Giáo án Ngữ văn 12 tiết 57+ 58: Nhân vật giao tiếp

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 57+ 58: Nhân vật giao tiếp

Nhân vật giao tiếp

A.Mục tiêu bài học

-Học sinh nắm vững đặc điểm, vai trò trong hoạt động giao tiếp và tác động chi phối lời giao tiếp của các nhân vật giao tiếp

- Kĩ năng: Có kĩ năng nói, viết thích hợp với vai giao tiếp trong từng ngữ cảnh giao tiếp nhất định

- Thái độ: Xác định rõ vai giao tiếp trong từng hoàn cảnh

B. Phương tiện

 - Giáo án, sgk.sgv, bảng phu học sinh chuẩn bi để hoạt động nhóm

C. Phương thức

 - Phân tích định hướng, phân tích thảo luận, hoạt động nhóm

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 7041Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 57+ 58: Nhân vật giao tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/1/2009
Tiết : 57-58
Nhân vật giao tiếp
A.Mục tiêu bài học
-Học sinh nắm vững đặc điểm, vai trò trong hoạt động giao tiếp và tác động chi phối lời giao tiếp của các nhân vật giao tiếp
- Kĩ năng: Có kĩ năng nói, viết thích hợp với vai giao tiếp trong từng ngữ cảnh giao tiếp nhất định
- Thái độ: Xác định rõ vai giao tiếp trong từng hoàn cảnh 
B. Phương tiện
 - Giáo án, sgk.sgv, bảng phu học sinh chuẩn bi để hoạt động nhóm
C. Phương thức
 - Phân tích định hướng, phân tích thảo luận, hoạt động nhóm
D. Tiến trình bài dạy
 1, ổn định
 Ngày dạy Lớp dạy sĩ số
12C1
12C2
12C3
12C5
12C9
 2. Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh nhắc lại khái niệm về nhân vật giao tiếp đã học ở lớp 11? Hoàn cảnh giao tiếp, vai giao tiếp có theo quan hệ giao tiếp không?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung cần đạt
Học sinh đọc bài tập số 1. Hoạt động nhóm:
(?) Phân tích ngữ liệu và cho biết:
Nhóm 1: Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp trên có đặc điểm như thế nào về lứa tuổ, giới tính, tầng lớp xã hội
Nhóm 2: Các nhân vật giao tiếp có chuyển đổi vai người nói, người nghe và luân phiên lượt lời ra sao? Lời đầu tiên của nhân vật “thị” hướng tới ai
Nhóm 3: Cá nhân vật giao tiếp trên có bình đẳng về vị thế xã hội không?
Nhóm 4: Họ có quan hệ xa lạ hay thân tình khi bắt đầu cuộ giao tiếp
Học sinh đọc bài tập số 2 và chuẩn bị 5 phút trả lời các câu hỏi sau bài tập?
(?) Hãy cho biết đặc điểm vai trò của vai giao tiếp?
(?) Nhận xết về vị thế trong vai giao tiếp?
(?) Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp nhân vật giao tiếp cần phải làm gì?
Hoạt động 2
 Học sinh hoạt động nhóm sau đó lên bảng phân tích
 Nhóm 1-2: Làm bài tập số 1
Nhóm 3-4 : Làm bài tập số 2
Nhóm 5-6: Làm bài tập số 3
4. Củng cố: Trong giao tiếp ngôn ngữ các nhân vật phải phù hợp với vị thế(học trò-thầy cô,bố mẹ- con cái)
5. Dặn dò: chuẩn bị cho bài viết số 5 tại lớp.
I.Đặc điểm vai trò của vai giao tiếp:
 1. Phân tích ngữ liệu
 * Bài tập 1:
a, Lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội ngang hàng nhau.
b, Các vai giao tiếp chuyển đổi luân phiêntheo vai đối đáp. Nhân vật Thị hướng lời nói tới nhân vật Tràng.
c, Quan hệ bình đẳng về vị thế xã hội
d, Quan hệ xa lạ
=>Có kèm theo cử chỉ điệu bộ hết sức tự nhiên, cách nói bông đùa, điệu bộ chỏng lỏn, xưng hô theo mối quan hệ tự nhiên
* Bài tập số 2:
a, Trong đoạn trích có những nhân vật giao tiếp: Bá Kiến, Chí Phèo
b, Bá Kiến giữ vị thế của kẻ bề trên, nhưng hết sức khôn ngoan cách xưng hô tỏ vẻ tôn trọng đối tượng giao tiếp.
c, Đối với Chí Phèo Bá Kiến vẫn tỏ được sự uy quyền của mình một cách gián tiếp:
 - Đối với mấy bà vợ thì Bá Kiến lên giọng quát thể hiện uy quyền của mình
- Đối với dân làng thì cụ dịu giọng một chút, nhưng vẫn ngầm ra lệnh
- Đối với Chí Phèo cụ mềm mỏng, khẽ khàng nhưng vẫn thể hiện vị trí của mình => Chí Phèo hạ cơn giận( c]ời nhạt, nâng vị thế của Chí Phèo lên ngang hành với mình bằng cách nhận họ hàng
- Bá Kiến kết tội Lí Cường để ngầm nạt Chí Phèo và hạ hẳn cơn giận của Chí => Cụ Bá đạt được mục đích của mình
=> Bá Kiến đã đạt được mục đích giao tiếp của mình khi thực hiện chiến lược phương thức giao tiếp phù hợp, dân làng, người nhà và cả Chí Phèo đã bị Bá Kiến thu phục nhờ cách nói năng ứng xử khôn ngoan.
2. Nhận xét: 
- Các nhân vật giao tiếp xuất hiện theo vai người nói hoặc người nghe, ở dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luân phiên lượt lời với nhau.
- Các nhân vật giao tiếp có vị thế ngang hàng, cách biệt hoặc có thể xa lạ hay là thân tình, đặc đioểm riêng biệt của từng người luôn luôn chi phối lời nói của họ về nội dung hình thức ngôn ngữ
- Để đạt được mục đích, hiệu quả giao tiếp mỗi nhân vật giao tiếp tuỳ thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọnvà thực hiện một chiến lược phù hợp
II. Luyện tập
1.Bài tập số 1
- Vị thế xã hội không ngang bằng:
+ Ông Lí: kẻ bề trên, hách dịch, lời nói mang tính chất dậm doạ kèm theo hành động cử chỉ. Ngôn ngữ mang tính mệnh lệnh
+ Anh Mịch: kẻ bề dưới lời lẽ thưa bẩm tôn trọng, khúm núm, quỵ luỵ kèm theo điệu bộ
2. Bài tập số 2
- Các nhân vật có vị thế xã hội khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, giới tính, văn hoá khác nhau=> Ngôn ngữ suy nghĩ khác nhau:
+ Viên đội sếp Tây hách dịch thể hiện qua ngôn ngữ tay sai
+ Chú bé con ngây thơ sợ sệt
+ Chị con gái ngạc nhiên
+ Anh sinh viên thán phục kính trọng
+ Bác cu-li thương xót
+ Nhà nho không bộc lộ rõ thái độ mà nhận xét theo ý nghĩa chiều sâu
3. Bài tập số 3:
- Hai nhân vật thể hiện mối quan hệ thân tình, kèm theo cử chỉ điệu bộ. Vị thế khác nhau -> ngôn ngữ giao tiếp khác nhau nhưng giàu tình yêu thương.
- Giao tiếp theo mẫu hỏi thăm cảm ơn khá tỉ mỉ, nhân vật giao tiếp thuận chiều( khuyên nhủ, tán thành nghe theo)
- Ngôn ngữ thể hiện ứng xử co svăn hoá trân trọng tình nghĩa, quan tâm lo lắng cho nhau không phân biệt, hoàn cảnh nghèo
Ngày soạn: 10/1/2009
Tiết số : 59-60
Bài viết số 5- Nghị luận văn học
(viết tại lớp)
A.Mục tiêu bài học
- Kiến thức: Củng cố kiến thứcvề tác phẩm đã học
- Kĩ năng: Vận dụng được các kiến thức kĩ năng đã học viết đựơc một bài nghị luận mọt ý kiến bàn về văn học.
- Giáo dục hành vi thái độ đúng đắn trong cảm nhận tác phẩm văn học, gìn giữ sự trong sáng của tiếng việt trong cách diễn đạt lập luận
B. Phương tiện:
 - Giáo án, sgk, tác phẩm đã học
C. Phương thức thực hiện
 - Giáo viên định hướng, học sinh thực hành
D. Tiến trình dạy học
 1. ổn định
 Ngày dạy Lớp dạy Sĩ số
12C1
12C2
12C3
12C5
12C9
 2. Bài mới
 Đề bài: Nói về việc sáng tác Truyện Tây Bắc, Tô Hoài cho biết ông đã đưa “những ý thơ” vào trong tác phẩm. Anh(chị) hãy làm sáng tỏ “những ý thơ” ấy thể hiện qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
 3. Thu bài
 4. Củng cố, dặn dò: Soạn bài Vợ nhặt-Kim Lân

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 5758 nhan vat giao tiep.doc