A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học từ lớp 10 đến lớp 12 về lịch sử, đặc điểm loại hình của tiếng Việt và các phong cách ngôn ngữ.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt phù hợp với những đặc điểm loại hình và từng phong cách ngôn ngữ.
B. Phương pháp , phương tiện;
1. Phương tiện:
+ Giáo viên dặn dò học sinh xem lại những bài học liên quan ở cả 3 khối lớp 10,11,12.
+ Giáo viên chuẩn bị bảng phụ (trong điều kiện dạy học bình thường.)
2.Phương pháp :
+ Qua việc hướng dẫn giải các bài tập, giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng tiếng Việt đã học.
+ Dùng bảng tổng kết có đối chiếu so sánh, thực hành luyện tập.
+ Thảo luận nhóm, phát huy trí lực học sinh.
TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT : LỊCH SỬ, ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH VÀ CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ 99--------------------------------------------------------------------------------------------------------------- A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học từ lớp 10 đến lớp 12 về lịch sử, đặc điểm loại hình của tiếng Việt và các phong cách ngôn ngữ. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt phù hợp với những đặc điểm loại hình và từng phong cách ngôn ngữ. B. Phương pháp , phương tiện; 1. Phương tiện: + Giáo viên dặn dò học sinh xem lại những bài học liên quan ở cả 3 khối lớp 10,11,12. + Giáo viên chuẩn bị bảng phụ (trong điều kiện dạy học bình thường.) 2.Phương pháp : + Qua việc hướng dẫn giải các bài tập, giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng tiếng Việt đã học. + Dùng bảng tổng kết có đối chiếu so sánh, thực hành luyện tập. + Thảo luận nhóm, phát huy trí lực học sinh. C. Tiến trình lên lớp : Ổn định, điểm danh Bài cũ : Bài mới : - Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt *Hoạt động 1: Giúp học sinh điểm lại những kiến thức trọng tâm của phần tổng kết: - Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy nêu những nội dung kiến thức đã học liên quan đến bài ôn tập này? - GV chốt lại ba mảng kiến thức trong bài cần hệ thống. Học sinh trả lời I. Nội dung ôn tập: 1. Lịch sử tiếng Việt: Nguồn gốc, quan hệ họ hàng , quá trình phát triển. 2. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt. 3. Các phong cách ngôn ngữ: PCNN sinh hoạt, PCNN nghệ thuật, PCNN báo chí , PCNN chính luận, PCNN khoa học, PCNN hành chính. *Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh làm 5 bài tập. II. Bài tập: - Yêu cầu học sinh kẻ bảng vào vở, nhớ lại kiến thức hai bài” Khái quát lịch sử tiếng Việt” và “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt”. - Phát vấn, chốt ý chính ghi bảng những nội dung đ ể giúp học sinh giải bài tập 1 Học sinh trả lời , hệ thống lại kiến thức . Thực hiện yêu cầu ở bài tập 1 Bài tập1: 1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của tiếng Việt: a.Về nguồn gốc, tiếng Việt thuộc: - Họ ngôn ngữ Nam Á - Dòng ngôn ngữ Môn- Khmer - Nhánh ngôn ngữ Việt- Mường. b. Các thời kỳ trong lịch sử: - Thời kỳ dựng nước - Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. - Thời kỳ độc lập tự chủ. - Thời kỳ Pháp thuộc - Thời kỳ từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945. 2. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm nổi bật: a. Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng b. Từ không biến đổi hình thái. c. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ. - GV phân 6 nhóm học sinh mỗi nhóm tìm hiểu một PCNN ứng với 6 PCNN - GV hướng dẫn thảo luận - GV chốt ý và treo bảng phụ (bảng hệ thống kiến thức về thể loại văn bản tiêu biểu và các đặc trưng cơ bản cho từng PCNN) Học sinh thảo luận nhóm - đại diện nhóm trả lời Góp ý của nhóm khác. Học sinh đối chiếu với phần làm bài của mình để bổ sung Bài tập2 + bài tập3: 1.Thể loại văn bản tiêu biểu cho từng phong cách ngôn ngữ 2. Đặc trưng cơ bản của từng PCNN - Gọi 2 học sinh đọc hai đoạn văn bản. - Kẻ bảng so sánh, phát vấn theo nội dung về mục đích văn bản, loại PCNN, đặc điểm ngôn ngữ để học sinh đối chiếu. - Chốt ý ghi lên bảng so sánh Học sinh thực hiện Học sinh trả lời theo câu hỏi của giáo viên Học sinh làm bài tập vào vở Bài tập 4: So sánh hai văn bản: Văn bản a Văn bản b - Mục đích: Giải thích nghĩa của từ mặt trăng qua đó cung cấp kiến thức về mặt trăng. - Là văn bản thuộc PCNN khoa học một mục từ trong từ điển. - Không mang tính hình tượng , tính biểu cảm và tính cá thể, thiên về tính lý trí, khái quát, lôgic - Chỉ có một lớp nghĩa: nói về mặt trăng. - Mục đích:Tạo dựng hình tượng giăng biểu tượng cho cái đẹp thơ mộng mà con người khát khao vươn tới. - Là văn bản thuộc PCNN nghệ thuật, thể loại truyện ngắn ( đoạn miêu tả) - Nổi bật tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hoá. - Có hai lớp nghĩa nói về giăng và nói về cái đẹp mơ mộng mà con người luôn khát khao. - Gọi một học sinh đọc văn bản, yêu câù học sinh xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản, đặc điểm về từ ngữ câu văn, kết cấu của văn bản. -Hướng dẫn học sinh về nhà viết tin ngắn theo PCNN báo chí. Học sinh thực hiện Học sinh về nhà thực hành viết tin ngắn theo yêu cầu của bài tập 5 Bài tập 5: 1. Văn bản thuộc PCNN hành chính: Một quyết định 2. Văn bản được cấu tạo theo khuôn mẫu chung của văn bản hành chính, dùng nhiều từ ngữ hành chính, mang tính khách quan, trung hoà về sắc thái cảm xúc, câu văn ngắt dòng thể hiện rõ từng ý. 3.Bài tập về nhà: Viết tin ngắn đưa tin về sự kiện ban hành văn bản trên. 4.Củng cố - Dặn dò: Điểm lại ba phần kiến thức đã ôn tập, hệ thống - Xem lại những bài tập đã làm để bổ sung nâng cao - Thực hành viết mẫu tin ngắn ở bài tập 5 - Soạn bài "Ôn tập phần văn học" 5. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Tài liệu đính kèm: