Giáo án Ngữ văn 12 tuần 13

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 13

SÓNG

37, 38 Xuân Quỳnh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ về một tình yêu thuỷ chung, bất diệt.

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp diệu và ngôn từ của bài thơ.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

-SGK, SGV, thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định lớp

 2. Bài cũ:

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÓNG
37, 38 --------------------------------------------------------------------------------------------- Xuân Quỳnh 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ về một tình yêu thuỷ chung, bất diệt.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp diệu và ngôn từ của bài thơ.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-SGK, SGV, thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: 
GVH: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Y/c HS đọc phần tiểu dẫn và rút ra các ý chính.
* Hoạt động 2: 
GV: Hướng dẫn HS tiếp cận, khám phá TP.
- Nêu vấn đề:
GVH: Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng sóng?
GVH: Giữa sóng và em trong bài thơ có mối quan hệ ntn? Nhận xét về NT kết cấu của bài thơ?
GVH: Chỉ ra sự tương đồng giữa trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đang yêu với những con sóng?
- Định hướng - bổ sung.
- Nêu vấn đề:
GVH: Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh (chị), tâm hồn người phụ nữ đó có đặc điểm gì?
GVH: Tìm các BPNT được dùng để thể hiện tâm tư và cảm xúc của tác giả?
GVH: Nhận xét về thể thơ, âm điệu, nhịp điệu bài thơ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?
GVH: Cảm nhận hai khổ cuối của bài thơ?
- Định hướng, tổng kết.
- Đọc phần tiểu dẫn và trả lời câu hỏi.
- Thảo luận - trả lời.
- Thảo luận theo nhóm và trình bày.
- Thảo luận theo nhóm và trình bày.
- Nhận xét về thể thơ, âm điệu, nhịp điệu bài thơ.
- Tìm các biện pháp NT.
- Trình bày cảm nhận của mình về hai khổ thơ cuối.
- Dựa vào phần ghi nhớ, phát biểu ND, NT, chủ đề bài thơ.
- Ghi y/c chuẩn bị bài.
I. GIỚI THIỆU CHUNG: 
1. Tác giả:
. Xuân Quỳnh ( 1942 - 1988)
- Là một nữ thi sĩ có phong cách thơ độc đáo (mạnh mẽ, táo bạo mà vẫn đằm thắm, dịu dàng). 
- Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một tâm hồn phụ nữ hồn hậu,chân thành, nhiều lo âu và luôn khát vọng về hạnh phúc đời thường và đặc biệt chị đựoc được bạn đọc yêu thích với mảng thơ tình. Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc : Thuyền và biển, Thư tình cuối mùa thu, Sóng ...
- Tác phẩm chính : các tập thơ : Tơ tằm ? Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào Cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Tự hát, Sân ga chiều em đi (1984), Thơ viết tặng anh (1989), 
2. Bài thơ: 
a. Hoàn cảnh sáng tác ? Xuất xứ :
Bài thơ ? Sóng? được viết vào ngày 29/12/1967, những ngày chiến tranh chống Mỹ rất dữ dội, ác liệt.
Bài thơ được in trong tập ?Hoa dọc chiến hào?- xuất bản 1968.
b. Đề tài : tình yêu lứa đôi.
c. Bố cục : 3 phần
- Phần 1: Sóng là đối tượng để cảm nhận tình yêu (2 khổ ) 
- Phần 2: Sóng là đối tượng để suy tư về tình yêu (5 khổ )
- Phần 3: :Khát vọng một tình yêu vĩnh hằng (2 khổ thơ còn)
II. NỘI DUNG CHÍNH
1. Hình tượng “sóng” với khát vọng tình yêu:
- Bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”. “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình. Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình: “sóng” và “em” (cấu trúc song hành). “Sóng” và “em” tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc hoà nhập ª sự phong phú, phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm hồn người con gái đang yêu. 
- Mở đầu bài thơ là trạng thái tâm lý đặc biệt của một tâm hồn khao khát yêu đương đang tìm đến một tình yêu rộng lớn hơn với nhiều trạng thái đối cực, khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội: Dữ dội - dịu êm, ồn ào - lặng lẽ (kết cấu đối lập, đặt từ cuối câu tạo điểm nhấn). 
- Trái tim người con gái đang yêu không chịu chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với mình: “Sông không hiểu ... tận bể” ª quan niệm mới mẻ về tình yêu: người con gái khao khát yêu đương nhưng không nhẫn nhục, cam chịu, từ bỏ nơi chật hẹp để đến với cái cao rộng, bao dung. 
