Giáo án Ngữ văn 12 tiết 70+ 71: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 70+ 71: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

 - Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật : đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình làng chài. Từ đó thấu hiểu : mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

 - Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc họa nhân vật của cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2164Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 70+ 71: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
70-71----------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Minh Châu
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
	- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật : đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình làng chài. Từ đó thấu hiểu : mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
	- Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc họa nhân vật của cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.
B. Phương tiện thực hiện:	SGK, SGV, STK.
C.Phương pháp giảng dạy:Phát vấn, thảo luận, thuyết giảng.
D. Tiến trình giảng dạy:
	1. Ổn định, KTBC:
	2. Bài mới :
	* Giới thiệu:
	Nguyễn Minh Châu (NMC) “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc).
	Sự tinh anh, tài năng ấy thể hiện ở quá trinh đổi mới tư duy nghệ thuật. Văn học cách mạng trước 1975 thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hy sinh cho cách mạng. Sau 1975 văn chương trở về với đời thường và NMC là một trong những nhà văn đầu tiên của thời kỳ đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự. Khi làm cho người đọc, ý thức về sự thật, nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ phức tạp thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người.
	Truyện CTNX của NMC giúp chúng ta hiểu rõ hơn hướng phát hiện đời sống và con người mới mẻ này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1:Hướng dẫn HS đọc TD trước lớp.
- Trình bày những nét chính về tác giả.
- HS đọc, nêu những ý chính về tác giả
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả: 
 Nguyễn Minh Châu (1930-1989) 
 - Quê quán: Làng Thơi, xã Quỳnh Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
- 1950: tham gia quân đội là nhà văn quân đội.
- Sau 1975 văn chương Nguyễn Minh Châu đi vào cuộc sống đời thường.
Là nhà văn “mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc).
2. Tác phẩm chính: ( SGK)
- Thời điểm ra đời của tác phẩm ?
- GV nêu đặc điểm tác phẩm
HS trả lời
3. Văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa”
- Sáng tác : 1987
- Tác phẩm mang đậm phong cách tự sự triết luận dung dị đời thường 
 - Cho HS đọc văn bản.
 - Hay tóm tắt nội dung truyện.
- Tìm ý chính của truyện 
HS đọc. 
Cả lớp cùng theo dõi.
Trả lời
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Những ý chính của văn bản:
 - Những phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh. (từ đầu ... biến mất)
 - Câu chuyện ở tòa án huyện.(còn lại)
*Hoạt động 2: H.dẫn Hs tìm hiểu những phát hiện của người nghệ sĩ.
- Phát hiện đầu tiên của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là chiếc thuyền ngoài xa. Anh đã có cảm nhận như thế nào ?
Nêu cảm nhận của người nghệ sĩ nhiếp ảnh về vẻ đẹp đó.
2. Những phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
a. Chiếc thuyền ngoài xa với cảm nhận của người nghệ sĩ (phát hiện 1)
- Suốt đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy.
- Là bức tranh mực Tàu của một danh họa thời cổ.
- Tôi tưởng mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện ... cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn
- Bối rối, trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào.
=> Người nghệ sĩ thấy hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp thơ mộng, tuyệt diệu, thấy tâm hồn mình được thanh lọc
- Khi chiếc thuyền đã vào bờ, người nghệ sĩ nhiếp ảnh phát hiện ra cảnh tượng gì và có thái độ như thế nào ?
Học sinh trả lời
b. Chiếc thuyền vào bờ với bức tranh cuộc đời (phát hiện 2)
- Cảnh tượng.
 + Một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, cam chịu.
 + Một gã đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác coi đánh vợ như 1 cách giải tỏa uất ức, đau khổ.
- Nhận xét về những phát hiện của người nghệ sĩ ?
- Thái độ : người nghệ sĩ kinh ngạc, bất bình, “không thể chịu được, không thể chịu được” (anh vứt máy ảnh xuống đất chạy nhào tới).
=> Nghịch lý, mâu thuẫn, đối lập
à Cuộc đời vốn chứa đựng nhiều điều phức tạp, đầy mâu thuẫn.
*Hoạt động 3: H.dẫn hs tìm hiểu câu chuyện ở tòa án.
