Giáo án Ngữ văn 12 tiết 7, 8: Tuyên ngôn độc lập

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 7, 8: Tuyên ngôn độc lập

A. Kết quả cần đạt:

- Về kiến thức:

 + Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản “Tuyên ngôn độc lập”.

 + Hiểu được vẻ đẹp tư tưởng và tâm hồn Bác qua bản “Tuyên ngôn độc lập”.

- Về kĩ năng: Học sinh rèn luyện kĩ năng đọc, hiểu văn bản chính luận.

- Giáo dục tư tưởng: Tấm lòng tự hào dân tộc, yêu hòa bình, yêu tự do và căm ghét chiến tranh.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.

 + Phương pháp: Vấn đáp, diễn giảng, tích hợp (BNĐC, văn chính luận, lịch sử năn 1945, bài giới thiệu tác giả).

- Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà

C. Nội dung, tiến trình giờ dạy:

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 7, 8: Tuyên ngôn độc lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...
Ngày dạy: .
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Tuần: 3
Tiết: 7, 8	
A. Kết quả cần đạt:
Về kiến thức: 
 + Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản “Tuyên ngôn độc lập”.
 + Hiểu được vẻ đẹp tư tưởng và tâm hồn Bác qua bản “Tuyên ngôn độc lập”.
- Về kĩ năng: Học sinh rèn luyện kĩ năng đọc, hiểu văn bản chính luận.
- Giáo dục tư tưởng: Tấm lòng tự hào dân tộc, yêu hòa bình, yêu tự do và căm ghét chiến tranh.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.
 + Phương pháp: Vấn đáp, diễn giảng, tích hợp (BNĐC, văn chính luận, lịch sử năn 1945, bài giới thiệu tác giả).
Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học của HCM?
- Nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của HCM?
- Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật HCM?
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Chiều tối” và chỉ ra sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại trong bài thơ.
Hoạt động 2: Giới thiệu vào bài.
Liên hệ trực tiếp từ phần 1 giới thiệu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn SGK
- Yêu cầu HS xác định những đơn vị kiến thức trong phần tiểu dẫn.
- Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của “Tuyên ngôn độc lập”?
- Từ những điều HS giới thiệu, GV nhận xét, bổ sung.
- Hãy cho biết giá trị lịch sử của tác phẩm?
- Hãy cho biết giá trị văn học của tác phẩm?
- Hãy cho biết giá trị tư tưởng của tác phẩm?
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản
- Hướng dẫn đọc (giọng rõ ràng, nhấn mạnh các ý quang trọng, giọng đanh thép, phẫn nộ, đau xót khi tố cáo tội ác thực dân Pháp, giọng tự hào tha thiết khi nói về nhân dân, giọng trang trọng, hùng hồn khi tuyên bố).
- Nhận xét giọng đọc.
- Xác định bố cục của “Bản tuyên ngôn độc lập”.
- Nhận xét, nhắc lại, nhấn mạnh cho HS ấn tượng ban đầu, trích dẫn câu nói của Trần Dân Tiên.
- Hãy giải thích vì sao mở đầu bản “TNĐL” của Việt Nam HCM lại trích dẫn lời văn của 2 bản tuyên ngôn: “Tuyên ngôn độc lập” (Mĩ, 1776) và “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” (Pháp, 1791)?
- Nhận xét, giảng.
- Chuyển ý: Khi xâm lược nước ta thực dân Pháp lợi dụng chiêu bài “bảo hộ”, “khai hóa”, lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bát ái (giới thiệu từ “bảo hộ”, “khai hóa”).
- Hãy chỉ ra những hành động mà thực dân Pháp đã gây ra cho nhân dân ta?
- Nhận xét về nghệ thuật và những hành động mà thực dân Pháp đã gay ra cho nhân dân Việt Nam.
- Thực tế đã không như họ đã hô hào mà là 
- Chuyển ý: Chiêu bài “khia hóa”, chiêu bài “bảo hộ”.
- Khi thực dân Pháp xảo trá trước dư luận thế giới rằng: Chúng đến An Nam là để thực hiện nhiệm vụ của một mẫu quốc “bảo hộ” cho An Nam. “TNĐL” đã đập tan luận điệu ấy bằng những chứng cớ khách quan nào?
- Nhận xét, giảng bổ sung.
- So với những hành động của Pháp, Việt Minh đã có những hành động như thế nào?
- Nhận xét (liên hệ “BNĐC”-Nguyễn Trải giảng tư tưởng nhân đạo của người Việt).
- Hãy cho biết: Cảm xúc động lại trong em khi đọc những lời tuyên bố độc lập trong “TNĐL”?
- Nhận xét, giảng (liên hệ “BNĐC”)
Hoạt động 5: Củng cố, tổng kết.
- Hãy xác định tư tưởng chủ đề?
- Giới thiệu giá trị của “TNĐL”.
- Giáo dục tư tưởng (yêu nước, tự hào dân tộc).
- Lòng biết ơn, tinh thần yêu tự do, yêu hòa bình, chuộng chính nghĩa.
Hoạt động 5: Dặn dò	
- Học kĩ bài (Đọc lại toàn văn bản, đọc thuộc lònh những câu văn tiêu biểu).
- Giờ sau học tiếng Việt: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.
- Yêu cầu Hs làm bài tập trang 42.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Dựa vào tiểu dẫn HS xác định.
- Dựa vào tiểu dẫn SGK, HS giới thiệu.
- Trả lời dựa vào tiểu dẫn
- Trả lời dựa vào tiểu dẫn
- Trả lời dựa vào tiểu dẫn
- HS đọc kĩ lại đoạn 1, suy nghĩ, thảo luận nhóm (4 HS, 3 phút).
- HS đại diện nhóm trình bày.
- Dựa vào văn bản chọn dẫn chứng tiêu biểu.
- Suy nghĩ trả lời.
- Dựa vào tuyên ngôn, chọn dẫn chứng trả lời.
- Dựa vào tuyên ngôn, chọn dẫn chứng trả lời.
- Từ nội dung phân tích HS xác định chủ đề.
Phần hai: Tác phẩm
I. Tìm hiểu chung:
 1. Hoàn cảnh ra đời:
- Năm 1945 chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật (kẻ đang chiến đóng nước ta lúc bấy giờ) đầu hàng đồng minh. Ngày 19/08/1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/08/1945 HCM từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang người soạn thảo “Tuyên ngôn độc lập”. Ngày 02/09/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào thay mặt chính phủ lâm thời HCM đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Khi đó, ở miền Nam quân Pháp được sự giúp đỡ của quân Anh đang tiến vào Đông Dương. Ở miền Bắc bọn Tàu Tưởng – tay sai của Mĩ cũng đang ngấp nghé. Vì vậy, tác phẩm này ra đời không những khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam mà còn bác bỏ luận điểm sai trái của thực dân Pháp trước dư luận quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với CM Việt Nam.
 2. Giá trị:
 a). Giá trị lịch sử:
“Tuyên ngôn độc lập” là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, mở ra một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do.
 b). Giá trị văn học:
“Tuyên ngôn độc lập” là một tác phẩm chính luận đặc sắc. Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện ở cách lí luận chặc chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc
 c). Giá trị tư tưởng:
 “Tuyên ngôn độc lập” là tác phẩm kết tinh cho lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do.
II. Đọc – hiểu văn bản:
 1. Nguyên lí chung của “Tuyên ngôn độc lập” (Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn):
- Mở đầu bản “TNĐL” của Việt Nam HCM đã trích dẫn lời văn của 2 bản tuyên ngôn: “Tuyên ngôn độc lập” (Mĩ, 1776) và “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” (Pháp, 1791).
- Mục đích: Từ quyền bình đảng và tự do của con người, suy rộng ra quyền bình đẳng và tự do của các dân tộc trên thế giới (cách vận dụng khéo léo, đầy sáng tạo).
à Khẳng định những nguyên tắc chuẩn mực mang tính chân lí muôn đời
à Khéo léo nhắc nhở kẻ thù nên trân trọng những gì tổ tiên họ đã nói (châm biếm họ đã “ngôn hành bất nhất”)
Ý nghĩa: Đặt ba cuộc CM, ba bản tuyên ngôn, ba nền độc lập ngang hàng nhau Š ý thức tự hào dân tộc.
 2. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và thực tế đấu tranh của nhân dân Việt Nam (cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn):
 a). Tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp:
 Bằng thủ pháp liệt kê, với lí lẽ xác đáng cùng với những bằng chứng xác thực kết hợp với ngôn ngữ sắc sảo, gợi cảm, hùng hồn tuyên gno6n đã nêu lên hàng loạt tội ác của chủ nghĩa thực dân.
- Trên lĩnh vực chính trị (dẫn chứng SGK tr.39)
- Trên lĩnh vực kinh tế (dẫn chứng SGK tr.39)
- Trên lĩnh vực văn hóa (dẫn chứng SGK tr.39).
à Vạch trần những âm mưu thâm độc, những chính sách tàn bạo, những thủ đoạn không thể dung thứ của thực dân Pháp (Đập tan luận điểm “khai hóa” của Pháp).
 b). Thực tế đấu tranh của nhân dân Việt Nam:
* Thực dân Pháp:
- Khi Nhật đến Đông Dương:
 + Quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật Š Bán nước ta 2 lần cho Nhật.
- Khi Việt Minh kêu gọi Pháp chống Nhật:
 + Không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh,giết nốt số đông chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
à Hành động bất nhân, phi nghĩa (đập tan luận điểm “bảo hộ” của thực dân Pháp).
 3. Lời tuyên bố độc lập:
“Vì những lẽ trêntự do, độc lập ấy”.
Lời tuyên bố tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam trước thế giới dựa trên 2 cơ sở:
* Trên cơ sở thực tế:
- Pháp thua, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị (chế độ thực dân, phát xít, phong kiến tan rã).
- Chống Pháp gần 100 năm, chống phát xít mấy năm.
* Trên cơ sở pháp lí:
Dựa trên nội dung hai cuộc họp: Hội nghị Têhêrăng và
à Lời tuyên bố độc lập tự do và nêu cao ý chí kiên quyết bảo vệ quyền tự do của toàn dân tộc.
III. Tổng kết:
 1. Tư tưởng chủ đề:
“Tuyên ngôn độc lập” chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới về việc thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khẳng định quyền độc lập, tự do và ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
 2. Giá trị:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 7-8.doc