Đọc thêm: DỌN VỀ LÀNG
34 Nông Quốc Chấn
A.Mục tiêu cần đạt
- Vẻ đẹp rất riêng của thơ Nông Quốc Chấn, đại diện cho thơ của tầng lớp trí thức dân tộc.
- Cảm nhận vẻ đẹp về nội dung và hình thức của bài thơ “ Dọn về làng”.
- Rèn thêm kĩ năng đọc hiểu thơ cho học sinh.
B. Phương tiện và phương pháp
1. Phương tiện: SGK, SGV, bài chuẩn bị ở nhà của học sinh, TLTK.
2. Phương pháp: Nêu vấn đề, hợp tác nhóm.
C. Tiến trình dạy học:
1. Ôn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
Đọc thêm: DỌN VỀ LÀNG 34 -------------------------------------------------------------------------------------------Nông Quốc Chấn A.Mục tiêu cần đạt Vẻ đẹp rất riêng của thơ Nông Quốc Chấn, đại diện cho thơ của tầng lớp trí thức dân tộc. Cảm nhận vẻ đẹp về nội dung và hình thức của bài thơ “ Dọn về làng”. Rèn thêm kĩ năng đọc hiểu thơ cho học sinh. B. Phương tiện và phương pháp Phương tiện: SGK, SGV, bài chuẩn bị ở nhà của học sinh, TLTK. Phương pháp: Nêu vấn đề, hợp tác nhóm... C. Tiến trình dạy học: Ôn định lớp. Kiểm tra bài cũ Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: -Kiểm tra và xử lí việc chuẩn bị ở nhà của h/s -Nhận xét chung, đánh giá ngắn gọn, trả bài lại cho các nhóm. *Hoạt động 2: - Cho h/s tham khảo phần tiểu dẫn, gọi 1 em nêu những nét chính về tác giả và đặc điểm thơ Nông Quốc Chấn. - Em cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Hoàn cảnh ấy có tác động như thể nào đến cảm hứng của tác giả? ( không ghi bảng). -Gọi h/s đọc bài thơ - Tác phẩm “Dọn về làng” nói về vấn đề gì?. - Từ bố cục rất lạ của bài thơ, em có thể suy ra được bài thơ có những nội dung cơ bản nào?. - Nhân dân đã sống cay cực ra sao? Phải chăng đó là bi kịch của một gia đình?. - Giáo viên bình tiểu kết. -Gọi h/s đọc phần còn lại. - Có người cho rằng từ hiện thực đau thương đó, niềm vui được giải phóng của nhân dân là niềm vui lớn mang tính thời đại, dân tộc. Em nghĩ sao?. -Gv bình, tiểu kết. -Để có được những nội dung trên, NQC đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật độc đáo nào? Từ đó suy ra thơ của NQC có gì đặc biệt? -Định hướng tổng kết. Rút ra lời bình luận. Các nhóm trưởng nộp bài. - H/s tự tham khảo. - Đại diện nhóm phát biểu, bổ sung - H/s khác phát biểu suy nghĩ độc lập của mình: -Gợi nỗi đau tột cùng... - Niềm vui tràn trề... - H/s tự ghi theo suy nghĩ. - H/s đọc diễn cảm -H/s trả lời theo bảng phụ đã được chuẩn bị sẵn: - H/s đọc và nêu nội dung chính của phần còn lại. -Đại diện nhóm trả lời theo sự chuẩn bị ở nhà: - H/s khác nêu hình ảnh minh hoạ -> h/s khái quát bình luận chung. I.Vài nét chung về tác giả,tác phẩm 1, Tác giả - Nông Quốc Chấn là nhà thơ dân tộc Tày. Thơ ông đậm bản sắc dân tộc miền núi. - Tác phẩm: (sgk) 2, Tác phẩm - Trong những nắm kháng chiến chống Pháp. Viết 1950 II. Nội dung chính 1.Cuộc sống nhân dân Cao- Bắc Lạng, tội ác thực dân Pháp - Cuộc sống “cay đắng đủ mùi” của nhân dân. Cuộc sống của nhân dân ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp và niềm vui được giải phóng. - Sống đói khát, ngột ngạt, kinh hoàng; chết không ai chôn. - Đó là bi kịch của dân tộc ta, nỗi đau lớn của nhà thơ 2. Niềm vui giải phóng: - Niềm vui khi được “Dọn về làng”. Từ kết cấu hiện tại- quá khứ- tương lai, qua lời tâm tình với mẹ của chủ thể trữ tình, bài thơ có 2 nội dung chính: cuộc sống gian khổ kinh hoàng của nhân dân dưới ách thống trị của giặc Pháp và niềm vui chiến thắng được dọn về làng. Từ những chi tiết, hình ảnh, âm thanh cụ thể, niềm vui tràn ngập như vút lên trên từng câu thơ. =>: khát vọng tự do của dân tộc ta 3. Nghệ thuật: Bài thơ có cấu trúc lạ, cách diẽn tả giàu h/ảnh, xúc cảm dồn nén, lời thơ chân thành, mộc mạc, tự nhiên...và đậm phong cách riêng của nhà thơ dân tộc ít người. III.Tổng kết: Bài thơ có nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Góp một gương mặt đặc biệt cho nền thơ Việt Nam. Củng cố -Dặn dò Rút kinh nghiệm - Bổ sung................................................................................................... Đọc thêm: TIẾNG HÁT CON TÀU 35------------------------------------------------------------------------------------------------ Chế Lan Viên A.Mục tiêu cần đạt: - Cảm nhận được khát vọng về với nhân dân và đất nước với những kỷ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhà thơ. - Thấy được những đặc sắc nghệ thuật thơ Chế Lan Viên: sáng tạo hình ảnh, liên tưởng phong phú, bất ngờ, cảm xúc gắn với suy tưởng. B.Phương tiện dạy học - Sách giáo viên, sách giáo khoa giáo án C. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt *Hoạt động 1:Dẫn dắt giúp HS nắm được những điều căn bản về tác giả, tác phẩm. - Gọi HS phát biểu. - Nhận xét đánh giá *Hoạt động 2: HD hs tìm hiểu văn bản. - Cho HS đọc văn bản thơ. - GV gợi mở dẫn dắt giúp HS dần tìm hiểu văn bản: Ý nghĩa lời đề từ, bố cục, nội dung từng phần của bố cục, đặc biệt lưu ý HS các thủ pháp nghệ thuật được tác giả vận dụng. -GV có thể phát vấn bằng hệ thống câu hỏi để đưa HS đi dần sáng tỏ các vấn đề. -GV theo dõi đáp án của HS, nhận xét, đánh giá. Nếu cần có thể thuyết giảng nhấn mạnh thêm để HS lĩnh hội trọn vẹn vấn đề. - Dẫn dắt HS đi đến phần tổng kết. GV củng cố lại những vấn đề cơ bản của bài học. - Nhắc nhở HS nắm vững bài học, soạn bài tiếp theo chuẩn bị cho tiết học sau. -Học sinh đọc tiểu dẫn SGK, tìm các ý chính về tác giả , tác phẩm . -Học sinh trả lời theo hiếu biết của mình dựa trên cơ sở tìm hiểu từ SGK. -Học sinh đọc văn bản theo hướng dẫn của giáo viên,lưu ý các từ ngữ , hình ảnh thơ quan trọng . -Theo hướng dẫn của GV , tiến hành tìm hiểu các khía cạnh của văn bản bằng nhiều cách khác nhau , có thể thảo luận theo nhóm nếu GV yêu cầu. Trả lời vấn đề vừa tìm hiểu được theo năng lực của bản thân. Tổng kết lại vấn đề theo hướng dẫn của GV. I. Tiểu dẫn 1. Tác giả chế Lan Viên (1920 - 1989):...... 2. Tác phẩm: Rút từ tập “Ánh sáng và phù sa”. Bài thơ được gợi cảm hứng từ một sự kiện lịch sử những năm 1958- 1960: cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc. II.Hướng dẫn đọc thêm Lời đề từ: “Tây Bắc ư ? .................. .... ...... .......chứ còn đâu. ” - Giới thiệu một cách khái quát cảm xúc bao trùm cả bài thơ : Khát vọng lên đường hăm hở, mê say. - Đến với nhân dân, với Tây Bắc cũng chính là trở về với lòng mình, với tình cảm sâu nặng, gắn bó. 2.Hai khổ đầu: Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường. a.Mở đầu là lời mời gọi lên đường b. Sự trăn trở của tác giả -Chất vấn - sự phân thân của chủ thể trữ tình. - Đối thoại giữa tình cảm và ý thức. → Không thể có ý nghĩa cuộc đời, không thể có thơ hay nêú chỉ quẩn quanh trong thế giới chật hẹp của cái tôi. 3. Chín khổ thơ tiếp: Hoài niệm về Tây Bắc trong kháng chiến . a. Viết về kháng chiến bằng lòng biết ơn sâu xa: - Cách nói triều mến thiết tha . - Hình ảnh bình dị gần gũi. →Về với nhân dân là về với những gì thân thuộc, gần gũi