ĐỌC VĂN
VỢ CHỒNG A PHỦ
Tô Hoài
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.
- Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; Sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông; Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số:55 -56 đọc văn vợ chồng a phủ Tô Hoài Mục tiêu bài học - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng. - Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; Sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông; Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ. phương tiện thực hiện - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Thiết kế bài học. - Tài liệu tham khảo C. Phương pháp dạy học - Gợi tìm, phân tích, so sánh, tổng hợp D. tiến trình tổ chức dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Tổ chức bài mới Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 - HS đọc phần Tiểu dẫn, dựa vào những hiểu biết của bản thân để trình bày những nét cơ bản về: - Cuộc đời, sự nghiệp văn học và phong cách sáng tác của Tô Hoài. - Xuất xứ truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Hoạt động 2 Đọc và tóm tắt văn bản tác phẩm - GV đọc mẫu 1 đoạn. HS có giọng đọc tốt đọc nối tiếp một số đoạn. - Trên cơ sở đọc và chuẩn bị bài ở nhà, HS tóm tắt tác phẩm. Hoạt động 3: Tổ chức đọc- hiểu văn bản - HS đọc đoạn đầu văn bản, nhận xét cách giới thiệu nhân vật Mị, cảnh ngộ của Mị, những đày đọa tủi cực khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra. - HS thảo luận và phát biểu tự do. GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác. - GV tổ chức cho HS tìm những chi tiết cho thấy sức sống tiềm ẩn trong Mị và nhận xét. - GV tổ chức cho HS phát biểu cảm nhận về nghệ thuật miêu tả những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị, đặc biệt là tiếng sáo và diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân. - HS thảo luận và phát biểu tự do. - GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác. - GV tổ chức cho HS phân tích diễn biến tâm trạng Mị trước cảnh A Phủ bị trói. - GV gợi ý: lúc đầu? Khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ? Hành động cắt dây trói của Mị? - HS thảo luận và phát biểu tự do. - GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác. - Qua tất cả những điều đã tìm hiểu, HS rút ra nhận xét tổng quát về nhân vật Mị - HS phát biểu tự do. - GV nhận xét, định hướng vào một số ý chính - GV tổ chức cho HS tìm hiểu về nhân vật A Phủ (sự xuất hiện, thân phận, tính cách,). - HS thảo luận và phát biểu tự do. - GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác. - HS phát biểu cảm nhận về cảnh xử kiện A Phủ quái đản, lạ lùng trong tác phẩm. - HS phát biểu tự do. - GV nhận xét, định hướng vào một số ý chính - GV tổ chức cho HS rút ra những giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm. - HS thảo luận và phát biểu tự do. - GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác. - GV tổ chức cho HS nhận xét về: + Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí. + Nét độc đáo về việc quan sát và miêu tả nếp sinh hoạt, phong tục tập quán của người dân miền núi. + Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. - GV chia nhóm và giao việc: mỗi nhóm thảo luận về một khía cạnh. - Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung. GV định hướng và nhẫn mạnh những ý cơ bản Hoạt động 4 Tổ chức tổng kết - GV tổ chức cho HS rút ra những giá trị cơ bản của tác phẩm. - GV định hướng. - HS phát biểu và tự viết phần tổng kết. 3. Củng cố, hướng dẫn, dặn dò - Hs đọc ghi nhớ sgk - Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị viết bài nghị luận số 5 - Gv rút kinh nghiệm bài dạy I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông sinh năm 1920. Quê nội ở Thanh Oai, Hà Đông (nay là Hà Tây) nhưng ông sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy Hà Nội) Tô Hoài viết văn từ trước cách mạng, nổi tiếng với truyện đồng thoại Dế mèn phiêu lưu kí. Tô Hoài là một nhà văn lớn sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm của Tô Hoài đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Năm 1996, Tô Hoài được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Lối trần thuật của Tô Hoài rất hóm hỉnh, sinh động. Ông rất có sở trường về loại truyện phong tục và hồi kí. Một số tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài như: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), O chuột (1942), Nhà nghèo (1944), Truyện Tây Bắc (1953), Miền Tây (1967), 2. Xuất xứ tác phẩm Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955 II. Đọc và tóm tắt văn bản tác phẩm 1. Đọc + Đọc- hiểu trước ở nhà. + Đọc diễn cảm một số đoạn ở lớp. 2. Tóm tắt Cần đảm bảo một số ý chính: + Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng ự do, hạnh phúc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra. + Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". + Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà. + A Phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau và bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí. + Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết. + Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa. + Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích. III. Đọc- hiểu 