Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (chương trình chuẩn)

Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (chương trình chuẩn)

A- VĂN

KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM

 TỪ NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 và1975 đến hết thế kỉ XX.

- Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống, phát triển của lịch sử dân tộc.

- Hiểu được thành tựu của văn học từ 1945 đến năm 1975 qua từng giai đoạn và đặc điểm của nó

- Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX

- Nắm được cách giới thiệu, khả năng tổng hợp khái quát về văn học Việt Nam

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1- Kiến thức

 - Quá trìng phát triển và thành tựu chủ yếu của văn học 1945- 1975

 - Đặc điểm cơ bản của văn học

 - Văn học từ 1975 đến hết thế kỉ XX

 - Kết hợp giữa lịch sử khi giới thiệu, khả năng tổng hợp khái quát văn học

 

doc 65 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nguyễn khắc đàm
Hướng dẫn ôn tập tN
THpt
Môn Ngữ Văn
(Chương trình chuẩn)
Năm học 2008- 2009
A- văn 
Khái quát về văn học Việt Nam
	từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX
I- Mức độ cần đạt
- Nắm được quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 và1975 đến hết thế kỉ XX.
- Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống, phát triển của lịch sử dân tộc. 
- Hiểu được thành tựu của văn học từ 1945 đến năm 1975 qua từng giai đoạn và đặc điểm của nó 
- Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX
- Nắm được cách giới thiệu, khả năng tổng hợp khái quát về văn học Việt Nam
II- Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1- Kiến thức
	- Quá trìng phát triển và thành tựu chủ yếu của văn học 1945- 1975
	- Đặc điểm cơ bản của văn học
	- Văn học từ 1975 đến hết thế kỉ XX
	- Kết hợp giữa lịch sử khi giới thiệu, khả năng tổng hợp khái quát văn học
2- Kĩ năng:
 	- Nắm được cách giới thiệu giai đoạn văn học và khả năng tổng hợp phân tích
III- Hướng dẫn thực hiện
	1-Tìm hiểu chung
	- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội văn hoá
	+ Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp 
	+ Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mĩ
	+ Mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội 
	+ Nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển
	+ Điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn trong một số nước như Trung Quốc, Liên Xô, Cu Ba, Cộng hoà dân chủ Đức, Bắc Triều Tiên
	2- Đọc- hiểu
a- Nội dung
- Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu
	+ Từ 1945 đến 1954
 Văn học gắn bó với cách mạng, phản ánh sức mạnh nhân dân cùng với phẩm chất của họ: yêu nước, căm thù giặc, tình đồng chí đồng đội, tự hào dân tộc, tin tưởng vào tương lai kháng chién nhất định thắng lợi (“Đất nước đứng lên”, “Truyện Tây Bắc”, “Con trâu”, “Vùng mỏ”, “Xung kích”, “Kí sự Cao Lạng”). Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho xu hướng khai thác những đề tài truyền thống. Nguyễn Đình Thi tìm tòi, cách tân thơ ca, Quang Dũng tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn anh hùng. Kịch “Bắc Sơn”, “Những người ở lại”, “Chị Hoà”. Lí luận phê bình nổi lên với “Văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn hoá”, “Nhận đường”, “Mờy vấn đề nghệ thuật”, tranh luận về thơ ở Việt Bắc, nói chuyện thơ ca kháng chiến và quyền sống con người trong “Truyện Kiều” của Hoài Thanh...tất cả đều làm nổi bật quê hương đất nước và những con người kháng chiến như bà mẹ, anh bộ đội, em bé liên lạc, chị phụ nữ trong đoàn dân công...
