Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 2 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 2 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 02

Tiết: 04

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

(Hồ Chí Minh)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức: Khái quát về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật để phân tích

thơ của Người.

 3.Thái độ: Thêm kính yêu vị cha già của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách thiết kế

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Hoạt động nhóm, hỏi đáp, diễn giảng

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 2 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02
Tiết: 04
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Hồ Chí Minh)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức: Khái quát về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
	2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật để phân tích 
thơ của Người.
	3.Thái độ: Thêm kính yêu vị cha già của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách thiết kế
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, hỏi đáp, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Tiểu sử của Hồ Chí Minh?
+ HS trả lời, bổ sung.
+ GV chốt và giảng:
 Tên: Nguyễn Sinh Cung (nhỏ), Nguyễn Tất Thành (dạy học), Nguyễn Ái Quốc, HCM (hoạt động CM).
 Hoạt động CM: sách thiết kế BGD #18.
HĐ2
- Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh?
+ HS phát biểu ngắn gọn.
+ GV nhận xét, khái quát.
- HS trình bày bảng thống kê đã chuẩn bị ở nhà.
- GV viên hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung.
- Dựa vào bảng thống kê tác phẩm, GV cho HS thảo luận nhanh những thành tự về phong cách nghệ thuật theo từng thể loại.
+ HS phát biểu, nhận xét.
+ GV khái quát.
*Củng cố:
- GV cho HS đọc ghi nhớ sgk.
A. TÁC GIẢ.
1. Tiểu sử:
 - Hồ Chí Minh (1890 – 1969) người Nghệ An.
 - Gắn bó trọn đời với: dân, nước, sự nghiệp giải phóng dân tộc VN và phong trào CM thế giới.
 - Lãnh tụ CM vĩ đại, nhà thơ, văn lớn của dân tộc. 
2. Sự nghiệp:
a. Quan điểm sáng tác:
 - Coi văn nghệ là vũ khí lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.
 - Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ.
 - Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
 - Khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng (Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận (Viết để làm gì?) để quyết định nội dung (Viết cái gì?) và hình thức (Viết thế nào?) của tác phẩm.
b. Di sản văn học:
 - Văn chính luận
 - Truyện và kí
 - Thơ
c. Phong cách nghệ thuật:
- Văn chính luận:
 + Ngắn gọn, tư duy sắc sảo.
 + Lập luận chặt chẽ, lí luận đanh thép.
 + Bằng chứng xác thực giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
 - Tuyện và kí:
 + Hiện đại, giàu tính chiến đấu.
 + Nghệ thuật trào phúng sắc bén, thâm thuý (phương Đông), hài hước, hóm hỉnh (phương Tây)
 - Thơ ca:
 + Thơ tuyên truyền: giản dị, mộc mạc, dễ đọc, dễ nhớ và có sức tác động lớn.
 + Thơ nghệ thuật: hàm súc, kết hợp giữa hiện đại và cổ điển, giữa chất trữ tình và tính chiến đấu.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- HS về làm bài phần luyện tập sgk # 29.
	- Soạn bài theo câu hỏi sgk bài: giữ gìn sự trong sáng của TV.
Tiết: 05
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT.
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Khái niệm sự trong sáng của TV, những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của TV.
	- Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của TV về nhận thức, hành động, tình cảm và thái độ.
	2. Kỹ năng:
	- Phân biệt hiện tượng trong sáng và không trong sáng trong cách sử dụng TV, phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong sáng.
	- Cảm nhận và phân tích được cái hay, cái đẹp của những lời nói và câu văn trong sáng.
	- Sử sụng TV trong giao tiếp (nói, viết) đúng qui tắc, chuẩn mực để đạt được sự trong sáng.
	- Sử dụng TV linh hoạt, có sáng tạo dựa trên những qui tắc chung. 
	3.Thái độ: Yêu mến và làm cho TV thêm giàu đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Dựa vào mục I sgk cho biết các biểu hiện của sự trong sáng?
+ HS phát biểu:
->Tuân thủ hệ thống chuẩn mực và qui tắc của TV.
->Sự không lai căng, pha tạp.
->Phẩm chất/tính văn hoá tốt đẹp.
+ GV dựa vào các ví dụ a,b,c hướng dẫn học sinh làm sáng rõ.
*+ Qui định thanh phải đánh dấu đúng âm chính.
Vd : Điểm không thể viết là đỉêm
+ Phát âm đúng chuẩn mực.
 Vd : Hà Nội không đọc Hà Lội.
* Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không phủ nhận những trường hơp sáng tạo, linh hoạt dựa vào những chuẩn mực qui tắc .
Ví dụ 1 SGK /31 
 “ Lưng trần ...cho con ”
Những từ lưng, áo, con ...được dùng theo phép ẩn dụ nên diễn tả được ý của tg và làm rung động người nghe , người đọc...
Ví dụ 2: 
 ”Hồn tôi là một vườn hoa lá
 Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.
Không thể bắt bẻ Tố Hữu dùng từ không trong sáng vì nhà thơ đã dựa vào chuẩn mực về tu từ từ vựng để so sánh hai sự vật khác loại “ Hồn tôi và vườn hoa lá”
* Bác Hồ dặn: “Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải vay mượn tiếng nước khác nhất là tiếng Trung Quốc. Nhưng phải có chừng có mực. Tiếng nào ta sẵn có thì dùng tiếng ta”
HĐ2
- HS thảo luận về nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của TV?
+HS thảo luận, trả lời và bổ sung.
+GV hướng dẫn, tỏng hợp.
* Có nhiều cuộc thi về:
 - Vở sạch, chữ đẹp.
 - Luyện nét chữ, rèn nết người.
 - Viết chữ đẹp, chữ Việt đẹp.
I. SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT.
1. Tiếng Việt có những chuẩn mực và hệ thống những qui tắc chung làm cơ sở cho giao tiếp ( nói và viết)
 - Câu (a): diễn đạt không rõ nội dung.
 - Câu (b) và (c): diễn đạt rõ nội dung, quan hệ các bộ phận trong câu mạch lạc.
 =>Câu b & c là câu trong sáng
2. Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng một cách tùy tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác.
- Tiếng Việt có vay mượn nhiều thuật ngữ chính trị và khoa học từ tiếng Hán, tiếng Pháp như: Chính trị, Cách mạng, Dân chủ, Độc lập, Du kích, Nhân đạo, Ôxi, Các bon, E líp
- Song không vì vay mượn mà quá lợi dụng là làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt: Không nói “xe cứu thương” mà nói “xe hồng thập tự”; không nói “máy bay lên thẳng” mà nói “trực thăng vận” 
3. Thể hiện ở phẩm chất văn hóa, lịch sự của lời nói.
- Nói năng lịch sự, có văn hóa chính là biểu lộ sự trong sáng của tiếng Việt.Ca dao có câu: 
 “Lời nói  lòng nhau”.
- Ngược lại nói năng thô tục mất lịch sự, thiếu văn hóa làm mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng của tiếng Việt
- Xin lỗi người khác khi làm sai.
- Cám ơn người khác khi được giúp đỡ.
- Giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí tuổi tác, đúng chỗ.
- Điều tiết âm thanh khi giao tiếp
II. GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT.
- Mỗi cá nhân nói và viết cần có ý thức tôn trọng và yêu quí tiếng Việt, coi đó là ”Thứ của cải vô cùng lâu đời và quí báu của dân tộc”
- Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc lựa lời khi giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.
- Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, đặc điểm phong cách, phải luôn trau dồi, học hỏi.
- Loại bỏ những lời nói thô tục, kệch cỡm, pha tạp, lai căng không đúng lúc.
- Tiếp nhận những từ ngữ của tiếng nước ngoài.
- Làm giàu có thêm TV đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và sự hòa nhập, giao lưu quốc tế hiện nay.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Sưu tầm những thành ngữ, tục ngữ, ca dao về lời ăn tiếng nói về sự học hỏi trong cách nói năng hàng ngày.
	- Chuẩn bị: Bài viết số 1(học lí thuyết nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và tác gia HCM).
Tiết: 06
BÀI VIẾT SỐ 1
(Nghị luận xã hội)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Học sinh viết được bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí 
 - Nâng cao ý thức tự rèn luyện tư tưởng không ngừng hoàn thiện mình, từ
có trách nhiệm với môi trừơng mình đang sống .
	2. Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng trình bày một văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đề bài và đáp án
	2. Học sinh: Ôn tập thể loại nghị luận xã hội
III. MA TRẬN
Câu
Biết/ điểm
Hiểu/ điểm
Vận dụng/ điểm
Tổng điểm
1
1Câu/2 điểm
2
2
1Câu/8 điểm
8
2
1/2
0/0
1/8
10
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Ghi đề:
 Câu 1: Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh?
 	 Câu 2: Bày tỏ quan điểm của mình về câu thơ của Tố Hữu:
 Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?
	3. Hướng dẫn chấm:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
 - Coi văn nghệ là vũ khí lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.
05
 - Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ.
05
 - Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
05
 - Khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng (Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận (Viết để làm gì?) để quyết định nội dung (Viết cái gì?) và hình thức (Viết thế nào?) của tác phẩm.
05
2
a. Kỹ năng: 
 Học sinh biết làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí đúng bố cục; văn mạch lạc, ít sai lỗi diễn đạt
b. Nội dung:
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:
 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
1.0
 - Giải thích sống đẹp: có lí tưởng, mục đích, tư tưởng, tình cảm đúng đắn, lành 
mạnh, trong sáng, vị tha; có tri thức, văn hoá và biết hành động vì những điều tốt đẹp đó.
3.0
 - Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch (có dẫn chứng).
2.0
 - Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về sống đẹp: cần tu dưỡng, rèn luyện bản thân thường xuyên từ tinh thần, thể chất đến các năng lực, kĩ năng để hoàn thiện.
2.0
*Lưu ý:
Chỉ cho điểm tuyệt đối khi học sinh đảm bảo cả kỹ năng và kiến thức.
	4. Hướng dẫn tự học:
- Soạn bài: Tuyên ngôn độc lập (phần tác phẩm).
NTL, ngày tháng năm 2010
- Thuộc một số đoạn văn tiêu biểu trong văn bản: Tuyên ngôn độc lập

Tài liệu đính kèm:

  • docT2.doc