Giáo án Ngữ văn 12 tiết 84, 85, 86

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 84, 85, 86

 Làm văn

DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

A . MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Có ý thức một cách đầy đủ về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.

2. Kỹ năng: - Biết cách tránh lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. 3. Thái độ: - Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo.

B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV:SGK, SGV, Tư liệu,

- HS: SGK, SBT, Vở soạn, vở ghi.

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 84, 85, 86", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/2/2009 Tiết 84
	Làm văn	 
Diễn đạt trong văn nghị luận
A . MỤC tiêu
1. Kiến thức: - Có ý thức một cách đầy đủ về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. 
2. Kỹ năng: - Biết cách tránh lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. 3. Thái độ: - Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo. 
B/ chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV:SGK, SGV, Tư liệu, 
- HS: SGK, SBT, Vở soạn, vở ghi.
C/ phương pháp
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề, gợi ý, phát vấn, thuyết trình, thảo luận, tích hợp
D/ Tiến trình dạy học
1.ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Những chú ý đối với phần mở bài và kết bài trong văn nghị luận ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
GV cho HS tìm hiểu ví dụ (1) (2) trong SGK và làm rõ các nội dung:
- Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhng cách dùng từ ngữ của hai đoạn khác nhau nh thế nào? Hãy chỉ rõ u điểm và nhợc điểm trong cách dùng từ của mỗi đoạn.
- Cho HS chỉ ra những từ ngữ dùng không phù hợp. Yêu cầu HS sửa lại những từ ngữ này.
GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 2 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 3 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV huớng dẫn HS tổng hợp lại vấn đề đi đến kết luận yêu cầu sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận.
Kết cấu phần này cũng tương tự nh phần một: ba bài tập tự luận và một câu hỏi tổng hợp. Do đó cách tiến hành cũng tơng tự nh ở phần trên
I. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận 
 - Đây là hai đoạn văn nghị luận cùng viết về một chủ đề, cùng viết về một nội dung. Tuy nhiên mỗi đoạn lại có cách dùng từ ngữ khác nhau.
 - Nhược điểm lớn nhất của đoạn văn (1) là dùng từ thiếu chính xác, không phù hợp vói đối tợng đợc nói tới. Đó là những từ ngữ: nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh. 
 - ở đoạn văn (2) cũng còn mắc một số lỗi về dùng từ. Tuy nhiên, ở đoạn văn này đã biết cách trích lại các từ ngữ đợc dùng để nó chính xác cái thần trong con ngời Bác và thơ Bác của các nhà nghiên cứu, các nhà thơ khác làm cho văn có hình ảnh sinh động, giàu tính thuyết phục.
 - Các từ ngữ: linh hồn Huy Cận; nỗi hắt hiu trong cõi trời; hơi gió nhớ thơng; một tiếng địch buồn; sáo Thiên Thai; điệu ái tình; lời li tao...đợc sử dụng đều thuộc lĩnh vực tinh thần, mang nét nghĩ chung: u sầu, lặng lẽ rất phù hợp với tâm trạng Huy Cận trong tập Lửa thiêng.
 - Các từ ngữ giàu tính gợi cảm (đìu hiu, ngậm ngùi dài, than van, cảm thơng) cùng với lối xng hô đặc biệt (chàng) và hàng loạt các thành phần chức năng nêu bật sự đồng điệu giữa ngời viết (Xuân Diệu) với nhà thơ Huy Cận. 
 - Bài tập yêu cầu sửa chữa lỗi dùng từ trong đoạn văn:
 + Các từ ngữ sáo rỗng, không phù hợp với đối tợng: Kịch tác gia vĩ đại, kiệt tác,... 
 + Dùng từ không phù hợp với phong cách văn bản chính luận: viết nh nói, quá nhiều từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: ngời ta ai mà chẳng, chẳng là gì cả, phát bệnh.
II/ Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận
 - Khi viết văn nghị luận tránh viết một kiểu câu. Dùng tên gọi nhất định cho một chủ thể. 
- Phải biết kết hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc. 
- Sử dụng các phép tu từ cú pháp để bộc lộ cảm xúc.
4. Củng cố:
 - Nắm vững kiến thức, vận dụng làm bài tập
5. Dặn dò
- Học bài.
	- Chuẩn bị bài sau: Hồn Trương Ba, da hàng thịt
E. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
&...
Ngày soạn: 2/3/2009 Tiết 85
	Đọc văn	 
Hồn trương ba, da hàng thịt
 Lưu Quang Vũ
A . MỤC tiêu
1. Kiến thức: - Hiểu được bi kịch của con người khi bị áp đặt vào nghịch cảnh : phải sống nhờ, sống vay mượn, sống tạm bợ và trái với tự nhiên khiên tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa bởi sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục.
2. Kỹ năng: - Thấy đợc kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên cả hai phương diện : kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu với tính hiện đại kết hơp các giá trị truyền thống ;sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng.
3. Thái độ: - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, bảo vệ quyền được sống trọn vẹn, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, vật chất và tinh thần cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.
B/ chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV:SGK, SGV, Tư liệu, 
- HS: SGK, SBT, Vở soạn, vở ghi.
C/ phương pháp
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề, gợi ý, phát vấn, thuyết trình, thảo luận, tích hợp
D/ Tiến trình dạy học
1.ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Kể tên nhũng vở kịch đã học ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Nêu những nét chính về tác giả LQV?
Tóm tắt vở kịch?
+ Trương Ba làm nghề trồng vườn, khoảng hơn 50 tuổi, chất phác, cần cù, yêu vợ, thương con cháu. Do thái độ làm việc tắc tránh của Nam Tào, Bắc Đẩu (Thiên đình), Trương Ba bị chết bất ngờ. Vì thương quý Trương Ba đã từng chơi cờ với mình nên Đế Thích (vị tiên nổi tiếng cao cờ) đã cho hồn Trương Ba nhập vào thân xác anh hàng thịt (vừa chết được một ngày) để được sống lại. Thế là hồn Trương Ba vẫn giữ nguyên vẹn nhưng phải trú ngụ ở thân xác anh hàng thịt. 
+ Điều trớ trêu bất hạnh cũng bắt đầu xảy ra. Hồn Trương Ba không thể sống chung với vợ người hàng thịt. Về nhà mình, hồn Trương Ba cũng không được vợ con, cháu và bạn bè quý mến, yêu thương vì thân xác thô kệch, tính cách thô thiển của anh hàng thịt. Trương Ba rất đau khổ. Cuối cùng Trương Ba quyết định xin Đế Thích cho anh hàng thịt và Cu Tị (bạn cháu mình) sống lại, mình thì chết hẳn không nhập vào xác của ai nữa.
"- Không. Không! Tôi không muốn sống nh thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát".
Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà nhà viết kịch muốn gửi gắm.
(cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với "tay chân run rẩy", "hơi thở nóng rực", "cổ nghẹn lại" và "suýt nữa thì". Đó là cảm giác "xao xuyến" trớc những món ăn mà trớc đây Hồn cho là "phàm". Đó là cái lần ông tát thằng con ông "tóe máu mồm máu mũi",). 
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
- Lưu Quang Vũ (1948- 1988) quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đìng trí thức.
+ Từ 1965 đến 1970: Lu Quang Vũ vào bộ đội và được biết đến với tư cách một nhà thơ tài năng đầy hứa hẹn.
+ Từ 1970 đến 1978: ônng xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh. 
+ Từ 1978 đến 1988: biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch và trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 với những vở đặc sắc như: Sống mãi tuổi 17, Hẹn ngày trở lại, Lời thề thứ 9, khoảnh khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta, Hai ngàn ngày oan trái, Hồn Trơng Ba, da hàng thịt,
- Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận, nhưng thành công nhất là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật VN hiện đại
- Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
2. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
+ Vở kịch đợc Lu Quang Vũ viết vào năm 1981, được công diễn vào năm 1984. 
+ Từ một cốt truyện d.gian, t.giả đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
+ Truyện dân gian gây kịch tính sau khi Hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt dẫn tới "vụ tranh chấp" chồng của hai bà vợ phải đa ra xử, bà Trương Ba thắng kiện được đa chồng về. Lưu Quang Vũ khai thác tình huống kịch bắt đầu ở chỗ kết thúc của tích truyện dân gian. Khi hồn Trương Ba được sống "hợp pháp" trong xác anh hàng thịt, mọi sự càng trở nên rắc rối, éo le để rồi cuối cùng đau khổ, tuyệt vọng khiến Hồn Trương Ba không chịu nổi phải cầu xin Đế Thích cho mình được chết hẳn. 
3. Đoạn trích 
 - Là phần lớn cảnh VII. Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng sống trong tình trạng "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo", nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình, muốn thoát ra khỏi nghịch cảnh trớ trêu.
 - Đọc, bố cục
Ii. đọc hiểu
1. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác
* Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, Hồn Trương Ba "ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy" với một lời độc thoại đầy khẩn thiết:
+ Hồn TB đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ (Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải) 
+ Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. 
=> Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. TB bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng. Hồn TB cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng.
* Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt
- Hồn TB ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay k muốn Hồn vẫn phải thừa nhận 
+ Xác hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện. 
+ Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: "Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,". 
- Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.
4. Củng cố:
 - Nắm vững kiến thức
	- Chú ý nghĩa của đoạn trích.
5. Dặn dò
- Học bài.
	- Chuẩn bị bài sau: Phần tiếp theo của Hồn Trương Ba, da hàng thịt
E. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
&...
Ngày soạn: 2/3/2009 Tiết 86
	Đọc văn	 
Hồn trương ba, da hàng thịt(t2)
 Lưu Quang Vũ
A . MỤC tiêu
1. Kiến thức: - Hiểu được bi kịch của con người khi bị áp đặt vào nghịch cảnh : phải sống nhờ, sống vay mượn, sống tạm bợ và trái với tự nhiên khiên tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa bởi sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục.
2. Kỹ năng: - Thấy đợc kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên cả hai phương diện : kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu với tính hiện đại kết hơp các giá trị truyền thống ;sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng.
3. Thái độ: - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, bảo vệ quyền được sống trọn vẹn, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, vật chất và tinh thần cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.
B/ chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV:SGK, SGV, Tư liệu, 
- HS: SGK, SBT, Vở soạn, vở ghi.
C/ phương pháp
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề, gợi ý, phát vấn, thuyết trình, thảo luận, tích hợp
D/ Tiến trình dạy học
1.ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Tóm tắt vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
 Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, con, cháu), anh (chị) nhận thấy nguyên nhân nào đã khiến cho ngời thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn và phải chịu đau khổ? Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó?
. "Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa"
"Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? "Chẳng còn cách nào khác"! Mày nói nh thế hả? Nhng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!".
Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trơng Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống. Theo anh (chị), Trơng Ba trách Đế Thích, người đem lại cho mình sự sống (Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!) có đúng không? Vì sao? Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích toát lên ý nghĩ gì?
- Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo đợc. Tôi muốn đợc là tôi toàn vẹn 
- Sống nhờ vào đồ đạc, của cải ngời khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhng sống nh thế nào thì ông chẳng cần biết!.
Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?
Cảm nhận chung của anh chị sau khi đọc- hiểu đoạn trích
Ii. đọc hiểu
2. Cuộc đối thoại giữa hồn và những người thân
- Người vợ buồn bã, chán chường và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà "đi đâu cũng được còn hơn là thế này". Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng đã cảm nhận được: "ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trơng Ba làm vờn ngày xa". 
- Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khớc từ tình thân (tôi không phải là cháu ông Ông nội tôi chết rồi). Nó không thể chấp nhận cái con người có "bàn tay giết lợn", bàn chân "to bè như cái xẻng" đã làm "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, "Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy". Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!".
- Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thơng bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, "khổ hơn xa nhiều lắm". Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình "như sắp tan hoang ra cả" khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó.
 => Tất cả những người thân yêu của Hồn TB đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu. Họ đã nói ra thành lời bởi với họ cái ngày chôn xác TB xuống đất họ đau, họ khổ nhưng "cũng không khổ bằng bây giờ".
+ Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến Hồn TB cảm thấy không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với chính bản thân mình cứ lớn dần lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào. 
 - Tg đã để cho Hồn TB còn lại trơ trọi 1 mình với nỗi đau khổ, t.vọng lên đến đỉnh điểm, 1 mình với những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng đầy quyết liệt. Đó là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hđộng châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.
3. Cuộc đối thoại với Đế Thích và quyết định của Hồn Trương Ba
* Cuộc trò chuyện giữa Hồn TB với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của Hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng: 
Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.
 Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn TB với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.
* Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn của Hồn TB là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới chết. Hồn TB thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác cu Tị để sống và thấy rõ "bao nhiêu sự rắc rối" vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến Hồn TB đi đến quyết định dứt khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy TB là con ngời nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.
 Cái chết của cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ "mở nút". Dựng tả quá trình đi đến quyết định dứt khoát của Hồn Trơng Ba, Lưu Quang Vũ đã đảm bảo đợc tính tự nhiên, hợp lí của tác phẩm.
III. Tổng kết
Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, trong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, LQV muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ:
 Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. 
Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.
Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. 
Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con ngời đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lu Quang Vũ.
4. Củng cố:
 - Nắm vững kiến thức
	- Chú ý nghĩa nhân sinh và tính triết lí của đoạn trích.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 12ki 2.doc