	+ Từ năm 1955 đến năm 1964
 Văn học có hai nhiệm vụ phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đáu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Văn học tập trung ca ngợi cuộc sống mới, con người mới. Cảm hứng của văn học là ca ngợi những đổi thay của đất nước bằng xu hướng lãng mạn tràn đầy niềm vui và lạc quan. Nhiều tác phẩm thể hiẹn tình cảm sâu đậm với miền Nam. Văn xuôi có các phẩm tiêu biểu: Cái sân gạch, vụ lúa chiêm, mùa lạc, sông Đà, mười năm...
 Thơ tập trung thể hiện sự hoà hợp giữa cái chung và cái riêng, ca ngợi chủ nghĩa xã hội, cuộc sống mới, con người mới, nỗi đau chia cắt đất nước, nhớ thương miền Nam gắn liền với khát vọng giải phóng. Đó là những tác phẩm: Gió lộng, ánh sáng và phù sa, Riêng chung, Trời mỗi ngày mỗi sáng, Đất nở hoa, Tiếng sóng, Bài thơ Hắc Hải, Những cánh buồm. Đặc biệt những tập thơ phản ánh giai đoạn cuối cuộc kháng chiến: Mắu và hoa, Hoa ngày thường chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc, Đường ra mặt trận, Vầng trăng quầng lửa, ánh trăng, Bừp lửa, Hoa dọc chiến hào, Góc sân và khoảng trời...
 Kịch phát triển mạnh. Chú ý các vở Một Đảng viên, Ngọn lửa, Nổi gió, Chị Nhàn. Giai đoạn quyết liệt có các vở: Đại đội trưởng của tôi, Đôi mắt
 	+ Từ năm 1965 đến năm 1975
 Văn học miền Bắc và văn học vùng giải phóng miền Nam tập trung, huy động tổng lực vào cuộc chiến đấu, khai thác đề tài chống Mĩ. Chủ đề bao trùm là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng (không sợ giặc, dám đánh giặc, quyết đánh giặc, có đời sống hài hoà giữa chung và riêng nhưng bao giờ cũng để cái chung trên hết, có tình cảm quốc tế cao cả). Đó là những tác phẩm: Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình, Rừng xà nu, Hòn đất, Chiếc lược ngà, Cửu Long cuộn sóng, Mẫn và tôi, Trở về làng, Kí của Nguyễn Tuân, Vùng trời, Dờu chân người lính, Cửa sông, Những người từ trong rừng ra, Chiến sĩ, Khi có một mặt trời, Bão biển...
 Thơ văn những năm chống Mĩ đạt tới thành tựu xuất sắc, biểu dương lực lượng, thể hiện cuộc ra quân vĩ đại của cả hai miền đất nước
 	+ Văn học vùng tạm bị chiếm ở miền Nam
 Chủ yếu là văn học chống phá cách mạng và đồi trụy. Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng phản động còn có văn học tiến bộ. Tiêu biểu là những tác giả: Vũ Hạnh, Vũ Bằng, Sơn Nam, Lí Chánh Trung, Lí Văn Sâm, Võ Hồng...
 	 - Những đặc điểm cơ bản
	+ Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. Ra đời trong suốt ba thập kỉ, phản ánh cuộc đụng đầu lịch sử của dân tộc ta với hai đế quốc to là Pháp và Mĩ, nền văn học thống nhất, lấy mục đíchphục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, cổ vũ chiến đấu, phản ánh sự đổi đời của nhân dân, thức tỉnh tinh thần giác ngộ cách mạng của nhân dân. Văn học hướng về nhân dân nên có tinh thần dân tộc. Chú ý các tác phẩm: Đôi mắt, Nhận đường...Các nhà văn, nhà thơ hình thành cho người đọc quan niệm mới mẻ “Đất nước này là đất nước của nhân dân”. Nền văn học hướng về đại chúng. Quần chúng vừa là đối tượng sáng tác, vừa là đối tượng thưởng thức. Quần chúng là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác.Văn học phản ánh sự đổi đời của nhân dân, thức tỉnh tinh thần giác ngộ của nhân dân. Nhân dân làm ra lịch sử. Hình thức diễn đạt mang tính nhân dân
	 + Văn học tập trung vào hai đề tài tổ quốc và chủ nghĩa xã hội. Vấn đề đặt ra cho dân tộc lúc này là sống hay là chết, độc lập hay nô lệ. Miền Bắc phải xây dựng chủ nghĩa xã hội để chi viện cho miền Nam. Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là một, phải được đặt lên hàng đầu. 
	+ Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Khuynh hướng sử thi đòi hỏi tác phẩm văn học tái hiện những mốc lịch sử quan trọng của đất nước, xây dựng được nhân vật mang cốt cách cộng đồng, ngôn ngữ mang đậm phong cách sử thi thể hiện anh hùng ca, giầu tính ước lệ. Cảm hứng lãng mạn hướng về tương lai với niềm vui chiến thắng 
	- Thành tựu và hạn chế chung của văn học 1945-1975
	 + Những đóng góp về tư tưởng. Truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. “Đất nước là mắu xương của mình”. Chứng minh bằng bằng thơ của Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm...Những đóng góp về tư tưởng còn biểu hiện bằng truyền thống nhân đạo. Tấm lòng của người cầm bút chia sẻ, khẳng định phẩm chất con người, lên án hành vi vô nhân đạo. Chứng minh bằng những tác phẩm diễn tả nỗi đau khổ của nhân dân trong xã hội cũ, phát hiện ở họ những phẩm chất tốt đẹp có khả năng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng: “Vợ nhặt”, “Vợ chồng A Phủ”...trong chiến đấu họ phát huy cao độ của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng: “Rừng xà nu”, “Những đứa con trong gia đình”... 
	 + Những đóng góp về nghệ thuật (Thể loại, phẩm chất thẩm mĩ, phong cách nghệ thuật, tác phẩm dài nhiều tập, lí luận phê bình). Ngệ thuật làm nên cái đẹp. Đáng chú ý là hình ảnh bà mẹ, người chiến sĩ anh hùng, cô thanh niên xung phong, em bé liên lạc. Hướng về cội nguồn cũng là nét đẹp. 
	 + Hạn chế 
Văn học thể hiện con người , cuộc sống đơn giản, xuôi chiều, nhiều khi phiến diện công thức. Nói nhiều thuận lợi hơn là khó khăn. Ta thường thắng, địch thua. Về nghệ thuật bị hạ thấp, chỉ thiên về nội dung. Phong cách riêng, cá tính sáng tạo chưa được phát huy, nhà văn không có điều kiện chọn đề tài. Lí luận phê bình nghiêng nhiều về tư tưởng chính trị mà coi nhẹ khám phá nghệ thuật. 
	- Văn học từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
Ngay sau đại hội Đảng lần thứ sáu, các nhà văn hiểu không thể viết như cũ. Nguyễn Huy Thiệp, Trần Thuỳ Mai, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Thiều, Bảo Ninh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh...
 Con người nhìn nhận ở góc độ cá nhân, chuyển từ hướng ngoại sang hướng nội: tác phẩm Tướng về hưu, Cỏ lau, Chút phận của đời, Trung tướng giữa đời thường...
	b- Nghệ thuật
	- Bài giới thiệu kết hợp giữa lịch sử và văn học
	- Dẫn chứng phong phú 
	- Kết hợp phân tích khái quát
	c- ý nghĩa
- Văn học phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị, góp phần làm giầu nền văn học dân tộc
– Nền văn học xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của nhân loại trong công cuộc chống chủ nghĩa đế quốc.
3- Hướng dẫn tự học
	- Nêu đặc điểm của văn học từ 1945 đến năm 2000 và phân tích các đặc điểm ấy
- Thành tựu văn học 1945- 1975 và hạn chế của nó 
Tuyên ngôn độc lập
 Hồ Chí Minh 
	a- Tác giả
I- Mức độ cần đạt
	- Hiểu được quan điểm sáng tác, những nét khái quát về sự nghiệp văn học, đặc điểm về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
	- Biết vận dụng hiệu quả những kiến thức đã học về Hồ Chí Minh vào Đọc- hiểu văn thơ của Người
II- Trọng Tâm kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
 - Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật
- Sự nghiệp văn học
- Phong cách nghệ thuật
- Cách giới thiệu về tác giả văn học, phân tích khái quát
	2- Kĩ năng
	 - Nám vững kiến thức, vận dụng vào Đọc- hiểu thơ , văn của Bác. 
III- Hướng dẫn thực hiện
Tìm hiểu chung
- Giới thiệu tiểu sử Hồ Chí Minh (SGK)
	2- Đọc- hiểu
	a- Nội dung
	 - Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật
	+ Văn chương phải có tính chiến đấu
 Vì sao, được biểu hiện như thế nào?
	Văn chương của Bác thể hiện cái nhìn và mối quan hệ của người chiến sĩ cộng sản chân chính, luôn phấn đấu vì mục đích cao cả, giải phóng dân tộc giành độc lập tự do. Văn chương có tính chiến đấu. Tính chiến đấu kiên cường cũng là truyền thống của dân tộc. Bác đã phát huy truyền thống đó. Chứng minh bằng bức thư Bác gửi cho các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ năm 1951: “Văn hoá nghệ thuật cũng là mặt trận. Anh chị em là người chiến sĩ trên mặt trân ấy”
	+ Văn học phải có tính chân thật và dân tộc
Vì sao, biểu hiện như thế nào? 
	Phản ánh hiện thực là một quy luật của văn học nghệ thuật. Người đọc luôn có xu hướng liên hệ với cuộc sống nên văn học phải có tính chân thật. Giáo dục tư tưởng tình cảm và cái đẹp, văn chương phải xuất phát từ sự chân thật, mang đặc điểm dân tộc. Con người không chấp nhận sự giả dối. Tính chân thật và dân tộc là thước đo của mọi sáng tác văn chương. 
	+ Văn chương phải có tính mục đích
 Vì sao, biểu hiện như thế nào? 
	Mọi giá trị văn chương đều hương tới mục đích, trừ những sáng tác theo chủ nghĩa không tưởng. Trước khi đặt bút viết Bác đặt ra những câu hỏi: Viết cho ai? (đối tượng sáng tác), Viết để làm gì? (mục đích sáng tác), viết về cái gì? (nội dung sáng tác), viết như thế nào? (phương pháp sáng tác). 
	- Sự nghiệp văn học
	+ Văn chính luận
 Do nhu cầu về hoạt động cách mạng, Bác viết nhiều văn chính luận (bài đăng trên các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền. Tác phẩm viết bằng tiếng Pháp, kí tên Nguyễn ái Quốc, vạch trần bộ mặt tàn ác của bọn thực dân đối với dân các nước thuộc địa. Các tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê- nin, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước
 Những áng văn chính luận của Bác viết ra không chỉ bằng trí tuệ sáng suốt, sắc sảo mà bằng cả tấm  ... ệ nó. Lão tự nhủ còn là niềm tin vào chính mình
b-Nghệ thuật
 - Chọn lựa nhiều chi tiết mang nghĩa hàm ẩn, kết hợp giữa kể và miêu tả 
 - Khai thác tâm lí ông lão đánh cá, người lao động bình thường.
	c- ý nghĩa 
	Viết “Ông già và biển cả”, Hê- min- uê muốn chứng minh cho nguyên lí sáng tác của mình. Đó là nguyên lí tảng băng trôi (Tác phẩm có nhiều tầng nghĩa), khẳng định khát vọng viết một áng văn xuôi đơn giản trung thực về con người. Người đọc phải tự liên hệ để tìm ra mạch ngầm văn bản, những tầng nghĩa ẩn trong từng chi tiết. 
 3- Hướng dẫn tự học
	- Tóm tắt tác phẩm “Ông già và biển cả
	- Dịch “Ông già và biển cả”, có khác gì “Ông già biển cả” không? Vì sao? 
Hồn trương ba, da hàng thịt
 (Trích) 
	 Lưu Quang Vũ
I- mức độ cần đạt
- Cảm nhận được bi kịch của con người khi đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm, trái với tự nhiên khiến tâm hồn phải tha hoá trước sự lấn át của thể xác phàm tục
- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, khát vọng hoàn thiện nhân cách. 
 - Nắm được cách tạo tình huống kịch, lời thoại phù hợp với nhâncách của từng nhân vật, sự sáng tạo của tác giả trên cơ sở truyện cổ dân gian
II- Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
	1- Kiến thức
	- Mâu thuẫn giữa hồn và xác thể hiện qua lời thoại
	- Lời thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân
	 	- Lời thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích
	- Nghệ thuật qua lời thoại, sự sáng tạo so với truyện cổ dân gian
	2-Kĩ năng
	- Biết cách phân tích nhân vật qua lời thoại 
III- Hướng dẫn thực hiện
 1- Tìm hiểu chung
	- Vài nét về tác giả (SGK)
Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) sinh ở Hạ Hòa, Phú Thọ, quê gốc tỉnh Quảng Nam. Ông là một tài năng đa dạng làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn kịch. Kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ với nhiều vở đặc sắc. Ông được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, một nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam đương đại. Rất tiếc tai nạn bất ngờ đã cướp Lưu Quang Vũ của chúng ta
- Tóm tắt vở kịch
- Vị trí đoạn trích
 Đây là một phần của cảnh bẩy, cảnh cuối cùng của vở kịch. Mâu thuẫn giữa hồn và xác lên đén căng thẳng. Hồn có nguy cơ bị lấn át (người thân xa lánh), để từ đó dẫn đến quyết định cuối cùng. 
- Hành động kịch
 Mâu thuẫn giữa tâm hồn thuần hậu vôi thể xác thô kệch, từ đó phơi bày những hiện tượng tiêu cực của đời sống, nhằm đả kích, phê phán. 
Đọc- hiểu 
Nội dung 
- Lời thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt
 Trong chín lời thoại của hồn Trương Ba, đáng chú ý là lời thoại một, bốn, bẩy
	+ Lời thoại một “Khôngg ! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi. Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi. Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi. Ta chỉ muốn rời xác mi tức khắc”
Được trả lại cuộc sống, Trương Ba lại hổ thẹn. Vì ông phải sống chung với sự dung tục, không được sống là mình sống cho mình. Lời cảnh báo mang tính triết lí của tác giả. Con người sống trong dung tục, sớm hay muộn cái dung tục sẽ ngự trị, lấn át và tàn phá những gì trong sạch, cao quí trong mỗi người chúng ta. Đấu tranh để loại bỏ lối sống dung tục, bóng tối lẩn khuất là ý nghĩa để chúng ta sống đẹp đẽ hơn, nhân văn hơn. Cuộc sống chỉ thực sự hạnh phúc, chỉ có giá trị khi được sống đúng là mình, được sống tự nhiên trong một thể thống nhất. 
	+ Lời thoại bốn “Nếu có chỉ là những thứ thấp kém, con thú nào cũng thèm ăn ngon, thèm rượu thịt” 
 Chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ muốn hưởng thụ , con người chẳng khác loài vật. Con người nhận ra điều ấy, thật đáng quý. 
	 + Lời thoại bẩy “Không! Ta vẫn có lối sống trong sạch, nguyên vẹn thẳng thắn”
	Con người thật tự hào, dõng dạc tuyên bố, khẳng định mình “Trong sạch, nguyên vẹn, thẳng thắn”. Đó là những phẩm chất đáng quý. Để sống đúng một con người, ta phải có phẩm chất ấy. 
 	 + Lời của anh hàng thịt (hiện diện của phần xác) “Tôi là bình chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi, ông có thể làm được, nhìn thấy trời, đất, người thân. Này! Những vị lắm sách như các ông hay vin vào cớ tâm hồn là cao quý để rồi bỏ bê phàn xác. Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt. Hỏi có gì là lỗi nào? Lỗi là lỗi không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn”
	Ai cũng biết tâm hồn là cao quý, đời sống tâm hồn đáng trọng mà không chăm lo tới đời sống vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn thì chỉ biểu hiện lí thuyết suông. Chúng ta hãy sống hài hoà giữa vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và nhu cầu vật chất. 
 Cuộc đối thoại giữa hồn và xác giúp ta nhiều điều bổ ích. Tình trạng con người phải sống giả, không dám, không được như bản thân mình là nguy cơ đẩy con người tới chỗ tha hoá do danh và lợi. 
	- Lời thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân
	 (Đọc lời thoại giữa Trương Ba và vợ, giữa Trương Ba và đứa cháu nội, giữa Trương Ba và con dâu) 
	Cả nhà đang đau khổ, chán ngán tình cảnh hồn Trương Ba phải sống trong thân xác anh hàng thịt. Sự chán chường của người vợ, đoạn tuyệt của đứa cháu nội, chán ngán của con dâu là cơ sở giúp người đọc khẳng định con người ta không thể sống nhờ. Sống nhờ nhiều khi mang đến những bi kịch khôn lường. 
Lời thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích
+ Lời thoại một, hai và ba 
 Chuyện sống nhờ ở đâu cũng có. Trên trời, dưới đất, những vị quyền thế nhiều khi cũng sống giả tạo không đúng mình. Đến cả thần, tiên nhiều khi cũng gây nên nhầm lẫn, phiền toái, tội lỗi “Thế ông ngỡ tất cả mọi nười đều được toàn vẹn à! Tôi và ngay cả Ngọc Hoàng lắm khi cũng phải khuôn phép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả”. Hồn Trương Ba đáp lại “Dù anh hàng thịt có tầm thường nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hoà thuận với thân anh ta. Chúng sinh ra là để sống với nhau”. Vẻ đẹp tâm hồn đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh chống sự dung tục giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, tự nhiên để hoàn thiện nhân cách. 
Đoạn kết thể hiện tinh thần lạc quan cho vở bi kịch, một thông điệp về sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp và sự sống đích thực. Cu Tị được hồi sinh. Hai đứa bé trò chuyện dưới hàng cây. Những cây sẽ nối nhau mà lớn lên. Niềm tin vào cuộc sống tương lai. 
b- Nghệ thuật:
- Xây dựng những mâu thuẫn, xung đột kịch.
- Sự sáng tạo độc đáo của tác giả trên cơ sở truyện cổ dân gian.
 	c- ý nghĩa 
Trên cơ sở cốt truyện dân gian, bằng tài năng và trí tưởng tưởng độc đáo, qua cuộc đối thoại của hồn Trương Ba, nhà văn gửi tới người đọc lời nhắn nhủ hãy sống là mình, trọn vẹn với những giá trị mình vốn có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hoà tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.
3- Hướng dẫn tự học 
 Phân tích nhân vật hồn Trương Ba trong các lời thoại 
B- Kết luận 
 Nên chia các văn bản thành chủ đề hoặc thể loại để học. Căn cứ vào chương trình và quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, ta nhận ra: 
 - Chủ đề về đất nước (gồm “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm, “Việt Bắc” của Tố Hữu, “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân) 
 - Chủ đề về con người (gồm “Tây tiến” của Quang Dũng, “Sóng” của Xuân Quỳnh, “Đàn ghi ta của Lor- ca”, Thanh Thảo, “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài)
 - Về tình huống độc đáo có “Vợ nhặt” của Kim Lân, tình huống nhận thức có “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu 
 - Văn nghị luận (gồm “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng của nền văn học dân tộc” của Phạm Văn Đồng, “Tuyên ngôn độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh). Chú ý phát hiện các luận điểm, luận cứ, thái độ người viết văn nghị luận. 
 - Kịch có “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ 
Về tác giả văn học
 Có năm tác giả cần chú ý cụ thể 
 - Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí minh (quan điểm sáng tác, sự nghiệp văn học, phong cách nghệ thuật)
 - Tố Hữu (con đường thơ, phong cách nghệ thuật)
 - Lỗ Tấn (bỏ nghề thuốc, chuyển sang viết văn, tác phẩm, nội dung cơ bản, ý nghiĩa tác phẩm của Lỗ Tấn, tóm tắt truyện “Thuốc”, Nội dung, ý nghĩa truyện “Thuốc”, nghệ thuật truyện “Thuốc”)
 - Sô- lô- khốp (Tác phẩm, quan điểm, cái nhìn cuộc sông, con người của Sô- lô- khốp, tóm tắt truyện “Số phận con người”, nhân vật Xô- cô- lốp, cháu bé Va- ni- a, đoạn trữ tình ngoại đề ở cuối truyện) 
 - Hê- min- uê (tác phẩm, khát vọng sáng tác, nguyên lí sáng tác, tóm tắt tiểu thuyết “Ông già và biển cả”, nhân vật ông lão Xan- ti- a- gô, con cá kiếm, tính triết lí của “Ônh già và biển cả”
 C- Tập làm văn 
 Chương trình tập trung vào văn nghị luận 
I-Nghị luận về tư tưởng, đạo đức, lối sống 
 Nội dung xoay quanh xác định tư tưởng của thanh niên ta hiện nay. Đạo đức biểu hiện ở cách sống và mối quan hệ, phát huy truyền thông của dân tộc. Giáo viên cần hướng học sinh vào những vấn đề cụ thể. Ví dụ: 
	- Tư tưởng là kim chỉ nam cho mọi hành động 
	- Tư tưởng là ngọn đuốc soi đường 
	- Tư tưởng là lẽ sống và chỉ ra cách sống cho thanh niên ta ngày nay 
Về đạo đức
	- Hiểu thế nào qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Từ đó suy nghĩ về chương trình hành động “Trái tim cho em” hiện nay 
	- Hiểu thế nào qua câu “Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết” 
	- Trong bức thư gửi UB các cấp, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Nước độc lập mà dân không được hạnh phúc thì độc lập còn có nghĩ lí gì”. Anh (chị) có suy nghĩ gì? 
Về lối sống 
	- Suy nghĩ của anh (chị) về tình trạng môi trường đang bị huỷ hoại 
	- Tình cảm và thái độ của anh (chị) đối với người mắc căn bênh HIV/ AIDS 
	- Suy nghĩ của anh (chị) về một bộ phận thanh niên có lối sống buông thả 
 Cách làm 
	- Sau khi vào đề (mở bài), học sinh cần thực hiện các bước 
	+ Giải thích khái niệm và vấn đề đặt ra của đề bài 
	+ Xác định vấn đề cần bàn bạc
	+ Khẳng định và mở rộng vấn đề
	+ Nêu ý nghĩa của vấn đề 
	II- Nghị luận về thơ 
 Chú ý những bài thơ học trong chương trình (trừ những bài đọc thêm). Nghị luận về thơ đòi hỏi học sinh có năng lực cảm thụ, nắm được đặc trưng của thơ, ngôn ngữ thơ ca và những cách thể hiện của nhà thơ. Nếu đề ra so sánh giữa hai bài thơ cần đặt trong cùng bình diện để so sánh, tìm ra sự giống và khác nhau. Sau khi vào đề (mở bài), học sinh cần thưch hiện các bước 
	+ Phân tích hoặc bình giảng hoặc so sánh để chỉ ra nội dung của đoạn, bài thơ đó 
	+ Đoạn thơ, bài thơ đặt ra vấn đề cần bình luận là gì 
	+ Mở rộng bàn bạc 
	+ Nêu ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ 
 	 III- Nghị luận về một vấn đề văn xuôi 
 Một vấn đề văn xuôi cần xác định là: 
	+ Phân tích nhân vật 
	+ Giải thích chứng minh một nhận định (nội dung hoặc hình thức) 
	+ Suy nghĩ về một lời nhận định 
	+ So sánh hai nhân vật trong cùng tác phẩm, cùng thể loại, cùng giai đoạn xuất hiện 
 Sau khi vào đề (mở bài), học sinh cần thực hiện các bước 
* Giải thích khái niệm mhoặc vấn đề đặt ra 	
	* Xác định vấn đề cần bình luận
	* Khẳng định và mở rộng bàn bạc
	* Nêu ý nghĩa vấn đề 
 Đối với nhân vật văn học
 * Hướng dẫn học sinh không kể nể dài dòng mà biết lựa chọn sự việc, tình tiết về nhân vật chính
 * Biết phát hiện ra tình huống độc đáo (tình huống độc đáo làm nên chủ đề tác phẩm) 
 * Nắm được cách so sánh để làm phong phú bài viết 
	Thuận Thành ngày 24 tháng 04 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap TN 12 DuChuan.doc