Giáo án Ngữ văn 12 tiết 64+ 65+ 66: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) - Đọc thêm

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 64+ 65+ 66: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) - Đọc thêm

 A. Mục tiêu bài học.

 Giúp học sinh :

 - Giúp học sinh nắm được những nét chính về tác giả, xuất xứ, chủ đề, kết cấu, cốt truyện của tác phẩm.

 - Nắm vững đề tài, cốt truyện , các chi tiết sự việc tiêu biểu và hình tượng nhân vật chính ; trên cơ sở đó , nhân rõ chủ đề cùng ý nghĩa đẹp đẽ , lớn lao của truyện ngắn đối với thời đại bấy giờ và đối với thời đại ngày nay .

 - Thấy được tài năng của Nguyễn Trung Thành trong việc tạo dựng cho tác phẩm một không khí đậm đà hơng sắc Tây Nguyên, một chất sử thi bi tráng và một ngôn ngữ nghệ thuật được chau chuốt kĩ càng .

 - Thành thục hơn trong công việc vận dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm văn chơng tự sự.

 B. Phương tiện thực hiện.

 - Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .

 - Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.

 

doc 9 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5620Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 64+ 65+ 66: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) - Đọc thêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 64- ĐV:	
rừng xà nu 	- Nguyễn Trung Thành -
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
	A. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh :
	- Giúp học sinh nắm được những nét chính về tác giả, xuất xứ, chủ đề, kết cấu, cốt truyện của tác phẩm.
	- Nắm vững đề tài, cốt truyện , các chi tiết sự việc tiêu biểu và hình tượng nhân vật chính ; trên cơ sở đó , nhân rõ chủ đề cùng ý nghĩa đẹp đẽ , lớn lao của truyện ngắn đối với thời đại bấy giờ và đối với thời đại ngày nay .
 	- Thấy được tài năng của Nguyễn Trung Thành trong việc tạo dựng cho tác phẩm một không khí đậm đà hơng sắc Tây Nguyên, một chất sử thi bi tráng và một ngôn ngữ nghệ thuật được chau chuốt kĩ càng .
 - Thành thục hơn trong công việc vận dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm văn chơng tự sự. 
	B. Phương tiện thực hiện.
	- Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .
	- Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.
	C. Tiến trình bài dạy.
	1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: (lược).
	3. Nội dung bài mới:
hoạt độngcủa thầy và trò
nội dung kiến thức
GV cho HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK và hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
CH: Em cho biết những nét chính về tiểu sử tác giả ?
CH: Em cho biết xuất xứ của tác phẩm ?
CH: Em nêu chủ đề của tác phẩm ?
CH: Em có nhận xét gì về kết cấu của cốt truyện ?
CH: Tác phẩm miêu tả thời kì lịch sử nào ?
CH: Dân làng Xô Man nổi dậy chống bọn Mĩ- Nguỵ có ý nghĩa gì ?
CH: Cây xà nu tượng trưng cho điều gì ?
CH: Mở đầu truyện, cây xà nu được tác giả miêu tả như thế nào ?
CH: Cách mở đầu và kết thúc như vậy nói lên điều gì ?
CH: ý nghĩa đó là gì ?
CH: Dụng ý đó là gì ?
CH: Cây xà nu còn tượng trưng cho gì ?
CH: Cây xà nu ham ánh sáng như người dân Xô Man ham muốn gì ?
 I. Vài nét về tác giả.
 - Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu.
 - Ông sinh ngày 5/9/1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
 - Năm 1950 ông gia nhập quân đội.
 - Sau 1954 ông ra Bắc.
 * Những tác phẩm chính: "Đất nước đứng lên", "Mạch nước ngầm" (1960), "Rẻo cao" (1961).
 - Năm 1962 ông trở lại miền Nam, là chủ tịch chi hội văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách "Tạp chí văn nghệ" giải phóng quân khu IV.
 * Những tác phẩm chính: "Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc" (truyện kí- 1969), "Đất Quảng" (tiểu thuyết tập I- 1971, tập II- 1974).
 - Ông là nhà văn luôn gắn bó hiểu biết về cuộc sống, tinh thần quật khởi, yêu tự do, quý cách mạng của các tộc người thiểu số của Tổ quốc.
 II. Tác phẩm.
 1. Xuất xứ.
 - "Rừng xà nu" được Nguyễn Trung Thành viết năm 1965, xuất hiện lần đầu trên tạp chí :"Văn nghệ quân giải phóng" miền Trung Trung Bộ số 2- 1965.
 - Năm 1969 in trong tập truyện kí "Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc".
 2. Chủ đề.
 Ca ngợi tinh thầnh quật khởi, chí khí cách mạng và sức sống mãnh liệt của đồng bào các dân tộc và núi rừng Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ- Nguỵ.
 3. Kết cấu.
 - Có 2 câu chuyện đan cài vào nhau:
 + Chuyện về cuộc đời Tnú.
 + Cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.
 - "Rừng xà nu" tái hiện không khí dữ dội, nghẹt thở của một thời kì lịch sử, của phong trào cách mạng ở miền Nam- những năm đen tối. Kẻ thù tha hồ thực hiện "cuộc chiến tranh một phía" ra sức khủng bố, đày đoạ nhân dân.
 - Trong truyện, hình ảnh dân làng Xô Man vùng dậy tiêu diệt bọn Mĩ- Nguỵ có ý nghĩa biểu tượng cho cuộc đồng khởi đã nổ ra theo quy luật mà cụ Mết đã nói với con cháu "Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo", tức là phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực cách mạng; nhân dân miền Nam muốn thoát khỏi sự áp bức của kẻ thù chỉ có con đường duy nhất là vũ trang chiến đấu.
 III. Đọc- hiểu văn bản.
 1. Hình tượng cây xà nu.
 Cây xà nu tượng trưng cho sức mạnh về tinh thần bất khuất của nhân dân Tây Nguyên.
 Vì vậy cây xà nu có mặt trong suốt câu chuyện, trong đời sống hàng ngày của dân làng Xô Man.
 - Mở đầu câu chuyện, là hình ảnh rừng xà nu kiên cường trước bom đạn khốc liệt của kẻ thù "Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương . . . hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng". Kết thúc tác phẩm, nhà văn láy lại nguyên văn câu văn viết về rừng xà nu ở phần đầu "đến hết tầm mắt . . . đồi xà nu nối tiếp đến tận chân trời . . .". 
 Cách mở đầu và kết thúc như thế đã để lại cho người đọc ấn tượng đậm nét về cây xà nu.
 - Dọc câu chuyện, cây xà nu được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, mỗi lần lại có một vẻ đẹp riêng nhưng tất cả đều mang một ý nghĩa lớn đó là tượng trưng cho tinh thần bất khuất và sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man.
 - Ngoài ra, trong câu chuyện về Tnú, về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man, cây xà nu luôn được nhắc tới với một dụng ý nghệ thuật rõ nét. 
 Nó không chỉ gắn với sinh hoạt hàng ngày của dân làng Xô Man (lửa cháy trong bếp mỗi nhà, trẻ con "mặt mày lem luốc khói xà nu. . ") mà còn gắn với những sự kiện trọng đại của dân làng này (cả làng đốt đuốc xà nu theo cụ Mết vào làng lấy vũ khí, lửa xà nu soi rõ xác 10 tên lính giặc). Đồng thời, cây xà nu thấm sâu vào nếp nghĩ suy và cảm xúc của họ (Tnú thấy ngực cụ Mết "căng như một cây xà nu lớn", cụ Mết tự hào "không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. ..").
 - Cây xà nu còn tượng trưng cho khát vọng tự do của dân làng Xô Man.
 Cây xà nu, rừng xà nu được miêu tả như một nhân vật có linh hồn, có tính cách và được khắc hoạ trong sự hoà nhập, tương ứng với những phẩm chất của dân làng Xô Man.
 + Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời như dân làng Xô Man yêu tự do. Nó luôn cùng con người sống, chiến đấu vì khát vọng tự do.
 + Dân làng Xô Man bị giặc bắn chết cũng như rừng xà nu bị đạn giặc tàn phá.
 + Cây xà nu nối tiếp nhau vươn tới cũng như các thế hệ dân làng Xô Man thay nhau đứng lên chiến đấu.
	4. Luyện tập, củng cố.
	Em trình bày chủ đề và kết cấu của truyện ngắn "Rừng xà nu" ?
Tiết 65- ĐV:	
rừng xà nu 	- Nguyễn Trung Thành -
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
	A. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh :
	- Giúp học sinh nắm được những nét chính về tác giả, xuất xứ, chủ đề, kết cấu, cốt truyện của tác phẩm.
	- Nắm vững đề tài, cốt truyện , các chi tiết sự việc tiêu biểu và hình tượng nhân vật chính ; trên cơ sở đó , nhân rõ chủ đề cùng ý nghĩa đẹp đẽ , lớn lao của truyện ngắn đối với thời đại bấy giờ và đối với thời đại ngày nay .
 	- Thấy được tài năng của Nguyễn Trung Thành trong việc tạo dựng cho tác phẩm một không khí đậm đà hơng sắc Tây Nguyên, một chất sử thi bi tráng và một ngôn ngữ nghệ thuật được chau chuốt kĩ càng .
 - Thành thục hơn trong công việc vận dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm văn chơng tự sự. 
	B. Phương tiện thực hiện.
	- Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .
	- Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.
	C. Tiến trình bài dạy.
	1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ:
CH: Em hãy phân tích hình tượng cây xà nu?
Gợi ý trả lời:
	* Cây xà nu tượng trưng cho sức mạnh về tinh thần bất khuất của nhân dân Tây Nguyên.
 	* Cây xà nu còn tượng trưng cho khát vọng tự do của dân làng Xô Man.
 Cây xà nu, rừng xà nu tương ứng với những phẩm chất của dân làng Xô Man.
 	+ Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời như dân làng Xô Man yêu tự do. Nó luôn cùng con người sống, chiến đấu vì khát vọng tự do.
 	+ Dân làng Xô Man bị giặc bắn chết cũng như rừng xà nu bị đạn giặc tàn phá.
 	+ Cây xà nu nối tiếp nhau vươn tới cũng như các thế hệ dân làng Xô Man thay nhau đứng lên chiến đấu.
	3. Nội dung bài mới:
hoạt độngcủa thầy và trò
nội dung kiến thức
CH: Nhận xét của em về cụ Mết?
CH: Cụ thể với lũ trẻ như thế nào?
CH: Song song với hình ảnh cụ Mết là hình ảnh nào?
CH: Dít là người như thế nào khi còn nhỏ?
CH: Lúc lớn, Dít là người như thế nào?
CH: Bé Heng là người như thế nào?
CH: Quá khứ hiện ra như thế nào?
CH: Câu chuyện được kể ở đâu? Cách kể như thế nào?
CH: Con người Tnú biểu trương cho gì ?
CH: Em hãy chứng minh cho điều này ?
CH: Khi bàn tay Tnú còn lành thể hiện điều gì ?
CH: Nhưng bàn tay đó vẫn làm được gì ?
CH: Tác gải đã gửi gắm điều gì ở đoạn kết ?
CH: Đề tài của tác phẩm nói đến điều gì ?
CH: Giọng văn trong tác phẩm như thế nào ?
 2. Những dũng sĩ dân làng Xô Man.
 * Cụ Mết.
 Cụ Mết là một già làng quắc thước, giàu lòng tự hào và tin tưởng vào dân tộc mình, quê hương mình. Cụ Mết chính là hình tượng tượng trưng cho lịch sử, cho truyền thống hiên ngang bất khuất, cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt của dân làng Xô Man.
 - Cụ là người chỉ huy trực tiếp cuộc kháng chiến ở dân làng Xô Man- người chỉ huy sáng suốt, giàu uy lực.
 - Mỗi lời cụ Mết nói đều mang âm vang của sự từng trải, không chỉ là sự từng trải của riêng một đời người mà còn của cả dân tộc.
 - Cụ rất có ý thức giáo dục lũ con cháu, thổi vào chúng lòng yêu nước, lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng. Những lời khen của cụ rất ít nhưng lại có ý nghĩa động viên rất lớn.
 - Hình ảnh cụ Mết cầm giáo chỉ huy đám thanh niên diệt gọn một tiểu đội lính Nguỵ cứu lấy Tnú và bắt đầu cuộc khởi nghĩa. Cụ xứng đáng là trụ cột của dân làng Xô Man trong những ngày ghê gớm nhất.
 - Khi miêu tả cụ Mết, tác giả thường mượn những đặc tính của cây xà nu- một biểu tượng của Tây Nguyên bất khuất làm đối tượng so sánh: ngực cụ "căng như một cây xà nu lớn" bàn tay "nặng như sắt" của cụ thì "sần sùi như vỏ cây xà nu", tiếng nói của cụ cũng thật đặc biệt "nặng trịch", "ồ ồ dội vang trong lồng ngực" như tiếng âm vang của núi rừng.
 * Dít.
 - Hình ảnh Dít lúc nhỏ: Dít đã luồn rừng tiếp tế gạo cho cụ Mết, Tnú và thanh niên.
 Khi bị giặc bắt và bị chúng bắn doạ. Thoạt đầu Dít khóc thét lên, nhưng sau đó cô bình thảnh nhìn bọn giặc- điều này thể hiện sự gan dạ, ý chí căm thù giặc của cô.
 - Hình ảnh Dít đã lớn: cô trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội đầy uy tín. Dít đã trở thành con người đáng tin cậy của tập thể. Cô là biểu tượng của con người Việt Nam hiện đại.
 * Bé Heng:
 Là chú bé nhanh nhẹn, hoạt bát và thơ ngây. Bé là thế hệ tiếp nối của cha anh, kế tiếp những con người lớp trước.
 => Xuất hiện trong truyện là những hình tượng nghệ thuật, những tính cách cụ thể, cá tính sinh động. Họ tiêu biểu cho các thế hệ nhân dân tiếp nối nhau, nương tựa vào nhau, khiến sức mạnh như được phát triển theo cấp độ số nhân: Cụ Mết tượng trưng cho lịch sử, cho truyền thống, là chỗ dựa tinh thần cho các thế hệ con cháu. Tnú và Dít là lực lượng chủ chốt của cuộc đấu tranh hôm nay, là sự tiếp nối tự giác và quyết liệt. Bé Heng là hình ảnh tươi mát, sống động, đáng tin cây của tương lai. Nó còn phát triển đến đâu, chưa ai lường trước được.
3. Câu chuyên bi hùng của gia đình Tnú, của dân làng Xô Man.
 Qua buổi tối kể chuyện của cụ Mết, 2 lớp hình ảnh hiện tại và quá khứ đan chéo nhau.
 - Quá khứ của cả một đời người, một thế hệ dân làng đẫm máu và nước mắt.
 + Chuyện được kể trong bếp lửa trong nhà của già làng. Cách kể nghiêm trang, xúc động như muốn nhắc nhở con cháu nhớ kĩ những trang sử đẫm máu và nước mắt của cả cộng đồng: "Người Sá Tra . . . con cháu nghe".
 Câu chuyện mà cụ Mết kể cho con cháu nghe về cuộc đời Tnú là câu chuyện xảy ra chưa lâu, nhưng vẫn được kể như là một câu chuyện lịch sử, với giọng điệu và ngôn ngữ trang trọng như sử thi.
 + Cuộc đời và con người Tnú tiêu biểu cho người anh hùng đại diện cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh giải phóng. Những nét tính cách nổi bật của Tnú bộc lộ qua thử thách.
 . Khi bị giặc bắt, tra hỏi cộng sản ở đâu, Tnú đặt tay lên bụng mà nói "ở đây này", là lưng Tnú hằn lên những vết dao chém của kẻ thù.
 . Câu chuyện của Tnú và Mai khi còn nhỏ đầy vẻ thơ mộng . . . , ở tuổi trưởng thành thắm thiết nghĩa tình thì lại thật bi thương trong lúc tưởng chừng ngập tràn hạnh phúc.
 - ở Tnú hình ảnh đôi bàn tay gây được ấn tượng đậm nét và sâu sắc, qua bàn tay thấy hiện lên cuộc đời và tính cách nhân vật.
 + Bàn tay Tnú còn lành là bàn tay trung thực, tình nghĩa (bàn tay cầm phấn viết chữ do anh Quyết dạy; bàn tay dám cầm đá đập vào đầu mình để tự trừng phạt, khi học hay quên chữ; bàn tay đặt lên bụng mình mà nói "cộng sản ở đây này"; khi Tnú thoát ngục Kông Tum trở về, gặp Mai ở đầu rừng, Mai cầm tay Tnú mà giàn giụa nước mắt . . .).
 + Hai bàn tay Tnú, 10 ngón tay bị bọn giặc quấn giẻ tẩm dầu xà nu đốt. 10 ngón tay đã trở thành 10 ngọn đuốc, ngọn lửa từ 10 đầu ngón tay- nơi thần kinh nhạy bén nhất đã thiêu đốt ruột gan, cả hệ thần kinh của Tnú "Anh không thấy . . . anh rồi". 10 ngọn đuốc ngón tay Tnú đã châm bùng lên ngọn lửa nổi dây của dân làng Xô Man. Bàn tay của anh đã được dập lửa, nhưng mỗi ngón chỉ còn 2 đốt, đốt ngón tay không thể mọc lại. Bàn tay đó còn như chứng tích đầy căm giận mà Tnú mang theo suốt đời.
 Nhưng bàn tay mỗi ngón 2 đốt ấy vẫn cầm giáo, cầm súng được và Tnú đã lên đường đi tìm những thằng Dục để đòi trả mối thù.
 - Trong đoạn kết của tác phẩm, tác giả như muốn gửi gắm một ý tưởng: cuộc nổi dậy này không phải bột phát nhất thời mà là đầy ý thức và chỉ là hoạt động mở màn cho một cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ.
 => Tác phẩm "Rừng xà nu" tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi của văn học Việt Nam thời kì 1945-1975, đặc biệt trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 Đề tài của truyện nói đến vấn đề sinh tử hết sức hệ trọng của cả cộng đồng dân làng Xô Man nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung, trong một thời điểm có tính chất quyết định của lịch sử. Những nhân vật trong tác phẩm thực chất là những con người kết tinh cao độ phẩm chất tiêu biểu nhất cảu cộng đồng. ở tác phẩm này, Nguyễn Trung Thành xây dựng những hình ảnh chói lọi, kì vĩ.
 Giọng văn ở đây trang nghiêm, hùng tráng.
 IV. Tổng kết.
 Viết về quê hương, Nguyễn Trung Thành gắn chặt với con người. Điều này đã được thể hiện trong một cảm hứng sử thi hoành tráng. Hoành tráng trong hình ảnh, với vóc dáng vạm vỡ, cao cả của núi rừng- một núi rừng gợi nhớ đến dân tộc, Tổ quốc và của con người- những con người kết tinh những gì lí tưởng cao quý nhất của cả cộng đồng. Và hoành tráng trong âm hưởng với lời văn đầy âm điệu, khi vang động, khi tha thiết trang nghiêm.
	4. Luyện tập, củng cố.
	Câu chuyên bi hùng của Tnú được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?
	Tiết 66- ĐV: đọc thêm:
Bắt sấu rừng u minh hạ
(Trích Hương rừng Cà Mau) - Sơn Nam -
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
	A. Mục tiêu bài học: 
	Giúp học sinh:
- Cảm nhận những nét riêng của thiên nhiên và con ngời vùng U Minh Hạ.
- Phân tích tính cách, tài nghệ của nhân vật Năm Hên.
- Chú ý những đặc điểm kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ đậm màu sắc Nam bộ của Sơn Nam.
	B. Phương tiện thực hiện.
	- Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .
	- Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.
	C. Tiến trình bài dạy.
	1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Nội dung bài mới:
Hướng dẫn cho HS đọc hiểu những nội dung sau: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung 
I. Tìm hiểu chung
HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK, nêu những nét chính về nhà văn Sơn Nam và tập truyện Hương rừng Cà Mau
 GV nhận xét, lướt qua những nét chính.
1. Nhà văn Sơn Nam
- Tên bút danh, năm sinh, quê quán.
- Quá trình sáng tác.
- Các tác phẩm tiêu biểu.
- Đặc điểm sáng tác.
2. Tập truyện Hương rừng Cà Mau.
- Nội dung: viết về thiên nhiên và con người vùng rừng U Minh với những người lao động có sức sống mãnh liệt, sâu đậm ân nghĩa và tài ba can trường.
- Nghệ thuật: Dựng truyện li kì, chi tiết gợi cảm, nhân vật và ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.
Hoạt động 2: Tổ chức hướng dẫn đọc- hiểu văn bản đoạn trích. 
II. Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản: 
1. GV nêu vấn đề: Qua đoạn trích, anh (chị) nhận thấy thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ có những đặc điểm nổi bật nào?
- HS đọc đoạn trích, chú ý những chi tiết về thiên nhiên, con người, từ đó đa ra những nhận xét.
- GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu, thảo luận.
1. Thiên nhiên và con người U Minh Hạ
a) Thiên nhiên
Thiên nhiên vùng U Minh Hạ là một thế giới bao la, lì thú:
+ "U Minh đỏ ngòm
 Rừng tràm xanh biếc"
+ "Sấu lội từng đàn", "những ao sấu", "Miền Rạch Giá, Cà Mau có những con lạch ngã ba mang tên Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu". Đó là những nơi ghê gớm.
b) Con người
+ Con người vùng U Minh Hạ là những người lao động có sức sống mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa và cũng đầy tài ba trí dũng, gan góc can trường. 
+ Tất cả những điều đó tập trung ở hình ảnh ông Năm Hên, một con người sống phóng khoáng giữa thiên nhiên bao la kì thú. Tài năng đặc biệt của ông là bắt sấu. Sự xuất hiện của ông Năm cùng một con xuồng, lọn nhang trần và một hũ rượu, vừa bơi xuồng mà hát: "Hồn ở đâu đây. Hồn ơi! Hồn hỡi!" vừa huyền bí vừa mang đậm dấu ấn con người đất rừng phương Nam.
2. GV tổ chức cho HS phân tích tính cách, tài nghệ của nhân vật ông Năm Hên. (Gợi ý: ông là người thế nào? điều đó được biểu hiện qua những chi tiết nào? Bài hát của ông Năm gợi cho anh (chị) cảm nghĩ gì?,)
2. Nhân vật ông Năm Hên
Tính cách, tài nghệ của ông Năm Hên tiêu biểu cho tính cách con người vùng U Minh Hạ:
+ Một con người tài ba, cởi mở nhưng cũng đầy bí ẩn.
+ Ông là thợ bắt sấu, "bắt sấu bằng hai tay không".
+ Ông có tài nghệ phi phàm, mưu kế kì diệu, bắt sống 45 con sấu, "con này buộc nối đuôi con kia đen ngòm nh một khúc cây khô dài".
+ Bài hát của ông Năm Hên:
Hồn ở đâu đây
Hồn ơi! Hồn hỡi! 
Ta thơng ta tiếc
Lập đàn giải oan
"Tiếng như khóc lóc, nài nỉ. Tiếng như phẫn nộ, bi ai".
Tiếng hát ấy cùng hình ảnh: "ông đi ra khỏi mé rừng, áo rách vai, tóc rối mù, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ đi quơ lại trên tay" gợi những đau thương mà con ngời phải trả giá để sinh tồn trên mảnh đất hoang dại kì thú. Đồng thời hình ảnh ấy cũng thể hiện vẻ đẹp bi tráng của những con người gan góc vợt lên khắc nghiệt của thiên nhiên để chế ngự và làm chủ nó.
3. Nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Sơn Nam có gì đáng chú ý?
GV tổ chức cho HS thảo luận và chốt lại những ý cơ bản.
3. Những nét đặc sắc về nghệ thuật
+ Nghệ thuật kể chuyện: Dựng chuyện li kì, nhiều chi tiết gợi cảm.
+ Nhân vật giàu chất sống.
+ Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương Nam Bộ.
Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết
III. Tổng kết.
GV hướng dẫn. HS ghi nhớ để tự viết ở nhà.
Nội dung tổng kết:
+ Những đặc sắc nghệ thuật.
+ chủ đề tư tưởng.
+ Đánh giá chung về giá trị tác phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 23.doc