Giáo án Ngữ Văn 12 tuần 21

Giáo án Ngữ Văn 12 tuần 21

VỢ NHẶT

 Kim Lân

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh hiểu được:

1. Kiến thức:

- Hiểu được tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.

- Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động ngèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.

2. Kĩ năng:

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.

3. Thái độ:

-Trân trọng. cảm thông trước khát vọng hạnh phúc của con người; biết ơn cách mạng đã đem lại sự đổi đời cho những người nghèo khổ, nạn nhân của chế độ cũ

 

doc 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 12 tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tuần 21	 
Tiết PPCT 60, 61, 62– Văn học.
VỢ NHẶT
	Kim Lân 
---------------------------------------------------
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh hiểu được:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
- Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động ngèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.
2. Kĩ năng: 
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại. 
3. Thái độ: 
-Trân trọng. cảm thông trước khát vọng hạnh phúc của con người; biết ơn cách mạng đã đem lại sự đổi đời cho những người nghèo khổ, nạn nhân của chế độ cũ
B. Phương pháp thực hiện
 - Gợi mở, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết giảng.
C. Phương tiện thực hiện:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án .
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
 Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị bài học theo HDHB.
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ(4ph): Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ, phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ
3. Giới thiệu bài mới:
Giới thiệu bài: Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên chỉ trong vài tháng đầu năm 1945, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Nhà văn Kim Lân đã kể với ta một câu chuyện bi hài đã diễn ra trong bối cảnh ấy.
Hoạt động của GV 
H/đ của HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung
GV yêu cầu 1 HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) và nêu những nét chính về:
1) Nhà văn Kim Lân.
2) Xuất xứ truyện ngắn Vợ nhặt 
3) Bối cảnh xã hội của truyện.
GV sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh để giới thiệu cho HS hiểu thêm về bối cảnh xã hội Việt Nam năm 1945. 
HS dựa vào phần Tiểu dẫn và những hiểu biết của bản thân để trình bày.
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả: (1920- 2007)
-Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài.
-Quê: làng Phù Lưu, tỉnh Bắc Ninh.
-Kim Lân là cây bút truyện ngắn. 
-Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn, người nông dân. (Đặc biệt ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống thôn quê. Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người", với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn).
-Ngoài viết văn ông còn làm báo,diễn kịch đóng phim.
-Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962).
-Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2001.
2. Xuất xứ truyện.
    “Vợ nhặt” viết năm 1955 được in trong tập truyện ngắn “Con chó xấu xí”(1962). Tiền thân của truyện là truyện dài “Xóm ngụ cư” - viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng đã mất bản thảo. 
Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn bản
1-Yc HS đọc thầm và tóm tắt tác phẩm
2- Qua phần tóm tắt ta có thể chia bố cục như thế nào?
-Gv hướng dẫn Hs chia như sau:
a) Tràng đưa vợ về nhà.
b) Tràng nhớ lại chuyện gặp gỡ, làm quen dẫn đến việc đưa người vợ mới về nhà.
c) Tâm trạng bà cụ Tứ khi gặp nàng dâu mới.
d) Cảnh sinh hoạt buổi sáng sớm hôm sau ở gia đình Tràng.
2. ? Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt.
-GV gợi ý. GV nhận xét và nhấn mạnh một số ý cơ bản.
3
. Nêu vấn đề: Nhà văn đã xây dựng tình huống truyện như thế nào? 
? Em chỉ ra tình huống đó độc đáo ở chỗ nào?
GV gợi ý, nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
?Em có nhận xét gì về tình huống truyện mà tg đặt ra ở đây? 
?Em hãy chỉ ra chỗ hợp lí đó?
Vì nếu không đói khát thì làm sao những người như Tràng lấy nổi vợ
4. GV lần lượt nêu các vấn đề. 
?Nhân vật Tràng được tác giả giới thiệu ntn?Tràng có vợ trong hoàn cảnh nào?
? Việc nhặt được vợ của Tràng đượv tg miêu tả ntn? Tam trạng đầi tiên của Tràng ntn?
? Em có cảm nhận gì về cái chặc lưỡi của Tràng?
?Trên đường về nhà thái độ của Tràng thay đổi ntn?
GV có thể nói sơ về diễn biến tâm trạng của Tràng khi dẫn thị về nhà ra mắt mẹ.
?Tâm trạng của Tràng trong buổi sáng hôm sau ntn?
?Vì sao thị quyết định theo không Tràng? Tính cách của thị được tg miêu tả ntn? Vì sao thị như vậy?
?Trên đường về biểu hiện của thị ra sao?
? Thị ra mắt mẹ chồng trong tư thế ntn? Em có thể lí giải vì sao thị lại cố gắng như vậy? Vì dù sao với thị lúc này vẫn còn hơn là sống bơ vơ vất vưởng ngoài chợ.
? Sự thay đổi ở thị trong buổi sáng hôm sau ntn?
Cảm nhận của anh (chị) về diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ- mẹ Tràng (lúc mới về, buổi sớm mai, bữa cơm đầu tiên).
?Tg đã giới thiệu h/ả bà cụ Tứ ntn?
?Diễn biến tâm trạng của bà cụ tứ khi Tràng đưa vợ nhặt về ra mắt mẹ?
?Sau đó bà xử ntn với người con gái mà con trai bà mới dẫn về?
? Trong bữa cơm đầu tiên bà cụ Tứ nói những chuyện gì?
?Em có nhận xét gì về bà cụ Tứ?
5. Nêu vấn đề: Nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân (cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí ngân vật, ngôn ngữ,)
-Tóm tắt diễn biến cốt truyện với những chi tiết chính.
- Thảo luận và trình bày, bổ sung.
- Thảo luận và trả lời theo những gợi ý, định hướng của GV.
- Thảo luận và trả lời theo những gợi ý, định hướng của GV.
- Thảo luận và trả lời theo những gợi ý, định hướng của GV.
- Thảo luận và trả lời theo những gợi ý, định hướng của GV.
- Thảo luận và trả lời theo những gợi ý, định hướng của GV
II. Đọc- hiểu 
1. Tóm tắt.
 Anh Cu Tràng, là con bà cụ Tứ, ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò chở thuê- đã nhiều tuổi, thô kệch, có tính vừa đi vừa nói lảm nhảm như kẻ dở hơi. Hai mẹ con ở trong một mái nhà tranh vắng teo, rúm ró. 
 Giữa lúc trận đói kinh khủng đang diễn ra, người chết đói như ngả rạ, một lần kéo xe thóc cho Liên đoàn lên tỉnh, Tràng hò một câu vu vơ và được một cô gái chạy đến đẩy xe cho lại còn liếc mắt cười tít. 
 Lần thứ hai, gặp lại, thị trông khác hẳn, gầy sọp đi, áo quần tả tơi như tổ đỉa. Sau một vài câu trách móc, mời chào, thị ăn một chặp bốn bát bánh đúc do Tràng đãi và đồng ý làm vợ Tràng. 
 Cả xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Tràng về. Họ bàn tán, hân hoan lẫn ái ngại. 
 Về đến nhà, trời nhá nhem tối, vợ Tràng ra mắt mẹ chồng. Cụ Tứ vừa mừng vừa tủi. 
 Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân.Trong bữa cơm – cháo loãng, chè cám – đón nàng dâu mới , bà cụ Tứ dự tính chuyện làm ăn, nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này.
 Ngoài đình, tiếng trống thúc thuế dồn dập. Đàn quạ bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Tràng nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới trước đoàn người đói rầm rập kéo nhau đi trên đê Sộp hôm nào và tiếc ngẩn ngơ
2. Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt.
- Nhan đề “Vợ nhặt” thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. 
-Những thứ nhặt được thường là những thứ không ra gì à Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
- Trong thực tế "vợ" là sự trân trọng, người vợ là người xây tổ ấm. Trong tác phẩm, gia đình Tràng từ khi có người vợ nhặt, mọi người trở nên gắn bó, quây quần, chăm lo, thu vén cho tổ ấm của mình.
- Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945, vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng hướng tới cuộc sống tốt hơn và niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
3. Tìm hiểu tình huống truyện.
Tình huống truyện độc đáo: Nhặt được vợ trong khi sự sống đang đặt bên bờ vực cái chết. 
 a-Xóm ngụ cư - dòng người đói từ Nam Định, Thái Bình lũ lượt đổ về, người chết như ngả rạ, người sống xanh xám vật vờ như những bóng ma, không khí chết chóc bao trùm. Người sống, kẻ chết chỉ cách nhau một hơi thở trút. 
 Trong khi đó, tiếng trống thúc thuế- như lưỡi hái tử thần đặt kề mỗi sinh mệnh con người- vẫn không ngớt vang lên. Đàn quạ săn xác người cứ lượn từng đàn như những đám mây đen. Sự sống đang bị đặt sát mép bờ vực cái chết:
 b -Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh ấy, nhà văn đã kể lại câu chuyện Tràng “nhặt vợ”, chuyện hai con người khốn đốn “nên vợ nên chồng” . Lấy vợ là một trong những việc trọng đại nhất của đời người nên cần có những nghi lễ trang trọng thì ở đây Tràng lại nhặt được vợ ngoài chợ như một mớ rau.
 Hơn nữa Tràng, một chàng ngụ cư xấu trai, nghèo rớt đến thân mình còn lo không nổi lại còn đèo bòng thêm “cái của nợ” trong niềm vui hớn hở, điều này khiến mọi người hết sức ngạc nhiên.
c- Tình huống truyện được xây dựng vừa bất ngờ lại vừa hợp lí. Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật.
4. Tìm hiểu về diễn biến tâm trạng các nhân vật.
a) Nhân vật Tràng:
- Tràng là nhân vật có bề ngoài thô, xấu, thân phận lại nghèo hèn, mắc tật hay vừa đi vừa nói một mình,
- Tràng "nhặt" được vợ trong hoàn cảnh đói khát.
Ban đầu chỉ là chuyện đùa cợt, rồi sau khi đãi thị mấy bát bánh đúc, buông câu nói đùa rủ về với tớ à ai ngờ thị về thật. 
-Mới đầu Tràng cũng lo( đói, đèo bòng) nhưng rồi Tràng cũng chặc lưỡi “thôi kệ”
 "Chậc, kệ", cái tặc lưỡi của Tràng bên ngoài là sự liều lĩnh, nông nổi, nhưng bên trong chính là sự khao khát hạnh phúc lứa đôi, điều mà với Tràng trong hoàn cảnh bình thường thì chỉ là mơ ước. Quyết định có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng tình thương đối với người gặp cảnh khốn cùng.
-Trên đường về, Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà "phởn phơ"khác thường, "vênh vênh ra điều". Trong phút chốc, Tràng quên tất cả tăm tối, "chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên", và lần đầu tiên hưởng được cảm giác êm dịu khi đi cạnh cô vợ mới.
- Buổi sáng đầu tiên có vợ, Tràng biến đổi hẳn: "Hắn thấy bây giờ hắn mới nên người". Tràng có trách nhiệm và biết gắn bó với tổ ấm của mình hơn. 
b) Người vợ nhặt:
- Thị theo Tràng trước hết là chạy trốn cái đói.
- Cái đói đã làm thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh, táo tợn.
- Nhưng trên đường theo Tràng về, cái vẻ "cong cớn" biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính (đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, ngồi mớm ở mép giường,)
- Thị ra mắt mẹ chồng trong tư thế khép nép, và tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp 
- Buổi sớm mai, chị ta dậy sớm, quét tước, dọn dẹp, thị đã trở thành một người vợ đảm đang, người con dâu ngoan tham gia công việc nhà chồng một cách tự nguyện, chăm chỉ.
Người phụ nữ không tên tuổi, quê quán như "rơi" vào giữa thiên truyện để Tràng "nhặt" làm vợ. Từ chỗ nhân cách bị bóp méo vì cái đói, khi người phụ nữ này quyết định gắn sinh mạng mình với Tràng, thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu đã được đánh thức. Chính chị cũng đã làm cho niềm hi vọng của mọi người trỗi dậy khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái Nguyên người ta đi phá kho thóc Nhật.
c) Bà cụ Tứ:
- Mợt người đàn bà già nua, ốm yếu, lưng khòng vì tuổi tác.
- Tâm trạng bà cụ Tứ: 
+ Chưa hiểu chuyện: Rất ngạc nhiên.
+ Khi hiểu ra : Mừng, vui, xót, tủi. 
Thương vì con trai phải lấy vợ nhặt, vì cơn đói to này mới lấy nổi vợ, thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới lấy đến con trai mình mà không tính đến nghi lễ cưới.
Tủi  ... ợ nhặt tạo được một tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đối thoại sinh động.
+ Truyện thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt thể hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 2 phút
- Nhận xét chung tiết học
- Tiết sau: Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
*Gía trò hieän thöïc thöïc saâu saéc :
Phaûn aùnh hieän thöïc ñoùi khoå cuûa ngöôøi daân tröôùc caùch maïng. Toá caùo toäi aùc keû thuø ñaõ ñaåy ngöôøi daân Vieät Nam vaøo con ñöôøng cuøng cuûa söï ñoùi khaùt, cheát choùc, theâ löông 
* Gía trò nhaân ñaïo cao caû :
- Vieát veà ngöôøi noâng daân vôùi nieàm ñoàng caûm, xoùt xa , day döùt. Kim Laân coøn phaùt hieän ôû hoï veû ñeïp phaåm chaát. Maëc duø ñoùi ngheøo, cô cöïc, maáp meù caùi cheát, hoï vaãn cöu mang, giuùp ñôõ chia seû mieáng côm manh aùo.à Kim Laân theå hieän söï traân troïng ñoái vôùi khaùt voïng soáng, khaùt voïng haïnh phuùc, maùi aám gia ñình vaø luoân höôùng tôùi töông lai
Giáo án tuần 21	
Tiết PPCT Tiết:63 	Làm Văn:
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
---------------------------------------------------
A. Mục tiêu bài học: 
 1. Veà kieán thöùc: Giuùp hoïc sinh :
 - Có kỹ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh ... để làm bài văn nghị luận văn học
 2. Veà kó naêng
 - Biết cách làm bài văn nghị luận, hình thành tri thức cơ bản về cách viết bài nghị luận vế một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
 3. Veà thaùi ñoä: Giaùo duïc ý thöùc để làm tốt văn nghị luận về một tác phẩm hay đoạn trích 
văn xuôi.
B. Phương pháp thực hiện
- Gợi mở, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết giảng.
C. Phương tiện thực hiện:
1.Chuaån bò cuûa giaùo vieân: 
- Ñoà duøng daïy hoïc : Taøi lieäu tham khaûo: Saùch giaùo vieân, Thieát keá baøi giaûng Ngöõ vaên 12.
- Phöông aùn toå chöùc lôùp hoïc : Phaùt vaán, dieãn giaûng, gôïi môû, thaûo luaän. 
2. Chuaån bò cuûa hoïc sinh : Ñoïc saùch giaùo khoa, soaïn baøi theo höôùng daãn saùch giaùo khoa
D. Tiến trình lên lớp:
 	1. OÅn ñònh tình hình lôùp : (1phuùt) Kieåm tra neà neáp, só soá, taùc phong hoïc sinh.
 	2. Kieåm tra baøi cuõ : (5 phuùt) 
 Em hãy nêu những nhận xét của mình về đặc điểm của một tác phẩm văn xuôi?
Trả lời: Tác phẩm văn xuôi thường có những đặc điểm riêng thể hiện ở những phương diện:
 + Cốt truyên.
 + Nhân vật.
 + Những chi tiết, sự kiện, biến cố 
 +Cách kể chuyện.
 + Ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện.
	3. Giaûng baøi môùi:
 Lôøi vaøo baøi : (2 phuùt)
 Trong học kì một, chúng ta đã học “Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ”. Chúng ta cũng đã tìm hiểu những đặc trưng riêng của từng thể loại văn học. Mỗi thể loại có những đặc điểm riêng đòi hỏi người phân tích, bình giảng phải chú ý nếu không sẽ hoặc lạc đề, hoặc phiến diện ,...Trong tiết học nầy, chúng ta sẽ tìm hiểu cách viết bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
	-Bài mới:
 Hoạt động của GV
 H/đ của HS
Yêu cầu cần đạt
Hoaït ñoäng 1:
Giaùo vieân höôùng daãn cho hoïc sinh tìm hieåu baøi:
 Cho HS lần lượt tìm hiểu 2 đề trong SGK
- Nêu các bước khi tìm hiểu một đề văn?
=>Thể loại (thao tác chính), nội dung, nguồn tư liệu.
GV định hướng cho HS lần lựơt tìm hiểu các bước trong đề.
- Để lập một dàn bài chúng ta cần thực hiện những bước nào?
=> Mở bài, thân bài, kết bài
GV định hướng cho HS tìm hiểu từng phần.
- Nêu yêu cầu của phần mở bài?
- Em hãy cho biết trong phần thân bài chúng ta cần làm rõ những vấn đề nào?
=> GV định hướng cho HS phát hiện:
+ Đặc sắc của cốt truyện.
+ Mâu thuẫn và tính chất trào phúng truyện.
+ Đặc điểm ngôn ngữ truyện.
=> GV chia nhóm cho HS thảo luận từng vấn đề trong phần thân bài
Hoaït ñoäng 2
Đối với đề 2 cũng thức hiện các thao tác như ở đề 1
 Từ việc tìm hiểu 2 đề ở trên GV cho HS thảo luận để tìm hiểu những tri thức cơ bản về cách viết bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
Định hướng cho HS lập dàn bài.
Hoaït ñoäng 3:
- Luyện tập, sgk 
 GV nhận xét về buổi luyện tập, khẳng định những ưu điểm và nói rõ hơn một vài điếu cần lưu ý để làm tốt văn nghị luận về một tác phẩm hay đoạn trích văn xuôi.
Hoaït ñoäng 1:
 (HS ®äc SGK vµ tr¶ lêi c©u hái trªn)
Đặc sắc của kết cấu truyện: Truyện gồm những cảnh khác nhau tưởng như rời rạc (cảnh van xin, đút lót, thuê người đi thay, bị áp giải đi xem đá bóng), nhưng thật ra đều tập trung biểu hiện chủ đề: bọn quan lại cầm quyền cưỡng bức dân chúng để thực hiện một ý đồ bịp bợn đen tối. 
Mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện:
+ Việc xem đá bóng vốn mang tính chất giải trí bỗng thành một tai hoạ giáng xuống người dân. 
+ Sự tận tuy, siêng năng thực thi lệnh trên của lí trưởng đã gặp phải mọi cách đối phó của người dân khốn khổ. 
- Đặc điểm của ngôn ngữ truyện:
+ Ngôn ngữ người kể chuyện: rất ít lới, mỗi cảnh có khoảng 2 dòng, như muốn để người đọc thiểu lấy ý nghĩa. 
+ Ngôn ngữ các nhân vật: lời đối thoại rất tự nhiên, sinh động,... thể hiện đúng thân phận và trình độ của họ. Ngôn ngữ của lí trưởng không mang kiểu cách hành chính nào cả... Qua ngôn ngữ các nhân vật, người đọc có thể hình dung đó là một xã hội hỗn độn. 
- Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán của truyện: Tác già dùng bút pháp trào phúng để châm biếm trò lừa bịp của chính quyền. Nội dung truyện không phải hoàn toàn bia đặt. Để tách người dân khỏi ảnh hưởng của các phong trào yêu nước, thực dân Pháp đã bày ra các trò thể dục thể thao (đua xe đạp, thi bơi lội, đấu bóng đá) để đánh lạc hướng. Do đó truyện cười ra nước mắt này có ý nghĩa hiện thực, có giá trị châm biếm sâu sắc. 
 Hoaït ñoäng 2:
 Trong Chữ người tử tù, tác gia sư đụng nhiều từ Hán Việt cổ, cách nói cổ để dựng nên những cảnh tượng, những con người thời phong kiến suy tàn. Vời giọng văn cổ kính trang trọng, tác giả nói đến những con người tài hoa, trọng thiên lương nay chỉ còn là vang bóng của một thời.
- Trong Hạnh phúc của một tang gia tác giả dùng nhiều từ, nhiều cách chơi chữ để mỉa mai, giễu cợt tính chất già dối, lố lăng, đồi bại của một số người lẫn vào đám thượng lưu những năm trước Cách mạng tháng Tám. 
- Việc dùng từ, chọn giọng văn phải hợp với chủ đề của truyện, và thể hiện đúng tư tưởng tình cảm của tác giả.
Hoaït ñoäng 3:
-Bài tập 
 Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc
 * Mở bài: Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc
 * Thân bài:
 - Vua bù nhìn Khải Định và bọn mật mật thám Pháp
 - Châm biểm đả khích ở các mặt:
+ Biến Khái Định Thành một tên hề
 + Biến Khải Định Thành một kẻ có hành động lén lút
 * Kết bài: Nêu nhận định về giá trị tư tương và nghệ thuật của truyện ngắn “Vi hành”
I. Khái quát:
1/ Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
 a) Đề 1: Phân tích truyện ngắn “Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan
 * Tìm hiểu đề:
 - Thao tác chính: Phân tích
 - Nội dung: Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện ngắn “Tinh thần thể dục”
 - Tư liệu: Tác phẩm “Tinh thần thể duc” của Nguyễn Công Hoan
 * Lập dàn ý:
 - Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn truyện ngắn “ Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan.
 - Thân bài:
 + Đặc sắc của kết cấu truyện: Gồm những cảnh khác nhau tưởng như rời rạc (cảnh van xin, đút lót, thuê người đi thay, bị áp giải đi xem bóng đá ...), nhưng tất cả đều tập trung biểu hiện chủ đề: bọn quan lại cầm quyền cưỡng bức dân chúng để thực hiện một ý đồ bịp bơm đen tối.
 + Mâu thuẫn và tính chất trào phúng truyện:
 • Việc xem bóng đá vốn mang tính chất giải trí bỗng thành một tai hoạ giáng xuống người dân.
 • Sự tận tuỵ, siêng năng thực thi lệnh trên của lí trưởng đã gặp phải mọi cách đối phó của người dân khốn khổ
 + Đặc điểm ngôn ngữ truyện:
• Ngôn ngữ người kể chuyện: Rất ít lời, mỗi cảnh có khoảng 2 dòng, như muốn để người đọc tự hiểu lấy ý nghĩa.
• Ngôn ngữ các nhân vật: Lời đối thoại giữa các nhân vật rất tự nhiên, sinh động, ... thể hiện đúng thân phận và trình độ của họ. Ngôn ngữ của lí trưởng không mang “ kiểu hành chính” nào cả ...Qua ngôn ngữ các nhân vật, người đọc có thể hình dung đó là một xã hội hỗn độn.
 + Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán của truyện: Tác giả dùng bút pháp trào phúng để châm biếm trò lừa bịp của chính quyền. Nội dung truyện không phải hoàn toàn bịa đặt. Để tách người dân khỏi ảnh hưởng của các phong trào yêu nước, thực dân Pháp đã bày ra các trò thể dục, thể thao (đua xe đạp, thi bơi lội, đầu bóng đá...) để đánh lạc hướng. Do đó, truyện “cười ra nước mắt” này có ý nghĩa hiện thực, có giá trị châm biếm sâu sắc.
 - Kết bài: Qua tác phẩm, cần thấy được mối quan hệ giữa văn học và thời sự; văn học và sự thức tỉnh xã hội.
 b) Đề 2: 
 * Tìm hiểu đề:
 - Thao tác chính: So sánh, giải thích
 - Nội dung: Sự khác nhau về từ ngữ và giọng văn
 - Tư liệu: Tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Hạnh phúc của một tang gia” trích “Số đỏ” của Vũ Trọng phụng
 * Lập dàn ý:
 - Mở bài:
 - Thân bài:
 + Sự khác nhau về từ ngữ:
 • Tác phẩm “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân: dùng nhiểu từ Hán Việt cố, cách nói cổ
 =>Dụng nên những cảnh tượng, những con người thời phong kiến suy tàn
• Trong trích đoạn “Hạnh phúc của một tang gia”: Dùng nhiều từ, nhiều cách chơi
 => Để mỉa mai giễu cợt tính chất giả dối, lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị những năm trước cách mạng tháng tám.
 + Sự khác nhau về giọng văn:
 • Tác phẩm “ Chữ người tử tù”: Giọng cổ kính trang trọng
 => Nói đến con người tài hoa, trọng thiên lương nay chỉ còn là “vang bóng” của “một thời”
 • Trích đoạn “Hạnh phúc của một tang gia”: Giọng mỉa mai, giễu cợt.
 => Giả dối, lố lăng, đồi bại của xã hội.
 - Kết bài: Đánh giá chung sự khác nhau về từ ngữ, giọng văn trong hai văn bản.
 2/ Đối tượng và nội dung:
 a) Đối tương: Đa dạng
 - Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung
 - Một phương diện, một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật
b) Nội dung:
- Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.
- Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích
II. Luyện tập:
 Truyện ngắn “Vi hành” châm biếm, đả kích vua bù nhìn Khải Định và bọn mật thám Pháp trong chuyến Khải Định công du sang Pháp dự đấu xảo Pa-ri. 
- Đòn chầm biếm, đả kích tập trung vào các mặt:
+ Biến Khải Định thành một tên hề (màu da khác lạ, ăn mặc nhố nhăng).
+ Biến Khản Định thành một kẻ có hành động lén lút đáng ngờ (vi hành vào xóm ăn chơi, vào hiệu cầm đồ,...). 
+ Biến mật thám Pháp thành những người “phục vụ tận tuỵ” (bám lấy đế giày) vời cái nhìn hồ đồ, lẫn lộn...
Cần chú ý đến những từ ngữ, giọng văn tác giả đã sử dụng (qua những đoạn đối thoại của đôi thanh niên Pháp). Kết thúc bài viết cần có những nhận định về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn “Vi hành”
4. Cuûng coá : 
- Ra baøi taäp veà nhaø: Hoïc sinh veà nhaøhoïc baøi, ñoïc laïi taùc baøi. laøm baøi taäp ôû saùch giaùo khoa.
- Chuaån bò baøi : - Xem tröôùc baøi môùi	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 12 moi hoc ki II Tuan 21.doc