1. Tìm hiểu nhân vật Mị a) Mị- cách giới thiệu của tác giả "Ai ở xa về " + Mị xuất hiện không phải ở phía chân dung ngoại hình mà ở phía thân phận- một thân phận quá nghiệt ngã- một con người bị xếp lẫn với những vật vô tri giác (tảng đá, tàu ngựa,)- một thân phận đau khổ, éo le. + Mị không nói, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Người đàn bà ấy bị cầm tù trong ngục thất tinh thần, nơi lui vào lui ra chỉ là "một căn buồng kín mít chỉ có một chiếc cửa sổ, một lỗ vuông bằng bàn tay" Đã bao năm rồi, người đàn bà ấy chẳng biết đến mùa xuân, chẳng đi chơi tết + "Sống lâu trong cái khổ Mị cũng đã quen rồi", "Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa", Mị chỉ "cúi mặt, không nghĩ ngợi", chỉ "nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau". Mị không còn ý thức được về thời gian, tuổi tác và cuộc sống. Mị sống như một cỗ máy, một thói quen vô thức. Mị vô cảm, không tình yêu, không khát vọng, thậm chí không còn biết đến khổ đau. Điều đó có sức ám ảnh đối với độc giả, gieo vào lòng người những xót thương. b) Mị- một sức sống tiềm ẩn: + Nhưng đâu đó trong cõi sâu tâm hồn người đàn bà câm lặng vì cơ cực, khổ đau ấy vẫn tiềm ẩn một cô Mị ngày xưa, một cô Mị trẻ đẹp như đóa hoa rừng đầy sức sống, một người con gái trẻ trung giàu đức hiếu thảo. Ngày ấy, tâm hồn yêu đời của Mị gửi vào tiếng sáo "Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo". + ở Mị, khát vọng tình yêu tự do luôn luôn mãnh liệt. Nếu không bị bắt làm con dâu gạt nợ, khát vọng của Mị sẽ thành hiện thực bởi "trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị". Mị đã từng hồi hộp khi nghe tiếng gõ cửa của người yêu. Mị đã bước theo khát vọng của tình yêu nhưng không ngờ sớm rơi vào cạm bẫy. + Bị bắt về nhà Thống lí, Mị định tự tử. Mị tìm đến cái chết chính là cách phản kháng duy nhất của một con người có sức sống tiềm tàng mà không thể làm khác trong hoàn cảnh ấy. "Mấy tháng ròng đêm nào Mị cũng khóc", Mị trốn về nhà cầm theo một nắm lá ngón. Chính khát vọng được sống một cuộc sống đúng nghĩa của nó khiến Mị không muốn chấp nhận cuộc sống bị chà đạp, cuộc sống lầm than, tủi cực, bị đối xử bất công như một con vật. + Tất cả những phẩm chất trên đây sẽ là tiền đề, là cơ sở cho sự trỗi dậy của Mị sau này. Nhà văn miêu tả những tố chất này ở Mị khiến cho câu chuyện phát triển theo một lô gíc tự nhiên, hợp lí. Chế độ phong kiến nghiệt ngã cùng với tư tưởng thần quyền có thể giết chết mọi ước mơ, khát vọng, làm tê liệt cả ý thức lẫn cảm xúc con người nhưng từ trong sâu thẳm, cái bản chất người vẫn luôn tiềm ẩn và chắc chắn nếu có cơ hội sẽ thức dậy, bùng lên. c) Mị- sự trỗi dậy của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc + Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị: - "Những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ, hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ hau, đỏ thậm rồi sang màu tím man mác". - "Đám trẻ đợi tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà" cũng có những tác động nhất định đến tâm lí của Mị. - Rượu là chất xúc tác trực tiếp để tâm hồn yêu đời, khát sống của Mị trỗi dậy. "Mị đã lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một". Mị vừa như uống cho hả giận vừa như uống hận, nuốt hận. Hơi men đã dìu tâm hồn Mị theo tiếng sáo. + Trong đoạn diễn tả tâm trạng hồi sinh của Mị, tiếng sáo có một vai trò đặc biệt quan trọng. - "Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bồi hồi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi". "Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác". - "Tiếng sáo gọi bạn cứ thiết tha, bồi hồi", "ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo", "tai Mị vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng", "mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường", "Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi", "trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo", - Tô Hoài đã miêu tả tiếng sáo như một dụng ý nghệ thuật để lay tỉnh tâm hồn Mị. Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tình yêu tự do, đã theo sát diễn biến tâm trạng Mị, là ngọn gió thổi bùng lên đốn lửa tưởng đã nguội tắt. Thoạt tiên, tiếng sáo còn "lấp ló", "lửng lơ" đầu núi, ngoài đường. Sau đó, tiếng sáo đã thâm nhập vào thế giới nội tâm của Mị và cuối cùng tiếng sáo trở thành lời mời gọi tha thiết để rồi tâm hồn Mị bay theo tiếng sáo. + Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân: - Dấu hiệu đầu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại "Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước". "Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi". - Phản ứng đầu tiên của Mị là: "nếu có nắm lá ngón rong tay Mị sẽ ăn cho chết". Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. Những giọt nước mắt tưởng đã cạn kiệt vì đau khổ đã lại có thể lăn dài. - Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động "lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu". Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình. - Hành động này đẩy tới hành động tiếp: Mị "quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách". - Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử, quên hẳn mình đang bị trói, tiếng sáo vẫn dìu tâm hồn Mị "đi theo những cuộc chơi, những đám chơi". - Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: khát vọng mãnh liệt- hiện thực phũ phàng khiến cho sức sống ở Mị càng thêm phần dữ dội. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu ... 3. Củng cố, hướng dẫn, dặn dò - Hs đọc ghi nhớ sgk - Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài: Rèn luyện kĩ năng mở bài kết bài trong văn nghị luận - Gv rút kinh nghiệm bài dạy .. .. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả + Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. Ông là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt Nhược) + Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: từ nghề khai mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc. + Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. + Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, hơn chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao 2. Hoàn cảnh sáng tác truyện Thuốc Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. “Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Chính nhà cách mạng lỗi lạc thời này là Tôn Trung Sơn cũng nói: “Trung Quốc ấy với một thông điệp: Người Trung Quốc là một con bệnh trầm trọng”. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc. II. Đọc- hiểu 1. Bố cục + Phần I: Thuyên mắc bệnh lao. Mẹ Thuyên đưa tiền cho chồng ra chỗ hành hình người cộng sản mua bánh bao tẩm máu về chữa bệnh cho con (Mua thuốc) + Phần II: Thuyên ăn cái bánh bao đẫm máu nhưng vẫn ho. Thuyên nghe tim mình đập mạnh không sao cầm nổi, đưa tay vuốt ngực, lại một cơn ho (Uống thuốc) + Phần III: Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao, về tên “giặc” Hạ Du (Bàn về thuốc) + Phần IV: Nghĩa địa vào dịp tiết Thanh minh. Hai người mẹ trước hai nấm mồ: một của người chết bệnh, một chết vì nghĩa ở hai khu vực, ngăn cách bởi một con đường mòn (Hậu quả của thuốc) 2. ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu Nhan đề "Thuốc" + Thuốc, nguyên văn là "Dược" (trong từ ghép Dược phẩm), phản ánh một quá trình suy tư nặng nề của Lỗ Tấn (động cơ và mục đích đổi nghề của Lỗ Tấn). Nhận thức rõ thực trạng nhận thức của người dân Trung Quốc thời bấy giờ “ngu muội và hèn nhát”, nhà văn không có ý định và cũng không đặt ra vấn đề bốc thuốc cho xã hội mà chỉ muốn “lôi hết bệnh tật của quốc dân, làm cho mọi người chú ý và tìm cách chạy chữa”. Tên truyện chỉ có thể dịch là Thuốc (Trương Chính). Vị thuốc (Nguyễn Tuân) chứ không thể dịch là Đơn thuốc (Phan Khải). Nhan đề truyện có nhiều nghĩa. + Tầng nghĩa ngoài cùng là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao. Một phương thuốc u mê ngu muội giống hệt phương thuốc mà ông thầy lang bốc cho bố Lỗ Tấn bị bệnh phù thũng với hai vị “không thể thiếu” là rễ cây nứa kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực, con cái dẫn đến cái chết oan uổng của ông cụ. + Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu “Bánh bao tẩm máu người”, nghe như chuyện thời trung cổ nhưng vẫn xảy ra ở nước Trung Hoa trì trệ. Tầng nghĩa thứ nhất - nghĩa đen của tên truyện là: thuốc chữa bệnh lao. Thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là “tiên dược” để cứu mạng thằng con “mười đời độc đinh” đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó - đó là thứ thuốc mê tín. + Trong truyện, bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái gở. Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên. Như vậy, tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: đây là thứ thuốc độc, mọi người cần phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh lao được sùng bái là một thứ thuốc độc. Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có sửa sổ. + Chiếc bánh bao - liều thuốc độc lại được pha chế bằng máu của người cách mạng - một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nông dân... Những người dân ấy (bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, cả Khang...) lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh.... Với hiện tượng chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du, Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của hi sinh. Tên truyện vì thế mang tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng 3. ý nghĩa cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du + Chủ đề bàn luận của những người trong quán trà của lão Hoa trước hết là công hiệu của “thứ thuốc đặc biệt” - chiếc bánh bao tẩm máu người. + Từ việc bàn về công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du chuyển sang bàn về bản thân nhân vật Hạ Du là diễn biến tự nhiên, hợp lí. + Người tham gia bàn luận tán thưởng rất đông song phát ngôn chủ yếu vẫn là tên đao phủ Cả Khang, ngoài ra còn một người có tên kèm theo đặc điểm (cậu Năm gù) và hai người chỉ có đặc điểm (“Người râu hoa râm”, “anh chàng hai mươi tuổi”). + Những lời bàn luận ấy, Lỗ Tấn đã cho ta thấy: - Bộ mặt tàn bạo, thô lỗ của Cả Khang - Bộ mặt lạc hậu cuả dân chúng Trung Quốc đương thời - Lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du 4. Không gian, thời gian nghệ thuật và ý nghĩa của chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du + Câu chuyện xảy ra trong 2 buổi sớm vào hai mùa thu, mua xuân có ý nghĩa không tượng trưng. Buổi sáng đầu tiên có 3 cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao chấm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà.... Ba cảnh gần như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi tụ tập của nhiều loại người do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội. Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tết Thanh minh- mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm. + Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới- chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng. + Nhờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan. III. Tổng kết Với cốt truyện đơn giản, cách viết cô đọng, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng, Thuốc của Lỗ Tấn thể hiện một nội dung sâu sắc: một dân tộc chưa ý thức được “bệnh tật” của chính mình và chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng, dân tộc đó vẫn chìm đắm trong mê muội. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số : 78 làm văn Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận A- Mục tiêu bài học - Hiểu một cách đầy đủ về chức năng của mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận. - Nắm vững hơn các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong văn nghị luận. - Có ý thức vận dụng một cách linh hoạt các kiểu mở bài và kết bài trong khi viết văn nghị luận. - Biết nhận diện những lỗi thường mắc trong khi viết mở bài, kết bài và có ý thức tránh những lỗi này. B- Phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp: Kết hợp làm việc cá nhân và tổ chức thảo luận theo nhóm để phân tích ngữ liệu, rút ra các kết luận cần thiết cho bài học. Cần hướng dẫn HS chuẩn bị tốt bài ở nhà. 2. Phương tiện: Sách giáo khoa, giáo án, phiếu học tập. C- Nội dung, tiến trình lên lớp 1- ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tổ chức rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài 1. GV tổ chức cho HS tìm hiểu các cách mở bài cho đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) HS đọc kĩ các mở bài (SGK) phát biểu ý kiến 2. GV lần lượt cho HS phân tích các cách mở bài (SGK): a) Đoán định đề tài được triển khai trong văn bản. b) Phân tích tính tự nhiên, hấp dẫn của các mở bài. HS thảo luận nhóm, trình bày trước lớp 3. Từ hai bài tập trên, HS cho biết phần mở bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản? HS làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp Hoạt động 2: Tổ chức rèn luyện kĩ năng viết phần kết bài 1. GV tổ chức cho HS tìm hiểu các kết bài (SGK) cho đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) HS đọc kĩ các kết bài (SGK) phát biểu ý kiến 2. GV lần lượt cho HS phân tích các kết bài (SGK) HS đọc kĩ, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. 3. Từ hai bài tập trên anh (chị) hãy cho biết phần kết bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản? HS làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp 3. Củng cố, hướng dẫn, dặn dò - Hs đọc ghi nhớ sgk - Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài: Số phận con người - Gv rút kinh nghiệm bài dạy . . . I. Viết phần mở bài 1. Tìm hiểu cách mở bài - Đề tài được trình bày: giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong Vợ nhặt của Kim Lân. - Cách mở bài thứ 3: mở bài gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo ra sự hấp dẫn, chú ý và phù hợp hơn cả với yêu cầu trình bày đề tài 2. Phân tích cách mở bài - Đoán định đề tài: + MB1: quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam + MB2: Nét đặc sắc của tư tưởng, nghệ thuật bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm. + MB3: Những khám phá độc đáo, sâu sắc của Nam Cao về đề tài người nông dân trong tác phẩm Chí Phèo. - Cả 3 mở bài đều theo cách gián tiếp, dẫn đắt tự nhiên, tạo được ấn tượng, hấp dẫn sự chú ý của người đọc hướng tới đề tài. 3. Yêu cầu phần mở bài - Thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài - Hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản. II. Viết phần kết bài 1. Tìm hiểu các kết bài - Đề tài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) - Cách kết bài 2 phù hợp hơn với yêu cầu trình bày đề tài: Đánh giá khái quát về ý nghĩa của hình tượng nhân vật ông lái đò, đồng thời gợi suy nghĩ, liên tưởng sâu sắc cho người đọc. 2. Phân tích các kết bài - Kết bài 1: Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam đem tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập. - Kết bài 2: ấn tượng đẹp đẽ, không bao giờ phai nhào về hình ảnh một phố huyện nghèo trong câu chuyện Hai đức trẻ của Thạch Lam. - Cả hai kết bài đều tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của người đọc. 3. Yêu cầu của phần kết bài - Thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề. - Gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.
Tài liệu đính kèm: