Đọc văn: SỐ PHẬN CON NGƯỜI (Sô-lô-khôp)
1-Kiến thức `
-Hiểu được tính cách Nga kiên cường và nhân hậu
-Nắm được nghệ thuật kể chuyện,khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp.
.2-Kĩ năng: Đọc hiểu và phân tích một truyện ngắn.
3-Thái độ: Thấu hiểu : Số phận con người thường éo le ,trắc trở ,phải có đủ bản lĩnh kiên cường và lòng nhân hậu để vượt lên.
B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án
2-Phương pháp:
- Phần Tiễu dẫn : thuyết trình kết hợp sách GK
- Phần Văn bản : Thuyết trình kết hợp phát vấn đàm thoại.
1-Công việc chính
@.Giáo viên: SGK, SGV,GA,tài liệu, công cụ;
@. Học sinh: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới.
TIẾT 79-80 NS: 8-3 Đọc văn: SỐ PHẬN CON NGƯỜI (Sô-lô-khôp) 1-Kiến thức ` -Hiểu được tính cách Nga kiên cường và nhân hậu -Nắm được nghệ thuật kể chuyện,khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp. .2-Kĩ năng: Đọc hiểu và phân tích một truyện ngắn. 3-Thái độ: Thấu hiểu : Số phận con người thường éo le ,trắc trở ,phải có đủ bản lĩnh kiên cường và lòng nhân hậu để vượt lên. B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP: 1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án 2-Phương pháp: - Phần Tiễu dẫn : thuyết trình kết hợp sách GK - Phần Văn bản : Thuyết trình kết hợp phát vấn đàm thoại. 1-Công việc chính @.Giáo viên: SGK, SGV,GA,tài liệu, công cụ; @. Học sinh: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới. 2-Nội dung tích hợp: Lí luận về thể loại truyện ngắn, bài nghi luận về một tác phẩm văn xuôi,kiến thức về tác giả Sô-lô-khốp, tác phẩm Sông Đông êm đềm. D- Tiến trình: 1- Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số 2- Kiểm tra bài cũ: 3-Giới thiệu bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Tìm hiểu phần tiểu dẫn: Em hãy cho biết cuộc đời đã ảnh hưởng đến sự nghiệp văn chương của tác giả Sô-lô-khốp như thế nào? Giáo viên gọi 3 học sinh đọc văn bản(chỉ đọc đoạn chính),Giáo viên đọc và hướng dẫn cho các em tóm tắt. Hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Vania được miêu tả như thế nào. Việc Xô-cô-lôp nhận bé Vania làm con nuôi đã tác động lớn lao đến hai cha con như thế nào?. Xô-cô-lôp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn như thế nào (khó khăn trong đời thường,chiêm bao ám ảnh và nỗi đau khôn nguôi)? Qua đoạn trích, Sô-lô-khôp nghĩ gì về số phận con người ? Ý nghĩa của việc hai cha con Xôcôlốp nương tựa vào nhau? Cốt truyện và chi tiết thể hiện phong cách nghệ thuật của Sôlôkhôp như thế nào? Nhận xét về thái độ của người kể chuyện.Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm. Nhân vật trong tác phẩm là những người bình thường hay vĩ đại.? Qua tìm hiểu đoạn trích, hãy rút ra chủ đề tác phẩm. I –Tìm hiểu chung: 1- Tác giả : -M.A.Sôlôkhôp (1905-1984)là nhà văn Nga lỗi lạc.Ông sinh ra và lớn lên ở tỉnh Rôxtôp thuộc vùng thảo nguyên sông Đông và gắn bó với vùng đất trù phú đậm bản sắc văn hoá của người cô dắc này trong những bước chuyển mình đau đớn và phức tạp của lịch sử.Chưa được 17 tuổi nhưng trong nội chiến Sô-lô-khôp đã làm thư kí uỷ ban xã,xoá nạn mù chữ,trưng thu lương thực chống đóiNăm 17 tuổi,ông lên Mat-xcơ-va làm nhiều nghề vất vả như đập đá ,khuân vác ,kế toán để thực hiện giấc mơ viết văn.Năm 21 tuổi, Sôlôkhôp đã có hai tập truyện ngắn viết về vùng sông Đông là Truyện sông Đông và Thảo nguyên xanh. Năm 22 tuôỉ , Sôlôkhôp trở về quê và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết sử thi 4 tập Sông Đông êm đềm.Bộ tiểu thuyết hoàn thành năm 1940 lúc Sôlôkhôp 35 tuổi và ngay lập tức được tặng giải thưởng quốc gia. -Chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức bùng nổ,Sôlôkhôp tham gia với tư cách là phóng viên chiến tranh theo sát Hồng quân trên nhiều mặt trận. Sau chiến tranh,ông lại lăn mình vào những hoạt động xã hội ở địa phương .Vốn sống ấy giúp ông viết thành công tác phẩm Số phận con người thể hiện cách nhìn về cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện ,chân thực. -Nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Sôcôlốplà viết đúng sự thật dù đôi khi sự thật đó khắc nghiệt, cay đắng.Ông coi sứ mạng cao cả nhất của nghệ thuật là ca ngợi nhân dân .Do những cống hiến nghệ thuật to lớn, năm 1965,Sôlôkhôp được nhận giải Noben về văn học. 2- Tác phẩm: a-Hoàn cảnh ra đời : Truyện ngắn Số phận con người của Sôlôkhốp hoàn thành năm 1957 mở ra một chân trời mới cho văn học Nga, thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện ,chân thực. b-Tóm tắt tác phẩm: Xôcôlốp là một chiến sĩ Hồng quân Liên xô từng tham gia nội chiến. Cha mẹ, anh chị của anh đều chết trong nạn đói .Xôcôlốp trải qua nhiều nghề để kiếm sống .Rồi anh có vợ, có ba con và xây được một ngôi nhà ,sống hạnh phúc. Khi chiến tranh vệ quốc chống phát xít bùng nổ, anh ra trận .Chiến đấu chừng một năm,anh bị thương hai lần rồi bị bắt làm tù binh,bị đoạ đày trong các trại tập trung của phát xít Đức.Năm 1944,bọn phát xít Đức thua to,phải dùng cả tù binh làm lái xe.Xôcôlốp đã cướp xe,bắt sống tên thiếu tá phát xít, trốn thoát.Về tới đợn vị,anh mới hay tin ngôi nhà anh bị bom phát xít nổ tan tành,vợ và hai con gái bị bom giết hại.Niềm hi vọng cuối cùng của anh là đứa con trai bây giờ đã là một đại uý pháo binh nhưng rồi nó cũng hi sinh ngay trong ngày chiến thắng. Chiến tranh kết thúc ,Xôcôlôp giải ngũ. Anh không về quê hương mà đến ở nhờ nhà một người bạn và làm nghề lái xe để kiếm sống. Ở đây,anh đã nhận Vania, một đứa bé mồ côi năm tuổi làm con nuôi.Việc chăm sóc bé tuy vất vả nhưng có nó anh mới thấy hạnh phúc .Trái tim rệu rã của anh dường như êm dịu lại.Còn bé Vania tưởng tìm được bố ruột của mình nên quấn quít bên bố không rời.Trong một lần lái xe,anh va phải một con bò và bị tước bằng lái. Hai bố con lại dắt nhau đi nơi khác kiếm sống.Bé Vania hồn nhiên vô tư còn anh phải gượng chống chọi với nỗi đau buồn và bệnh tim để sống và làm chỗ dựa cho chú bé. II – Đọc -hiểu đoạn trích: 1-Nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp. a-Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lôp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Vania : -Hoàn cảnh của Xôcôlốp khi chiến tranh kết thúc thật bi đát: Vợ và hai con gái bị bom phát xít giết hại ,ngôi nhà êm ấm xưa kia nay chỉ còn là một hố bom. Niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng của anh cũng tắt hẳn khi đứa con trai đang là sĩ quan pháo binh hi sinh ngay trong ngày chiến thắng. Anh thấy như trong con người mình “có cái gì đó vỡ tung ra”, anh sống như người mất hồn. Bản thân anh lại đã hai lần bị thương ,bị đày đoạ trong trại tập trung của phát xít,bây giờ lại còn bị bệnh tim hành hạ. -Trước nỗi đau thể xác và tinh thần quá lớn như thế nên điều dễ hiểu là anh đã quen với việc mượn rượu giải sầu. Sự tuyệt vọng và nỗi cô đơn rất dễ đẩy anh đến vực thẳm của sự nghiện rượu và chán đời nếu không có nghị lực. Biểu dương nhân dân anh hùng nhưng Sôlôkhôp cũng đã không ngần ngại khi nói đến cái giá rất đắt của chiến thắng, đến nỗi đau tột cùng của con người do chiến tranh gây ra. b-Việc Xôcôlốp nhận bé Va-ni-a làm con nuôi đã có tác động mạnh mẽ và lớn lao đến hai cha con .Trước khi gặp Xôcôlốp,bé Vania là một chú bé mồ côi không nơi nương tựa, ai cho gì thì ăn nấy , bạ đâu ngủ đó. Trong cái nhìn của Xôcôlốp thì “thằng bé rách bươm xơ mướp.Mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu ,lem luốc bụi bặm,bẩn như ma lem ,đầu tóc rối bù nhưng cặp mắt - cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm!”.Những chi tiết nghệ thuật trên được chọn lọc để bộc lộ sự xót thương và lòng yêu mến của Xôcôlốp đối với chú bé. Khi nghe tin bố mẹ nó đều chết trong chiến tranh,những giọt nước mắt nóng hổi sôi lên trong mắt Xôcôlốp và lập tức anh quyết định sẽ nhận chú bé làm con. “Ngay lúc ấy tâm hồn tôi bỗng nhẹ nhõm và bừng sáng lên”.Phút giây hạnh phúc bất ngờ khiến cả hai đều choáng váng : “Nó áp sát vào người tôi , toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió .Còn mắt tôi thì cứ mờ đi ,cả người cũng run lên ,hai bàn tay lẩy bẩy”. Bé Vania vô cùng hạnh phúc vì tưởng đã tìm lại được người cha ruột của mình còn anh trước hoàn cảnh ấy ,lòng nhân hậu đã giúp anh quên nỗi đau riêng để lo cho nó. Đêm đêm ,khi ngắm nhìn nó ngủ, thơm mái tóc xù của nó ,anh thấy trái tim mình êm dịu lại.Từ nay, anh đã có người để chăm sóc yêu thương và để được yêu thương.Lòng nhân hậu đã giúp Xôcôlôp vơi bớt nỗi đau riêng và có lí do để tiếp tục sống bởi bé Vania còn khổ hơn anh vì quá nhỏ. c-Hai con người cô đơn côi cút đã vượt qua số phận bi kịch của chính mình nhờ biết nương dựa vào nhau, tìm đến và sưởi ấm cho nhau.Nhưng nỗi đau của Xôcôlốp là nỗi đau quá lớn, không thể nào nguôi quên được.Đêm nào anh cũng chiêm bao thấy những người thân đã quá cố và thức giấc dậy thì thấy gối đẫm nước mắtCuộc mưu sinh của hai cha con cũng gặp nhiều vất vả khó khăn,vì vô tình va phải một con bò,anh bị tước bằng lái xe,hai cha con lại phải dắt díu nhau đi nơi khác kiếm sống. Bé Vania cứ hồn nhiên ngây thơ còn anh phải gượng che giấu bệnh tim và nỗi đau để tiếp tục sống và làm chỗ dựa cho chú bé.Không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng vết thương lòng của Xôcôlôp khó có thể hàn gắn được. Đó chính là bi kịch của Xôcôlốp,và cũng là tính chân thật của số phận con người sau chiến tranh. d-Qua đoạn trích, Sôlôkhôp cho thấy số phận con người gặp rất nhiều bất hạnh,nỗi đau và sự mất mát.Theo ông,con người cần phải biết dựa vào nhau để có hạnh phúc Hai cha con Xôcôlốp đã tìm đến với nhau ,những người bạn đã giúp đỡ Xôcôlôp đã nói lên quan diểm đó. Đó cũng là niềm tin và hy vọng ở hạnh phúc con người của Sôlôkhôp , một quan điểm có tính nhân văn sâu sắc. 2-Đặc sắc nghệ thuật: Cốt truyện và chi tiết Truyện ngắn Số phận con người được xây dựng theo lối truyện lồng trong truyện và thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Sôlôkhôp là tôn trọng tính chân thật.Tác phẩm không tô hồng hiện thực bằng lối kết thúc có hậu mà báo trước vô vàn khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Sôlôkhốp đã miêu tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, trong “đau khổ ,chết chóc , máu me” (Lời L.Tôn-Xtôi),thể hiện một cách nhìn mới, cách mô tả mới hiện thực cuộc sống sau chiến tranh.Tác giả đã sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật,nhiều chi tiết tình tiết cảm động để khám phá chiều sâu tính cách nhân vật (cảnh nhận con, những giọt nước mắt của vợ người bạn, giấc ngủ của bé Vania) Cách kể chuyện:Truyện ngắn Số phận con người được xây dựng theo lối truyện lồng trong truyện.Ở đây có hai người kể chuyện.Người thứ nhất là Xôcôlốp, nhân vật chính; người thứ hai là tác giả.Thái độ của người kể chuyện là đồng cảm sâu sắc với nhân vật chính ,xúc động mãnh liệt trước số phận nhân vật này tạo nên chất trữ tình sâu sắc của tác phẩm. Truyện cũng có một đoạn trữ tình ngoại đề ở phần cuối bày tỏ sự đồng cảm ,lòng tin tưởng và sự khâm phục của tác giả đối với một tính cách Nga kiên cường và nhân hậu. Nhà văn tin tưởng vào một thế hệ tương lai qua hình ảnh chú bé Vania :Thiết nghĩ rằngcon người Nga đó,con người có ý chí kiên cường sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố ,chú bé kia một khi lớn lên sẽ đương đầu với mọi thử thách.Đó cũng là lời nhắc nhở ,kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân sau chiến tranh.Cách kể chuyện này tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới:Lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân. Nhân vật trong tác phẩm là những con người bình thường, thậm chí nhỏ bé với tất cả các quan hệ phức tạp đa dạng tiêu biểu cho số phận con người trong chiến tranh.Tác giả ví hai cha con Sôcôlốp là “ hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ”.Hoàn cảnh đau khổ ghê gớm của Xôcôlốp đã làm nổi bật tâm hồn nhân hậu và tính cách kiên cường của anh.Đó là những con người bình thường mà vĩ đại ,hình ảnh của nhân dân Nga. 3-Chủ đề: Qua tác phẩm,với một dung lượng không lớn , Sôlôkhốp đã khám phá chiều sâu chiến công hiển hách của nhân dân Xô viết trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại với tất cả những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua được. Và trong hoàn cảnh ấy ,tác giả ca ngợi bản lĩnh kiên cường và nhân hậu của con người Xô viết.Đó cũng là lời nhắc nhở ,kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân sau chiến tranh. III_TỔNG KẾT: -Bản lĩnh kiên cường và nhân hậu của con người Xô-Viết. -Sô-lô-khốp là nhà văn dũng cảm khám phá sự thật 4-Củng cố -Khái quát lại kiến thức cơ bản của tác phẩm. - Đọc kĩ lại tác phẩm, nhớ chi tiết. 5. Dặn dò: -Tiết đến trả bài viết số 6 * Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: