Giáo án Ngữ văn 12 tiết 7 và 8: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 7 và 8: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh

Tiết 7- 8

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Hồ Chí Minh

A. Mục tiêu bài học.

Giúp HS:

a. Kiến thức

 * Về nội dung :

- Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, đánh dấu sự ra đời của một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc.

- Tuyên ngôn độc lập là áng hùng văn của thời đại Hồ Chí Minh, kết tinh lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam; một tác phẩm chan chứa lòng yêu nước, thể hiện tư tưởng mang tầm vóc nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

 * Về nghệ thuật : Tuyên ngôn độc lập là một bài văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, giọng văn hùng hồn.

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 7 và 8: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7- 8
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hồ Chí Minh
A. Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
a. Kiến thức
	* Về nội dung : 
- Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, đánh dấu sự ra đời của một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc.
- Tuyên ngôn độc lập là áng hùng văn của thời đại Hồ Chí Minh, kết tinh lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam; một tác phẩm chan chứa lòng yêu nước, thể hiện tư tưởng mang tầm vóc nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
	* Về nghệ thuật : Tuyên ngôn độc lập là một bài văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, giọng văn hùng hồn.
	b. Kĩ năng 
	Đọc hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại 
B. Phương pháp, phương tiện.
1.Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, phát vấn, đàm thoại kết hợp với diễn giảng.
2.Phương tiện:
+ SGK, SGV Ngữ văn 12- bộ cơ bản.
+ SGK Ngữ văn 12- bộ nâng cao.
C. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2 Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi kiểm tra học sinh
Phần củng cố kiến thức cũ bài cũ
Câu 1: Nêu vắn tắt quan điểm sáng tác văn học Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh?
Câu 2: Nêu vắn tắt sự nghiệp sáng tác văn học Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh?
Hiểu rõ quan điểm sáng tác văn học nhất quán của HCM. Quan điểm ấy giải thích tính phong phú, đa dạng của sự nghiệp thơ văn HCM. Nhận thức được những nét lớn giá trị các tác phẩm văn học của HCM thuộc các thể loại khác nhau (văn chính luận, truyện và kí, thơ). Hiểu được những nét chung nhất trong phong cách nghệ thuật HCM.
3. Bài mới.
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ của giáo viên và học sinh
A. Tiểu dẫn
I. Giới thiệu chung.
1. Hoàn cảnh ra đời.
- Ngày 19/08/1945, chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/08/1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người đã soạn Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Tuyên ngôn độc lập ra đời trong một tình thế vô cùng cấp bách : nền độc lập vừa mời giành được bị đe dọa bởi các thế lực phản động (bọn đế quốc thực dân - dưới danh nghĩa giúp các nước Đông Dương giải giáp vũ khí quân đội Nhật - đang âm mưu xâm chiếm nước ta...) 
GV: Một em hãy tóm tắt những ý cơ bản trong phần Tiểu dẫn
HS: Đọc, tóm tắt.
GV: Chốt lại các ý cơ bản.
2. Giá trị của TNĐL
- Là văn kiện lịch sử vô giá 
- Là áng văn chính luận mẫu mực : Lập luận chặt chẽ; lí lẽ đanh thép; những bằng chứng không ai chối cãi được.
3. Đối tượng hướng tới của TNĐL :
 - Nhân dân Việt Nam,
 - Các nước trên thế giới 
 - Bọn đế quốc, thực dân đang lăm le xâm lược nước ta : Mỹ, Pháp.
4. Mục đích của Bác khi viết TNĐL 
- Tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam mới.
- Ngăn chặn âm mưu xâm lược của bọn đế quốc, thực dân.
GV cho HS nắm vững: giá trị lịch sử, văn học của bản TNĐL; đối tượng hướng tới, mục đích viết bản TNĐL.
II. Bố cục văn bản.
1. Bố cục thông thường của một bản TN: 3 phần: Nêu nguyên lí chung làm cơ sở, nền tảng pháp lí cho bản TN; lập luận làm sáng tỏ nguyên lí chung ấy; lời tuyên ngôn
2.. Bố cục của Tuyên ngôn độc lập: kết cấu 3 phần : 
a. - Phần 1 (từ đầu đến “Không ai có thể chối cãi được”): Nêu nguyên lí chung của Tuyên ngôn độc lập. 
 b. - Phần 2 (Từ “Thế mà” đến “phải được độc lập”) : Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập của dân tộc. .
c.- Phần 3 (còn lại): Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
?Dựa vào câu hỏi 1 phần chuẩn bị bài ở nhà cho biết bản TNĐL chia làm mấy phần?
B. Đọc hiểu
I. Đọc 
II. Phân tích văn bản.
1. Phần 1: Nguyên lí chung của Tuyên ngôn độc lập (Cơ sở pháp lí)
- Bác mở đầu bằng việc trích dẫn hai văn bản một, Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp 1791. 
- Nội dung lời dẫn: Hai bản Tuyên ngôn này khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi con người ở mọi dân tộc. 
- Mục đích việc trích dẫn: để khẳng định rằng, mọi dân tộc trên thế giới (đương nhiên là có VN) đều có quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và tự do; để từ quyền con người Bác suy rộng ra quyền dân tộc 
- Nhận xét về cách viết: 
- Lời lẽ: hùng hồn 
+ Cách lập luận khéo léo, xác đáng, thuyết phục, tạo cơ sở pháp lí vững chắc, hùng hồn cho bản Tuyên ngôn.
? Bác mở đầu bản TN ntn?
? Em hãy cho biết nội dung của hai lời trích dẫn trên? 
? Mục đích việc trích dẫn
 ?Nhận xét về cách viết của Bác thể hiện qua phần đầu của bản TN
MH: 2 bản TN đã được TG thừa nhận và đó cũng là tuyên ngôn của kẻ thù - người đã trực tiếp gây đau thương cho dân tộc VN, làm mất quyền của dân tộc ta, điều đó đồng nghĩa với việc chính họ nói một đằng, làm một nẻo (gậy ông đập lưng ông)
2. Phần 2. : Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền được độc lập của dân tộc.(Chứng minh cho nguyên lí chung)
Người đã cm bằng 2 luận điểm lớn và những luận cứ cụ thể
* Tội ác của TDP
- Phân tích chỉ rõ thủ đoạn thâm độc, bộ mặt xảo trá : Thế mà hơn ..lợi dụng, cướp nước, áp bức đồng bào 
- Liệt kê, chứng minh bằng dẫn chứng thực tế: tội ác của TDP trên lĩnh vực Kinh tế, chính trị (39): 
Nhận xét tội ác: dã man, tàn bạo, thâm độc
- Dùng thủ pháp bác bỏ để luận tội: Bác bỏ luận điệu Khai hoá và Bảo hộ (Tổng thống Sác - lơ đơ Gôn, báo chí ở Pa ri):
+ Công lao khai hoá: Nhà tù nhiều hơn trường học, thi hành chính sách ngu dân, đầu độc công dân VN bằng thuốc phiện, rượu cồn.
+ Công lao bảo hộ: mở cửa nước ta rước Nhật , trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
- Nêu phản đề, dùng thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, điệp từ 
+ Nêu phản đề: thế mà, trái hẳn (39, đầu đoạn 2)
+ Tăng tiến: đọan 3 và 4 tr40: chẳng những chúng khôngtrái lại; đã không lại Thậm chícòn
+ Điệp tư: 14 lần Chúng 
- Dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động, hàm súc: tắm những cuộc k.n của ta trong những bể máu, cướp không ruộng đất, không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên tr39, đầu 40
- Giọng điệu của Bác khi tố cáo: đanh thép, hùng hồn.: quan điểm thẳng thắn, thái độ rõ ràng, lời lẽ dứt khoát, cứng cỏi. 
