Giáo án Ngữ văn 12 - Trường trung học phổ thông Vũ Quang

Giáo án Ngữ văn 12 - Trường trung học phổ thông Vũ Quang

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

I) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh nắm được

1. Kiến thức:

Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam (VHVN) từ CMTT năm 1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của VHVN giai đoạn từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ CMTT năm 1945 đến hết thế kỉ XX

3. Thái độ, tư tưởng:

Có quan điểm lịch sử, quan điểm toàn diện khi đánh giá văn học thời kì này; không khẳng định một chiều mà cũng không phủ nhận một cách cực đoan

 

doc 167 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Trường trung học phổ thông Vũ Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-
Trường trung học phổ thông Vũ Quang
Bộ môn: Ngữ Văn
-----o0o-----
 GIÁO VIÊN : Nguyễn Thị Hồng Thuý
NĂM HỌC 2009 - 2010
Ngày 24- 08- 2008 
 Tiết : 1 - 2. 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 Giúp học sinh nắm được	
1. Kiến thức:
Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam (VHVN) từ CMTT năm 1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của VHVN giai đoạn từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ CMTT năm 1945 đến hết thế kỉ XX
3. Thái độ, tư tưởng:
Có quan điểm lịch sử, quan điểm toàn diện khi đánh giá văn học thời kì này; không khẳng định một chiều mà cũng không phủ nhận một cách cực đoan
II) PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
III) CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
IV) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giảng bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nét khái quát nền văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng tám 1945 đến năm 1975
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá từ cách mạng tháng tám 1945 đến năm 1975
+ GV: Hãy tóm tắt những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của VHVN giai đoạn 1945-1975?
+ HS: Đọc sách giáo khoa và tóm tắt những nét chính
+ GV: Từ năm 1945 đến 1975, nước ta trải qua những biến cố, sự kiện nào?
+ HS: Đọc sách giáo khoa và khái quát lại
+ GV: Còn điều kiện kinh tế, văn hoá trong thời kì này như thế nào?
+ HS: Đọc sách giáo khoa và khái quát lại
I- KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMTT NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975:
1-Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
 - CMT8 thành công đã mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc: tạo nên một nền văn học mới thống nhất về tư tưởng, về tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới (nhà văn - chiến sĩ).
- Nước ta trải qua nhiều biến cố, sự kiện lớn: Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến đời sông nhân dân và văn học.
- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển. 
- Giao lưu văn hoá chủ yếu giới hạn trong các nước XHCN.
+ GV: Lưu ý học sinh: 
Giai đoạn lịch sử này tuy chưa lùi xa, nhưng những thế hệ sinh ra sau 1975 không dễ lĩnh hội được nếu không hình dung được cụ thể hoàn cảnh lịch sử đặc biệt lúc đó: Đó là thời kì chiến tranh kéo dài và vô cùng ác liệt, vấn đề đặt lên hàng đầu là sự sống còn của dân tộc. Mọi phương diện khác của đời sống chỉ là thứ yếu, nếu cần phải dẹp đi, hi sinh hết, kể cả tính mạng của mình
- Nhiệm vụ hàng đầu của văn học lúc bấy giờ là phục vụ cách mạng, tuyên truyền và cổ vũ chiến đấu
- Tình cảm đẹp nhất là tình đồng chí, đồng bào, tình quân dân...
- Con người đẹp nhất là anh bộ đội, chị quân dân, thanh niên xung phong và các lực lượng phục vụ chiến đấu
- Con người tuy sống trong đau khổ nhưng vẫn có niềm lạc quan tin tưởng. Hi sinh cho tổ quốc là hoàn toàn tự nguyện, là niềm vui. Họ sẵng dàn đốt bỏ nhà cửa để kháng chiến, đường ra trận là con đường đẹp, con đường vui:
“Những buổi vui sao cả nước lên đường”
(Tố Hữu)
“Đường ra trận mùa này đẹp lắm”
(Phạm Tiến Duật)
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975.
+ GV: Văn học VIỆT NAM 1945-1975 phát triển qua mấy chặng?
+ HS: Đọc thầm SGK, phát biểu: 3 chặng: 1945-1954; 1955-1964; 1965-1975
 + GV: Nội dung của những tác phẩm trong giai đoạn này là gì?
+ HS: Phát biểu
+ GV: Giảng thêm: Các tác phẩm Huế tháng Tám, Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông,.. phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước giành được độc lập.
+ GV: Sự kiện lịch sử nào đánh dấu sự chuyển biến lớn của văn học ở cuối năm 1946?
 - Cuối 1946, văn học có nội dung gì mới?
+ HS: Phát biểu
2- Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
a) Chặng đường từ 1945 đến 1954:
* Nội dung chính: 
- 1945 – 1946: phản ánh không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước giành được độc lập.
 - Từ cuối 1946 đến 1954: 
 +Tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gắn bó sâu sắc với đời sống và cách mạng.
 + Tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quân chúng nhân dân.
 + Thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai chiến thắng.
+ GV: Trong văn xuôi, những thể loại nào đóng ai trò tiên phong của văn học kháng chiến chống Pháp?
+ HS: Phát biểu
+ GV: Truyện ngắn và kí có những tác phẩm tiêu biểu nào?
+ HS: Phát biểu
* Thành tựu:
- Truyện ngắn và kí: mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống Pháp:
 + Một lần tới Thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), 
+ Trận phố Ràng (Trần Đăng), 
+ Đôi mắt, Ở rừng (Nam Cao); 
+ Làng (Kim Lân); 
+ Thư nhà (Hồ Phương),
+ Vùng mỏ (Võ Huy Tâm); 
+ Xung kích (Nguyễn Đình Thi); 
+ Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc),
 + GV: Nêu tên những bài thơ hoặc tập thơ hay ra đời trong kháng chiến chống Pháp?
+ HS: Phát biểu
- Thơ ca: đạt nhiều thành tựu xuất sắc:
+ Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng,..( Hồ Chí Minh), 
+ Bên kia sông Đuống ( Hoàng Cầm), 
+ Tây Tiến (Quang Dũng),..
+ Đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
+ GV: Kịch nói trong giai đoạn này có nét gì nổi bật?
+ HS: Phát biểu
- Một số vở kịch ra đời phản ánh kịp thời hiện thực cách mạng và kháng chiến.
 + GV: Nêu một số nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội chặng 1955-1964?
+ HS: đọc thầm SGK và nêu:
o Miền Bắc bước vào giai đoạn xây dựng hoà bình và CNXH. 
o Miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai
 + GV: Nội dung chính của những tác phẩm văn học giai đoạn này có gì khác trước?
+ HS: Phát biểu
+ GV: Khái quát lại
b) Chặng đường từ 1955 đến 1964:
* Nội dung chính: 
- Thể hiện hình ảnh con người lao động
- Ngợi ca những thay đổi của đất nước và con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Tình cảm sâu nặng với miền nam trong nỗi đau chia cắt
+ GV: Văn xuôi trong giai đoạn này viết về những đề tài nào? Nêu tên một số tác phẩm tiêu biểu ?
+ HS: Phát biểu
+ GV: Nêu tên một số tác phẩm tiêu biểu ?
+ HS: Phát biểu
* Thành tựu:
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống:
 + Sự đổi đời, khát vọng hạnh phúc của con người:
o Đi bước nữa (Nguyễn Thế Phương )
o Mùa lạc (Nguyễn Khải)...
 + Cuộc kháng chiến chống Pháp
o Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng)
o Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai)...
+ Hiện thực đời sống trước CM
o Tranh tối tranh sáng (Nguyễn Công Hoan)
o Mười năm (Tô Hoài)
+ Công cuộc xây dựng CNXH.
o Sông Đà (Nguyễn Tuân)
o Bốn năm sau (Nguyễn Huy Tưởng)
+ GV: Tình hình thơ ca trong giai đoạn này như thế nào? Có những thành tựu thơ ca tiêu biểu nào?
+ HS: Phát biểu
- Thơ ca: phát triển mạnh mẽ, nhiều tập thơ xuất sắc ra đời.
+ Gió lộng (Tố Hữu)
+ Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên)
+ Riêng chung (Xuân Diệu)
+ Đất nở hoa (Huy Cận)
+ Tiếng sóng (Tế Hanh)
+ GV: Tình hình kịch nói trong giai đoạn này ra sao? Có những tác phẩm tiêu biểu nào?
+ HS: Phát biểu
- Kịch nói có bước phát triển mới
+ Một Đảng viên (Học Phi)
+ Ngọn lửa (Nguyễn Vũ)
+ Chị Nhàn và Nổi gió (Đào Hồng Cẩm)
+ GV: Nêu một số nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội chặng 1965-1975?
+ HS: Phát biểu
 o Miền Bắc bước vào giai đoạn xây dựng hoà bình và CNXH. 
 o Miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai
+ GV: Nội dung chính của những tác phẩm văn học giai đoạn này là gì?
+ HS: Phát biểu
c) Chặng đường từ 1965 đến 1975:
* Nội dung chính: 
 Đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng
+ GV: Hãy nêu tên những tác phẩm tiêu biểu trong thể loại văn xuôi?
+ HS: Phát biểu
* Thành tựu:
- Văn xuôi: Phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hoạ khá thành công hình ảnh con người VIỆT NAM anh dũng, kiên cường và bất khuất.
+ Miền Nam:
o Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi
o Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
o Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
o Hòn đất – Anh Đức...
+ Miền Bắc:
o Vùng trời - Hữu Mai
o Cửa sông và Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu...
+ GV: Tình hình thơ ca trong giai đoạn này có gì mới? Có những tác phẩm tiêu biểu nào?
+ HS: Phát biểu
- Thơ: đạt được bước tiến mới trong mở rộng, đào sâu chất liệu hiện thực đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng và chính luận.
+ Ra trận, Máu và hoa - Tố Hữu
+ Hoa ngày thường, Chim báo bão - Chế Lan Viên
+ Đầu súng trăng treo – Chính Hữu
+ Vầng trăng quầng lửa - Phạm Tiến Duật
+ Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm...
+ Đặc biệt là sự xuất hiện đông đảo và những đóng góp đặc sắc của thế hệ các nhà thơ trẻ.
+ GV: Kịch nói đạt được những thành tựu nào?
+ HS: Phát biểu
- Kịch nói: có những thành tựu mới, gây được tiếng vang
+ Quê hương Việt Nam, Thời tiết ngày mai – Xuân Trình
+ Đại đội trưởng của tôi – Đào Hồng Cẩm...
+ GV: Cho HS đọc SGK và tóm tắt những đóng góp của xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng.
+ HS: Đọc thầm SGK và tóm tắt những đóng góp của xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng.
d) Văn học vùng địch tạm chiếm: (1946-1975):
 Xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có những đóng góp đáng ghi nhận trên cả hai bình diện chính trị - xã hội và văn học:
- Nội dung: phản ánh chế độ bất công tàn bạo, kêu gọi và cổ vũ tầng lớp thanh niên.
- Hình thức thể loại: gọn nhẹ như truyện ngắn, phóng sự, bút kí
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Hương rừng Cà Mau – Sơn Nam
+ Thương nhớ mười hai – Vũ Bằng
 (Hết tiết 1)
 Tiết 2
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975.
+ GV: Nhìn một cách bao quát văn học VN 1945- hết TK XX mang những đặc điểm nào?
+ HS: Đọc sách giáo khoa và trả lời
 + GV: Em hiểu thế nào là cách mạng và cách mạng hoá?
+ HS: Phát biểu
+ GV: Định hướng cách hiểu: 
 o Cách mạng: là cuộc biến đổi chính trị và xã hội lớn và căn bản, thực hiện bằng cuộc lật đổ chế xã hội, lập nên chế độ mới và tiến bộ hơn.
o Cách mạng hoá: làm cho có tính chất cách mạng.
+ GV: Liên hệ với cách mạng hoá trong văn học.
+ GV: Khuynh hướng chủ đạo của nền văn học cách mạng là gì?
+ HS: Đọc sách giáo khoa và trả lời
+ GV: Phân tích câu nói của Nguyễn Đình Thi
+ GV: Văn học giai đoạn này tập trung vào những đề tài nào?
+ HS: Đọc thầm sách giáo khoa và trả lời
+ GV: Khẳng định lại.
3) Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975:
a) Nền văn học chủ yếu vận động chủ yếu theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Khuynh hướng, tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng (văn học là thứ vũ khí phục vụ cách mạng)
- Đề tài: đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội
à Văn học VIỆT NAM 1945-1975 như một tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại nhất của đất nước và cách mạng
 + GV: Tại sao nói n ... ụy quyền tay sai ở miền nam đều hoài công vô ích.
- Năm 1945 nước việt nam chưa có tên trên bản đồ thế giới, cả đông dương chỉ mang tên Indo - China thuộc Pháp; còn bây giờ là nước Nước Việt nam dân chủ cộng hòa
=> qua lối so sánh thể hiện tình cảm tự hào ngợi ca dân tộc tổ quốc 
2)Hình ảnh nước Việt nam mới:
a) Những khó khăn khi nước Việt nam mới ra đời:
- Nhận định: “ nằm giữa bốn bể hùm sói, phải tự dốc mình đấu tranh dũng cảm, mưu trí, phải tìm mọi cách để sống còn”
- cụ thể: * Đảng hoạt động bí mật, đảng viên công tác dưới danh nghĩa Việt minh. Chính quyền mới “ chưa được nước nào công nhận”
 * Kinh tế:ruộng đất vẫn trong tay địa chủ, bão lụt hạn hán liên miên, buôn bán với nước ngoài đình trệ, kho bạc chỉ còn có 1 triệu bạc rách.
 * Chính trị: nạn thất nghiệp tăng, nạn đói, dịch tả phát sinh và thực dân Pháp xâm lược 
=> khó khăn “ càng thêm trầm trọng”, là thách thức quá lớn đối với chính quyền cách mạng còn non trẻ 
b)Những quyết sách đúng đắn và sáng suốt của Đảng và chính phủ: 
- Củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng 
- Giải tán chính quyền cũ, xây dựng bộ máy chính quyền mới, từ chính quyền cơ sở như HĐND, UB hành chính đến TW là quốc dân Đại hội, toàn dân đóng góp ý kiến cho dự án hiến pơhaps
- Thi hành một số chính sách mới như : địa chủ phải giảm tô 25%, xóa nợ cho nông dân, tòa dân tăng cường học chữ quốc ngữ, học tập thi cữ đều miễn phí, động viên tinh thần đóng góp trong nhân dân, lập quỹ độc lập, kêu gọi đồng bào hưởng ứng “tuần lễ vàng”
=> Nội lực của Nước Việt Nam mới được nâng lên nhanh chóng.
c) Hình ảnh Bác Hồ-Người cầm lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng to gió lớn: 
- Toàn tâm, toàn ý vì dân, vì nước : “Ở Người, ...trong tình cảm”
- Chủ trương xây dựng mối quan hệ giữa những người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với nhân dân.
- Đề ra 3 mục tiêu quan trọng : Diệt giặc đói, diệt giặc dôt, diệt giặc ngoại xâm(dựa vào lực lượng và tinh thần của dân).
- Lý tưởng và tấm lòng của Người được tác giả khái quát : 
+ Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập không có nghĩa lý gì. 
+ Hạnh phúc cho dân đó là mục đích của việc giành lấy chính quyền và giữ vững chính quyền ấy.
=> tác giả kết luận : “Đồng bào ta đã nhận thấy ở Bác Hồ hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của Nước, của cách mạng
III/ Tổng kết : 
1) Về nội dung : Những nỗ lực lớn của Đảng, các quyết sách kịp thời, thông minh và đầy hiệu quả. Lý tưởng và lòng yêu nước lớn lao của Bác.
2) Về nghệ thuật : Diểm nhìn trần thuật của một người đại diện cho bộ máy lãnh đạo Đảng và Chính phủ, do đó các sự kiện được kể lại mang tính chất toàn cảnh, tổng thể, phát họa những nét lớn, tạo án tượng sâu sắc vớ nhiều người, làm cho tác phẩm này không phải là sách tự thuật về một cuộc đời mà gần như là cuốn biên niên sử của cả một dân tộc.
HĐ 5 : Bài tập về nhà:
- Tìm đọc thêm tập hồi kí NTNKTNQ
- Thử so sánh hình ảnh Bác Hồ ở Tuyên ngôn độc lập và NNĐVNM
Ti ết 48-49 
Ngày soạn: 13/12/09
 Đ ọc v ăn : 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
 - Hoàng Phủ Ngọc Tường - 
 I/ Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu được:
- Tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
- Đặc trưng của thể loại bút ký và nghệ thuật ....... bút ký trong bài.
 II/ Phương tiện, phương pháp thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
-Phương pháp: Gợi mở, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết giảng.
 III/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Vẻ đẹp hình tượng con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò 
 sông Đà của nguyễn Tuân?
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV 
Yêu cầu cần đạt
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu chung về tác giả tác ph ẩm 
 G ọi HS đọc SGK, t ìm hi ểu 
* Vài nét về tác giả, tác phẩm:
* Phong cách nhà văn:
2. Văn bản: (HS đ ã đọc kỹ ở nhà, tìm hiểu chú thích).
-Yêu cầu HS xác định bố cục văn bản, nêu đại ý mỗi đoạn
I. Tìm hiểu chung:
 1.Tác giả:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế.
- Nguyên quán: Làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Học Trung học tại Huế, tốt nghiệp ĐHSP Sài Gòn năm 1960 và Đại học Huế năm 1964.
- Từng là: Tổng thư ký Hội văn học nghệ thuật Trị Thiên - Huế, Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
-> Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Ông là một trong những nhà văn chuyên về thể loại bút ký.
Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
- HPNT có bề dày văn hóa Việt nam, văn hóa Huế...một nhà Huế học.
2. Tác ph ẩm:
 a. Bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “dưới chân núi Kim Phụng”; Sông Hương vùng thượng lưu là dòng chảy có mỗi quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn.
- Đoạn 2: Từ “Phải nhiều thế kỷ” đến “Quê hương xứ sở”: Sông Hương những mối quan hệ với kinh thành Huế.
- Đoạn 3: Còn lại: Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc, với cuộc đời và thi ca.
- Câu hỏi Xác định chủ đề tác phẩm: Qua tác phẩm, theo em nhà văn muốn gửi gắm điều gì?
b. Chủ đề:
- Tình yêu và lòng tự hào tha thiết, lắng sân dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế và càng làm cho đất nước văn hiến từ nghìn xưa.
- Sông Hương là biểu tượng cho vẻ đẹp của cảnh và người đất kinh thành.
Hoạt đ ộng 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu v ăn bản
GV: Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả như thế nào? Những hình ảnh, chi tiết, những liên tưởng và thư pháp, nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết k í của tác giả?
GV: Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ chất tài hoa của tác giả như thế nào? Hiệu quả thẩm mỹ của lối viết đó?
GV: Từ sự đổi dòng liên tục cuả dòng sông, các em có cảm nhận gì về sức sống và tâm hồn của nó?
Sông Hương trong mối quan hệ vớí lịch sử dân tộc?
GV:Chữ tài và chữ tâm của HPNT thể hiện trong tác phẩm?
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Sông Hương nhìn từ cội nguồn 
* Trong “ sử thi buồn”, Hoàng Phủ Ngọc Tường từng nói: “ Trước khi về hội nhau ở ngã ba Tuần, cả hai nhánh nguồn của sông Hương đều đã rong ruổi triền miên qua địa bàn sinh sống của nguời Cà Tu giữa rừng già. Trước khi là sông Hương của Huế, nó đã là một dòng sông của dân tộc Cà Tu, mang cái tên gốc “Pô-ly-ê-điêng” là sông “A Pàng”.
+ “Pàng”, tiếng Cà Tu có nghĩa là đời người.
+ “A Pàng”, dòng sông “Đời người”, ôi dòng sông Huế, nó đã chở đầy phận người từ thuở giọt địa chất sinh ra.( Sử thi buồn).
=> Trong cảm nhận hướng nội tài hoa của tác giả, đời sông tựa như đời người nên sông Hương vùng thượng nguồn mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính:
+ Sông Hương tựa như “một bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội: khi “ rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, lúc “ mãnh liệt vượt qua ghềnh thác”, khi “ cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu”, lúc “ dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
+ Sông Hương hiện ra tựa “Cô gái Digan phóng khoáng và man dại” với một “bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”.
=> Theo tác giả, nếu ai đó mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của dòng sông thì sẽ không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ. Cái tâm hồn vừa sục sôi vừa đằm thắm của “thiếu nữ A Pàng”.
2. Sông Hương nhìn trong mối quan hệ với kinh thành Huế.
* Trong cái nhìn minh triết và lãng mạn của tác giả: Trước khi trở thành “Người tình dịu dàng và chung thuỷ của cố đô”, toàn bộ thuỷ trình của dòng sông tựa như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của người con gái trong một câu chuyện tình yêu nhuốm màn cổ tích:
- Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại: Sông Hương là “cô gái đẹp ngủ mơ màng”.
- Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi: Sông Hương như nàng tiên được đánh thức: Bừng lên sức trẻ và niềm khát khao của tuổi thanh xuân trong sự “chuyển dòng liên tục”, rồi “vòng những khúc quanh đột ngột”, “vẽ một hình cung thật tròn”, “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”, rồi “trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”.
- Khi chảy qua kinh thành Huế Sông Hương như cô gái Huế: tài hoa, dịu dàng mà sâu sắc, đa tình mà kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình. Khéo trang điểm mà không loè loẹt, giống như cô dâu Huế ngày xưa trong sắc áo điều lục.
=> Như từng thấy chính mình khi gặp thành phố thân yêu, số Hương “vui tươi hẳn lên giữa những bãi xanh biếc của ngoại ô Kim Long” rồi kéo một nét thẳng đầy cá tính “ theo hướng tây nam – đông bắc”, rồi “uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Huế” những dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “Vâng!” không nói ra của tình yêu.”
Và rồi “Như sực nhớ điều gì chưa kịp nói”, sông Hương đột ngột đổi dòng, “rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối cùng ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.”. Trong cái nhìn đa tình của tác giả: khúc quanh bất ngờ đó tựa như “một mỗi vương vấn”, và dường như còn có cả “một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”...
3. Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc, với cuộc đời và thi ca:
a. Với lịch sử dân tộc:
- Là dòng sông bảo vệ biên thuỳ “dòng sông Viễn Châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của tổ quốc Đại Việt qua những thế kỷ trung đại”.
- Là dòng Linh Giang (dòng sông thiêng) ghi dấu những thế kỷ vinh quang thuở các Vua Hùng.
- Từng soi bóng “kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ.”
- “Nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỷ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa.”
- Sông Hương chứng kiến thời đại mới với cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Với cuộc đời: sông Hương là nhân chứng nhẫn nại và kiên cường qua những thăng trầm của cuộc đời.
b. Sông Hương với cuộc đời, thi ca và âm nhạc:
- Với thi ca và âm nhạc:
+ Có một dòng thi ca về sông Hương: “Một dòng thơ không lặp lại mình”. Đó là:
. “Dòng sông trắng – lá cây xanh” trong thơ Tản Đà.
. Là nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan.
. Là vẻ đẹp hùng tráng “như kiến dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát.
. Và nhất là Nguyễn Du: “Hương giang nhất phiến nguyệt- kim cổ hứa đa sầu”.
=> Xin nói thêm: Cả cái “Màu thời gian tím ngát” của Đoàn Phú Tứ, “nhân loại tím” của Trần Dần cũng từ màu tím Sông Hương mà ra.
+ Sông Hương gắn với nhã nhạc cung đình Huế:
. Có lúc trở thành “Người tài nữ đáh đàn lúc đêm khuya”.
. Sông Hương là Kiều trong mối quan hệ “Thi trung hữu nhạc”: -> Đó là “Tứ đại cảnh” trong hai câu thơ: “Trong như tiếng hạc bay qua - Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.”
III. Tổng kết
Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã diễn tả vẻ đẹp và chất thơ của Huế thể hiện tập trung ở dòng sông Hương như một biểu tượng của Huế với tất cả vẻ đẹp của cảnh và người đất đế đô.
D/ Củng cố - dặn dò: Sông Hương trong tâm cảm của chính tác giả.
E/ Rút kinh nghiệm.
................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an chuan day.doc