- Nỗi khát vọng tình yêu xôn xao, rạo rực trong trái tim, là khát vọng muôn đời của nhân loại, nhất là của tuổi trẻ. Cũng như sóng, nó mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian: “Ôi ...ngực trẻ”. 
 2. Tình yêu của “sóng”:
- Câu hỏi tu từ “Trước ... yêu nhau” ª tình yêu là một hiện tượng tâm lí tự nhiên, đầy bí ẩn, khó hiểu, khó giải thích về khởi nguồn và thời điểm bắt đầu của nó. Cách cắt nghĩa ty rất XQ - nữ tính và trực cảm. (Xuân Diệu băn khoăn: “Làm sao ... tình yêu?”). 
- Biện pháp NT nhân hoá + điệp từ, ngữ + điệp cú pháp + hình thức đối lập ª nỗi nhớ mãnh liệt của một trái tim đang yêu - ty luôn đồng hành với nỗi nhớ - nỗi nhớ thường trực cả khi thức, khi ngủ, bao trùm cả ko gian và thời gian - ko chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi vào trong tiềm thức, xâm nhập vào cả giấc mơ. Nỗi nhớ cồn cào, da diết, ko thể nào yên, ko thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn, dào dạt như những đợt sóng biển triền miên, vô hồi, vô hạn - Thể thơ 5 chữ, ngắt nhịp linh hoạt, phóng túng, nhịp thơ là nhịp sóng (sóng biển - sóng lòng) dào dạt, sôi nổi, mãnh liệt: “Con sóng ... còn thức”. 
- Khát khao yêu đương của người con gái được bộc lộ mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị: sóng khát khao tới bờ cũng như em luôn khát khao có anh. Ty của người con gái vừa thiết tha mãnh liệt, vừa trong sáng, giản dị, thuỷ chung, duy nhất: “Dẫu ... phương” (phương tâm trạng, phương của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha). 
- Người phụ nữ hồn nhiên, tha thiết yêu đời vẫn còn ấp ủ biết bao hi vọng, vẫn phơi phới một niềm tin vào hạnh phúc tương lai, vẫn tìm vào cái đích cuối cùng của một tình yêu lớn như con sông nhất định sẽ “tới bờ”, “dù muôn vời cách trở”: “Ở ngoài kia ... cách trở”.
- Bằng sự chiêm nghiệm của một trái tim nhạy cảm, nhà thơ cũng sớm nhận ra và thấm thía về sự hữu hạn của kiếp người: “Cuộc đời ... về xa”.
- Khát vọng được sống hết mình cho ty, muốn hoá thân vĩnh viễn thành ty muôn thuở: “Làm sao ... còn vỗ”.
_ Qua hình tượng “sóng”, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hoà hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
	4. Củng cố - Dặn dò
- Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nguời phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”.
- Đặc sắc về NT của bài thơ.
- Soạn bài:” Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt”
5. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:..
LUYỆN TẬPVẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
39 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Giúp học sinh hiểu được thế nào là vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và việc vận dụng kết hợp các phương thức đó đem lại những lợi ích gì đối với công việc làm văn.
2. Nắm được kiến thức và cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong một bài văn nghị luận để nâng cao hiệu quả nghị luận của bài văn đó.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, TKBG ngữ văn 12
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. ổn định lớp
	2. Bài cũ
	3. Bài mới: Trong bài văn nghị luận, việc kết hợp các phương thức biểu đạt, tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự hấp dẫn, sinh động cho bài văn nghị luận. Để sử dụng tốt các phương thức biểu đạt trong bài văn, chúng ta cùng đi vào “luyện tập” vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1:
GV: Hướng dẫn HS ôn tập kiến thức đã học ở lớp 8 qua việc tìm hiểu ngữ liệu ở bảng phụ.
Qua ngữ liệu 1 theo em đâu là yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả?
GVH: Ngữ liệu 2 sử dụng yếu tố nào?
GVH: Theo em, sử dụng các yếu tố đó vào ngữ liệu có tác dụng gì ?
-HS tham gia đọc và tìm hiểu ngữ liệu 
- HS : yếu tố tự sự mẹ chàng... sáng bạc.
HS: Yếu tố miêu tả:
Còn nàng ... Người kinh.
HS: Yếu tố biểu cảm: Không... thà ... nhất định không chịu.
HS: Hỡi đồng bào... chúng ta phải đúng lên.
- HS nhận xét, trả lời suy nghĩ của mình (ghi nội dung trả lời).
I. Luyện tập trên lớp
1. Bài tập 1
a. Ngữ liệu
1.Mẹ chàng trăng đã nằm mơ thấy một con thỏ trắng, nhảy qua ngực mà thụ thai mà đẻ ra chàng. Sợ tù trưởng phạt vạ, mẹ chàng bỏ chàng trên rừng, phó mặc cho trời đất. Suốt ngày chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao. Sau đó, chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ do trời đất cho, đi giết một tên bạo chúa đến chiếm đất rồi cuối cùng biến vào mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Fông- Gơ-Nhi những vầng sáng bạc.
 Còn nàng Han là một cô gái thông minh, dũng cảm, lớn lên đi đánh giặc ngoại xâm. Quân nàng liên kết với người kinh, theo cờ lệnh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc của nàng mà đánh tan được giặc. Mường bản đang vui thắng trận thì nàng hoá thành tiên lên trời, sau khi tắm ở sông Nậm Bờ để lại trên bờ thanh gương nàng đã dùng diệt giặc. Từ đấy, hằng năm đế ngày nàng lên trời, dân bản mường lại mở hội dước cờ nàng Han, vui chơi rồi kéo ra sông Nậm Bờ tắm. Và trên dày núi Fu-Keo vẫn còn đền thờ nàng Han ở trên rừng, gần đây có những vũng, những ao chi chit nối tiếp nhau là vết chân voi ngựa của quân nàng Han và quân đội người kinh.
2.Hỡi đồng bào toàn quốc !.
 Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cước nước ta lần nữa!
 Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
 Hỡi đồng bào !
 Chúng ta phải đứng lên! 
GV: Bổ sung, nhắc lại những khái niệm đã học ở THCS và rút ra nhận xét về đoạn ngữ liệu.
- HS hệ thống
- Yếu tố tự sự
- Yếu tố miêu tả
- Yếu tố biểu cảm 
Các yếu tố giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, sinh động có sức thuyết phục tác động mạnh mẽ đến tình cảm người đọc.
GV: Hướng dẫn HS luyện tập ở lớp trên cơ sở trả lời các câu hỏi SGK.
- HS trả lời
b- Nhận xét: 
- Vì sao cần phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn nghị luận?
- HS thảo luận trả lời.
* Khắc phục hạn chế của bài văn nghị luận bởi đặc điểm của văn nghị luận khô khan, thiên về lý tính.
 Giáo viên chốt lại vấn đề.
- Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm làm cho bài văn nghị luận thêm cụ thể, sống động.
* Yêu cầu của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
GVH: Muốn vận dụng các phương thức biểu đạt có kết quả cao thì chúng ta cần chú ý điều gì?
- HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.
- Bài văn phải thuộc một kiểu văn bản chính luận, dứt khoát phải là văn nghị luận.
GV giảng về sự tham gia hợp lý của các yếu tố kể, tả, biểu cảm trong văn nghị luận.
- HS trình bày ý kiến của mình.
- Kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp, những yếu tố này không làm mờ đi đặc trưng của bài văn.
- Các yếu tố kể, tả, biểu cảm khi tham gia vào nghị luận phải chịu sự chi phối và phục vụ quá trình nghị luận.
*Hoạt động 2: 
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn trích để thấy được việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong một bài văn nghị luận nẩy sinh từ đòi hỏi của mục đích và nội dung nghị luận.
- HS đọc đoạn trích, xác định nội dung, thao tác lập luận 
2- Bài tập 2:
a) Ngữ liệu: SGK. Tr 158, 159
b) Nhận xét:
GV: Trong đoạn trích người viết nhấn mạnh nội dung gì? Thao tác được sử dụng trong đoạn trích ?
- HS trả lời 
- Khẳng định sự cần thiết của chỉ tiêu GNP
- Thao tác lập luận, thuyết minh
Giới thiệu rõ ràng chính xác về chủ đề GDP và GNP ở Việt Nam
- Việc sử dụng các thao tác đó có tác dụng ý nghĩa như thế nào?
- HS trả lời
- Giúp việc biện luận của tác giả đạt hiệu quả, đem lại những hiểu biết bất ngờ thú vị.
- Người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể và nội dung về mức độ nghiêm túc của vấn đề.
*Hoạt động 3 
GV: Hướng dẫn HS luyện tập bằng cách chia nhóm
- HS chia làm 2 nhóm
3- Bài tập 3:
- Viết một bài văn nghị luận ngắn về chủ đề “Nhà văn tôi hâm mộ”
GV yêu cầu HS rút ra bài học sau khi đã làm bài tập.
HS rút ra bài học.
HS đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ: SGK Tr 161
4. Củng cố -Dặn dò: 
- Việc vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận là cần thiết.
- Việc vận dụng các phương thức biểu đạt phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.
- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức người viết có thể làm cho tiến trình nghị luận đặc sắc, hấp dẫn.
- Chuẩn bị bài “ Đàn ghita của Lor ca”
5. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 12 Tuan 13.doc