* Khẳng định quyền độc lập của dân tộc: 
( dẫn: Khẳng định truyền thống nhân đạo, khẳng định ta lấy lại nước từ tay Nhật, tuyên bố thoát li quan hệ thực dân với P, bày tỏ ý chí kiên quyết chống lại âm mưu của TDP, bày tỏ niềm tin vào sự ủng hộ của thế giới đối với quyền ĐL ở VN)
- Khẳng định truyền thống nhân đạo của dân tộc (đoạn 5): 
- Khẳng định sự thật là nhân dân ta đã lấy lại nước VN từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp tr40 gần cuối 
- Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về VN, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất VN..tr 41, đầu tr 
- Bày tỏ quyết tâm chống Pháp
- Bày tỏ niềm tin vào sự ủng hộ của các nước đồng minh về quyền độc lập của ta
- Thủ pháp nghệ thuật : 
+ Lặp cú pháp: tr 40, gần cuối : Sự thật là.
+ Điệp từ: cuối đoạn 2: Một dân tộc đã gan góc, .. độc lập 
==è nhằm nhấn mạnh và khẳng địch sự thật lịch sử và tăng tích thuyết phục
+ Phân tích: tr40, cuối trang: chỉ ra cục diện chính trị, thực tế lịch sử (pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị), chỉ ra thắng lợi của nhân dân VN.
+ Dùng từ ngữ mềm mại, khéo léo, tế nhị :thoát li quan hệ thực dân chứ không thoát li quan hệ hữu ái, tin rằng đã công nhận, quyết không thể không công nhận không dùng buộc phải công nhận 
- Giọng điệu: nhất quán luôn đứng về lẽ phải và lên án thế lực đi ngược lại quyền sống, bình đẳng, tự do, hạnh phúc của con người. 
Tóm lại: ở phần 2, Người đã luận tội TDP và khẳng định rằng, nước ta hoàn toàn có quyền được hưởng tự do, độc lập bằng lí lẽ, dẫn chứng, thuyết phục.
? Tìm luận điểm và luận cứ Bác dùng để CM cho những nguyên lí chung đã nêu ở trên
? Bác đã vạch trần tội ác của TDP như thế nào, để luận tội chúng Người dùng thủ pháp nghệ thuật gì?
? Nhận xét về tội ác ? 
? Luận điểm mà Bác muốn bác bỏ khi luận tội TDP là gì? 
? Tìm đoạn văn mà Bác sử dụng thao tác bác bỏ
Bình: sử dụng hết sức thành công thao tác này – không cần nhiều lời, Bác đã đưa ra những bằng cớ xác đáng để tự nó nói lên bản chất của TDP là độc ác, dã man, dối trá.
? Để luận tội TDP, Bác còn dùng hình thức lập luận nào? Hãy tìm những câu văn có sử dụng hình thức nghệ thuật trên? 
? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh có tính gợi hình, truyền cảm tiêu biểu trong đoạn văn mà Bác tố cáo tội ác của TDP? 
Bình: Từ ngữ ấy làm cho ta hình dung rõ nét hơn, tội ác TDP và tấm lòng, tình cảm của Người đối với dân tộc.
? Nhận xét về giọng điệu của Bác trong phần luận tội này? 
Dẫn: Song song với tố cáo, Người đã nêu những lí do, bằng chứng, chứng tỏ ta có quyền độc lập? Lí do, bằng cớ ấy là gì?
GV: hướng dẫn HS tìm luận cứ trong SGK
? Nêu những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu mà Bác dùng trong đoạn văn khẳng định quyền độc lập của dân tộc?
? Tại sao tác giả dùng thủ pháp lặp cú pháp và điệp từ để khẳng định quyền độc lập của dân tộc? 
? Đoạn cuối trang 40, Bác dùng thao tác lập luận nào? Tác dụng của nó?
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của Bác qua lời tuyên bố thoát li quan hệ thực dân với Pháp, lời bày tỏ niềm tin đối với các nước đồng minh về quyền ĐL của VN (tr41, phần đầu)
? Nhận xét về giọng điệu của Bác trong phần khẳng định quyền độc lập của dân tộc? 
3. Phần 3: Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.(Phần tuyên ngôn)
- Tuyên ngôn về ĐL : Nước VN đã thành một nước tự do, độc lập.
- Tuyên bố về ý chí ĐL: cuối Tr 41
 TNĐL đảm bảo đầy đủ điều kiện của một bản Tuyên ngôn độc lập nói chung (có cơ sở chắc chắn về pháp lí và thực tiễn; phù hợp với công ước quốc tế (không bị lệ thuộc về chính trị và xác định được quyền tự quyết về mọi mặt), hơn thế, đây còn là một bản Tuyên ngôn được viết bởi một trí tuệ siêu phàm, một trái tim vĩ đại tuyệt vời của một danh nhân văn hóa thế giới. vì vậy, nó mẫi mãi là một di sản văn hoá qui báu của dân tộc.
- Với TNĐLcủa Bác, VN đã chính thức độc lập và được thế giới công nhận
MH: nhắc 2 bản TN: Sông núi nước Nam - Lí Thường Kiệt, Cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi, về điều kiện để một bản TN ĐLcủa một dân tộc được cộng đồng quốc tế thừa nhận.: có cơ sở chắc chắn về pháp lí và thực tiễn; phù hợp với công ước quốc tế (không bị lệ thuộc về chính trị và xác định được quyền tự quyết về mọi mặt)
? Ở phần 3, cũng là phần Kết của bản Tuyên ngôn, Bác đã dành để làm gì? 
? Đối chiếu, so sánh với một bản Tuyên ngôn thông thường và những bản Tuyên ngôn mà em biết, hãy đánh giá về Tuyên ngôn Độc lập của Bác
4.Tổng kết.
a. Nội dung: 
Tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới quyền được tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của toàn dân tộc. 
b. Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, khéo léo, thuyết phục, lí lẽ đanh thép, giọng văn hùng hồn, ngôn ngữ linh hoạt, sinh động, hàm súc 
- Xứng đáng là áng văn chính luận mẫu mực 
HS đọc ghi nhớ: SGK
4. Củng cố, giao bài về nhà, những yêu cầu chuẩn bị cho tiết sau. 
1. Củng cố: 
Vẽ sơ đồ, s ơ đ ồ hoá hệ thống ý của TN ĐL
2. Giao bài về nhà.
Làm bài tập phần luyện tập: 
Gợi ý:
Ngoài giá trị lịch sử lớn lao bản TNĐL còn chứa đựng một tình cảm yêu nước, thương dân nồng nàn của chủ tịch HCM. Tình cảm đó được bộc lộ qua các phương diện: lập luận, lí lẽ, bằng chứng và ngôn ngữ.
- Về lập luận: Mọi cố gắng trong lập luận của tác giả chủ yếu dựa trên lập trường quyền lợi tối cao của mọi dân tộc nói chung và dân tộc ta nói riêng.
- Về lí lẽ: sức mạnh của lí lẽ được sử dụng trong bản TN xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật và trên hết dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc ta.
- Về bằng chứng: Những bằng chứng xác thực hùng hồn, không thể chối cãi cho thấy một sự quan tâm sâu sắc đến vận mệnh của dân tộc ta, hạnh phúc của nhân dân ta.
- Về ngôn ngữ: Cách sử dụng từ ngữ chan chứa tình cảm ngay từ câu đầu tiên của bản TN: “Hỡi đồng bào cả nước”. Đồng bào- những người anh em ruột thịt
Bài tập 3, 4 trang 10 SBT Ngữ văn 12.
- Bài tập nâng cao: Người ta thường coi bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi và bản TNĐL của HCM là hai “áng thiên cổ hùng văn”. Anh (chị) hãy nhận xét những điểm giống nhau và khác nhau của hai tác phẩm trên về nội dung, hình thức, thể loại và về ý nghĩa lịch sử.
Gợi ý: - Giống: cả hai đều là những bản tổng kết chiến thắng, đều khẳng định quyền độc lập của dân tộc bằng những lí lẽ đanh thép, những bằng chứng hùng hồn, đều thể hiện tư thế của một dân tộc anh hùng trước kẻ thù.
 - Khác: Một tác phẩm ra đời vào thời kì văn học trung đại “văn sử bất phân” cho nên bên cạnh yếu tố chính luận còn sáng tạo hình tượng có sức truyền cảm mạnh mẽ. Còn 1 TP ra đời vào thời kì văn học hiện đại nên văn chính luận là văn chính luận. Ở đây nhiệt tình của tác giả thể hiện chủ yếu ở sự mài sắc lí lẽ- sức mạnh chính của văn chính luận.
3. Yêu cầu chuẩn bị cho tiết sau.
- Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt ( 2t)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuyen ngon Doc lap(3).doc