 Anh (chị) hãy tóm tắt nội dung câu chuyện mà người đàn bà đã tự bạch.
- Qua câu chuyện về cuộc đời, người đàn bà em có suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá gì ?
- Thái độ của người đàn bà trước hiện thực cuộc đời.
HS tóm tắt (cần nêu những nét chính)
Học sinh trả lời
Học sinh tìm chi tiết.
3. Câu chuyện ở tòa án huyện:
a. Câu chuyện về người đàn bà làng chài:
- Cuộc đời bất hạnh, chứa đầy mâu thuẫn, bi kịch.
- Nhân hậu, bao dung, vị tha, đầy cảm thông.
- Câu chuyện về người đàn bà làng chài là câu chuyện về sự thật cuộc đời không hề đơn giản.
- Suy nghĩ về người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng ?
(Phùng trước và sau khi gặp người đàn bà)
Nêu nhận xét, suy nghĩ, đánh giá.
b. Về người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng và chánh án tòa án huyện Đẩu:
* Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:
 - Vốn là nghệ sĩ, chiến sĩ, nhạy cảm với cái đẹp và ghét áp bức bất công.
- Chưa hiểu hết những phức tạp của cuộc đời, của con người: “không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được”, vỡ lẽ nhiều điều, hiểu hơn về con người, cuộc đời.
=> Thời đại mới đòi hỏi người nghệ sĩ cần có cái nhìn mới đa chiều về cuộc sống, con người.
Suy nghĩ về nhân vật chánh án Đẩu ?
Nêu suy nghĩ
* Người chánh án Đẩu:
 - Máy móc, định kiến.
 - Thay đổi cái nhìn, hiểu hơn về con người, cuộc đời “Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu”.
*Hoạt động 4: H.dẫn hs tìm hiểu nghệ thuật tp.
-Cách xây dựng cốt truyện của NMC trong tác phẩm nào có gì độc đáo ?
- Nêu tóm tắt lại tình huống.
- Ý nghĩa của tình huống.
- Thảo luận
- Cử đại diện trình bày.
4. Nghệ thuật:
* Cách xây dựng cốt truyện độc đáo:
 - Xây dựng tình huống.
 - Sự kiện Phùng chứng kiến cách người đàn ông đánh vợ.
 - Thái độ và phản ứng của chị em Phúc trước sự hung bạo của cha.
à Phùng đã thay đổi cách nhìn đời, hiểu hơn về con người.
- Nhận xét về ngôn ngữ, nghệ thuật của tác phẩm.
- Ngôn ngữ người kể chuyện?
- Ngôn ngữ nhân vật.
HS nêu nhận xét.
Thảo luận nhóm.
Cử đại diện
trình bày
* Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm.
 - Ngôn ngữ người kể chuyện: Phùng hóa thân của tác giả tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo, khách quan, giàu sức thuyết phục.
 - Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách từng người.
*Hoạt động 5: H.dẫn hs tìm hiểu chủ đề.
- Tư tưởng chủ đề của tác phẩm là gì ?
5. Chủ đề tư tưởng :
- Cần có cái nhìn đa chiều, đa diện con người, cuộc sống. Đặc biệt người nghệ sĩ cần đổi mới tư duy nghệ thuật để phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới của đất nước.
*Hoạt động 6: H. dẫn hs tổng kết, đánh giá.
Đánh giá tổng quát về giá trị tác phẩm ? (GV gợi ý)
HS viết
III. Tổng kết:
- Vẻ đẹp ngòi bút NMC là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu con người (Khát vọng tìm kiếm, phát hiện vẻ đẹp con người còn tiềm ẩn, khắc khoải lo âu trước cái ác, cái xấu.)
- Vẻ đẹp của cốt cách nghệ sĩ đôn hậu, điềm đạm, chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra triết lý nhân sinh sâu sắc.
- Tác phẩm đặt ra những vấn đề mang tính thời sự nhưng có giá trị mọi thời, mọi người.
	3.Củng cố, hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm vững nội dung phần đọc - hiểu.
- Tìm hiểu những nhân vật còn lại của tác phẩm.
- Soạn bài : Thực hành về nghĩa hàm ý
	4. Rút kinh nghiệm, bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • doc70-71 chiec thuyen ngoai xa.doc