Giáo án Ngữ văn 12 tiết 84 đến 105

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 84 đến 105

 Tiết thứ: 84

DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 Giúp học sinh:

-Có ý thức một cách sáng rõ và đầy đủ hơn về những chuẩn mực ngôn từ của bài văn ghị luận.

-Biết cach tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp vơi chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.

-Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diến đạt khác nhau một cách hài hoà để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

C. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

 - SGK, Giáo án, Tài liệu tham khảo

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:Bố cục của một bài văn nghị luận gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Để viết được một mở bài tốt thường có những cách nào?

 

doc 59 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1436Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 84 đến 105", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaứy soaùn:...15.../9......./2009........
 Tiết thứ: 84 
Diễn đạt trong văn nghị luận
A. Mục tiêu bài học : 
	Giúp học sinh:
-Có ý thức một cách sáng rõ và đầy đủ hơn về những chuẩn mực ngôn từ của bài văn ghị luận.
-Biết cach tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp vơi chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.
-Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diến đạt khác nhau một cách hài hoà để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.
B. Phương pháp giảng dạy: 
C. phương tiện thực hiện: 
 - SGK, Giáo án, Tài liệu tham khảo
D. Tiến trình bài dạy: 
1. ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:Bố cục của một bài văn nghị luận gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Để viết được một mở bài tốt thường có những cách nào?
3. Nội dung bài mới: 
a. Đặt vấn đề: Trong việc hoàn thiện bài văn nghị luận cần chú ý đến hai yêu cầu: Thứ nhất bài viết phải đủ ý. Thứ hai bài viết phải có "chất văn". Yêu cầu về ý nghiêng về nội dung (tìm tòi phát hiện lựa chọn và nêu các vấn đề, ý kiến). Yêu cầu về "chất văn" nghiêng về cách trình bày, diễn đạt. Trong thực tế, có nhiều bài viết đủ ý, có những phát hiện mới về nội dung nhưng diễn đạt chưa hay, thậm chí còn vụng về. Do vậy, bên cạnh việc rèn luyện kĩ năng tìm ý, lạp ý, cần rèn luyện lĩ năng diến đạt: dùng từ, đặt câu, sử dụng tu từNội dung bài học "Diễn đạt trong văn nghị luận" chủ yếu hướng dẫn người học nắm vững một số vấn đề cơ bản trong sử dụng từ ngữ, kết hợp các câu để việc diến đạt được hay hơn.
b. Triển khai bài dạy: 
Hoạt động thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận.
Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu ví dụ 1 Sgk bằng một số câu hỏi:
a. Tìm những điểm khác nhau trong việc sử dụng từ ngữ của hai đoạn văn.
b. Nhận xét ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ.
c. Viết một đoạn văn với nội dung tương tự nhưng dùng một số từ ngữ khác.
.
Học sinh bám sát vào hai đoạn văn để phát hiện sự khác nhau trong cách sử dụng từ ngữ
Trên cơ sở phân tích hiệu quả của cách sử dụng từ ngữ, học sinh viết một đoạn văn mới với nội dung tương tự nhưng dùng một số từ ngữ khác
I. Tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận.
1 Tìm hiểu ví dụ 1.
Đề tài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Mộ, Tảo giải, Tân xuất ngục học đăng sơn.
-Nội dung hai đoạn giống nhau.
-Cách dùng từ hai đoạn khác nhau:
Đoạn một
Đoạn hai
-Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về
-trong lúc nhàn rỗi rãi
-Bác vốn chẳng thích làm thơ
-vẻ đẹp lung linh
-Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong những bài thơ
-chúng ta không thể không nhắc tới
-trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ
-Thơ không phải là mục đích cao nhất của
-những vần thơ vang lêncủa nhà tù.
