Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 1 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 1 - Tăng Thanh Bình

Tiết: 01,02

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM 8/45 ĐẾN HẾT TK XX

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học VN từ CM 8/45 đến 1975.

 - Những đổi mới bước đầu của văn học VN từ năm 1975.

 2. Kỹ năng:

 - Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.

 - Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Gíao án, sgk, sgv

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 1 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 
Tiết: 01,02
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM 8/45 ĐẾN HẾT TK XX
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học VN từ CM 8/45 đến 1975.
	- Những đổi mới bước đầu của văn học VN từ năm 1975.
	2. Kỹ năng:
	- Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.
	- Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Gíao án, sgk, sgv
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài 
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, thuyết trình
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1.
- Những nét chính về lịch sử, xã hội nước ta giai đoạn 8/45 – 1975?
+ HS phát biểu – nhận xét.
+ GV tổng hợp.
- HS phát biểu những chặng đường phát triển – GV khái quát.
- Những thành tựu và hạn chế?
+ HS hoạt động nhóm, phát biểu, nhận xét.
+ GV hướng dẫn, tổng hợp.
- Nêu những đặc điểm cơ bản?
+ HS phát biểu.
+ GV tổng hợp.
- VHVN từ 1975 – hết TKXX?
+ GV gợi ý, thuyết trình về cái tôi – cái ta.
+ HS phát biểu tổng hợp.
HĐ 2
- GV ghi bài tập.(Bình luận ý kiến của NĐT)
- HS trao đổi – trả lời – nhận xét tổng hợp.
*GV hướng dẫn HS đọc và học phần ghi nhớ sgk.
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Văn học VN từ CM 8/45 đến năm 1975
a. Những chặng đường phát triển:
 - 1945 – 1954: Văn học thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp;
 - 1955 – 1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam;
 - 1965 – 1975: Văn học thời kỳ chống Mĩ cứu nước. 
b. Những thành tựu và hạn chế:
- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện hình ảnh con người VN trong chiến đấu và lao động.
 - Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc;
 + Truyền thống yêu nước.
 + Truyền thống nhân đạo.
 + Chủ nghĩa anh hùng.
 - Những thành tựu lớn về thể loại, khuynh hướng thẩm mĩ, đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
 - Tuy vậy, văn học thời này vẫn có những hạn chế nhất định:
 + Đơn giản.
 + Phiến diện.
 + Công thức
c. Những đặc điểm cơ bản:
 - Văn học phục vụ CM, cổ vũ chiến đấu;
 - Nền văn học hướng về đại chúng;
 - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
2. Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX.
 - Những chuyển biến bước đầu:
 + Hai cuộc kháng chiến kết thúc.
 + Văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về với cái tôi muôn thưở.
 - Thành tựu cơ bản:
 + Ý thức về sự đổi mới.
 + Sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống.
II. LUYỆN TẬP.
 - “VN phụng sự kháng chiến” (chống Pháp): Nói lên mục đích, lí tưởng nghệ thuật của nền VN mới từ sau8/45.
 - “Nhưng chính kháng chiến đem đến cho VN sức sống mới”: Khẳng định sự ảnh hưởng, tác động to lớn, sâu sắc của kháng chiến đối với VN. Chính hiện thực đời sống CM và kháng chiến đã đem đễn cho VN (cả văn học) một nguồn cảm hứng mới, sức sống mới.
=>NĐT nói về mqh máu thịt giữa mục đích, lí tưởng nghệ thuật với thời đại, với hiện thực đời sống. 
- “Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta”: Sự khẳng định thể hiện niềm tin vào sự hình thành và phát triển của nền văn nghệmới gắn bó với dân tọc và CM.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Suy nghĩ của anh/chị về những thành tựu và đặc điểm VHVN từ CM8/45 đến hết TKXX.
	- Đọc và làm bài phần 1b #20 bài: NL về một tư tưởng, đạo lí.
Tiết: 03
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ.
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	1. Kiến thức:
	- Nội dung, yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	- Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	2. Kỹ năng:
	- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	- Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng, đạo lí.
	- Biết huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài.
	3.Thái độ:
	- Có thái độ sống tích cực.
	- Rèn luyện đạo đức lối sống theo chuẩn mực.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv
	2. Học sinh: Đọc bài, làm bài phần 1b #20
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Câu hỏi dựa vào sgk #20
+ HS trả lời, nhận xét,
+ GV tổng hợp.
+ HS trình bày phần 1b đã chuẩn bị ở nhà.
+ GV theo dõi, nhắc nhỡ và tổng hợp (sách thiết kế dạy học Ngữ văn 12 tập 1; NXB GD)
- Cách thức làm kiểu bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí?
+ GV gợi ý.
+ HS phát biểu dựa vào ghi nhớ sgk.
HĐ2
- HS hoạt động nhóm về bài tập1,sgk #22.
+ HS trình bày, nhận xét.
+ GV bổ sung, khái quát. 
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
a. Tìm hiểu đề:
 - Câu thơ ở dạng câu hởi; nêu lên vấn đề sống đẹp đối với tuổi trẻ.
 - Sống đẹp: có lí tưởng, mục đích, tư tưởng, tình cảm đúng đắn, lành mạnh, trong sáng, vị tha; có tri thức, văn hoá và biết hành động vì những điều tốt đẹp đó. Để sống đẹp: cần tu dưỡng, rèn luyện bản thânthường xuyên từ tinh thần, thể chất đến các năng lực, kĩ năng để hoàn thiện.
 - Các thao tác có thể: 
 + Giải thích: sống đẹp; 
 + Phân tích: các khía cạnh của sống đẹp; 
 + Chứng minh: thuận, nghịch các khía cạnh; 
 + Bình luận, bác bỏ: bàn về cách sống đẹp, khẳng định, phê phán lối sống, hành vi không đẹp.
b. Lập dàn ý:
2. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
 - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.
 - Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
 - Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch của vấn đề.
 - Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí. 
II. LUYỆN TẬP. 
1. Bài tập 1:
 a.
 - Vấn đề văn hoá, sự khôn ngoan của con người.
 - Văn hoá và sự khôn ngoan của con người.
 b.
 - Giaỉ thích, phân tích, bình luận.
 - Đoạn giải thích “Văn hoá – đó có phải  tất cả những cái đó. 
 c. 
 - Dùng câu nghi vấn để thu hút.
 - Lặp cú pháp và phaép thế.
 - Diễn dịch, quy nạp.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Làm bài tập 2 #22 theo yêu cầu sgk.
	- Sưu tầm một số câu tục ngữ, danh ngôn về tư tưởng đạo lí.
	- Soạn bài: Tuyên ngôn độc lập (phần 1: Tác giả); Lập bảng thống kê các tác phẩm tiêu biểu trong di sản văn học của HCM?
NTL, ngày tháng năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docT1.doc