Giáo án Ngữ văn 12 tiết 76: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 76: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:

 * Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

 * Biết vận dụng các hình thức kết cấu phù hợp để viết một văn bản thuyết minh.

B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.

 - SGK, SGV.

 - Giáo án, một số phương tiện khác (máy chiếu, bảng trong )

C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.

 GV tổ chức giờ dạy theo cách cho HS tìm hiểu qua các ví dụ từ đó mà khái quát lên các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ

 Trình bày cản nhận của em về giọng điệu của Nguyễn Công Trứ trong đoạn trích “Nhà nho vui cảnh nghèo”

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 76: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 18 tháng 1 năm 2007.
Ngữ văn.Tiết 76
Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
 * Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
 * Biết vận dụng các hình thức kết cấu phù hợp để viết một văn bản thuyết minh.
b- Phương tiện thực hiện.
 - SGK, SGV.
 - Giáo án, một số phương tiện khác (máy chiếu, bảng trong)
c- Cách thức tiến hành.
 GV tổ chức giờ dạy theo cách cho HS tìm hiểu qua các ví dụ từ đó mà khái quát lên các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
d- Tiến trình lên lớp.
 i- ổn định tổ chức
 ii- Kiểm tra bài cũ
 Trình bày cản nhận của em về giọng điệu của Nguyễn Công Trứ trong đoạn trích “Nhà nho vui cảnh nghèo”
 iii- Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Trong quá trình làm văn có khi nào các em dùng đến khái niệm kết cấu không?
- Em hiểu như thế nào về khái niệm kết cấu?
(GV hướng dẫn HS đọc khái niệm trong SGK)
- Từ khái niệm kết cấu như đã xác định ở trên và khái niệm văn bản thuyết minh, em hãy nêu khái niệm về kết cấu của văn bản thuyết minh.
- Khi tổ chức, sắp xếp các nội dung thuyết minh, chúng ta có thể tùy tiện sắp xếp các nội dung được không? 
- Vậy khi tổ chức sắp xếp các nội dung đó, chúng ta cần lưu y những điều gì?
- GV cho HS lần lượt đọc các ví dụ trong SGK và tìm hiểu theo các yêu cầu sau:
+ Đối tượng, mục đích thuyết minh
+ Tìm các y chính tạo nên nội dung thuyết minh
+ Trình tự sắp xếp các nội dung thuyết minh và cơ sở tạo nên nội dung thuyết minh đó.
- Qua những ví dụ đã phân tích trên, hãy cho biết có những hình thức kết cấu nào?
1- Khái nệm các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
- Tạm hiểu kết cấu là cấu trúc, gồm các yếu tố cấu thành một chỉnh thể nào đó?
Đó là khái niệm về văn bản thuyết minh.
Kết cấu của văn bản thuyết minh là cách thức tổ chức sắp xếp các nội dung thuyết minh theo một trình tự nhất định.
Chúng ta không thể tùy tiện sắp xếp các nội dung đó được, mà phải tuân theo một trình tự nhất định.
+ Đối tượng thuyết minh
+ Mục đích thuyết minh
+ Hoàn cảnh giao tiếp.
(Độ tuổi, giới tính...)
Vậy có những hình thức kết cấu nào? Chúng ta đi vào phần hai, tìm hiểu cáchình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
2- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
a- Xét ví dụ:
- Trước hết xét ví dụ trong SGK
* Văn bản thứ nhất: Lịch sử vấn đề bảo vệ môi trường.
- Đối tượng thuyết minh: Lịch sử của việc bảo vệ môi trường. Mục đích thuyết minh là giúp cho người đọc nhận biết lịch sử, vai trò của vấn đè bảo vệ môi trường.
- Các y chính tạo nên nội dung thuyết minh:
+ Việc bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một nhận thức chung
+ Nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm môi trường
+ Lịch sử của việc bảo vệ môi trường
- Trình tự sắp xếp nội dung đó:
Theo trình tự nguyên nhân- kết quả: Do bị ô nhiễm dẫn đến việc phải bảo vệ 
Theo trình tự thời gian: Từ năm 1962 đến ngày nay
* Văn bản thứ hai: Thành cổ Hà Nội.
- Đối tượng thuyết minh: Thành cổ Hà Nội. Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc hiểu rõ cấu trúc của thành cổ.
- Các y chính tạo nên văn bản thuyết minh:
+ Giới thiệu cấu trúc chung của thành cổ.
+ Giới thiệu lần lượt các vòng thành và vai trò của nó.
+ Những dấu vết của thành.
- Trình tự thuyết minh:
Thuyết minh theo trình tự từ ngoài vào trong, tức là thuyết minh theo trình tự không gian
- Cơ sở của trình tự sắp xếp các y
Văn bản đã thuyết minh theo trình tự từ ngoài vào trong, lần lượt các vòng thành.
* Văn bản thứ ba: Học thuyết nhân ái của nhà nho
- Đối tượng thuyết minh: Học thuyết nhân ái của các nhà nho. Mục đích thuyết minh: Giới thiệu về nội dung của học thuyết: ái nhân, gồm thế nào là nhân, thế nào là trung, thế nào là thứ.
- Các y tạo thành nội dung thuyết minh:
+ Tầm quan trọng của học thuyết.
+ Giới thiệu nội hàm của nhân, ái nhân và các biểu hiện của nhân. 
+ Giới thiệu đạo trung, thứ
- Trình tự sắp xếp các y:
 Sắp xếp theo các phương diện của học thuyết
 Đó là trình tự sắp xếp theo lôgíc.
 Có bốn hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh:
+ Trình tự thời gian
+Trình tự không gian
+ Trình tự lôgíc
+ Trình tự hỗn hợp
3- Luyện tập.
 GV hướng dẫn HS xác định kết cấu bài Phú sông Bạch Đằng.
 Cách thức tiến hành, chia nhóm cho HS làm vào bảng trong, rồi lần lượt các nhóm cử đại diện lên trình bày, các HS khác theo dõi bổ sung.
IV- Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 10 ban co ban.doc