nhất, về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống. b. Gợi kỷ niệm với nhân dân trong kháng chiến: - Chi tiết cụ thể chân thực. - Cách xưng hô thân thiết, ấm áp tình cảm. →Lòng biết ơn sâu sắc gắn bó chân thành với những xúc động thấm thía của tấm lòng, trái tim. 4.Bốn khổ cuối: Khúc hát lên đường sôi nổi, mê say. - Điệp từ. - Âm hưởng sôi nổi. - Hình ảnh thơ phong phú, sáng tạo. →Khao khát, bồn chồn, giục giã lên đường sôi nổi, mê say đáp lại lời mời gọi của hai khổ thơ đầu. III. Tổng kết: - Nội dung - Nghệ thuật. 4. Củng cố - Dặn dò: 5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:............................................................................................... Đọc thêm: ĐÒ LÈN 35-----------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Duy A.Mục tiêu cần đạt: - Hiểu thêm về thơ Nguyễn Duy - “ một thế giới nội tâm có bản sắc”. Cảm nhận được tình cảm tri ân sâu sắc pha nỗi xót xa ân hận muộn màng của nhà thơ đối với người bà đã khuất. Hiểu được những nét riêng của Nguyễn Duy trong cách nhìn về quá khứ, về tuổi thơ cũng như trong cách thể hiện những cảm nhận về người bà lam lũ tảo tần giàu yêu thương. - Giáo dục tình cảm và hành vi đạo đức cho HS : Biết quý trọng người thân, biết hành động, quan tâm, chia xẻ đối với những người thân yêu nhất trong cuộc sống của mình. B. Phương tiện dạy học: -Sách GK , sách GV, TKBD , bài thơ Bếp lủa của Băng Việt. C.Tiến trình bài dạy: 1, Ổn định s ĩ số 2.Kiểm tra : Kiểm tra phần chuẩn bị bài học mới của HS 3.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt *Hoạt động 1. - GV yêu cầu HS: Phát biểu một vài nét về Nguyễn Duy - GV nhấn mạnh một số nội dung quan trọng đã ghi trong Tiểu dẫn -GV đọc diễn cảm bài thơ.Hướng dẫn cách đọc. -GV nói nhanh về xuất xứ và đại ý , bố cục bài thơ. *Hoạt động 2: Hd hs tìm hiểu nd + Hai khổ thơ đầu khắc họa cái tôi ND thời thơ ấu. GV nêu một vài chi tiết và nhận xét về cái tôi tác giả. + Gv đọc đoạn đầu bài thơ Quê Hương của Giang Nam. So sánh với bài thơ này để học sinh thấy rõ cách nhìn mới mẻ của ND về tuổi thơ -GV gợi ý : - Hình ảnh người bà , qua hồi ức của tác giả,hiện lên như thế nào ? ( các chi tiết, hình ảnh ) -Tình cảm của nhà thơ như thế nào khi nghĩ về người bà một thời tần tảo, yêu thương nuôi nấng mình ? ( Lưu ý trạng thái cảm xúc nhiều chiều trong tâm hồn nhà thơ ) *Hoạt động 3: Hd hs tìm hiểu nt. GV đối chiếu bài này với bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.Từ đó rút ra nét đặc sắc của Nguyễn Duy trong cùng thi đề viết về tình bà cháu.GV gợi mở : - Để khắc hoạ hình ảnh người bà và gửi gắm tình cảm đối với bà, Nguyễn Duy đã sử dụng hiệu quả hai thủ pháp nghệ thuật : + Thủ pháp đối lập. + Thủ pháp so sánh, đối chiếu GV so sánh giọng điệu ở 2 bài thơ. HS dựa vào trí nhớ, bài soạn và SGK để tham gia trả lời. HS theo dõi sách, lắng nghe HS lắng nghe HS nghe GV gợi ý . HS dựa vào đoạn thơ, tìm chi tiết, hình ảnh.Qua đó, phát hiện ra những cung bậc tình cảm của tác giả khi nghĩ về bà. HS lắng nghe HS lắng nghe I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: -Tuổi thơ lam lũ, vất vả - Thơ có sự kết hợp hài hoà giữa cái duyên dáng trữ tình và cái chất thế sự 2.Bài thơ Đò Lèn : a.Đọc: b.Xuất xứ và đại ý : - Viết 1983 khi ông có dịp trở về quê hương, sống với những hồi ức êm đềm. II.Hướng dẫn đọc hiểu: 1.Cách nhìn mới mẻ của Nguyễn Duy về tuổi thơ của mình: -Thời thơ ấu : câu cá , bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật,ăn trộm nhãn, đi chơi đền,chân đất đi đêm, níu váy bà đòi đi chợ...=> tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên. - Cách nhìn: Thành thực, thẳng thắng, tự nhiên, đậm chất quê, khác với lối thi vị hoá thường gặp => cách nhìn mới mẻ . 2.Tình cảm sâu nặng đối với người bà : - Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép ,gánh chè xanh những đêm lạnh ,bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng.. . =>cơ cực, tần tảo, yêu thương . - Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại: + Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà .Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà. + Sự ân hận , ngậm ngùi , xót đau muộn màng : “Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi “ 3. Những đặc sắc trong cách thể hiện của ND trong thi đề viết về tình bà cháu: - Sử dụng thủ pháp đối lập : + Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà. + Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn chiếc, già nua tội nghiệp của người bà. + Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con người. => thấu hiểu nỗi khổ cực của bà; thể hiện nỗi ngậm ngùi, sự ân hận muộn màng khi bà không còn nữa. -Sử dụng phép so sánh đối chiếu : + Giữa cái hư và cái thực; giữa bà với Tiên , Phật, thánh thần => tương đồng + Giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh => tương phản =>Tôn vinh, ngợi ca tấm lòng nhân từ cao cả của bà.Khẳng định sự bất diệt của hình ảnh người bà. - Giọng điệu: thành thực, thẳng thắng.Vì thế tạo được dư vị về nỗi ngậm ngùi, đắng xót , ân hận pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc triết lí về sự sống con người. 3.Củng cố - Dặn dò : - Cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Duy về tuổi thơ và cách thể hiện rất riêng của nhà thơ về tình cảm đối với người bà - Soạn bài “Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp” 4. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:.. THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP 36------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ A.Mục tiêu cần đạt : - Củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ cú pháp ( phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen ) : đặc điểm và tác dụng của chúng. - Biết phân tích các phép tu từ cú pháp trong văn bản và biết sử dụng chúng khi cần thiết. B. Phương tiện thực hiện: C. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp, điểm danh : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt *Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs thực hiện các bài tập ở phép lặp cú pháp . -Bài tập 1 -Hỏi : Cách nhận biết phép lặp cú pháp ? -Hướng dẫn HS làm bài tập , chia HS thành từng nhóm để thảo luận. Chốt lại đáp án của bài tập -Bài tập 2 : Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK và xác định yêu cầu của bài tập. -Bài tập 3 : HS về nhà làm. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS thực hành về phép liệt kê . -Hướng dẫn HS làm bài tập, chia nhóm để HS thảo luận. - GV chốt lại đáp án của bài tập. *Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS thực hành về phép chêm xen . -Hướng dẫn HS làm bài tập 1, chia nhóm để thảo luận Bài tập 2 : HS về nhà thực hiện HS đọc ngữ liệu trong SGK và xác định yêu cầu của bài tập. HS thảo luận nhóm Cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung. HS làm việc cá nhân và trình bày theo yêu cầu của GV - Sự sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp đồng loại ( nhưng khác nhau về từ ngữ ) nhằm tạo ra những ý nghĩa bổ sung về mặt nhận thức hoặc thể hiện cách đánh giá, cảm xúc chủ quan về các sự vật được đưa ra. -HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Phần chêm xen trên chữ viết được tách ra bằng dấu ngang cách, dấu ngoặc đơn hoặc dấu phẩy. -HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. I . Phép lặp cú pháp : 1. Bài tập 1: a,- Câu có hiện tượng lặp kết cấu cú pháp ( lặp cú pháp ) : + Hai câu bắt đầu từ “ Sự thật là ”. + Hai câu bắt đầu từ “ Dân ta”. -Phân tích kết cấu cú pháp đó : + Kết cấu lặp ở hai câu bắt đầu từ “ Sự thật là” “: P – C – V1 – V2. Kết cấu khẳng định ở vế đầu và bác bỏ ở vế sau. + Kết cấu lặp ở hai câu bắt đầu từ “ Dân ta” : C – V – Tr. -Tác dụng : Tạo cho lời tuyên ngôn âm hưởng đanh thép, hào hùng, thích hợp với việc khẳng định nền độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định thắng lợi của CMT8 là đánh đổ chế độ thực dân và chế độ phong kiến. b,Các câu có lặp kết cấu cú pháp - Câu 1 và câu 2 - Câu 3,4,5 - Tác dụng : Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào, sảng khoái đối với thiên nhiên, đất nước khi giành được quyền làm chủ đất nước. c, Đoạn thơ vừa lặp từ ngữ, vừa lặp cú pháp. Ba cặp câu lục bát lặp các từ nhớ sao và lặp kết cấu ngữ pháp của kiểu câu cảm thán. - Tác dụng : Biểu hiện nỗi nhớ da diết của người ra đi đối với những cảnh sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên ở Việt Bắc. 2. Bài tập 2 : So sánh : -a, Ở mỗi câu tục ngữ, hai vế lặp cú pháp nhờ phép đối chặt chẽ về số lượng tiếng, về từ loại, về kết cấu ngữ pháp của từng vế. b, Ở phép đối, phép lặp cú pháp đòi hỏi mức độ chặt chẽ hơn: số tiếng ở hai câu bằng nhau. Hơn nữa, phép lặp còn phối hợp với phép đối ( đối ứng từng tiếng trong hai vế về từ loại, về nghĩa; trong mỗi vế còn dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa tương ứng ) c, Ở thơ Đường luật, phép lặp cú pháp cũng đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao : kết cấu ngữ pháp giống nhau, số lượng tiếng bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa ( đặc biệt giữa hai câu thực và hai câu luận của bài thất ngôn bát cú ) d, Ở văn biền ngẫu, phép lặp cú pháp cũng thường phối hợp với phép đối. Điều đó thường tồn tại trong một cặp câu ( câu trong văn biền ngẫu có thể dài, không cố định về số tiếng ) II. Phép liệt kê : a, Phép liệt kê đã phối hợp với phép lặp cú pháp. Tác dụng : nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh. b. Phép lặp cú pháp ( các câu có kết cấu ngữ pháp giống nhau : C- V ( + phụ ngữ chỉ đối tượng ) phối hợp với phép liệt kê để vạch tội ác của thực dân Pháp, chỉ mặt vạch tên kẻ thù dân tộc. Cũng cùng mục đích ấy là cách tách dòng liên tiếp, dồn dập. III. Phép chêm xen : Bài tập 1 : -Tất cả các bộ phận in đậm trong các bài tập a, b, c, d đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu, sau bộ phận được chú thích. - Các bộ phận đó đều được tách bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang. - Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước, bổ sung thông tin thêm sắc thái về tình cảm, cảm xúc của người viết. Bài tập 2 : HS về nhà thực hiện. 4 . Củng cố, dặn dò : -Làm bài tập III 2.: - Mối quan hệ sóng và em. Nhận xét tình cảm của người phụ nữ đang yêu. 5. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: