Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần văn) - Đề 6

Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần văn) - Đề 6

Đề 6: Chí Phèo tỉnh - Chí Phèo không say.

Hãy quan sát cấu trúc ngôn ngữ của Nam Cao trong buổi chiều Chí Phèo say, vừa đi vừa

chửi ; ta ngạc nhiên vì trật tự sắp xếp không gian, ngôn ngữ giao tiếp. Trước hết là không

gian Trời (Bắt đầu hắn chửi trời). Tiếp đó Chí thu hẹp lại thành không gian Đời (Rồi hắn

chửi đời). Và lần lượt cứ thu hẹp dần mãi. Chúng ta tiếp tục có không gian làng Vũ Đại

(Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại), rồi đến không gian những người không

chửi nhau với Chí (Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn), cuối

cùng là không gian của Người Đẻ Ra Chí (Phải đấy hắn cứ chửi đứa mẹ nào đẻ ra thân

hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo!). Trật tự trên có thể biểu diễn thành sơ đồ sau đây:

pdf 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1251Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần văn) - Đề 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chuyên đề: Văn học lãng mạn và 
hiện thực phê phán 1930-1945 (phần văn) 
Đề 6: Chí Phèo tỉnh - Chí Phèo không say. 
Hãy quan sát cấu trúc ngôn ngữ của Nam Cao trong buổi chiều Chí Phèo say, vừa đi vừa 
chửi ; ta ngạc nhiên vì trật tự sắp xếp không gian, ngôn ngữ giao tiếp. Trước hết là không 
gian Trời (Bắt đầu hắn chửi trời). Tiếp đó Chí thu hẹp lại thành không gian Đời (Rồi hắn 
chửi đời). Và lần lượt cứ thu hẹp dần mãi. Chúng ta tiếp tục có không gian làng Vũ Đại 
(Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại), rồi đến không gian những người không 
chửi nhau với Chí (Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn), cuối 
cùng là không gian của Người Đẻ Ra Chí (Phải đấy hắn cứ chửi đứa mẹ nào đẻ ra thân 
hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo!). Trật tự trên có thể biểu diễn thành sơ đồ sau đây: 
 Trời 
Đời 
Làng Vũ Đại 
◘Những người không 
chửi nhau 
Người đẻ ra Chí 
Bình tâm một chút, ta nhận thấy một logic tâm lý: Ai xúc phạm đến cha mẹ ta thì cũng 
tức là xúc phạm đến ta. Trường hợp của Chí càng phải là như vậy. Vì không ai biết cha 
mẹ Chí là ai. Chí cũng không biết. Điều đó đem lại cách suy luận đưa đến hiệu quả: Chửi 
người đẻ ra mình thì chính là chửi ngay bản thân mình. Hay nói khác đi, Chí đang làm 
công việc tự phân tích, tự mổ xẻ để tìm cho bằng được nguyên do những nỗi khổ mà Chí 
từng gánh chịu. Nhưng càng tìm càng bế tắc. Trước mặt ta là một Chí Phèo dở khóc dở 
cười (Hắn chửi như những người say rượu hát). Phải tỉnh táo lắm mới đem ra phân tích, 
mổ xẻ để rồi Chí thấy mình là con người không có thời gian (Hắn nhớ mang máng rằng 
có lần hắn hai mươi, rồi hắn đi ở tù, rồi hình như hắn hăm nhăm không biết có đúng 
không? Bởi vì từ đấy đối với hắn không có ngày tháng nữa), là con người không có thời 
gian, (không biết cha mẹ mình là ai). Và vào cái buổi chiều cuối đời mình, Chí tỉnh táo 
hẳn. Chí tức giận không có ai chịu chửi nhau với Chí , vì như thế không phải là chửi 
nhau, không thành văn vẽ gì (Và hắn lấy thế làm ức lắm: bởi vì người ta không thể chửi 
nhau một mình; chửi nhau một mình thì còn văn vẻ gì!). Một ý nghĩa hiện lên trong Chí: 
báo thù, một hành động của người tỉnh táo. Nam Cao cố ý cho ta thấy điều đó khi ông tạo 
ra cảnh say của Chí với Tự Lãng. Để khẳng định, ông đưa ra một chi tiết ngôn ngữ. Đó là 
khi Tự Lãng hỏi Chí Phèo người ta đứng lên bằng gì (Đến lúc hết cả hai chai, Tự Lãng đã 
bò ra sân. Lão bò như cua và hỏi Chí Phèo rằng: người ta đứng lên bằng cái gì?). Tự 
Lãng thì say, say mèm còn riêng Chí Phèo thì tỉnh. Tỉnh tới mức còn biết vần ngửa Tự 
Lãng, còn vuốt râu Tự Lãng mấy cái rồi mới về. 
Thêm một chi tiết ngôn ngữ nữa cần chú ý là trước khi Chí Phèo bước vào cõi bất tử, 
Nam Cao đã làm cho Chí tỉnh hẳn bằng cấu trúc đoạn văn Chí gặp Thị Nở. Ta có được 
một Chí Phèo khác xưa: say sưa nhìn và run run/rón rén lại gần Thị Nở/lẳng lặng ngồi 
xuống bên sườn thị say sưa /run run / rón rén / lẳng lặng, những từ láy âm ấy không 
dùng cho người say được. Cuộc mổ xẻ bắt đầu thấy kết quả. Chí nhận ra mình già mà vẫn 
cô độc, cám cảnh một nỗi buồn (Buồn thay cho đời!) và ứa lệ vì sự săn sóc của Thị Nở. 
Cuộc mổ xẻ vẫn tiếp tục trong con người tỉnh táo ấy. Và những từ láy âm, những cách lặp 
từ giúp ta nhận dạng: ta có được một Chí Phèo đang bâng khuâng (Hắn nhìn bát cháo bốc 
khói mà bâng khuâng), một Chí Phèo vừa vui vừa buồn, một Chí Phèo bắt đầu ăn năn 
(Và một cái gì nữa, giống như là ăn năn), một Chí Phèo đang tự hỏi và đang tự trả lời. 
Chi tiết ngôn ngữ sau này càng nói lên một Chí Phèo tỉnh táo. Tiếp đó là sự hồi tưởng 
rành rẽ chứ không phải là nhớ mang máng nữa về tuổi hai mươi của mình bị vợ ba Bá 
Kiến sỉ vả. Một nỗi nhục được nhận ra từ một tâm hồn trong trẻo, và cái tất yếu dậy lên 
trong lòng Chí - tuy không nói ra - là sự nuối tiếc một thời trong trẻo ấy . Sự nuối tiếc đó 
thúc dục Chí báo thù, Chí Phèo chết vào xế trưa ngày hôm sau với sự tỉnh táo còn nguyên 
vẹn của chiều hôm trước mà các chi tiết của Nam Cao vẫn rời rợi: Hắn thấy lòng thành 
trẻ con. Hắn muốn làm nũng với Thị như với mẹ. Và lúc hắn ngẫm mình mà lo. Trời ơi! 
Hắn thèm lương thiện Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Hắn băn khoăn nhìn Thị Nở thăm 
dò. Chí đã tỉnh hẳn và ao ước cuộc sống của người tỉnh táo (hắn bảo Thị: Giá cứ thế này 
mãi thì thích nhỉ?... Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui) v.v 
Chí Phèo chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc thời gian của chiều hôm trước đến trưa hôm 
sau. Đan xen vào đó là những hồi tưởng mà bút pháp tài tình của Nam Cao khiến cho quá 
khứ và hiện tại không thể nào phân ra tách bạch được. Một bút pháp của điện ảnh. Và 
nhờ thế mà Chí Phèo là “một gương mặt mới, một gương mặt lạ” và “lừng lững đi vào 
văn học với tất cả dáng vẻ riêng, diện mạo riêng, giọng điệu riêng của nó” như Phong Lê 
đã nhận định. Bi kịch Chí Phèo trở nên sâu sắc, thấm thía nhờ vào khía cạnh tỉnh táo này. 
Bài giảng của: Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa 
và Luyện thi đại học Vĩnh Viễn 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfChuyen de Van hoc hien thuc phe phan 6.pdf