Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 70: Chiếc thuyền ngoài xa

Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 70: Chiếc thuyền ngoài xa

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: Mỗi người trên cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không nên nhìn đời và nhìn người một cách đơn giản, trái lại, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách sâu sắc, nhiều chiều. Nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.

- Phân tích được nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: tình huống truyện đọc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; chọn được điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa chiều; ngôn ngữ nhân vật linh hoạt, sáng tạo.

2. Kỹ năng:

- Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn xuôi theo thể loại truyện ngắn; biết vận dụng kiến thức để làm bài văn về văn bản.

- Kĩ năng thực hành đọc hiểu văn bản có nội dung liên quan đến bản sắc văn hóa; biết nhận ra các văn bản khác viết về bản sắc văn hóa.

- Kĩ năng tự nhận thức về vẻ đẹp của quê hương đất nước; kĩ năng tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về nhân vật, giá trị của tác phẩm và về nghệ thuật truyện.

3. Thái độ:

- Biết nhìn nhận, đánh giá cuộc đời, con người một cách toàn diện và có chiều sâu.

- Cảm thông với nỗi bất hạnh, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ thời hậu chiến, lên án nạn bạo hành gia đình.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật truyện của Nguyễn Minh Châu;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của truyện hiện hiện đại VN trước và sau 1975;

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Chuẩn bị của GV:

- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 12 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 12; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit.

 - Tư liệu tham khảo: Nguyễn Minh Châu tác giả - tác phẩm

2. Chuẩn bị của HS:

- Đọc Tiểu dẫn và tóm lược những ý chính về tác giả và tác phẩm.

- Xem lại bài Khái quát Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến cuối thế kỷ XX (mục II).

- Đọc tác phẩm, tóm tắt truyện và hệ thống hóa nhân vật. Xem lại những tri thức lý luận về thể loại truyện. Xác định kết cấu của tác phẩm. Phân tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.

 

docx 15 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1384Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 70: Chiếc thuyền ngoài xa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÌNH CÓ CẢ BỘ GA TÍNH CHÚT XÍU PHÍ (TẶNG KÈM GA PPT, TÀI LIỆU THAM KHẢO, BẠN NÀO CẦN LIÊN HỆ 
https://www.facebook.com/Ninhhongloan 
Tiết 70
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(Trích)
 Nguyễn Minh Châu
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Cảm nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: Mỗi người trên cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không nên nhìn đời và nhìn người một cách đơn giản, trái lại, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách sâu sắc, nhiều chiều. Nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.
- Phân tích được nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: tình huống truyện đọc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; chọn được điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa chiều; ngôn ngữ nhân vật linh hoạt, sáng tạo.
2. Kỹ năng: 
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn xuôi theo thể loại truyện ngắn; biết vận dụng kiến thức để làm bài văn về văn bản.
- Kĩ năng thực hành đọc hiểu văn bản có nội dung liên quan đến bản sắc văn hóa; biết nhận ra các văn bản khác viết về bản sắc văn hóa.
- Kĩ năng tự nhận thức về vẻ đẹp của quê hương đất nước; kĩ năng tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về nhân vật, giá trị của tác phẩm và về nghệ thuật truyện.
3. Thái độ: 
- Biết nhìn nhận, đánh giá cuộc đời, con người một cách toàn diện và có chiều sâu.
- Cảm thông với nỗi bất hạnh, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ thời hậu chiến, lên án nạn bạo hành gia đình.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật truyện của Nguyễn Minh Châu;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của truyện hiện hiện đại VN trước và sau 1975;
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 12 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 12; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit.
 - Tư liệu tham khảo: Nguyễn Minh Châu tác giả - tác phẩm 
2. Chuẩn bị của HS: 
- Đọc Tiểu dẫn và tóm lược những ý chính về tác giả và tác phẩm. 
- Xem lại bài Khái quát Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến cuối thế kỷ XX (mục II).
- Đọc tác phẩm, tóm tắt truyện và hệ thống hóa nhân vật. Xem lại những tri thức lý luận về thể loại truyện. Xác định kết cấu của tác phẩm. Phân tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
III. Tiến trình giờ dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới.
- Phương pháp/kĩ thuật: động não, trực quan
* Hình thức tổ chức hoạt động: (trong 3 cách) 
1. Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh về thiên nhiên và cuộc sống con người vùng biển.
Yêu cầu HS chuẩn bị giấy A4.
Trình bày cảm nhận của em về những hình ảnh vừa xem?
GV giới thiệu bài mới: Cái đẹp luôn là đối tượng để nghệ thuật có thể chào đời, thăng hoa. Song nghệ thuật muốn tồn tại cần có sự kết nối với cuộc sống. Vậy nhà văn Nguyễn Minh Châu sẽ xử lí mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống ntn chúng ta cùng tìm hiểu truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
2. Em có điều gì băn khoăn sau khi đọc xong “Chiếc thuyền ngoài xa”? 
3. HS trả lời câu hỏi TN 
Câu 1: Cảm hứng chủ đạo của văn học giai đoạn 1945 – 1975 là gì?
A. Cảm hứng lãng mạn và cảm hứng yêu nước.
B. Cảm hứng sử thi và cảm hứng yêu nước.
C. Cảm hứng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
D. Cảm hứng sử thi và cảm hứng nhân đạo
Câu 2: Đặc điểm chung của giai đoạn văn học 1945 – 1975 là gì?
A. Một nền văn học nổi bật với lí tưởng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
B. Một nền văn học mang tính nhân dân sâu sắc.
C. Một nền văn học có nhiều thành tựu về sự phát triển các thể loại và phong cách tác giả.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 3: Phương án nào nêu không đúng sự đổi mới trong quan niệm về con người của VHVN giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX?
Con người được khám phá, thể hiện ở phương diện cá nhân và trong các mối quan hệ đời thường.
Đời sống nội tâm vô cùng phong phú và phức tạp của con người được các nhà văn khám phá, thể hiện.
Con người được miêu tả trong mối quan hệ cộng đồng, gắn liền số phận cá nhân và vận mệnh chung của đất nước 
Con người không chỉ được khắc họa ở phương diện com người xã hội mà còn được thể hiện ở khía cạnh con người tự nhiên 
Câu 4: Quan niệm về độc giả của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX có gì mới?
A. Độc giả là những đối tượng để tuyên truyền, giác ngộ
B. Độc giả là người mua hàng, nhà văn là người bán hàng
C. Độc giả là những người bạn để giao lưu, dối thoại một cách bình đẳng
D. Độc giả là người hoàn toàn quyết định số phận của nhà văn
Câu 5: Cái mới của văn học giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX là: Tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp đời thường; vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản nhân văn sâu sắc.
Đúng hay sai? 
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Cảm nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: Mỗi người trên cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không nên nhìn đời và nhìn người một cách đơn giản, trái lại, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách sâu sắc, nhiều chiều. Nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời; Phân tích được nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: tình huống truyện đọc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; chọn được điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa chiều; ngôn ngữ nhân vật linh hoạt, sáng tạo.
- Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, trình bày một phút, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
HS chuẩn bị bài ở nhà
Làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi
- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Minh Châu? 
- Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Minh Châu, trước và sau 1975 có gì thay đổi? 
Người đi suốt cuộc chiến để thắp lửa sử thi cho dân tộc giữa thời đại máu lửa
Người gieo phù sa cho những mảnh đất cằn
Người ở giữa cuộc đời để 
yêu thương và triết lý phủ kín trang văn
- Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào? 
- Vận dụng kiến thức lịch sử Việt Nam từ sau năm 1975 - thời hậu chiến, căn cứ vào tình hình xã hội, em hãy giải thích tác động của lịch sử lúc bấy giờ đến sáng tác của văn học các tác giả nói chung, của Nguyễn Minh Châu nói riêng?
- Nhìn sơ đồ, tóm tắt ngắn gọn văn bản? (C1)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
- Cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại ở cả hai giai đoạn sáng tác, trước và sau 1975
- Là một trong những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam thời kì đổi mới
- Đặc điểm sáng tác: 
+ Trước 1975 ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn
+ Sau 1975 cảm hứng đời tư thế sự, triết lí 
nhân sinh
2. Tác phẩm: 
- Viết năm 1983, là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1975 đến cuối thế kỉ XX.
- Ra đời trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã kết thúc, đất nước thống nhất trong nền độc lập, hòa bình, cuộc sống với “muôn mặt đời thường” đã trở lại sau chiến tranh. Nhiều vấn đề của đời sống văn hóa nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra. Nhiều quan niệm đạo đức phải được nhìn nhận lại trong tình hình mới, nhiều yếu tố mới nảy sinh nhất là khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới
à Tác phẩm nằm trong xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.
C2: 2. Hướng dẫn tái hiện tác phẩm
GV chiếu bản tóm tắt có các sự kiện đã bị đảo lộn trên máy (hoặc phát phiếu học tập) rồi yêu cầu HS sắp xếp lại, qua đó tái hiện nội dung cốt truyện : (1) Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến tòa án huyện. (2) Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã kinh ngạc hết mức khi chứng kiến cảnh một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ hết sức dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. (3) Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch về “thuyền và biển” năm ấy. (4) Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. (5) Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung (cũng là nơi anh đã từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. (6) Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, anh đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn là hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ bức tranh. (7) Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp... (8) Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và coi đó như là lý do giải thích cho sự từ chối trên. (9) Sau nhiều ngày “phục kích”, người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp được “một cảnh đắt trời cho”, đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. 
- HS sắp xếp lại theo trật tự : 5 – 9 – 2 – 7 – 1 – 4 – 8 – 3 – 6 sau đó viết đoạn tóm tắt đã chỉnh sửa ra phiếu học tập và đọc đoạn văn tóm tắt đó.
2. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
HS đọc văn bản trang 70, 71 
HS thảo luận nhóm lớn
Thời gian 7p
Nhóm1, 2: 
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là phát hiện đầy thơ mộng. Vẻ đẹp đó được miêu tả như thế nào? Anh đã cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
Nhóm 3, 4: 
Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đầy nghịch lí. Phùng đã chứng kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình thuyền chài?
HS trình bày, bổ sung
GV chuẩn xác kiến thức bằng các slide 
Giả sử, có ai đó muốn can thiệp vào tác phẩm của nhà văn bằng cách đảo vị trí hai phát hiện này, tức là để cho người nghệ sĩ chứng kiến bi kịch của gia đình hàng chài hôm trước rồi sáng hôm sau mới phát hiện ra vẻ đẹp của cảnh biển mờ sương. Theo anh/chị điều đó có được không? Vì sao?
Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn người đọc nhận thức điều gì về cuộc đời ?
HS thảo luận cặp đôi
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trước cảnh bình minh trên biển
a. Phát hiện thứ nhất – Chiếc thuyền ngoài xa - Bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ 
- Màu sắc: sương mù trắng như sữa pha đôi chút màu hồng hồng.
- Hình ảnh: chiếc thuyền lưới vó, vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc.
- Đường nét ánh sáng hài hoà và đẹp.
=> Một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, Một cảnh đắt trời cho, một bức họa diệu kỳ, sản phẩm quý hiếm của hóa công. 
- Xúc cảm của người nghệ sĩ:
+ Bối rối
+ Trái tim bóp thắt
+ Tâm hồn trong ngần 
+ Hạnh phúc ngập trà ... nữ hàng chài giúp người nghệ sĩ nhiếp ảnh hiểu rõ hơn về :
+ Người đàn bà : không hề cam chịu một cách vô lý, không hề nông nổi một cách ngờ nghệch mà thực ra chị ta là người sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Người phụ nữ này có một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ nhưng biết chắt chiu những hạnh phúc đời thường. Sống cam chịu và kín đáo, hiểu sâu sắc lẽ đời nhưng chị không để lộ điều đó ra bên ngoài. Một người phụ nữ có ngoại hình xấu xí, thô kệch nhưng tâm hồn đẹp đẽ, thấp thoáng bóng dáng của những người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh và lòng vị tha.
+ Người đồng đội cũ – chánh án Đẩu : anh có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lý nhưng anh chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân. Lòng tốt là đáng quý nhưng chưa đủ. Luật pháp là cần thiết nhưng cần phải đi vào đời sống. Cả lòng tốt và luật pháp đều phải được đặt vào những hoàn cảnh cụ thể, không thể áp dụng ào ào với mọi đối tượng.
+ Chính mình : mình đã đơn giản khi nhìn nhận cuộc đời và con người.
- Thái độ của người đàn bà với gã chồng vũ phu:
+ Người đàn ông ấy vốn là “một anh con trai cục tính nhưng hiền lành”, “không bao giờ đánh đập” vợ. Chỉ vì “nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính” mà anh ta trở nên độc dữ. Tức là trong con mắt của người đàn bà, người chồng vũ phu kia chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. 
→ Điều đó cho thấy người phụ nữ vùng biển này đã nhìn nhận chồng mình với một thái độ thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ.
→ Đẩu, Phùng và thằng bé Phác mới chỉ thấy được một khía cạnh ở người đàn ông hàng chài này, đó là sự độc ác, tàn nhẫn, ích kỷ. Thái độ của họ đối với anh ta là kịch liệt phản đối. Trong khi đó, người đàn bà hàng chài nhìn nhận người chồng của mình nhiều chiều hơn, sâu sắc hơn. Chị đau đớn nhưng không oán hận vì chị thấu hiểu nguyên nhân sâu xa của những hành động vũ phu ấy.
→ Người đàn ông này vừa đáng bị lên án bởi sự độc ác, thói vũ phu, tính ích kỷ. Nhưng ở anh ta cũng có chỗ có thể cảm thông bởi anh ta cũng chỉ là một nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Như vậy, không thể nhìn người và nhìn đời một phía. Phải tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hành vi của con người trước khi kết luận về tính cách hay phán xét họ. Tóm lại, phải có cái nhìn cuộc sống đa diện, nhiều chiều.
à Từ “sự tha hóa” của người đàn ông hàng chài qua điểm nhìn của một người lính đã từng chiến đấu để bảo vệ mảnh đất này (nghệ sĩ Phùng), Nguyễn Minh Châu muốn nói đến một cuộc chiến mới, không kém phần khó khăn, gian khổ so với hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược đã qua – cuộc chiến bảo vệ nhân tính, thiên lương và vẻ đẹp tâm hồn của con người. Ở phương diện này, tác giả Chiếc thuyền ngoài xa đã kế thừa xuất sắc tư tưởng nhân văn, nhân đạo sâu sắc của nhà hiện thực chủ nghĩa Nam Cao.
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về hình ảnh được chọn trong bộ lịch HS Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn cuối cùng thảo luận nhóm theo bàn
 - Mỗi lần nhìn bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ đều thấy những gì? 
- Vậy Nguyễn Minh Châu muốn phát biểu điều gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời?
II. Đọc – hiểu văn bản: 
3. Hình ảnh trong bộ lịch năm ấy
- Mỗi lần nhìn kỹ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ đều thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”. Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”. “Cái màu hồng hồng của ánh sương mai” -> chất thơ của cuộc sống, là vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, là biểu tượng của nghệ thuật. 
-Hình ảnh “người đàn bà bước ra khỏi bức tranh” -> hiện thân của những lam lũ, khốn khó đời thường, là sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh. 
=> Nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời. Nghệ thuật là chính cuộc đời và phải luôn luôn vì cuộc đời. 
4. Vài nét về nghệ thuật:
2. Hướng dẫn HS khái quát những nét cơ bản về nghệ thuật
GV tổ chức HS đóng vai tác giả để trao đổi với các bạn đọc HS khác về một số vấn đề xoay quanh nghệ thuật truyện. Hình thức tổ chức là một HS đóng vai trò người dẫn dắt, giới thiệu; một số HS đảm nhiệm vai trò tác giả. Các HS khác sẽ đặt cho HS này những câu hỏi về nghệ thuật truyện (dựa vào những câu hỏi hướng dẫn học bài mà GV đã yêu cầu chuẩn bị) và HS này cũng có thể hỏi lại các “khán giả” đang trực tiếp - HS dẫn CT giới thiệu cuộc giao lưu và các nhân vật tham gia rồi nêu câu hỏi cho tác giả : Đối với nghệ thuật của truyện ngắn, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu là tạo được tình huống truyện. Nhiều người cho rằng nhà văn đã tạo được một tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Xin nhà văn hãy nói rõ điều này. 
- HS đóng vai tác giả trả lời : Tình huống truyện là một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến một vùng ven biển miền Trung để chụp một tấm ảnh về cảnh biển buổi sớm có sương. Tại đây, anh đã phát hiện và chụp được một cảnh tượng “trời cho” - đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong làn sương sớm. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, người nghệ sĩ đã chứng kiến cảnh một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ hết sức dã man. Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn. Người nghệ sĩ không thể ngờ được rằng, đằng sau bức ảnh tuyệt diệu ấy lại là biết bao nghịch lý oan trái và phức tạp trong gia đình hàng chài. Như các bạn đã thấy, qua tình huống này người nghệ sĩ nhiếp ảnh không chỉ phát hiện ra những chân lý của nghệ thuật mà anh còn khám phá ra nhiều điều bí ẩn của cuộc sống và con người. Anh đã hiểu hơn về cuộc sống của người lao động vùng biển, về người bạn mình - chánh án Đẩu và về chính mình 
- HS dẫn CT : Thưa nhà văn, ông đã chọn hình thức kể chuyện (điểm nhìn nghệ thuật) nào ? Và vì sao lại chọn điểm nhìn ấy ?
- HS đóng vai tác giả : Người kể chuyện là nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng tức là một nhân vật trong câu chuyện. Nhờ hình thức này, câu chuyện trở nên gần gũi hơn, khách quan, chân thực hơn và cũng có sức thuyết phục hơn. 
- “Nhà văn” hỏi lại : thế các bạn nghĩ gì về sự lựa chọn ngôi kể này ?
- Một “khán giả” : Với ngôi kể này, nhà văn có thể nhìn cuộc đời và con người ở các góc độ, cự li khác nhau, lúc đứng gần, trực tiếp tham gia vào câu chuyện, lúc đứng xa, đứng ngoài quan sát trong tư cách của người dẫn chuyện. Lúc đối thoại trực tiếp với nhân vật, lúc độc thoại nội tâm 
- GV nhận xét phần đóng vai, trả lời của HS, biểu dương, cho điểm, rút kinh nghiệm và nhấn mạnh những ý cần thiết về nghệ thuật truyện. 
3. Hướng dẫn HS tổng kết. 
- Ý nghĩa của văn bản? 
III. Tổng kết:
 Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời; nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện và sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó. 
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. 
- Phương pháp/kĩ thuật : thảo luận nhóm 
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Trong phần Tiểu dẫn của bài học, tác giả SGK giới thiệu : “Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của anh về nghệ thuật và cuộc đời”. Qua bài học, anh (chị) đã hiểu được điều đó như thế nào? 
- HS khái quát : Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời. Không thể nhìn đời một cách giản đơn, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều.
- GV định hướng HS mở rộng đánh giá: So với những truyện viết trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (Vợ chồng A Phủ, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình), Chiếc thuyền ngoài xa đã cho thấy những đổi mới nào của văn học Việt Nam sau 1975 (về đề tài, bút pháp, cái nhìn nghệ thuật về con người) ?
- HS so sánh, đánh giá khái quát: Chiếc thuyền ngoài xa đã cho thấy những đổi mới cơ bản của văn học Việt Nam sau 1975 :
+ Đề tài : văn học tập trung vào những vấn đề của đời sống nhân sinh, quan tâm nhiều hơn đến các đề tài đạo đức - thế sự (như câu chuyện của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn này).
+ Bút pháp : văn học sau 1975 hướng nội nhiều hơn, đi sâu vào thế giới nội tâm phức tạp và đầy mâu thuẫn của con người trong cuộc sống thường nhật (VD : những mâu thuẫn và phức tạp trong đời sống tâm hồn của người đàn bà vùng biển). 
+ Quan niệm nghệ thuật về con người : khác với giai đoạn trước - chủ yếu khắc họa con người trong quan hệ với cộng đồng, dân tộc - văn học giai đoạn này khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường (VD : số phận của người lao động nghèo vùng biển).
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
- Nếu là chánh án Đẩu, anh (chị) sẽ ứng xử như thế nào trước những lý do mà người phụ nữ vùng biển ấy đưa ra ? Hãy viết một bài luận ngắn trình bày các giải pháp của anh (chị) cho vấn đề bạo hành gia đình. 
- Anh (chị) thu được những kinh nghiệm sống, tri thức sống nào sau bài học này ? Hãy viết một bài thu hoạch riêng của anh (chị)
Truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu đề cập đến một vấn đề có tính chất nhức nhối trong xã hội hiện nay: Nạn bạo hành gia đình. Em có hiểu biết gì về tệ nạn trên? Theo em, ta cần làm gì để góp phần chấm dứt tệ nạn đó?
Mở bài: 
– Giới thiệu về xuất xứ của vấn đề.
– Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: nạn bạo hành gia đình.
Thân bài:
– Nạn bạo hành gia đình trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
+ Tại gia đình hàng chài: đông con, cuộc sống khó khăn cơ cực
+ Biểu hiện: người chồng thường xuyên đánh vợ; người vợ câm lặng cam chịu  còn xin chồng “lên bờ mà đánh”.
–  Hiểu biết của bản thân về tệ nạn trên:
+ Đó là một tệ nạn vẫn còn tồn tại trong xã hội ngày nay.
+ Nguyên nhân:
> Do cuộc sống lao động quá cơ cực, thiếu thốn
 >Do trình độ văn hóa thấp, sự cam chịu câm lặng của nạn nhân
>Do dấu ấn của quan niệm phong kiến còn nặng nề.                                           
> Do coi thường pháp luật của nhà nước; bản chất độc ác, dã man.
+ Hậu quả:
>Gây ra bao cuộc đời đau khổ, bất hạnh
>Làm tổn thương tâm hồn con cái.
>Làm cho nền văn minh xã hội trở nên chậm tiến
– Suy nghĩ và hành động của mỗi người:
+ Suy nghĩ: Cần có nhận thức sâu sắc và đầy đủ về vấn đề này
+ Hành động:
>Cần góp sức với cộng đồng để ngăn chặn tệ nạn trên.
>Cần nỗ lực học tập để nâng cao trình độ văn hóa, hiểu biết pháp luật đẩy lùi đói nghèo, góp phần giảm thiểu tệ nạn đó.
>Tu dưỡng đạo đức nhân cách, luyện cách sống nhân ái yêu thương con người
 Kết bài:  
– Đánh giá ý nghĩa của việc bàn bạc vấn đề này.
– Bài học cho bản thân.
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) 
- Ghi nhớ nội dung bài học bằng Graph hoặc Bản đồ tư duy.
- Chuẩn bị bài : Thực hành về hàm ý
+ Ôn tập kiến thức cơ bản: hàm ý; phương châm hội thoại
+ Chuẩn bị các bài tập theo yêu cầu

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_12_tiet_70_chiec_thuyen_ngoai_xa.docx