VỢ CHỒNG A PHỦ
(Tô Hoài)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.
- Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm; Sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông; Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
B- CHUẨN BỊ
giáo án ngữ văn 12 Năm học 2008 - 2009 Giáo viên Nguyễn Tuấn Anh Sở giáo dục & đào tạo phú thọ trường thpt lương sơn Ngày soạn: / / 2008 Tiết theo PPCT: vợ chồng a phủ (Tô Hoài) A. Mục tiêu bài học - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng. - Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm; Sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông; Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ. B- chuẩn bị 1. Phương tiện dạy học: SGK, GA, Phiếu học tập ... 2. Thiết bị: C- tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp Lớp 12 A 12 E Ngày dạy Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng mới: Hoạt động của gv & hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung 1. HS đọc phần Tiểu dẫn, dựa vào những hiểu biết của bản thân để trình bày những nét cơ bản về: - Cuộc đời, sự nghiệp văn học và phong cách sáng tác của Tô Hoài. - Xuất xứ truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. I. Tiểu dẫn 1. Tác giả Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông sinh năm 1920. Quê quán: Kim bài- Thanh Oai- Hà Đông (Nay là Hà Nội) Tô Hoài viết văn từ trước cách mạng, nổi tiếng với truyện đồng thoại “Dế mèn phiêu lưu kí”. Tô Hoài là một nhà văn lớn sáng tác nhiều thể loại như: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện, tiểu luận với một số lượng lớn (gần 200 đầu sách) đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Năm 1996, Tô Hoài được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. * Một số tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài như: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), O chuột (1942), Nhà nghèo (1944), Truyện Tây Bắc (1953), Miền Tây (1967), 2. Xuất xứ tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (1952) in trong tập truyện “Tây Bắc”. Tập truyện được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955 Hoạt động 2: Đọc hiểu VB II. Đọc hiểu GV: Em hãy đọc đoạn đầu văn bản, nhận xét cách giới thiệu nhân vật Mị, cảnh ngộ của Mị, những đày đọa tủi cực khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra. HS thảo luận và phát biểu tự do. GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác. 1. Nhân vật Mị a) Mị qua cách giới thiệu của tác giả "Ai ở xa về " + Mị xuất hiện không phải ở phía chân dung ngoại hình mà ở phía thân phận- một thân phận quá nghiệt ngã- một con người bị xếp lẫn với những vật vô tri giác (tảng đá, tàu ngựa,)- một thân phận đau khổ, éo le. + Mị không nói, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Người đàn bà ấy bị cầm tù trong ngục thất tinh thần, nơi lui vào lui ra chỉ là "một căn buồng kín mít chỉ có một chiếc cửa sổ, một lỗ vuông bằng bàn tay" Đã bao năm rồi, người đàn bà ấy chẳng biết đến mùa xuân, chẳng đi chơi tết + "Sống lâu trong cái khổ Mị cũng đã quen rồi", "Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa", Mị chỉ "cúi mặt, không nghĩ ngợi", chỉ "nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau". + Mị không còn ý thức được về thời gian, tuổi tác và cuộc sống. + Mị sống như một cỗ máy, một thói quen vô thức. + Mị vô cảm, không tình yêu, không khát vọng, thậm chí không còn biết đến khổ đau. => Điều đó có sức ám ảnh đối với độc giả, gieo vào lòng người những xót thương. GV tổ chức cho HS tìm những chi tiết cho thấy sức sống tiềm ẩn trong Mị và nhận xét. GV gợi ý: Hình ảnh một cô Mị khi còn ở nhà? Phản ứng của Mị khi về nhà Thống lí? - HS làm việc cá nhân và phát biểu ý kiến. b) Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị: + Đâu đó trong cõi sâu tâm hồn người đàn bà câm lặng vì cơ cực, khổ đau ấy vẫn tiềm ẩn một cô Mị ngày xưa, một cô Mị trẻ đẹp như đóa hoa rừng đầy sức sống, một người con gái trẻ trung giàu đức hiếu thảo. Ngày ấy, tâm hồn yêu đời của Mị gửi vào tiếng sáo "Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo". + ở Mị, khát vọng tình yêu tự do luôn luôn mãnh liệt. Nếu không bị bắt làm con dâu gạt nợ, khát vọng của Mị sẽ thành hiện thực bởi "trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị". Mị đã từng hồi hộp khi nghe tiếng gõ cửa của người yêu. Mị đã bước theo khát vọng của tình yêu nhưng không ngờ sớm rơi vào cạm bẫy. + Bị bắt về nhà Thống lí, Mị định tự tử. Mị tìm đến cái chết chính là cách phản kháng duy nhất của một con người có sức sống tiềm tàng mà không thể làm khác trong hoàn cảnh ấy. "Mấy tháng ròng đêm nào Mị cũng khóc", Mị trốn về nhà cầm theo một nắm lá ngón. Chính khát vọng được sống một cuộc sống đúng nghĩa của nó khiến Mị không muốn chấp nhận cuộc sống bị chà đạp, cuộc sống lầm than, tủi cực, bị đối xử bất công như một con vật. => Tất cả những phẩm chất trên đây sẽ là tiền đề, là cơ sở cho sự trỗi dậy của Mị sau này. Nhà văn miêu tả những tố chất này ở Mị khiến cho câu chuyện phát triển theo một lô gíc tự nhiên, hợp lí. Chế độ phong kiến nghiệt ngã cùng với tư tưởng thần quyền có thể giết chết mọi ước mơ, khát vọng, làm tê liệt cả ý thức lẫn cảm xúc con người nhưng từ trong sâu thẳm, cái bản chất người vẫn luôn tiềm ẩn và chắc chắn nếu có cơ hội sẽ thức dậy, bùng lên. GV tổ chức cho HS phát biểu cảm nhận về nghệ thuật miêu tả những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị, đặc biệt là tiếng sáo và diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân. HS thảo luận và phát biểu tự do. GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác. c) Sự trỗi dậy lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc của nhân vật Mị: + Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị: "Những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ, hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ hau, đỏ thậm rồi sang màu tím man mác". "Đám trẻ đợi tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà" cũng có những tác động nhất định đến tâm lí của Mị. Rượu là chất xúc tác trực tiếp để tâm hồn yêu đời, khát sống của Mị trỗi dậy. "Mị đã lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một". Mị vừa như uống cho hả giận vừa như uống hận, nuốt hận. Hơi men đã dìu tâm hồn Mị theo tiếng sáo. + Trong đoạn diễn tả tâm trạng hồi sinh của Mị, tiếng sáo có một vai trò đặc biệt quan trọng. "Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bồi hồi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi". "Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác". "Tiếng sáo gọi bạn cứ thiết tha, bồi hồi", "ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo", "tai Mị vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng", "mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường", "Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi", "trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo", => Tô Hoài đã miêu tả tiếng sáo như một dụng ý nghệ thuật để lay tỉnh tâm hồn Mị. Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tình yêu tự do, đã theo sát diễn biến tâm trạng Mị, là ngọn gió thổi bùng lên đốn lửa tưởng đã nguội tắt. Thoạt tiên, tiếng sáo còn "lấp ló", "lửng lơ" đầu núi, ngoài đường. Sau đó, tiếng sáo đã thâm nhập vào thế giới nội tâm của Mị và cuối cùng tiếng sáo trở thành lời mời gọi tha thiết để rồi tâm hồn Mị bay theo tiếng sáo. + Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân: - Dấu hiệu đầu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại "Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước". "Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi". - Phản ứng đầu tiên của Mị là: "nếu có nắm lá ngón rong tay Mị sẽ ăn cho chết". Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. Những giọt nước mắt tưởng đã cạn kiệt vì đau khổ đã lại có thể lăn dài. - Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động "lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu". Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình. - Hành động này đẩy tới hành động tiếp: Mị "quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách". - Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử, quên hẳn mình đang bị trói, tiếng sáo vẫn dìu tâm hồn Mị "đi theo những cuộc chơi, những đám chơi". => Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: khát vọng mãnh liệt- hiện thực phũ phàng khiến cho sức sống ở Mị càng thêm phần dữ dội. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu một tư tưởng: sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp. bị trói chặt vẫn không thể chết mà luôn luôn âm ỉ, chỉ gặp dịp là bùng lên. GV tổ chức cho HS phân tích diễn biến tâm trạng Mị trước cảnh A Phủ bị trói. GV gợi ý: lúc đầu? Khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ? Hành động cắt dây trói của Mị? HS thảo luận và phát biểu tự do. GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác. d) Suy nghĩ và hành động của Mị trước cảnh A Phủ bị trói + Trước cảnh A Phủ bị trói, ban đầu Mị hoàn toàn vô cảm: "Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay". + Thế rồi, "Mị lé mắt trông sang thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hỏm má đã xám đen lại của A Phủ". Giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đã giúp Mị nhớ lại mình, nhận ra mình, xót xa cho mình. Thương người và thương mình đồng thời nhận ra tất cả sự tàn ác của nhà Thống lí, tất cả đã khiến cho hành động của Mị mang tính tất yếu. + Tất nhiên, Mị cũng rất lo lắng, hoảng sợ. Mị sợ mình bị trói thay vào cái cọc ấy, "phải chết trên cái cọc ấy". Khi đã chạy theo A Phủ, cái ý nghĩ ấy vẫn còn đuổi theo Mị: "ở đây thì chết mất". Nỗi lo lắng của Mị cũng là một khía cạnh của lòng ham sống, nó đã tiếp thêm cho Mị sức mạnh vùng thoát khỏi số phận mình. Qua tất cả những điều đã tìm hiểu, HS rút ra nhận xét tổng quát về nhân vật Mị HS phát biểu tự do. GV nhận xét, định hướng vào một số ý chính e) Tóm lại Mị là cô gái trẻ đẹp, bị đẩy vào tình cảnh bi đát, triền miên trong kiếp sống nô lệ, Mị dần dần bị tê liệt. Nhưng trong Mị vẫn tiềm tàng sức sống. Sức sống ấy đã trỗi dậy, cho Mị sức mạnh dẫn tới hành động quyết liệt, táo bạo. Điều đó cho thấy Mị là cô gái có đời sống nội tâm âm thầm mà mạnh mẽ. Nhà văn đã dụng công miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Mị. Qua đó để thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, lớn lao. GV tổ chức cho HS tìm hiểu về nhân vật A Phủ (sự xuất hiện, thân phận, tính cách,). HS thảo luận và phát biểu tự do. GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác. 2. Tìm hiểu nhân vật A Phủ a) Sự xuất hiện của A Phủ A Phủ xuất hiện trong cuộc đối đầu với A Sử: "Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lăng vào giữa mặt. Nó vừa kịp bưng tay lên, A Phủ đã xộc tới nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo đánh tới tấp". Tô Hoài đã sử dụng hàng loạt các động từ chỉ hành động nhanh, mạnh, dồn dập để thể hiện tính cách mạnh mẽ, gan góc, một khát vọng tự do được bộc lộ quyết liệt của A Phủ. b) Thân phận của A Phủ + Cha mẹ chết cả trong trận dịch đậu mùa. + ... hủ pháp lặp lại có chủ ý một số nét chân dung gây ấn tượng sâu đậm), đặc biệt tác giả có tài miêu tả tâm lí, dòng ý nghĩ, tâm tư, nhiều khi là tiềm thức chập chờn, 4. Củng cố, hệ thống bài học: ( Nhắc lại các kiến thức cơ bản) 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới * Rút kinh nghiệm sau khi dạy: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: / / 2008 Tiết theo PPCT: Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm A. Mục tiêu bài học - Phát hiện và bổ sung những mặt còn yếu về kiến thức và kỹ năng. - Rút được kinh nghiệm bổ ích để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. B- chuẩn bị 1. Phương tiện dạy học: SGK, GA, Phiếu học tập ... 2. Thiết bị: C- tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp Lớp 12 A 12 E Ngày dạy Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng mới: Hoạt động của gv & hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá kết quả GV căn cứ vào kết quả chấm để nhận xét I. Nhận xét, đánh giá kết quả Nhận xét các nội dung sau: - Về kiến thức. - Về kĩ năng. - Những ưu điểm và nhược điểm chung. - Những ưu điểm và nhược điểm riêng. Hoạt động II: Rút kinh nghiệm - GV trả bài. - HS xem lại bài, đổi bài cho nhau để thảo luận, rút kinh nghiệm. II. Rút kinh nghiệm - Cá nhân xem kĩ toàn bài, tự đánh giá bản thân. - Trao đổi bài cho nhau để thảo luận. - Phát hiện và sửa chữa các lỗi trong bài. - Trình bày những kinh nghiệm về làm một bài kiểm tra tổng hợp. Hoạt động 3: Xây dựng dàn bài cho đề tự luận. GV và HS cùng xây dựng thành dàn bài chi tiết trên bảng. III. Xây dựng dàn bài cho đề tự luận Nội dung cần đạt theo đúng đáp án của đề kiểm tra (tham khảo bài soạn Bài kiểm tra tổng hợp cuối năm). 4. Củng cố, hệ thống bài học: ( Nhắc lại các kiến thức cơ bản) 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới * Rút kinh nghiệm sau khi dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: / / 2008 Tiết theo PPCT: ôn tập văn học A. Mục tiêu bài học - Tổng kết, ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam (truyện và kịch từ cách mạng tháng 8 – 1945 đến cuối thế kỷ XX) và văn học nước ngoài đã học trong SGK ngữ văn lớp 12 tập II ; vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó. - Rèn năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ : tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học .... B- chuẩn bị 1. Phương tiện dạy học: SGK, GA, Phiếu học tập ... 2. Thiết bị: C- tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp Lớp 12 A 12 E Ngày dạy Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng mới: Hoạt động của gv & hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tổ chức ôn tập văn học Việt Nam I. Ôn tập văn học việt nam 1. Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm. (GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh. HS phát biểu từng khía cạnh. GV nhận xét và hoàn chỉnh bảng so sánh) 1. Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) Vợ nhặt Vợ chồng A Phủ Số phận và cảnh ngộ của con người Tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói năm 1945. Số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước cách mạng. Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống và hi vọng vào một tương lai tươi sáng. Ngợi ca sức sống tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng. 2. Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó. (GV hướng dẫn HS so sánh trên một số phương diện. HS thảo luận và phát biểu ý kiến) 2. Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi Cần so sánh trên một số phương diện tập trung thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng: + Lòng yêu nước, căm thù giặc. + Tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống kẻ thù xâm lược. + Đời sống tâm hồn, tình cảm cao đẹp. + Những nét đặc sắc về nghệ thuật thể hiện: nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng hình tượng và những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa,... 3. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được gửi gắm qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa? (GV gợi cho HS nhớ lại bài học. HS suy nghĩ và phát biểu). 3. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được gửi gắm qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa rất phong phú và sâu sắc: + Cuộc sống có những nghịch lí mà con người buộc phải chấp nhận, "sống chung" với nó. + Muốn con người thoát ra khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn. + Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa giống như một gợi ý về khoảng cách, về cự li nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng. Khi quan sát từ "ngoài xa", người nghệ sĩ sẽ không thể thấy hết những mảng tối, những góc khuất. Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận cụ thể của con người. Nghệ thuật mà không vì cuộc sống con người thì nghệ thuật phỏng có ích gì. Người nghệ sĩ khi thực sự sống với cuộc sống, thực sự hiểu con người thì mới có những sáng tạo nghệ thuật có giá trị đích thực góp phần cải tạo cuộc sống. 4. Phân tích đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ để làm rõ sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng của con người. (GV định hướng cho HS những ý chính cần phân tích và giao việc cho các nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một ý- đại diện nhóm phân tích. GV nhận xét, khắc sâu những ý cơ bản). 4. Đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ Cần tập trung phân tích những điểm cơ bản sau: 1) Phân tích hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba qua độc thoại nội tâm, đối thoại với các nhân vật đặc biệt là đối thoại với xác anh hàng thịt. + Trương Ba bây giờ không còn là Trương Ba ngày trước. + Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng. + Mọi người xót xa trước tình cảnh của Trương Ba, xác anh hàng thịt cười nhạo Trương Ba, bản thân Trương Ba vô cùng đau khổ, dằn vặt. 2) Phân tích thái độ, tâm trạng của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Đế Thích và quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba để rút ra chủ đề, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung. + Cuộc đối thoại với Đế Thích, đặc biệt lời thoại mang ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. + Cái chết của cu Tị và những hình dung của Hồn Trương Ba khi Hồn nhập vào xác cu Tị. + Quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba: xin cho cu Tị sống và mình chết hẳn- ý nghĩ nhân văn của quyết định ấy. 3) Tổng hợp những điều đã phân tích, đánh giá chiều sâu triết lí và ý nghĩa tư tưởng của vở kịch: sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng của con người. Hoạt động 2: Tổ chức ôn tập văn học Nước ngoài 1. ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp. (GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Số phận con người, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. HS làm việc cá nhân và phát biểu) II. Ôn tập văn học Nước ngoài 1. Số phận con người của Sô-lô-khốp + ý nghĩa tư tưởng: Số phận con người của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh mất mát, không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng của con người sau chiến tranh. Từ đó mà tin yêu hơn đối với con người. Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con người vượt lên số phận. + Đặc sắc nghệ thuật: Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng phong phú cho người đọc. 2. Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn phê phán căn bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? (GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Thuốc, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. HS làm việc cá nhân và phát biểu) 2. Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn + Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX: - Bệnh u mê lạc hậu của người dân. - Bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng tiên phong. + Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: - Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc. - Các chi tiết, hình ảnh đều giàu ý nghĩa tượng trựng. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du,... - Không gian, thời gian của truyện là một tín hiệu nghệ thuật có ý nghĩa . 3. ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê? (GV yêu cầu HS xem lại bài Ông già và biển cả, trên cơ sở đó để thảo luận. HS làm việc cá nhân và phát biểu, thảo luận) 3. Đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê + Ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập. + Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình. + Con cá kiếm là đại diện cho tính chất kiêu hùng vĩ đại của tự nhiên. + Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời. 4. Củng cố, hệ thống bài học: ( Nhắc lại các kiến thức cơ bản) 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới * Rút kinh nghiệm sau khi dạy: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: