Giáo án Ngữ văn 12 tiết 66: Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Trích Hương rừng Cà Mau) Sơn Nam

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 66: Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Trích Hương rừng Cà Mau) Sơn Nam

Bài: Đọc thêm Bắt sấu rừng U Minh Hạ

(Trích Hương rừng Cà Mau)

 Sơn Nam

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp Học sinh:

1. Kiến thức: - Cảm nhận những nét riêng của thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ.

2. Kĩ năng: - Phân tích tính cách, tài nghệ của nhân vật Năm Hên.

 - Nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ đậm màu sắc Nam bộ của Sơn Nam.

3. Thái độ: Yêu quý, tự hào về đất và con người Nam Bộ

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án .

- Phương án tổ chức lớp học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm

2. Chuẩn bị của học sinh:

 Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị bài học theo HDĐT.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 66: Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Trích Hương rừng Cà Mau) Sơn Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 1/2/2009 Tiết 66
Bài: Đọc thêm Bắt sấu rừng U Minh Hạ
(Trích Hương rừng Cà Mau)
 Sơn Nam
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp Học sinh:
1. Kiến thức: - Cảm nhận những nét riêng của thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ.
2. Kĩ năng: - Phân tích tính cách, tài nghệ của nhân vật Năm Hên.
 - Nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ đậm màu sắc Nam bộ của Sơn Nam.
3. Thái độ: Yêu quý, tự hào về đất và con người Nam Bộ
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án .
- Phương án tổ chức lớp học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
 Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị bài học theo HDĐT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: 1 phút
Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: 4ph
Tóm tắt truyện ngắn “Rừng xà nu ” của Nguyễn Trung Thành . Trình bày ngắn gọn về giá trị nội dung và nghê thuật của tác phẩm
3. Giảng bài mới: 38 phút
- Tạo tâm thế tiếp thu bài mới.
- Giới thiệu bài: 
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG
10ph
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung 
- Yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK, nêu những nét chính về nhà văn Sơn Nam và tập truyện Hương rừng Cà Mau
- Nhận xét, điểm qua những nét chính.
- Đọc phần Tiểu dẫn trong SGK, nêu những nét chính về nhà văn Sơn Nam và tập truyện Hương rừng Cà Mau
- Nghe và ghi bài
I. Tìm hiểu chung
1. Nhà văn Sơn Nam (1926-2008)
- Tên bút danh, năm sinh, quê quán.
- Quá trình sáng tác.
- Các tác phẩm tiêu biểu.
- Đặc điểm sáng tác.
2. Tập truyện Hương rừng Cà Mau (gồm 18 truyện)
- Nội dung: viết về thiên nhiên và con người vùng rừng U Minh- những người lao động nghĩa khí và tài ba can trường.
- Nghệ thuật: Dựng truyện li kì, chi tiết gợi cảm, nhân vật và ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.
25ph
Hoạt động 2: Tổ chức hướng dẫn đọc- hiểu văn bản đoạn trích.
- Hướng dẫn đọc, tìm hiểu, thảo luận.
? Qua đoạn trích, anh (chị) nhận thấy thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ có những đặc điểm nổi bật nào?
- Đọc đoạn trích, chú ý những chi tiết về thiên nhiên, con người, từ đó đưa ra những nhận xét.
II. Hướng dẫn đọc- hiểu 
1. Thiên nhiên và con người U Minh Hạ
a) Thiên nhiên
Thiên nhiên vùng U Minh Hạ là một thế giới hoang vu, lì thú:
+ "U Minh đỏ ngòm
Rừng tràm xanh biếc"
+ "Sấu lội từng đàn", "những ao sấu", "Miền Rạch Giá, Cà Mau có những con lạch ngã ba mang tên Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu". Đó là những nơi ghê gớm.
b) Con người
+ Con người vùng U Minh Hạ là những người lao động có sức sống mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa, tài ba trí dũng, gan góc can trường. 
+ Tất cả những điều đó tập trung ở hình ảnh ông Năm Hên, một con người sống phóng khoáng giữa thiên nhiên bao la kì thú. 
2. Tổ chức cho HS phân tích tính cách, tài nghệ của nhân vật ông Năm Hên. 
? Ông là người thế nào? 
? Điều đó được biểu hiện qua những chi tiết nào? 
? Bài hát của ông Năm gợi cho anh (chị) cảm nghĩ gì?,
- Đọc thầm và tìm chi tiết, khái quát, trả lời
2. Nhân vật ông Năm Hên
Tính cách, tài nghệ của ông Năm Hên tiêu biểu cho tính cách con người vùng U Minh Hạ:
+ Một con người tài ba, cởi mở nhưng cũng đầy bí ẩn.
+ Ông có tài nghệ phi phàm, "bắt sấu bằng hai tay không", mưu kế kì diệu, bắt sống 45 con sấu, "con này buộc nối đuôi con kia đen ngòm như một khúc cây khô dài".
+ Bài hát của ông Năm Hên:
Hồn ở đâu đây
Hồn ơi! Hồn hỡi! 
Ta thương ta tiếc
Lập đàn giải oan
"Tiếng như khóc lóc, nài nỉ. Tiếng như phẫn nộ, bi ai". Tiếng hát ấy cùng hình ảnh: "ông đi ra khỏi mé rừng, áo rách vai, tóc rối mù, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ đi quơ lại trên tay" gợi những đau thương mà con người phải trả giá để sinh tồn trên mảnh đất hoang dại kì thú. Đồng thời hình ảnh ấy cũng thể hiện vẻ đẹp bi tráng của những con người gan góc vượt lên sự khắc nghiệt để chế ngự và làm chủ thiên nhiên.
3ph
Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết- củng cố
- Tổ chức cho HS thảo luận và chốt lại những ý cơ bản.
? Truyện đêm lại cho chúng ta những hiểu biết, tình cảm gì?
? Nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Sơn Nam có gì đáng chú ý?
- Phát biểu
- Ghi nhớ để tự viết ở nhà.
III. Tổng kết
1- Nội dung:
Đọc truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ ta như được thám hiểm một vùng đất chứa nhiều bí ẩn. Đặc biệt là hiểu con người miền Nam cần cù, dũng cảm, tài trí và lạc quan yêu đời trong công cuộc đấu tranh để sinh tồn, xây dựng, và mở mang đất nước. 
2- Nghệ thuật
+ Nghệ thuật kể chuyện: Dựng chuyện li kì, nhiều chi tiết gợi cảm.
+ Nhân vật giàu chất sống.
+ Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương Nam Bộ.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 2 phút
- Nhận xét chung tiết học
- Tiết sau: Soạn bài Những đứa con trong gia đình
RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docDoc them Bat sau rung U MINH HA.doc