Giáo án Ngữ văn 12 tiết 80 đến 94

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 80 đến 94

Đọc văn

SỐ PHẬN CON NGƯỜI(T2)

 Sô- Lô- Khốp

A . MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.

2. Kỹ năng: - Nắm được nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp.

3. Thái độ: - Cùng suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương.

B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV:SGK, SGV, Tư liệu,

- HS: SGK, SBT, Vở soạn, vở ghi.

 

doc 11 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 80 đến 94", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/1/2009 Tiết 80
	Đọc văn	 
Số phận con người(t2)
 Sô- Lô- Khốp
A . MỤC tiêu
1. Kiến thức: - Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.
2. Kỹ năng: - Nắm được nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp.
3. Thái độ: - Cùng suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương. 
B/ chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV:SGK, SGV, Tư liệu, 
- HS: SGK, SBT, Vở soạn, vở ghi.
C/ phương pháp
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề, gợi ý, phát vấn, thuyết trình, thảo luận, tích hợp
D/ Tiến trình dạy học
1.ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :
- Tóm tắt tác phẩm Số phận con người ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
An-đrây đã nhận bé Va-ri-a làm con như thế nào? Điều gì đã khiến anh có quyết định nhanh chóng như vậy?
An-đrây Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn như thế nào?
Nhận xét chất trữ tình và giọng điệu của đoạn trích.
Thái độ của người kể chuyện, ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối truyện ? 
GV hướng dẫn HS tổng kết
II. Đọc- hiểu 
1. Nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp
b) An-đrây gặp bé Va-ri-a 
- Giữa lúc đang lâm vào tâm trạng buồn đau, bế tắc, An-đrây đã gặp bé Va-ri-a, cũng là một nạn đáng thương của chiến tranh. 
 - Khi nhìn thấy Va-ri-a từ xa: “Thằng bé rách bươn xơ mướp.... cặp mắt thì cứ như nhiều ngôi sao sáng sau trận mưa đêm” rồi “thích đến nỗi bắt đầu thấy nhớ nó”. Và khi hiểu rõ tình trạng của Va-ri-a hiện tại, tình phụ tử thiêng liêng và tinh thần trách nhiệm đã thức tỉnh trông Xô-cô-lốp. Lòng thương xót dâng lên thành những giọt nước mắt nóng hổi. Anh quyết định nhận Va-ri-a làm con.
 - Xô-cô-lốp tuyên bố anh là bố thì lập tức Va-ni-a chồm lên ôm hôn anh, ríu rít líu lo vang cả buồng lái... Còn Xô-cô-lốp “mắt mờ đi”, “hai bàn tay lẩy bẩy”- sức mạnh cảu tình yêu thương sưởi ẩm trái tim cô đơn, đem lại niềm vui sống.
- Với lòng nhân hậu, Xô-cô-lốp tìm mọi cách bù đắp tình cảm cho Va-ri-a, chăm sóc nó. ở toàn bộ đoạn này, điểm nhìn của tác giả hoàn toàn phù hợp với điểm nhìn của nhân vật và vì vậy gây được niềm xúc động trực tiếp
c) Tinh thần trách nhiệm cao cả và nghị lực phi thường của Xô-cô-lốp
- Khó khăn của Xô-cô-lốp khi nhận bé Va-ri-a làm con trong cuộc sống thường nhật: việc nuôi dưỡng, chăm sóc..., những rủi ro bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, đặc biệt là việc không thể làm “tổn thương trái tim bé bỏng của Va-ri-a”. Bên cạnh đó là nỗi khổ tâm, dằn vặt của anh về những kí ức... vết thương tâm hồn vẫn đau đớn.
 - Xô-cô-lốp không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng nỗi đau, vết thương lòng không thể nào hàn gắn. Đó chính là bi kịch sâu sắc trong số phận của Xô-cô-lốp. Đó cũng là tính chân thật của số phận con người sau chiến tranh.
2. Chất trữ tình của tác phẩm
 Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng phong phú cho người đọc.
3. Thái độ của người kể chuyện
- Thái độ của người trần thuật là đồng cảnh và tin tưởng
 - Đoạn kết tác phẩm là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân(Hình ảnh “những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng”, giọt nước mắt “trong chiêm bao”)
III. Tổng kết
1. Xô-cô-lốp là biểu tượng của tính cách Nga, tâm hồn Nga, biểu tượng của con người thế kỷ XX: kiên cường, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, nhân vật mang tầm sử thi.
- Sô-lô-khốp suy nghĩ sâu sắc về số phận con người- tin tưởng vào nghị lực phi thường của con người cách mạng có thể vượt qua số phận.
2. Nghệ thuật tự sự:
- Kiểu truyện lồng truyện, hai người kể chuyện (tác giả và nhân vật). Nhờ đó, đảm bảo tính chân thực, tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân.
- Sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết tình tiết để khám phá chiều sâu tính cách nhân vật.
4. Củng cố:
- Nắm được nội dung bài học.
5. Dặn dò
- Học bài. 
- Soan bài: Ông già và biển cả.
E. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
&...
Ngày soạn: 3/2/2009 Tiết 81
 Làm văn	 
Trả Bài viết số 6
A . MỤC TIấU:
1. Kiến thức: - Củng cố những kiến thức văn học và kĩ năng làm văn có liên quan đến bài học. 
2. Kỹ năng: - Nhận ra những ưu điểm, thiếu sót, nguyên nhân sinh ra những ưu điểm, thiếu sót trong bài làm của mình. 
3. Thái độ : - Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm và khắc phục thiếu sót trong các bài làm sắp tới. 
B/ chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV:SGK, SGV, Tư liệu
- HS: SGK, SBT, Vở soạn, vở ghi.
C/ phương pháp
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách gợi ý trả lời câu hỏi, phát vấn , tích hợp, thảo luận
D/ Tiến trình dạy học
1.ổn định lớp : Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đề bài ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Yêu cầu học sinh đọc lại đề bài
- Yêu cầu học sinh thực hiện
GV kiểm tra phần lập dàn ý của học sinh đã làm theo hướng dẫn của GV ở giờ học trước sau đó nhận xét.
- GV công bố kết quả
- Đọc mẫu những bài kết quả cao
- GV vừa trả bài vừa sửa lỗi mắc trong bài.
I. Đề bài
 Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm [], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".
Chứng minh rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi, quả đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến đời chị em Chiến, Việt.
II. Phân tích đề, lập dàn ý
1. Phân tích đề
- Nội dung vấn đề: Quan niệm của Nguyễn Thi ()
- Thể loại: Nghị luận văn học.
- Thao tác chính: chứng minh.
 - Phạm vi tư liệu: Tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
2. Lập dàn ý
 - Mở bài
 - Thân bài: cần xây dựng hệ thống luận điểm. Mỗi luận điểm cần có các luận cứ, luận chứng.
Kết bài
III. Nhận xét, đánh giá
1. Ưu điểm: (ở một số bài)
- Bố cục đủ, chính xác, rõ ý
- Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc
- Có nhiều quan điểm, suy nghĩ sâu sắc.
2. Nhược điểm
- Nội dung sơ sài
- Bố cục thiếu, chưa đủ
- Diễn đạt dài dòng, vụng, không ngắt câu
- Mắc nhiều lỗi sai: chính tả, viết tắt, viết hoa.
IV. Kết quả cụ thể
 KQ
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu kém
12A5
12A6
V. Sửa lỗi
4. Củng cố:
- Nắm vững phương pháp làm bài.
5. Dặn dò
- Học bài.
	- Hoàn thành dàn ý chi tiết
	- Chuẩn bị bài sau: Ông già và biển cả.
E. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
&...
Ngày soạn: 10/2/2009 Tiết 82
	Đọc văn	 
ông già và biển cả
(Trích)
 Hê-ming-uê
A . MỤC tiêu
1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp không những của lão ngư phủ đơn độc và dũng cảm mà cả vẻ đẹp của “nhân vật” cá kiếm – kì phùng địch thủ của ông.
2. Kỹ năng: - Làm quen với với một nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hê-minh-uê: từ những chi tiết giản dị, chân thực của một cuộc săn bắt cá, gợi mở những tầng ý nghĩa rộng lớn, khiến cho hai “nhân vật” chính mang một ý nghĩa biểu tượng. 
3. Thái độ: Từ đó, có thể rút ra một bài học về lối viết: chống lối viết hoa mĩ mà rỗng tuếch, vốn thường được một số HS hiện nay ưa thích.
B/ chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV:SGK, SGV, Tư liệu, 
- HS: SGK, SBT, Vở soạn, vở ghi.
C/ phương pháp
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề, gợi ý, phát vấn, thuyết trình, thảo luận, tích hợp
D/ Tiến trình dạy học
1.ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Tóm tắt tác phẩm Số phận con người ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Tóm tắt : Cuốn tiểu thuyết dày 50 trang (khổ 17cm x 24cm) là cuốn sách quan trọng ,quyết định giải thưởng nôben của Hê-minh-uê .Tác phẩm là một thông điệp khẳng định :Con người ta sinh ra không phải chỉ để dành cho thất bại .Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại 
 Suốt 84 ngày liền ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô không bắt được con cá .Đến cả đứa bé Ma-nô-lin đi theo lão bố mẹ nó cũng bắt đi theo thuyền khác 
 Vào ngày thứ 85 ,Xan-ti-a-gô chèo thuyền ra khơi .Lão đi thật xa ,lão buông câu .Khoảng trưa con cá kiếm cắn câu và éo con thuyền và ông lão về hướng Tây Bắc . Sáng ngày thứ hai con cá nhảy lên ,Xan-ti-a-gô mới biết lão câu được con cá khổng lồ ,lão chưa bao giờ nhìn thấy .Con cá lặn xuống bơi về phía động .Xan –ti –a –gô uống từng hớp nước ngọt dè sẻn và cố quấn bàn tay bị dây câu cúa nát cùng cái lưng ê ẩm .
 Bước sang ngày thứ ba ,con cá lượn vòng .Dù mệt ,lão vẫn cố kéo con cá vào thuyền ,phóng lao vào tim nó .Con cá dài hơn chiếc thuyền của lão chừng bốn tấc .Nó sẽ mang vận may cho lão . Lão giương buồm quay về đất liền .
Máu cá kiếm loang ra đại dương .Một tiếng sau con cá mập đầu tiên lao tới . Đấy là con Ma-kô hung tợn .Nó tấn công con cá kiếm . Ông lão giết được nó . Nhưng con cá kiếm chảy máu nhiều hơn .Hai con cá mập mũi xẻng lao đến .Lão đón chúng bằng lưỡi dao . Chúng chìm xuống chết .Lão giết nốt con kia khi nó xông vào xâu xé con cá kiếm . Con thứ ba lao vào ,lưỡi dao của lão đâm trúng đích nhưng bị gẫy khi con cá dẫy chết . Hoàng hôn buông xuống ,cả đàn cá mập kéo đến . Lão vung chày nghênh chiến bị một con đớp lấy . Lộo quật chúng bằng tay lái .Đàn cá mập kéo đến càng nhiều ,chúng ăn hết thịt con cá kiếm ,để lại cho lão bộ xương .Thuyền cập bến ,lão thất thểu vào lều và chìm vào giấc ngủ .Khi tỉnh dậy lão thấy Ma-nô -lin ngồi bên giường còn ông lão lại mơ về đàn sư tử châu phi 
I. Tiểu dẫn
1. O-nit Hê-ming-uê (1899- 1961):
- Nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, t.thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới.
- Những tiểu thuyết nổi tiễng của Hê-ming-uê: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940).
- Truyện ngắn của Hê-ming-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là "Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người".
2. Ông già và biển cả (The old man and the sea)
- Được xuất bản lần đầu trên tạp chí Đời sống.
- Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-ming-uê được trao giải Nô-ben.
- Tóm tắt tác phẩm (SGK).
* Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "Tảng băng trôi": dung lượng câu chữ ít nhưng "khoảng trống" được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản (Tác giả nói rằng tác phẩm lẽ ra dài cả 1000 trang nhưng ông đã rút xuống chỉ còn bấy nhiêu thôi). 
3. Đoạn trích
- Đoạn trích nằm ở cuối truyện, kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm.
II. Đọc- hiểu 
1. Hình ảnh ông lão và con cá kiếm
- Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập:
- Con cá kiếm mắc câu với những vòng lượn được nhắc lại rất nhiều lần gợi ra được vẻ đẹp hùng dũng, ngoan cường trong cuộc chiến đấu.
 - Ông lão ở trong hoàn cảnh hoàn toàn đơn độc, “mệt thấu xương” “hoa mắt” vẫn kiên nhẫn vừa thông cảm với con cá vừa phải khuất phục nó. Con người không nản chí .Con người có thể bị tiêu diệt nhưng không dễ gì bị đánh bại.
- Con cá kiếm là con cá lớn dài hơn cả con thuyền của lão đánh cá Xan- ti- a- gô .Nó là biểu tượng của: Thành quả lao động lớn lao mà con người giành giật được sau bao ngày thất bại . Từ đó khẳng định “con người không dễ gì bị đánh bại” . Nếu 84 ngày đêm ra khơi không câu được cái gì , con người cũng đừng chán nản ,phải tin vào mình , tin vào khả năng dám làm một con người ,dám là mình.
+Thành quả lao động ấy được miêu tả : “cực lớn đuôi lớn hơn chiếc lưỡi hái lớn ,màu tím hồng”. Ngoại hình ấy nhằm khẳng định sức mạnh và oai phong . Đây là một trong dặc điểm miêu tả nhân vật theo kiểu “phong độ dưới áp lực” của Hê-min- uê
 => Nhà văn miêu tả vẻ đẹp của con cá cũng là để đề cao vẻ đẹp của con người. Đối tượng chinh phục càng cao cả, đẹp đẽ thì vẻ đẹp của con người đi chinh phục càng được tôn lên. Cuộc chiến đấu gian nan với biết bao thử thách đau đớn đã tôn vinh vẻ đẹp của người lao động: giản dị và ngoan cường thực hiện bằng được ước mơ của mình.
4. Củng cố:
 - Nắm vững kiến thức, phương thức sáng tác của H thể hiện qua đoạn trích.
5. Dặn dò
- Học bài.
	- Chuẩn bị bài sau: Nội dung còn lại của Ông già và biển cả.
E. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
&...
Ngày soạn: 28/3/2009 Tiết 94
ôn tập phần văn học
A . MỤC tiêu
1. Kiến thức: - Tổng kết, ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam (truyện và kịch từ cách mạng tháng 8 – 1945 đến cuối thế kỷ XX) và văn học nớc ngoài đã học trong SGK ngữ văn lớp 12 tập II ; vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó.
2. Kỹ năng: - Rèn năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ : tác phẩm, hình tợng, ngôn ngữ văn học ....
3. Thái độ: - Có ý thức học tập nghiêm túc, tổng hợp kiến thức.
B/ chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV:SGK, SGV, Tư liệu, 
- HS: SGK, SBT, Vở soạn, vở ghi.
C/ phương pháp
 Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề, gợi ý, phát vấn, thuyết trình, thảo luận, tích hợp
D/ Tiến trình dạy học
1.ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Kể tên những tác phẩm văn học VN và nước ngoài đã học ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
ý nghĩa t tởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con ngời của Sô-lô-khốp.
(GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Số phận con ngời, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. HS làm việc cá nhân và phát biểu)
Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn phê phán căn bệnh gì của ngời Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
(GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Thuốc, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. HS làm việc cá nhân và phát biểu).
ý nghĩa biểu tợng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê?
(GV yêu cầu HS xem lại bài Ông già và biển cả, trên cơ sở đó để thảo luận. HS làm việc cá nhân và phát biểu, thảo luận)
I. Phần văn học nước ngoài
1. Số phận con ngời của Sô-lô-khốp
+ ý nghĩa tư tưởng:Số phận con ngời của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh mất mát, không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng của con người sau chiến tranh. Từ đó mà tin yêu hơn đối với con người. Số phận con ngời khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con ngời vợt lên số phận.
+ Đặc sắc nghệ thuật: có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng p.phú cho người đọc.
2. Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
+ Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh của ngời Trung Quốc đầu thế kỉ XX:
- Bệnh u mê lạc hậu của ngời dân.
-Bệnh xa rời q.chúng của những người CM tiên phong.
+ Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:
- Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc.
- Các chi tiết, hình ảnh đều giàu ý nghĩa tượng trựng. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du,... 
- Không gian, thời gian của truyện là một tín hiệu nghệ thuật có ý nghĩa .
3. Đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê
ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê
+ Ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập.
+ Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình.
+ Con cá kiếm là đại diện cho tính chất kiêu hùng vĩ đại của tự nhiên. 
+ Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tợng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời.
4. Củng cố:
 - Nắm vững kiến thức
5. Dặn dò
- Học bài. 
	- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập phần văn học.
E. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
&...

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 12ki 2(1).doc