Giáo án Ngữ văn 12 tiết 67+ 68: Đọc văn - Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 67+ 68: Đọc văn - Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi

 Đọc văn: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

 Nguyễn Thi

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1-Kiến thức

 -Hiểu được hiện thực đau thương,đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường ,bất khuất của nhân dân miền Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước.Hiếu được sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước,yêu cách mạng, giữa truyền thống gia đìnhvới truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam ,dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

 -Nắm được nghệ thuật trần thuật, khắc hoạ tính cách,miêu tả tâm lí và đặc điểm ngôn ngữ của tác phẩm

.2-Kĩ năng: Đọc hiểu và phân tich một truyện ngắn.

3-Thái độ: Biết trân trọng những con người bình thường mà giàu lòng trung hậu,vô cùng dũng cảmđã đem máu xương để giữ gìn đất nước.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 67+ 68: Đọc văn - Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22-TIẾT 67,68
NS: 8-2-2009
 Đọc văn: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
 Nguyễn Thi
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1-Kiến thức
 -Hiểu được hiện thực đau thương,đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường ,bất khuất của nhân dân miền Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước.Hiếu được sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước,yêu cách mạng, giữa truyền thống gia đìnhvới truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam ,dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.	
 -Nắm được nghệ thuật trần thuật, khắc hoạ tính cách,miêu tả tâm lí và đặc điểm ngôn ngữ của tác phẩm
.2-Kĩ năng: Đọc hiểu và phân tich một truyện ngắn.
3-Thái độ: Biết trân trọng những con người bình thường mà giàu lòng trung hậu,vô cùng dũng cảmđã đem máu xương để giữ gìn đất nước.
B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án
2-Phương pháp:Đàm thoại(phát vấn phát hiện, lí giải minh họa tìm tòi, theo câu hỏi SGK)
C- CHUẨN BỊ:
1-Công việc chính
@.Giáo viên: SGK, SGV,GA,tài liệu, công cụ;
@. Học sinh: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới.
2-Nội dung tích hợp: Lí luận về thể loại truyện ngắn, bài nghi luận về một tác phẩm văn xuôi,những tác phẩm khác của Nguyễn Thi viết về người nông dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ.
D- Tiến trình:
1- Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2- Kiểm tra bài cũ:
3-Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung cần đạt
*Tìm hiểu phần tiểu dẫn
Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và nghệ thuật của Nguyễn Thi?
*Hãy nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm Những đứa con trong gia đình? .
*Giáo viên gọi 3 học sinh đọc văn bản(chỉ đọc đoạn chính),Giáo viên đọc và hướng dẫn cho các em tóm tắt.
Hãy phát biểu chủ đề truyện ngắn Những đứa con trong gia đình?
Tác phẩm kể chuyệnmột gia đình nông dân Nam Bộ .Truyền thống nào đã gắn bó những người trong gia đình với nhau?( chú ý mối quan hệ của Chiến Việt với má và chú Năm)
Phân tích và so sánh tính cách các nhân vật Chiến ,Việt để làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con.
Đoạn trích Những đứa con trong gia đình được trần thuật chủ yếu qua điểm nhìn của nhân vật nào?Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đôi với kết cấu truyện và khắc hoạ tính cách nhân vật?
Phân tích những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích này?
I –Tìm hiểu chung:
1- Tác giả Nguyễn Thi (1928-1968) ,bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn,tên thật là Nguyễn Hoàng Ca ,quê ở Hải Hậu ,Nam Định.Mồ côi cha từ năm mười tuổi,mẹ đi bước nữa,Nguyễn Thi phải sống nhờ họ hàng nên vất vả tủi cực ờ nhỏ.Năm1943 ông vào Sài Gòn vừa kiếm sống vừa tự học.Năm 1945,tham gia cách mạng,vừa chiến đấu vừa hoạt động văn nghệ,Năm 1954,tập kết ra Bắc ,công tác ở toà soạn tạp chí Văn nghệ quân đội.Năm 1952,Nguyễn Thi tình nguyện trở lai chiến trường miền Nam phụ trách tạp chí Văn nghệ quân giải phóng và hi sinh trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy năm 1968.
 Sáng tác của Nguyễn Thi gồm nhiều thể loại: bút kí ,truyện ngắn ,tiểu thuyết được sưu tập và in trong tập Truyện và kí(1978),Nguyễn Ngọc Tấn, Nguyễn Thi toàn tập(1996).Ông quê ở miền Bắc nhưng đã gắn bó sâu nặng với nhân dân dã gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam trong hai cuộc kháng chiến và thật sự xứng đáng với danh hiệu nhà văn của người nông dân Nam Bộ.
 Nhân vật tiêu biểu của Nguyễn Thi là những người nông dân miền Đông Nam Bộ vừa hồn nhiên bộc trực vừa có lòng căm thù giặc sâu sắc, vô cùng gan góc sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc. 
 Nguyễn Thi là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.
 Văn Nguyễn Thi giàu chất hiện thực,vừa đầy những chi tiết dữ dội ác liệt của chiến tranh,vừa đằm thắm chất trữ tình với một ngôn ngữ phong phú góc cạnh,đậm chất Nam Bộ,có khả năng tạo ra những nhân vật có cá tính mạnh mẽ.
2- Tác phẩm:
a-Hoàn cảnh ra đời : Những đứa con trong gia dình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ quân giải phóng.
b-Tóm tắt tác phẩm:
 Việt là một chiến sĩ giải phóng quân.Ông nội và bố Việt bị giặc giết hại,Mẹ Việt một mình nuôi con vất vả rồi cũng chết vì bom đạn.Gia đình chỉ còn lại Việt, chi Chiến, thằng Út em ,chú Năm,và một người chi nuôi đi lấy chồng xa.Truyền thống ấy được chú Năm ghi tất cả vào cuốn sổ gia đình.
 Việt và Chiến hăng hái đi tòng quân giết giặc,Trong một trận chiến đấu,Việt hạ được một chiếc xe bọc thép của địch nhưng lại lạc đồng đội và bị thương nặng ngất đi tỉnh lại nhiều lần.Mỗi lần tỉnh lại,dòng hồi ức lại đưa anh về với những kỉ niệm thân thiết đã qua: kỉ niệm về má,về chị Chiến,chú Năm,đồng đội và anh TánhAnh Tánh và đồng đội tìm được Việt, đưa về điều trị một bệnh viện và sức khoẻ Việt dần dần hồi phục.Chuyện được kể theo dòng hồi ức của Việt trong những lần ngất đi tỉnh lại ấy.
c- Chủ đề:Qua câu chuyện về những người con trong một gia đình nông dân nam Bộ,tác giả khẳng định rằng chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước,giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam ,dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
II-Phân tích:
1-Phân tích nhân vật
 Đặc sắc của truyện là đã dựng nên được hình tượng những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ .Điểm chung gắn bó họ là có truyền thống yêu nước ,căm thù giặc sâu sắc,thuỷ chung son sắc với cách mạng , với quê hương. 
Tuy nhiên,mỗi người trong gia đình đều có những nét tính cách riêng,không ai giống ai.Đó là điểm nói lên tài năng của Nguyễn Thi. 
a-Nhân vật chú Năm:Trong dòng sông truyền thống của gia đình, chú Năm là khúc thượng nguồn,là nơi kết tinh đầy đủ hơn cả truyền thống của gia đình.
-Chú hay kể sự tích gia đình.Chú là tác giả cuốn sổ gia đình ghi chép tôi ác của giặc và chiến công của các thành viên trong gia đình,
-Chú Năm là người lao động chấc phác nhưng giàu tình cảm. Tâm hồn chú bay bổng,dạt dào cảm xúc khi cất tiếng hò.Những lúc đó,chú Năm như đặt cả trái tim mình vào trong câu hò tiếng hát.
b- Nhân vật má Việt: Má Việt cũng là hiện thân của truyền thống .đay là một người phụ nữ mang đậm những nét tính cách của nhân vật Nguyễn Thi.
-Rất gan góc, căm thù giặc sâu sắc.
-Rất mực thương chồng,thương con,đảm đang tháo vát,Cuộc đời lam lũ vất vả,chồng chất đau thương tang tóc,nhưng cắn răng nén chặt nỗi đau thương của mình để nuôi con đánh giặc.Chính vì thế mà trong cái đêm sắp xa nhà đi chiến đấu,Việt và Chiến đều cảm nhận không phải ai khác mà chính là người mẹ đã hiện về.
c-Nhân vật Chiến
-Chiến có những nét giống mẹ : gan góc, đảm đang ,tháo vát.Nguyễn Thi có ý thức tô đậm nét kế thừa người mẹ ở nhân vật Chiến. Đêm trước ngày lên đường,mọi lời nói,cử chỉ của Chiến ,Việt đều thấy giống in như má vậy.
-Chiến là một tính cách đa dạng: vừa là một cô gái mới lớn, tính khí còn trẻ con, vừa là một người chị biết nhường em,đảm đang tháo vát.
- So với mẹ,Chiến khác ở cái vẻ trẻ trung thích làm duyên ,làm dáng.Vận hội mới của cách mạng đã tạo điiêù kiện cho Chiến được trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thùnhà,thực hiện lời thề khắc cốt ghi tâm của mình: “Đã làm thân con gái ra đi rhì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất”.
d-Nhân vật Việt
Truyện được kể qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt. Việt hiện lên sinh động trước mắt người đọcvừa là một cậu con trai mới lớn, vừa là một chiến sĩ dũng cảm, gan góc kiên cường.
.-Việt có cái nét riêng dễ mến của một cậu con trai mới lớn,tính tình còn rất vô tư trẻ con,ngây thơ ,hiếu động. Chiến và Việt cùng có chất trẻ con nhưng Chiến tỏ ra đã là người lớn lo toan thu xếp việc nhà còn Việt vẫn hết sức vô tư. Nếu Chiến biết nhường nhịn em thì Việt lại hay tranh phần hơn với chị.Cậu rất thích câu cá ,bắn chim và đến khi đi bộ đội vẫn còn đem theo cái ná thun trong túi.Mọi công việc trong nhà,Việt đều phó thác cho chị. Đêm trướcngày lênđường,Chiến lo toan thu xếp việc nhà chu đáo từ việc Út em,nhà cửa ,ruộng nương đến nơi gởi bàn thờ má, bàn bạc với em một cách nghiêm túc còn Việt vừa nghe,vừa chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay rồi ngủ quên lúc nào không biết. Việt giấu chi như giấu của riêng vì sợ mất chị trước những lời nói đùa tán tỉnh của anh em.Khi gặp lại đồng đội sau lúc bị thươngViệt khóc đó rồi lại cười đó.
-Tuy vậy,Việt cũng rất đường hoàng chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường. Trong Việt là dòng máu của những con người gan góc không bao giờ biết sợ sự bạo tàn.Lúc còn bé ,Việt đã dám xông thẳng vào thằng giặc đã giết hại cha mình. Lớn lên, Việt quyết tâm đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má.Khi xông trận,Việt đã chiến đấu rất dũng cảm,dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc. Khi bị thương nằm lại ở chiến trường,hai mắt không nhìn thấy, toàn thân đau đớn và rỏ máu ,đói và khát,Việt vẫn nằm trong tư thế chờ tiêu diệt giặc: “”Tao sẽ chờ màyMày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày”.Hành động giết giặc trả thù nhà,đền nợ nước là thước đo phẩm chất con người của tác giả Nguyễn Thi.
2- Đặc sắc nghệ thuật: Rừng xà nu là một tác phẩm thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Thi: 
-Trần thuật theo dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi bị thương nằm lại ở chiến trường.Cách thức trần thuật như thếđã đem đến cho truyệnmàu sắc trữ tình đậm đà,tự nhiên sống động,tạo điều kiện cho tác giả nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện.Diễn biến câu chuyện nhờ thế có thể xáo trộn không gian và thời gian,liên tưởng từ chuyện này đến chuyện khác hết sức tự nhiên và linh hoạt.
-Truyện khắc hoạ thành công hình tượng những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ .Điểm chung gắn bó họ là có truyền thống yêu nước ,căm thù giặc sâu sắc,thuỷ chung son sắc với cách mạng , với quê hương. Tuy nhiên,mỗi người trong gia đình đều có những nét tính cách riêng,không ai giống ai.Đó là điểm nói lên tài năng của Nguyễn Thi. Cách miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo và chân thực.
-Về ngôn ngữ nghệ thuật: Văn Nguyễn Thi phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ. Đoạn văn diễn tả cuộc đối thoại giữa Chiến và Việt đêm trước ngày lên đường nhập ngũ và cảnh hai chị em khiêng bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm thật cảm động và chân thực.
-Chất sử thi của truyện bộc lộ ở đề tài viết về hiện thực đau thương nhưng rất đỗi anh dũng kiên cường của nhân dân miền Nam trong cuộc chiến tranh chống Mĩ ,ở hình tượng những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ yêu nước căm thù giặc , sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì thù nhà, nợ nước
III TỔNG KẾT:
Xem phần ghi nhớ SGK
4-Củng cố
-Khái quát lại kiến thức cơ bản của tác phẩm.
- Đọc kĩ lại tác phẩm, nhớ chi tiết.:
 5. Dặn dò:
-Chuẩn bị bài viết số 6.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Những đứa con trong gia đình..doc