Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 11 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 11 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 11

Tiết: 33

THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Phép lặp cú pháp: lặp kết cấu cú pháp trong văn xuôi, thơ, trong một số thể loại dân gian như thành ngữ, tục ngư nhằm mục đích tạo giá trị biểu cảm hoặc giá trị tạo hình.

 - Phép liệt kê: Kể ra hàng loạt sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất tương đương, có quan hệ với nhau nhằm nhấn mạnh hay tạo giá trị biểu cảm.

 - Phép chiêm xen: Xen vào trong câu một thành phần câu được ngăn cách bằng dấy phẩy, dấu gạch ngang hay dấu ngoặc đơn để ghi chú một cảm xúc hay một thông tin cần thiết.

 2. Kỹ năng:

 - Nhận biết và phân tích các phép lặp cú pháp, phép chiêm xen và phép liệt kê trong văn bản.

 - Cảm nhận và phân tích tác dụng tu từ của các phép tu từ kể trên.

 - Bước đầu sử dụng các phép tu từ cú pháp trong bài làm văn.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 11 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Tiết: 33
THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Phép lặp cú pháp: lặp kết cấu cú pháp trong văn xuôi, thơ, trong một số thể loại dân gian như thành ngữ, tục ngưnhằm mục đích tạo giá trị biểu cảm hoặc giá trị tạo hình.
	- Phép liệt kê: Kể ra hàng loạt sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất tương đương, có quan hệ với nhau nhằm nhấn mạnh hay tạo giá trị biểu cảm.
	- Phép chiêm xen: Xen vào trong câu một thành phần câu được ngăn cách bằng dấy phẩy, dấu gạch ngang hay dấu ngoặc đơn để ghi chú một cảm xúc hay một thông tin cần thiết.
	2. Kỹ năng:
	- Nhận biết và phân tích các phép lặp cú pháp, phép chiêm xen và phép liệt kê trong văn bản.
	- Cảm nhận và phân tích tác dụng tu từ của các phép tu từ kể trên.
	- Bước đầu sử dụng các phép tu từ cú pháp trong bài làm văn.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Xem bài, làm bài tập trong sgk
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, hỏi đáp, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: 
- GV: Cách nhận biết phép lặp cú pháp? 
- Hướng dẫn HS làm bài tập, chia HS thành từng nhóm để thảo luận.
- HS đọc ngữ liệu trong SGK và xác định yêu cầu của bài tập.
-HS các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung.
* Gợi: - P – C – V1 – V2.
 - P – C – V1 – V2.
* Chốt lại đáp án của bài tập.
- Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK và xác định yêu cầu của bài tập.
- HS phát biểu, nhận xét, bổ sung
- GV tổng hợp
-Bài tập 3 : HS về nhà làm.
HĐ2: 
- Hướng dẫn HS làm bài tập, theo nhóm để HS thảo luận.
- HS đại diện trình bày và nhận xét.
HĐ3.
* GV: Phần chêm xen trên chữ viết được tách ra bằng dấu ngang cách, dấu ngoặc đơn hoặc dấu phẩy.
-HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày
- GV chốt lại đáp án của bài tập.
I . PHÉP LẶP CÚ PHÁP:
 Bài tập 1:
 a. Câu có hiện tượng lặp kết cấu cú pháp: 
 + Hai câu bắt đầu từ “Sự thật là”.
 + Hai câu bắt đầu từ “Dân ta”.
 - Phân tích kết cấu cú pháp đó: 
 + Kết cấu lặp ở hai câu bắt đầu từ “Sự thật là”:
 -> Kết cấu khẳng định ở vế đầu và bác bỏ ở vế sau.
 + Kết cấu lặp ở hai câu bắt đầu từ “Dân ta”: 
 - Tác dụng: Tạo cho lời tuyên ngôn âm hưởng đanh thép, hào hùng, thích hợp với việc khẳng định nền độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định thắng lợi của CMT8 là đánh đổ chế độ thực dân và chế độ phong kiến.
 b.Các câu có lặp kết cấu cú pháp:
 - Câu 1 và 2 
 - Câu 3, 4, 5 
 - Tác dụng: Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào, sảng khoái đối với thiên nhiên, đất nước khi giành được quyền làm chủ đất nước.
 c. Đoạn thơ vừa lặp từ ngữ, vừa lặp cú pháp. 
Ba cặp câu lục bát lặp các từ nhớ sao và lặp kết cấu ngữ pháp của kiểu câu cảm thán.
 - Tác dụng : Biểu hiện nỗi nhớ da diết của người ra đi đối với những cảnh sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên ở Việt Bắc.
2. Bài tập 2: So sánh:
 a. Ở mỗi câu tục ngữ, hai vế lặp cú pháp nhờ phép đối chặt chẽ về số lượng tiếng, về từ loại, về kết cấu ngữ pháp của từng vế.
 b. Ở phép đối, phép lặp cú pháp đòi hỏi mức độ chặt chẽ hơn: số tiếng ở hai câu bằng nhau. Hơn nữa phép lặp còn phối hợp với phép đối (đối ứng từng tiếng trong hai vế về từ loại, về nghĩa; trong mỗi vế còn dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa tương ứng)
 c. Ở thơ Đường luật, phép lặp cú pháp cũng đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: kết cấu ngữ pháp giống nhau, số lượng tiếng bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa (đặc biệt giữa hai câu thực và hai câu luận của bài thất ngôn bát cú)
 d. Ở văn biền ngẫu, phép lặp cú pháp cũng thường phối hợp với phép đối. Điều đó thường tồn tại trong một cặp câu ( câu trong văn biền ngẫu có thể dài, không cố định về số tiếng )
II. PHÉP LIỆT KÊ: 
 a. - Phép liệt kê đã phối hợp với phép lặp cú pháp. 
 - Tác dụng: nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh.
 b.- Phép lặp cú pháp (các câu có kết cấu ngữ pháp giống nhau: C- V ( + phụ ngữ chỉ đối tượng ) phối hợp với phép liệt kê. 
 - Tác dụng : vạch tội ác của thực dân Pháp, chỉ mặt vạch tên kẻ thù dân tộc. Cũng cùng mục đích ấy là cách tách dòng liên tiếp, dồn dập.
III. PHÉP CHÊM XEN: 
 Bài tập 1 : 
- Tất cả các bộ phận in đậm trong các bài tập a, b, c, d đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu, sau bộ phận được chú thích.
 - Các bộ phận đó đều được tách bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang.
 - Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước, bổ sung thông tin thêm sắc thái về tình cảm, cảm xúc của người viết.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Tìm thêm các tu từ cú pháp đã học ở chương trình 12
	- So sánh phép lặp tu từ cú pháp và phép điệp âm, vần, thanh, từ ngữ.
Duyệt tuần 10 - 04/10/2010
P.HT
Tiết 34,35
BÀI VIẾT SỐ 3
Thời gian: 90 phút
ĐỀ
Câu 1: (2 điểm).
Hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc?
Câu 2: (3 điểm).
Ý kiến anh/chị về trách nhiệm của thế hệ thanh niên ngày nay với đất nước qua câu:
 “ Em ơi Đất Nước là máu xương của mình,
 Phải biết gắn bó và san sẻ.
 Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
 Làm nên Đất Nước muôn đời...”
(Đất Nước – Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 Cơ bản, tập 1, NXB Giáo dục, 2009)
Câu 3: (5 điểm) 
 Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người lính qua đoạn thơ sau:
	“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
	Quân xanh màu la dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
	Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
	Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
	Áo bào thay chiếu anh về đất
	Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12 Cơ bản, tập 1, NXB Giáo dục, 2009)
....Hết.....
BÀI VIẾT SỐ 3
Thời gian: 90 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
 - Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc tháng lợi. 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phó và bắt tay xây dựng cuộc sống mới. 
1.0
 - 10/54; nhân sự kiện những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô.
1.0
2
a. Kỹ năng: 
 Học sinh biết làm bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống đúng bố cục; lập luận chắt chẽ, văn mạch lạc, ít sai lỗi diễn đạt
b. Nội dung:
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:
 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
0.5
 - Đất nước kết tinh, hoá thân trong mỗi con người; con người phải có tinh thần cống hiến, có trách nhiệm đối với sự trường tồn của quê hương, xứ sở.
1.0
 - Suy nghĩ của cá nhân về lời nhắn nhủ trong những câu thơ trên. Cần nêu ý kiến riêng của bản thân, có sự lý giải khác nhau nhưng cần phải logíc, thuyết phục.
1.5
3
a. Kỹ năng: 
 Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc – hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình. Lập luận chắt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn mạch lạc; ít sai lỗi diễn đạt
b. Nội dung:
 Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Tây Tiến và tác giả; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau về vẻ đẹp người lính Tây Tiến nhưng phải thấy được cảm xúc, ấn tượng riêng với các ý sau:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
0.5
- Vẻ đẹp hào hùng
+ Ngoại hình độc đáo, gân guốc, đầy dũng khí.
+ Lí tưởng chiến đấu cao cả, coi thường cái chết.
2.0
- Vẻ đẹp hào hoa: Tâm hồn lãng mạn, mộng mơ
1.0
- Khái quát: Đoạn thơ dựng lên một tượng đài bất tử về vẻ đẹp người lính với hai nét thống nhất và tương phản, đầy bi tráng.
1.5
*Lưu ý:Câu 2,3 chỉ cho điểm tuyệt đối khi học sinh đảm bảo cả kỹ năng và kiến thức.
..Hết.

Tài liệu đính kèm:

  • docT11.doc