Tuần: 7+8 Ngày:
Tiết: 7+8
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A.Các kiểu bài văn nghị luận xã hội lớp 12.
I. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
1/ Khái niệm: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức lối sống của con người.
2. Các yêu cầu của kiểu bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
a. Yêu cầu về nội dung:
Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
b. Yêu cầu về hình thức:
Gồm 3 phần, có luận điểm đúng đắn, lời văn chính xác, sinh động.
II. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Tuần: 6 ngày: Tiết: 6 Bổ sung kiến thức bài: MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ (Nguyễn Đình Thi) ĐÔ – XTÔI – ÉP – XKI (X.Xvai – Gơ) Tuần: 7+8 Ngày: Tiết: 7+8 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI A.Các kiểu bài văn nghị luận xã hội lớp 12. I. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí. 1/ Khái niệm: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức lối sống của con người. 2. Các yêu cầu của kiểu bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. a. Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tíchà chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. b. Yêu cầu về hình thức: Gồm 3 phần, có luận điểm đúng đắn, lời văn chính xác, sinh động. II. Nghị luận về một hiện tượng đời sống 1. Khái niệm: nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội, có ý nghĩa xã hội đáng khen, đáng chê hay vấn đề đáng suy nghĩ. 2. Các yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. a.Yêu cầu về nội dung: Bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề. Phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết. b. Yêu cầu về hình thức: Gồm 3 phần, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận phù hợp, lời văn chính xác sống động. B. Luyện tập I. Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: NL về một tư tưởng, đạo lí. - Nội dung: nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. - Tư liệu: kiến thức cuộc sống thực tế, sách báo, văn học 2.Lập dàn ý: a. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ. b. Thân bài: - Giải thích câu tục ngữ. + Nghĩa đen. +Nghĩa bóng. - Nhận định, đánh giá. + Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người. + Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc. +Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân, xử thế. + Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc. c.Kết bài: - Câu tục ngữ thể hiện một trong những vẻ đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam. - Truyền thống đạo lí tốt đẹp thể hiện trong câu tục ngữ tiếp tục được kế thừa và phát huy trong cuộc sống hôm nay. II. Đề2: Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị xã, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Nội dung: bày tỏ các suy nghĩ về hiện tượng các cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang về nuôi dạy các em nên người. - Tư liệu: đời sống thực tế, sách báo 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: giới thiệu vấn đề, dẫn đề bài vào bài viết. b. Thân bài: - Thu nhận trẻ em lang thang, cơ nhỡ vào những mái ấm tình thương để nuôi dạy và giúp đỡ các em nên người là một việc làm cao đẹp của những tấm lòng nhân ái (dẫn chứng). - Công việc này không hề đơn giản như nhiều người nghĩ, nó đòi hỏi tính kiên nhẫn, lòng vị tha và đức hy sinh của những người thực hiện (dẫn chứng). - Mỗi đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ có một hoàn cảnh riêng rất éo le, nhưng chúng đều giống nhau ở nỗi bất hạnh và tâm trạng mặc cảm; vì vậy việc thu nhận và nuôi dạy những đứa trẻ này có thể coi là cuộc tái sinh nhọc nhằn và kì diệu (dẫn chứng). - Phê phán những hành vi ngược đãi trẻ em và phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm đối với trẻ em (dẫn chứng). c. Kết bài: phát biểu cảm nghĩ về hiện tượng trên và liên hệ bản thân. III. Đề 3: Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng và lí tưởng riêng của mình. 1. Tìm hiểu đề. - Kiểu bài: NL về một tư tưởng, đạo lí. - Nội dung: suy nghĩ về vai trò của lí tưởng và lí tưởng riêng của mình. - Tư liệu: cuộc sống thực tế và văn học 2. Dàn ý. a. Mở bài: giới thiệu vấn đề, dẫn nội dung đề. b. Thân bài: - Giải thích khái niệm lí tưởng và phân tích câu nói của L.Tôn- xtôi về vai trò của lí tưởng đối với cuộc sống. - Phát biểu sự đánh giá tán thành hay không tán thành đối với ý kiến trên. - Bày tỏ lí tưởng của riêng mình (chú ý nêu cụ thể và phân tích lí giải). c. Kết bài: khẳng định một lần nữa vai trò to lớn của lí tưởng đối với cuộc sống của con người.
Tài liệu đính kèm: