Giáo án Ngữ văn 12 tiết 71: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 71: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

 Tiết 71:

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

 - Nguyễn Minh Châu -

I. Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh nhận thức được :

1. Kiến thức

 Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời :

 - Nghệ thuật chân chính luôn luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.

 - Mỗi người trên cõi đời - nhất là những nghệ sĩ, những người có trọng trách - không nên nhìn người và nhìn đời một cách giản đơn, sơ lược, mà cần nhìn đời, nhìn cuộc sống một cách đa diện, nhiều chiều.

 - Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm : Tình huống truyện độc đáo, chứa đựng ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.

2. Kĩ năng

 Rèn cho học sinh kĩ năng :

- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại thời kì đổi mới.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 71: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 71:
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
 - Nguyễn Minh Châu -
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh nhận thức được :
1. Kiến thức 
 Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời : 
 - Nghệ thuật chân chính luôn luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.
 - Mỗi người trên cõi đời - nhất là những nghệ sĩ, những người có trọng trách - không nên nhìn người và nhìn đời một cách giản đơn, sơ lược, mà cần nhìn đời, nhìn cuộc sống một cách đa diện, nhiều chiều.
 - Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm : Tình huống truyện độc đáo, chứa đựng ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
2. Kĩ năng
 Rèn cho học sinh kĩ năng :
- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại thời kì đổi mới. 
3. Giáo dục tư tưởng
 Học sinh biết quan niệm đúng về nghệ thuật chân chính ; Có cái nhìn sâu sắc, đa diện về con người, cuộc sống.
II. Phương tiện thực hiện
Giáo viên : SGK, SGV, Chuẩn kiến thức-kĩ năng, Máy chiếu, Thiết kế bài giảng, 
Học sinh : Đọc SGK, soạn bài.
III. Phương pháp thực hiện 
 - Tổ chức HS đọc - hiểu theo cốt truyện, gợi mở, giảng bình, trao đổi thảo luận, 
IV. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
T.g
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
* GV nêu câu hỏi và tổ chức cho HS thảo luận :
- Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng thật bất ngờ, lí thú nhưng phát hiện thứ 2 ngay sau đó còn bất ngờ hơn nhưng khó hiểu, buồn đau và căm giận. Đó là phát hiện gì ? 
* HS thảo luận, phát biểu.
* GV nhận xét và chốt lại ý.
* GV nêu câu hỏi và tổ chức cho HS thảo luận :
- Thái độ của Phùng như thế nào? - Vì sao NS Phùng lại kinh ngạc đến vậy ? 
* HS thảo luận, phát biểu.
* GV nhận xét và chốt lại ý.
* GV hỏi: Từ nhận thức của NS Phùng, theo anh chị, nhà văn muốn gửi đến người đọc những nhận thức gì về nghệ thuật, về cuộc đời?
* HS thảo luận, phát biểu.
* GV nhận xét và chốt lại ý.
Hoạt động 2 :
* GV nêu câu hỏi và tổ chức cho HS thảo luận : Trước sự kiện người đàn bà bị đánh đập tàn nhẫn, thái độ của mỗi người diễn biến như thế nào ?
* HS thảo luận, phát biểu.
* GV nhận xét và chốt lại ý.
* GV hỏi: Người đàn bà đã giãi bày vì sao chị không thể bỏ người chồng ?
* HS thảo luận, phát biểu.
* GV nhận xét và chốt lại ý.
* GV hỏi : Sau lời giãi bày về nỗi đời và tình cảm của người đàn bà, chánh án Đẩu và NS Phùng đã “ngộ” ra những điều gì ?
 * HS thảo luận, phát biểu.
 * GV nhận xét và chốt lại ý.
Hoạt động 3 :
* GV hỏi: Em hãy nêu những thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới các nghệ sĩ và người đọc qua việc xây dựng 3 tình huống trên?
 * HS thảo luận, phát biểu.
 * GV nhận xét và chốt lại ý.
17’
20’
5’
Tiết 1 :
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm 
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Tình huống truyện 
a. Tình huống 1 : Phát hiện của nghệ sĩ Phùng về bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ.
Tiết 2 :
b. Tình huống 2 : Cảnh bạo hành trong gia đình người đàn bà hàng chài.
 Từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ, bước ra : - Một gã đàn ông : cổ quái, hung bạo, độc ác, đánh vợ rất dã man. 
- Một người đàn bà : xấu xí, thô kệch, bị đánh đau đớn nhưng cam chịu, nhẫn nhục.
- Đứa con : Xông vào đánh bố, bị ông bố cho hai cái tát ngã dúi xuống. 
à Đó là một tình huống bất ngờ và trớ trêu như một trò đùa quái ác của cuộc sống.
- NS Phùng :
 Kinh ngạc đến mức đứng há mồm ra nhìn. Vì anh không thể ngờ rằng : Đằng sau cái đẹp kì diệu kia của tạo hoá không phải bao giờ cũng là cái thiện, là đạo đức mà có khi ngược lại là cái ác, cái xấu, cái tàn bạo, bất công của cuộc sống. 
* Ý nghĩa của tình huống :
- Hiện thực về tình trạng bạo lực gia đình. 
- Cuộc sống không đơn giản, mà chứa nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn luôn tồn tại những mặt đối lập, mâu thuẫn : xấu – đẹp, thiện – ác. - Hãy nhìn cuộc sống bằng cái nhìn đa diện, nhiều chiều ; cần phân biệt giữa hình thức bề ngoài với nội dung, bản chất bên trong. - Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời : Nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó phản ánh chân thực đời sống và giúp cho con người cải tạo cuộc sống.
c. Tình huống 3 : Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện (Người đàn bà nhất định không bỏ người chồng tàn bạo).
* Lí do : Người đàn bà được gọi lên toà án huyện để giải quyết việc gia đình.
* Diễn biến :
- Chánh án Đẩu - Đại diện cho công lí, pháp luật : Giọng giận dữ à Căm thù tội ác của người đàn ông. Có ý bênh vực, bảo vệ người đàn bà tội nghiệp ; khuyên bà từ bỏ chồng.
- Người đàn bà – Nạn nhân của tội ác : 
+ Lúc đầu : Sợ sệt, lúng túng.
+ Sau đó : Van xin : Con lạy quý toà! Qúy toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó 
à Sợ phải bỏ chồng – một tình huống bất ngờ đầy kịch tính và hấp dẫn.
- Phùng – Đại diện cho lương tâm người nghệ sĩ : Ngạc nhiên và có phần giận dữ : tôi cảm thấy căn phòng lộng gió biển  bị hút hết không khí nên ngột ngạt quá.
- Câu chuyện của người đàn bà : 
+ Đông con, cuộc sống lại nghèo đói. 
+ Phải có người đàn ông để chèo chống khi biển động, phong ba và để nuôi những đứa con. 
+ Chị phải sống cho con chứ không phải sống cho mình. + Trên thuyền, cũng có lúc con cái, vợ chồng sống hoà thuận, vui vẻ. 
 Đó là những lí do khiến người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục chịu đòn và không thể bỏ gã chồng vũ phu.
* Kết quả :
- Đẩu nhận ra :
+ Nghịch lí của cuộc đời : “Trªn thuyÒn ph¶i cã mét ng­êi ®µn «ng dï h¾n man rî, tµn b¹o”.
+ Lòng tốt trở nên vô nghĩa, kiến thức sách vở trở nên phi thực tế, nông nổi, thơ ngây. 
+ Con người muốn thoát khỏi cảnh đau khổ, tối tăm, man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không chỉ là thiện chí, lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn. 
- Phùng nhận thấy :
 + Người đàn bà quê mùa, thất học nhưng thật sâu sắc và nhìn thấu lẽ đời. + Sau này mỗi lần ngắm bức ảnh, anh luôn trăn trở, muốn đổi mới tư duy nghệ thuật ; đấu tranh với chính mình để hoàn thiện nhân cách và sáng tạo nghệ thuật. 
d. Thông điệp của nhà văn :
 - Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời : 
+ Nghệ thuật phải gắn bó với mồ hôi, nước mắt của cuộc đời.
 + Nghệ thuật không chỉ khám phá vẻ đẹp bề ngoài, mà phải đi sâu vào bản chất bên trong. NS cần có cái Tâm, cái nhìn sâu sắc trước cuộc đời.
- Đôi mắt nhìn cuộc sống sau chiến tranh :
+ Còn biết bao thân phận đau thương.
+ Trước những nỗi đời cay cực, hãy đi đến tận cùng những nguyên nhân, tìm hạt ngọc ẩn sâu bên trong tâm hồn người lao động nghèo khổ.
E. Củng cố và dặn dò (2’)
- GV hệ thống lại kiến thức đã học
- Học sinh về học bài cũ và chuẩn bị tiết 3 bài này : Phân tích hệ thống nhân vật.
Bắc Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2011
DUYỆT KHOA GIÁO VIÊN
 Phạm Thị Thanh Hoà

Tài liệu đính kèm:

  • docCHIEC THUYEN NGOAI XA TIET 2.doc