-là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
Đoạn 1: nhiều nhược điểm, nhiều từ ngữ không phù hợp với văn nghị luận.
Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ dùng phù hợp với văn nghị luận hơn.
Đoạn văn tham khảo:
	Ngâm thơ ta vốn không tham
	Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây?
Đó là tâm niệm của Bác trong những ngày tháng bị đày đoạ chốn lao tù. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu chúng ta nói tới sự nghiệp văn học của Bác mà không nhắc đến Nhật kí trong tù-tập thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt ấy. Tập thơ hiện lên chân dung tin thần tự hoạ Hồ Chí Minh với vẻ đẹp của một chiến sĩ-thi sĩ, với chất "thép" rắn rỏi và chất tình bát ngát, mênh mông. Mộ, Tạo giải, Tân xuân ngục học đăng sơn là ba bài thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp ấy.
Giáo viên tổ chức cho ghs tìm hiểu ví dụ 2 bằng một số câu hỏi:
a. Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn có tác dụng biểu hiện cảm xúc của người viết như thế nào và gợi lê điều gì về đối tượng nghị luận?
b. Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ đó có phù hợp với đối tượng nghị luận không? Giải thích?
c. Theo anh (chị) có thể thay thế những từ ngữ ấy bằng các từ ngữ nào khác? Nếu thay như vậy, cách diến đạt của đoạn văn sẽ thay đổi như thế nào?
Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu ví dụ 3.
* Chỉ ra những từ ngữ dùng không phù hợp trong đoạn văn, thay thế bằng những từ ngữ thích hợp, viết lại đoạn văn sau khi đã sửa.
HS bám vào đoạn văn, vào các từ in nghiêng, liên hệ với cuộc đời và thơ văn Huy Cận để đánh giá vấn đề
Lựa chọn từ ngữ thích hợp trong vốn từ ngữ để thay thế và đánh giá hiệu quả diễn đạt khi thay thế như vậy
HS đọc kĩ đoạn văn để xác định những từ ngữ sử dụng chưa phù hợp và tìm từ thay thế rồi viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
2. Tìm hiểu ví dụ 2.
Trích: Lời tựa tập Lửa thiêng của Huy Cận-Xuận Diệu.
a. Các từ ngữ in đậm có tác dụng biểu hiện cảm xúc tinh tế, những rung động sâu sắc về hồn thơ Huy Cận. Đối tượng nghị luận là một tâm hồn thơ mang nỗi "sầu vũ trụ", "buồn thân thể", "sầu vạn kỉ".
b. Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ in đậm rất phù hợp với đối tượng nghị luận (hồn thơ Huy Cận):
-Người viết gọi Huy Cận là "chàng" vì rác giả Lửa thiêng lúc đó còn rất trẻ (20 tuổi).
-Những từ ngữ: "linh hồn Huy Cận", "nỗi hắt hiu trong cõi trời", "hương gió nhớ thương",rất phù hợp với tâm hồn thơ Huy Cận vốn rất nhạy cảm với không gian, đặc biệt là không gian vũ trụ vô biên với những gió, mây, trăng, sao,
c. Có thể thay:
-Từ chàng bằng nhà thơ, Huy Cận, thi sĩ,
-Cụm từ: nỗi hắt hiu trong cõi trời bằng nỗi buồn trong không gian.
-Cụm rừ: hơi gió nhớ thương bằng tình cảm nhớ thương.
Nhưng nếu thay như vậy thì cách diễn đạt của đoạn văn sẽ thiếu cảm xúc.
3. Tìm hiểu ví dụ 3.
Những từ ngữ không phù hợp
Có thể thay thế bằng các từ ngữ
-vĩ đại.
-kiệt tác.
-thân xác.
-chẳng là gì cả.
-anh chàng.
-cũng thế mà thôi.
-tên hàng thịt.	
-nổi tiếng.
-tác phẩm hay.
-thể xác.
-không là gì.
-nhân vật.
-cũng vậy.
-anh hàng thịt.
Đoạn văn viết lại sau khi thay thế:
Lưu Quang Vũ là một kịch tác gia nổi tiếng. Vở kịch Hồn trương Ba, da hàng thịt xứng đáng là một tác phẩm hay trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình con người sống và hướng tới sự hoàn thiện. Thức ra, người ta ai mà chẳng phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Nhân vật Trương Ba trong vở kịch cũng vậy. Trương Ba khồn chỉ sống chỉ bằng phần hồn. Nhưng phần hồn ấy, vì những trớ trêu, éo le của số phận, lại bị nhập vào xác của anh hàng thịt. Chẳng qua đó cúng chỉ là một cái xác "âm u, đui mù" nếu không có hồn Trương Ba. Nhưng nó cúng không để hồn Trương Ba được yên mà làm hồn phát bệnh vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt.
Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận.
Câu hỏi: Những yêu cầu cơ bản của việc dùng từ ngữ trong văn nghị luận là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận.
Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu ví dụ 1 bằng một số câu hỏi:
a. So sánh cách sử dụng, kết hợp các kiểu câu của hai đoạn văn và chỉ ra hiệu quả diễn đạt của cách sử dụng này.
b. Vì sao trong đoạn văn nghị luận nên sử dụng kết hợp nhiều kiểu câu khác nhau?
c. Đoạn văn nào trong hai đoan văn sử dụng tu từ cú pháp? Là những biện pháp nào? Phân tích hiệu quả.
Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu ví dụ 2.
Giáo viên cho học sinh quan sát hai đoạn văn ở ví dụ 3.
Bài tập: Chỉ ra những nhược điểm trong việc sử dụng, kết hợp các kiếu câu và cho biết cách khắc phục.
Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận.
Câu hỏi: Những yêu cầu cơ bản của việc sử dụng, kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận.
Trên cơ sở thực hành, hs thảo luận với nhau để rút ra những kết luận cần thiết.
Học sinh làm việc cá nhân với đoạn văn, thảo luận với bạn bên cạnh và phát biểu ý kiến.
Học sinh làm việc cá nhân với đoạn văn, thảo luận với bạn bên cạnh và phát biểu ý kiến.
Học sinh làm việc cá nhân với đoạn văn, thảo luận với bạn bên cạnh và phát biểu ý kiến.
Học sinh làm việc cá nhân với văn bản, phát biểu ý kiến và tranh luận.
Học sinh căn cứ vào việc tìm hiểu các ví dụ để phát biểu ý kiến.
4. Những yêu cầu cơ bản của việc dùng từ ngữ trong văn nghị luận.
-Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng từ khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì.
-Kết hợp sử dụng những biện pháp tu từ vựng (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh) và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
II. Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận.
1. Ví dụ 1:
a. Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong hai đoạn văn:
-Đoạn (1) chủ yếu sử dụng kiểu câu trần thuật, có sự kết hợp câu ngắn câu dài.
-Đoạn (2) sử dụng kết hợp các kiểu câu đơn, câu ghép, câu ngắn, câu dài, câu nhiều tầng bậc, câu hỏi, câu cảm thán,
b. Việc sử dụng và kết hợp các kiểu câu khác nhau trong một đoạn văn nghị luận khiến cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt, lập luận chặt chẽ, có sự hài hoà giữa lí lẽ và cảm xúc, đồng thời tạo cho đoạn văn có nhạc điệu.
c. Đoạn (2) đã sử dụng biện pháp tu từ cú pháp. Đó là câu hỏi tu từ, lặp cú pháp. Sử dụng các biện pháp tu từ này làm cho đoạn văn diễn đạt khắc sâu hơn về ý, biểu hiện rõ hơn thái độ, tình cảm của người viết, lời văn có nhạc điệu.
d. Trong bài văn nghị luận nên sử dụng một số biện pháp tu từ cu pháp vì sử dụng như vậy sẽ kết hợp được nhiều kiểu câu khiến cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt, phong phú, có sắc thái tình cảm.
Các biện pháp tu từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận:
-Lặp cú pháp: "trời thù thì xanh ngắt những mấy từng tre, cây tre thu lại chỉ còn coa một cành trúc, khói phủ thành tầng trên mặt nước, song cửa để mặc ánh trăng vào, hoa năm nay giấu vào hó năm ngoái, tiếng ngỗng vang trong mơ hồ" (Lê Trí Viễn-"Thu ẩm" của Nguyễn Khuyến).
-Câu hỏi tu từ: "Bác nói cùng ai? Hỡi đồng bào cả nước, lời mở đầu bản tuyên ngôn đã chỉ rõNhưng có phải chỉ nói với đồng bào ta không?" (Chế Lan Viên-Trời cao xanh ngắt sáng tuyên ngôn)
Ngoài ra còn có thể sử dụng biện pháp liệt ke, song hành,
2. Ví dụ 2:
a. Trong đoạn văn này, người viết chủ yếu sử dụng kiểu câu kể của Tiếng Việt. Kiểu câu này truyền đạt nội dung thông báo mang tính tự sụ, tản mạn để cung cấp thêm cho người đọc những tri thức rộng về đối tượng nghị luận.
b. Câu văn: "Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng" là câu đặc biệt biểu lộ cảm xúc (khác với những câu khác-tự sự). Câu văn này cho thấy tâm trạng lắng lại của người viết khi nhĩ về đối tượng nghị luận.
3. Ví dụ 3:
-Đoạn văn (1) có nhược điểm là sử dụng và kết hợp các câu có cùng một kết cấu "Qua" khiến cho việc diễn đạt thiéu linh hoạt, có cảm giác lặp ý, rườm rà.
-Đoạn văn (2) có nhược điểm là sử dụng và két hợp các câu có cùng một chủ ngữ "Kho tàng văn học dân gian" hoặc "văn học dân gian" khiến cho người đọc có cảm giác trùng lặp, nhàm chán.
4. Những yêu cầu cơ bản của việc sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận.
-Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc: câu ngắn,câu dài, câu mở rộng thành phần, câu nhiều tầng bậc,
-Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc: lặp cú pháp, song hành, liệt kê, câu hỏi tu từ,
4. Củng cố: 	-Nắm phần ghi nhớ Sgk. 
5. Dặn dò: -Tạp viết những đoạn văn nghị luận đẻ rèn luyện việc dùng từ ngữ và sử  ... ỏi gợi mở, trên cơ sở đó hình thành các ý niệm về các cấp độ tiếp nhận 
Dựa vào thực tế tn và SGK để trả lời.
 HS chú ý nghe hướng dẫn của giáo viên và thực hành bài luyện tập ở nhà.
I. Giá trị văn học.
*Khái quát chung:
-Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới con người và cuộc sống.
-Những giá trị cơ bản:
+Giá trị nhận thức.
+Giá trị giáo dục.
+Giá trị thẩm mĩ.
1. Giá rị nhận thức
a. Khái niệm
-Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết cuộc sống và chính bản thân, từ đó tác động vào cuộc sống một cách có hiệu quả.
*Cơ sở:
-Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải hiện thực đời sống rồi chuyển hoá những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm. Bạn đọc đến với tác phẩm sẽ được đáp ứng nhu cầu về nhận thức.
-Mỗi người chỉ sống trong một khoảng thời gian nhất định, ở những không gian nhất địng với những mối quan hệ nhất định. Văn học có khả năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong thời gian, không gian thực tế của mỗi cá nhân, đem lại khả năng sống cuộc sống của nhiều người, nhiều thời, nhiều nơi.
*Nội dung:
-Quá trình nhận thức cuộc sống của văn học: nhận thức nhiều mặt của cuộc sống với những thời gian, khồn gian khác nhau (Quá khứ, hiện tại, tương lai, các vùng đất, các dân tộc, phong tục, tập quán,). Ví dụ ().
-Quá trình tự nhân thức của văn học: người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung (mục đích tồn tại, tư tưởng, khát vọng, sức mạnh của con người), Từ đó mà hiểu chính bản thân mình. Ví dụ ().
2. Giá trị giáo dục.
* Khái niệm: Gia trị giáo dục là khả năng của văn học có thể thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, tình cảm của con người theo chiều hường tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, đổng thời làm cho con người ngày càng hoàn thiện về đạo đức.
*Cơ sở:
-Con người khồn chỉ có nhu cầu hioêủ biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát cụoc sống tốt lành, chan hoà tình yêu thương.
-Nhà văn luôn bộc lộ tư tưởng-tình cảm, nhận xét đánh giá,của mình trong tác phẩm. Điều đó tác động lớn và có khả năng giáo dục người đọc.
.
*Nội dung:
-Văn học đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống. Ví dụ ().
-Văn học hình thành trong con người một lí tưởng tiến bộ, giúp học có thái độc và quan điểm đúng đắn về cuộc sống. Ví dụ ().
-Văn học giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tân hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn. Ví dụ ().
-Văn học nâng đỡ cho nhân cách con người phát triển, giúp cho họ biết phân biệt phải-trái, tốt-xấu, đúng-sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sông của cá nhân mình với cuộc sống của con người. Ví dụ ().
*Đặc trưng giáo dục của văn học là từ con đường cảm xúc đến nhận thức, tự giáo dục (khác với pháp luật, đạo đức,). Văn học cảm hoá con người bằng hình tượng, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp nên nó giáo dục một cách tự giác, thấm sâu, lâu bền. Văn học không chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người mà còn hướng con người tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. Ví dụ (..).
3. Giá trị thẩm mĩ.
* Khái niệm: Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận được và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước những vẻ đẹp đó.
*Cơ sở:
-Con người luôn có nhu cầu cảm thụ, thưởng thức cái đẹp.
-Thế giới hiện thục đã có sẵn cái đẹp nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết và cảm thụ. Nhà văn, bằng năng lực của mình đã đưa cái đẹp vào tác phẩm một cách nghệ thuật, giúp người đọc vừa cảm nhận được cái đẹp cuộc đời vừa cảm nhận được cái đẹp của chính tác phẩm.
-Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể đem đến cho con người những rung động trước cái đẹp (cái đẹp của cuộc sống và cái đẹp của chính tác phẩm).
*Nội dung:
-Văn học đem đến cho con người những vẻ đẹp muôn hình, muôn cẻ của cuộc đời (thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc đời, lịch sử,). Ví dụ (..).
-Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người (ngoại hình, nội tâm, tư tưởng-tình cảm, những hành động, lời nói,). Ví dụ ().
-Văn học có thể phát hiện ra vẻ đẹp của những sự vật rất nhỏ bé, bình thường và cả những vẻ đẹp đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ ().
-Hình thức đẹp của tác phẩm (kết cấu,ngôn ngữ,) cũng chính là một nội dung quan trọng của giá trị thẩm mĩ. Ví dụ ().
4. Mối quan hệ giữa các giá trị văn học.
-Ba giá trị có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cung tác động đến người đọc (khái niệm chân-thiện-mĩ của cha ông).
-Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giá dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức. Giá trị thẩm mĩ khiến cho giá trị nhận thức và giá trị giáo dục được phát huy. Không có nhận thức đúng đắn thì văn học không thể giáo dục được con người vì nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động. Tuy nhiên, giá trị nhận thức là giáo trị giáo dục chỉ có thể phát huy một cách tích cực nhất, có hiệu quả cao nhất khi gắn với giá trị thẩm mĩ-giá trị tạo nên đặc trưng của văn học.
II. Tiếp nhận văn học.
- Đời sống văn học bao gồm tác giả, tác phẩm và người đọc. Quá trình từ tg đến tp được gọi là quá trình sáng tạo; còn quá trình tác phẩm đến với người đọc goi là quá trình tiếp nhận.
1. Tiếp nhận trong đời sống văn học. 
-Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hoà mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hoá và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật,làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút.
-Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.
-Phân biệt tiếp nhận và đọc: tiếp nhận rộng hợn đọc vì tiếp nhận có thể bằng kênh thính giác (nghe). Hơn nữa có những trường hợp đọc nhưng chưa hẳn đã phải là tiếp nhận
2. Tính chất tiếp nhận văn học.
-Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp (tác giả và người tiếp nhận, người nói và người nghe, người bày tỏ và ngưpời chia sẻ, cảm thông). Vì vậy, gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều khó. điều này thể hiện ở hai tính chất cơ bản sau:
+Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của ngời tiếp nhận. Các yếu tố thuộc về cá nhân có vai vai trò quan trọng: năng lục, thị hiếu, sở tích, lứa tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống,Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ làm cho sự tiếp nhận mang đậm nét cá nhân. Chính sự chủ động, tích cực của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống cho tác phẩm ( Người đọc trở thành người đồng sáng tạo). Ví dụ (..).
+Tính đa dạng, không thống nhất: cảm thụ, đánh giá của công chúng về một tác phẩm rất khác nhau, thậm chí cùng một người ở nhiều thời điểm có nhiều khác nhu trong cảm thụ đánh giá. Nguyên nhận ở cả tác phẩm (nội dung phong phú, hình tượng phức tạp, ngôn ngữ đa nghĩa,) và người tiếp nhận (tuổi tác, kinh nghiệm, học vấn, tâm trạng,). Ví dụ ().
3. Các cấp độ tiếp nhậ văn học.
a. Có ba cấp độ tiếp nhận văn học:
-Cấp độ thứ nhất: cảm thụ chỉ tập trung vào ộôi dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm, nội dung trực tiếp của tác phẩm. Đây là cách tiếp nhận đơn giản nhưng khá phổ biến.
-Cấp độ thứ hai: cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm.
-Cấp độ thứ ba: cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
b. Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần:
-Nâng cao trình độ.
-Tích luỹ kinh nghiệm.
-Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khác quan, toàn vẹn.
-Tiệp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.
-Không nên suy diễn tuỳ tiện.
III. Luyện tập.
Bài tập 1:
-Đây chỉ là cách nói để nhấn mạnh giá trị giáo dục của văn chương, không có ý xem nhẹ các ý khác.
-Cầm đặt giá trị giáo dục trong mối quan hệ không thể tách rời với cá giá trị khác.
Bài tập 2:
Tham kháo các ví dụ trong Sgk và các bài giảng của Giáo viên.
Bài tập 3:
Đây là cách nói khác về các cấp đọ khác nhau trong tiếp nhận văn học: cảm là cấp độ tiếp nhậ cảm tính, hiểu là cấp độ tiếp nhận linh tính.
4. Củng cố: 	-Nắm nội dung bài học. 
5. Dặn dò: 	-Làm các bài tập phần luyện tập một cách chi tiết.
-Vận dụng những kiến thức trong bài để soi chiếu vào những tác phẩn đã học trong chương trình.
-Tiết sau học Tiếng Việt.
Ngaứy soaùn:...10.../.4....../.2009....... 
Tiết 105
 Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
 Mục tiêu bài học
 - Phát hiện và bổ sung những mặt còn yếu về kiến thức và kỹ năng.
- Rút được kinh nghiệm bổ ích để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
phương tiện thực hiện
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Bài làm của HS
- Thiết kế bài học
C. Phương pháp dạy học
 - HS thảo luận, bày tỏ ý kiến, phân tích sai sót và khẳng định câu trả lời đúng.
- Giáo viên tổng kết các kinh nghiệm làm bài kiểm tra tổng hợp, chốt lại các kiến thức, kĩ năng cơ bản.
3. Tiến trình tổ chức dạy học
3. Nhận xét cụ thể
a. Lỗi về nội dung
* ở câu tái hiện kiến thức, các em vẫn còn nhầm lẫn. Khi sang Nhật, Lỗ Tấn học nghề thuốc chứ không phải bốn nghề 
- Nhiều em chưa nêu được lí do vì sao chuyển sang làm văn nghệ.
* Đối với câu nghị luận xã hội, các em trình bày chưa đúng trọng tâm – tác hại của ô nhiễm mt
- Chưa triển khai bố cục một cách hợp lí => Kĩ năng làm bài quá kém
- Sự hiểu biết xã hội còn rất hạn chế
*Với bài nghị luận văn học , hs chưa nhận thức rõ đề và trọng tâm bài làm
- Nhiều bài làm bộc lộ khả năng cảm thụ tác phẩm văn chương quá kém, gần như các em không thấy được vẻ đẹp của người đàn bà
- Nhiều bài còn thể hiện những cảm nhận hoàn toàn chủ quan, xa rời, cách li văn bản tác phẩm
- Chưa biết vận dụng những kiến thức ngoài tác phẩm để phục vụ có ích cho bài viết của mình
- Nhiều bài viết đi đúng hướng nhưng lại khai thác chưa sâu, chưa có sự liên hệ, đối chiếu, so sánh để nâng cao vấn đề
b. Lỗi về kĩ năng
- Nhiều học sinh làm bài rất cẩu thả ( tẩy xoá, chữ viết khó đọc)
- Còn mắc nhiều lỗi lớn về chính tả : Không viết hoa tên riêng, tên địa danh hoặc sau khi chấm câu
- Rất nhiều bài còn viết tắt, khi trích dẫn chứng không trích dẫn đầy đủ
- Chưa thể hiện rõ bố cục bài viết: Các phần, các ý, các đoạn trong thân bài
- Khả năng diễn đạt của cấc em là quá kém: Khoảng 70% bài viết chưa viết được câu văn đúng cấu trúc, trong sáng về nghĩa; từ ngữ sử dụng không được chọn lọc, các từ ngữ của đời sống còn được thể hiện quá nhiêù trong bài viết
c. Các bài làm khá : một số em ở 12b, 12c2, 
d. Các bài quá kém: Chiếm tỉ lệ lớn: Cảnh Tài-12A, Hữu Hoà- 12A, Bá Nga-12C1, Cảnh Kì-12C1; Bá Khánh, Hữu Tú (12C2); Văn Lành, Công Minh( 12C3)
D. Củng cố và dặn dò
- Nhận thức đúng đắn về các lỗi trong bài viết
- Có phương hướng sữa chữa thích hợp
- Tiếp tục ôn tập và ôn tập nỗ lực cho kì thi tốt nghiệp 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 12p5.doc