyết dìu dắt anh làm liên lạc,sau bị giặc bắt, bị giam. Thoát khỏi nhà tù anh trở về cùng dân làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu.
	3. Được tin này giặc kéo về làng. Trước cảnh vợ con bị đánh đập dã man, Tnú đã nhảy vào giữa bọn lính để cứu vợ con. Anh bị bắt, vỡ con anh bị giết, giặc đốt mười ngón tay anh, dân làng đã vùng lên cứu anh và giết bọn ác ôn à Tnú đi bộ đội để trả thù quê hương.
Ho¹t ®éng 3: Tæ chøc ®äc- hiểu tác Phẩm.
GV lần lượt nêu các vấn đề
? Rừng Xà Nu được tg miêu tả ntn?
?Nghệ thuật mà tg dùng để miêu tả rừng Xà Nu là gì?
?Tác giả đã miêu tả hình ảnh cụ thể của cây Xà Nu qua những chi tiết nào?
?Giặc tàn phá như thế thì số phận của rừng Xa Nu sẽ ra sao?
?Sức sống ấy được biểu hiện qua những chi tiết cụ thể nào? ?Với cách miêu tả như vậy thì ta thấy cây Xà Nu có sức sống ntn?
-Em có suy nghĩ gì trong cách miêu tả cây Xà Nu của NTT?
-Tg đã miêu tả hình ảnh cụ Mết bằng những chi tiết cụ thể như thế nào?
Hs đọc đoạn đầu và đoạn cuối tác phẩm
- Thảo luận và trả lời theo những gợi ý, định hướng của GV.
II- Đọc – Hiểu:
1- Hình tượng rừng xà nu:
-Được miêu tả như một nhân vật có linh hồn, có tính cách và được khắc hoạ trong sự tương ứng với những phẩm chất tốt đẹp của người dân làng Xôman
-Nhân hoá thông qua bút pháp tả thực, tương trưng.
.(38) Cả rừng Xà Nu hàng vạn cây
àCây xà nu: Là hình ảnh của những con người đang bị chiến tranh tàn phá
-Rừng Xà Nu vẫn có sức sống mãnh liệt, vượt lên bom đạn, vượt lên cái chết.(38)
“Trong rừng ít có  lên bầu trời”, “cũng có ít loại cây  những cây đã ngã ” à Với tg thì Xà Nu là một thứ cây ham ánh sáng mặt trời, nó có sức sống khoẻ khoắn đến kiên cường bất khuất.
-NTT rất thành công trong việc mô tả hình tượng trung tâm rừng Xà Nu, một loại cây có vẻ đẹp hiếm có. Loại cây tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp phẩm chất của con người Tây Nguyên – Cây Xà Nu giống như người dân làng Xôman vậy.
2- Hình ảnh những con người Tây Nguyên:
a) Cụ Mết:
-Nhân vật hiện lên bằng những đường nét rất ấn tượng(39) “Một bàn tay nặng Xà Nu lớn”
-Em có nhận xét gì về đoạn văn mà NTT miêu tả cụ Mết?- Giọng văn miêu tả giọng điệu của ông cụ khi kể chuyện về Tnú cho bọn trẻ nghe như giọng nói của cha ông, như âm vang của rừng núi nhắc nhở mọi người nhó lấy, ghi lấy những đau thương, nnhững kinh nghiệm chiến đấu với kẻ thù.
-Qua miêu tả của tg, em có nhận xét gì về nhân vật cụ Mết?
-Dít là ai? Tg giới thiệu về Dít như thế nào? 
-Quá trình trưởng thành của Dít ntn? 
-
Em có nhận xét gì về Dít?
-Em có thể nhận xét về bé Heng ntn?
-Hoàn cảnh xuất thân của Tnú như thế nào?
-Quá trình đến với CM của Tnú ntn?
-Em có suy nghĩ gì về nhân vật Tnú?
-Em thấy cách XD nhân vật Tnú có gì đáng chú ý?
-Qua phân tích em hãy nêu chủ đề của bài thơ?
Ho¹t ®éng 4: Tổng kết
-Em hãy nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
Ho¹t ®éng 5: Luyện tập
-GV gợi ý.
- Thảo luận và trả lời theo những gợi ý, định hướng của GV.
- Thảo luận và trả lời theo những gợi ý, định hướng của GV.
-Hs về nhà thực hiện.
=> Con người cụ Mết giàu tình cảm, bao dung. Cụ Mết là một già làng mẫu mực, là hiện thân của truyền thống, tiêu biểu cho ý chí của làng Xôman.
b) Nhân vật Dit: 
-Bản tính gan dạ, lanh lợi ngay từ nhỏ.
-Trưởng thành là một bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội đầy bản lĩnh được mọi người tin yêu.( Khi Dít làm liên lạc, bị bắt, bị kẻ thù uy hiếp, bị Tom-xon bắn “ Đạn sượt qua tai, sém tóc, cầy đất xung quanh hai bàn chân nhỏ của Dit  Nó khóc thét, nhưng đến viên thứ 10, nó chùi nước mắt, từ đó nó im bặt  đôi mắt nó vẫn nhìn bọn giặc bình thản.
=> Có thể nói Dit là một cây Xà Nu trưởng thành, là sự nối tiếp tự giác, quyết liệt tinh thần CM.
c) Bé Heng:
-Heng là hình ảnh của Tnú thủa trước có dáng vẻ của người chiến sỹ thực thụ, là thế hệ Xà Nu con.
d) Nhân vật Tnú (Nhân vật trung tâm của tác phẩm):
-Tnú là người Strá, cha mẹ mất sớm, được dân làng Xôman đùm bọc và nuôi dạy lớn khôn.
-Tnú sớm tham gia CM: Từ nhỏ đã làm nhiện vụ liên lạc, nuôi giấu cán bộ.
+Liên lạc: Tnú gan góc, dũng cảm, thông minh (mưu trí, lanh lợi) ( ko bao giời đi đường mòn lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang như một con cá kình -44-)
-Biết vượt lên trên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân “Hai con mắt anh bây giờ là là hai cục lửa lớn” (45)
- Là người có nghị lực phi thường khi bị kẻ thù tra tấn. “Tnú nhắm mắt lại  không!” (47)
=> Tnú, một người con ưu tú của núi rừng Tây Nguyên tiêu biểu cho tộc người Strá kiên trung, bất khuất, yêu tự do và có lẽ sống cao đẹp. Tnú như một cây Xà Nu trưởng thành được tôi luyện trong phong ba bão táp, là niềm tự hào của người dân làng Xôman.
-Tnú trong tác phẩm là một nhân vật được XD mang t/chất sử thi và là một nhân vật sử thi.
3- Chủ đề: Từ trong đau thương người dân l;àng Xoman nói riêng và người dân Miền Nam nói chung đã đứng dậy cầm vũ khí chống giặc để tự cứu mình và góp phần giải phóng dân tộc.
III- Tổng Kết:
-Rừng Xà Nu là bản hùng ca về con người Tây Nguyên: Anh hùng bất khuất trong kháng chiến.
-Tác phẩm mang đậm màu sắc sử thi với những hình ảnh chói lọi kỳ vỹ, giọng văn trang nghiêm hùng tráng nhưng vẫn đậm chất trữ tình.
-Kết cấu truyện độc đáo, khắc hoạ tính cách nhân vật sinh động, tạo ấn tượng tốt trong lòng người đọc.
IV- Luyện Tập:
Viết một đoạn văn phát biểu cảm xúc của mình về hình ảnh đôi bàn tay Tnú
	Củng cố - Dặn dò:
Nội dung : Hs cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp anh hùng bất khuất của con người cũng như rừng Xà Nu.
Nhận xét chung tiết học
Tiết sau: Soạn bài đọc thêm Bắt sấu rừng U Minh Hạ
Giáo án tuần 21	 
Tiết PPCT 66– Đọc thêm.
BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ
	Sơn Nam
-------------------------------------------------------------------
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nắm được một vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Sơn Nam và tập truyện “Hương rừng Cà Mau”.
 - Cảm nhận được bức tranh thiên nhiên độc đáo của vùng đất mũi Cà Mau, những con người Nam Bộ cần cù, dũng cảm, tài trí, lạc quan, yêu đời. Và bao trùm lên trang viết là tấm lòng tha thiết yêu quê hương , đất nước, yêu nhân dân mình- phẩm chất tinh thần sâu sắc nhất của con người Việt Nam được thể hiện bởi nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lí thú, giàu màu sắc Nam Bộ một tấm lòng tha thiết với quê hương đất nước và đồng bào mình.
B. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết giảng, thảo luận nhóm...
C. Phương tiện: Thiết kế dạy học của GV, SGK, SGV...
D.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ:
 3.Giới thiệu bài mới: Giới thiệu ngắn gọn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1:
- Gọi hs đọc tiểu dẫn và rút ra những ý chính.
- Bổ sung: Những năm kháng chiến chống Pháp, tác giả SN ở khu IX Nam Bộ. Do đó, nhà văn có điều kiện hiểu biết kĩ về thiên nhiên, lịch sử, con người của vùng đất mũi Cà Mau. Chính vì thế Sơn Nam có nhiều tác phẩm.
*Hoạt động 2:
- Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản văn bản và bố cục.
- Yêu cầu hs nêu hướng tìm hiểu.
- Hướng dẫn hs thảo luận và trả lời câu hỏi 1.
- Chốt lại phần trả lời của hs.
- Hướng dẫn hs thảo luận và tìm 
hiểu nhân vật Năm Hên.
 Gợi ý: Tính cách, tài nghệ...?
- Bài hát của Năm Hên gợi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam em những cảm nghĩ gì?
* Lưu ý: Yêu cầu hs trả lời theo những suy nghĩ, cảm nhận riêng của mình nhưng phải đảm bảo được những ý cơ bản.
 -Yêu cầu hs nêu những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của tác phẩm
* Đọc tiểu dẫn SGK và nêu khái quát về tác giả:
Tiểu sử và tác phẩm chính.
- Đọc văn bản và nêu xuất xứ của tác phẩm.
- Tìm hiểu bố cục tác phẩm và nêu rõ nội dung từng phần. 
- Nêu hướng phân tích.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi 1.
- Tìm dẫn chứng"rừng tràm xanh biếc,những cỏ cây hoang dại, cá sấu nhiều như trái mù u"...
- Tìm dẫn chứng: bắt sấu bằng lưỡi sắt, rồi móc con vịt sống, Năm Hên bắt sấu rừng bằng tay không, Tư Hoạch là một tay ăn ong rất rành địa thế vùng Cái Tàu, những người trai tráng đã từng gài bẫy cọp, săn heo rừng...
- Thảo luận và tìm hiểu tài nghệ và tính cách nhân vật Năm Hên.
- Nêu đặc điểm nghệ thuật nổi bật.
 Nêu được cảm nhận của mình về vùng đất và con người miền cực nam Tổ quốc qua tác phẩm
I. Tác giả:
- Tiểu sử: Tên thật Phạm Minh Tài, sinh năm 1926 tại Kiên Giang.Ông tham gia cách mạng từ năm 1945 và hoạt động văn nghệ từ thời kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1975 ông là hội viên Hội NVVN, Uỷ viên BCH Hội NVVN.
- Tác phẩm: SGK
 Tiêu biểu là tác phẩm Hương rừng Cà Mau gồm 18 truyện ngắn. Tác phẩm sẽ đưa người đọc vào thé giới của một bức tranh thiên nhiên kì thú và những người dân lao động mộc mạc, đôn hậu, dũng cảm...
II/ Đọc - hiểu văn bản:
 1. Xuất xứ:
- Được rút ra từ tập Hương rừng Cà Mau.
 2. Bố cục:3 phần
- Phần1: Đầu đến"... ngoài Huế"
- Phần 2:" Sáng hôm sau... đi bộ về sau".
- Phần 3: Phần còn lại.
3. Phân tích:
a. Hình ảnh thiên nhiên và con người vùng đất U Minh Hạ:
- Thiên nhiên vùng đất U Minh Hạ khá độc đáo và phong phú.
- Con người:họ là những con người gan góc mưu trí, cần cù và sức sống mãnh liệt, giàu tình nghĩa...
b. Nhân vật Năm Hên:
- Tính cách và tài nghệ của Năm Hên gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
 + Là người giàu tình thương người, rất mộc mạc, khiêm nhường và cũng rất mưu trí, gan góc, can trường.
 + Là "người thợ già chuyên bắt cá sâu ở Kiên Giang đạo".
- Ý nghĩa bài hát của Năm Hên: 
* Tưởng nhớ hương hồn những người dã bị cá sấu bắt, trong đó có người anh ruột của ông.
* Bài hát gợi nhiều cảm nghĩ về
một vùng đất khắc nghiệt..., đồng thời cũng cho ta thấy tấm lòng của Năm Hên.
c. Nghệ thuật:
- Kể chuyện: mộc mạc, tự nhiên, gọn gàng, sáng rõ, chỉ cần một vài nét đơn sơ cảnh vật và con người hiện lên rõ nét.
- Sử dụng ngôn ngữ, mang đậm phong vị Nam Bộ
III. Kết luận:
4. Củng cố -Dặn dò:
- Đôi nét về phong cách sáng tác, tấm lòng yêu quê hương tha thiết của nhà văn Sơn Nam.
- Bức tranh thiên nhiên độc đáo và con người cần cù, tài trí, dũng cảm của vùng đất mũi Cà Mau.
5. Rút kinh nghiệm, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 12 moi hoc ki II Tuan 22.doc