Giáo án Ngữ văn 12 tiết 5: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 5: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

A. Kết quả cần đạt:

- Về kiến thức: Nhận thức được sự trong sáng của Tiếng Việt biểu hiện ở một số phương diện cơ bản.

- Về kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.

- Giáo dục tư tưởng: Học sinh có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, SBT xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.

 + Phương pháp: Vấn đáp, tích hợp (lớp 10, đọc văn, làm văn)

- Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà

C. Nội dung, tiến trình giờ dạy:

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 5: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...
Ngày dạy: .
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
Tuần: 2
Tiết: 5	
A. Kết quả cần đạt:
Về kiến thức: Nhận thức được sự trong sáng của Tiếng Việt biểu hiện ở một số phương diện cơ bản.
- Về kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.
- Giáo dục tư tưởng: Học sinh có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, SBT xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.
 + Phương pháp: Vấn đáp, tích hợp (lớp 10, đọc văn, làm văn)
Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tập bài soạn
Hoạt động 2: Giới thiệu vào bài.
- Kể cho HS nghe câu chuyện cười “Lời trăn trối của người cha”, giới thiệu vào bài).
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung kiến thức
- Yêu cầu HS đọc văn bản đọc thêm trang 46 (Phạm Văn Đồng, trong “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.
- Như vậy sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện qua một số phương diện cơ bản nào?
- Nhận xét.
- Tuân thủ các chuẩn mực và qui tắc chính là đáp ứng những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt. Hãy nhắc lại những yêu cầu sử dụng tiếng Việt?
- Nhận xét, bổ sung.
- ĐDDH (ngữ liệu bổ sung Š hiểu sâu).
- Phân tích một ví dụ cho học sinh thấy sự chuyển đổi linh hoạt, sáng tạo Š biện pháp tu từ (thường sử dụng trong văn học).
Š Hay, cái rung cảm, cái riêng
- Phương diện cơ bản tiếp theo?
- GV cho ví dụ việc sử dụng ngôn ngữ vô ý thức trong đời sống Š tổn hại tiếng Việt (MC, mobile phone,) Š giáo dục ý thức sử dụng ngôn ngữ ở HS.
- Thế nào là nói năng lịch sự, có văn hóa?
- Nhận xét, giáo dục HS ý thức văn hóa trong ngôn ngữ.
- GV chốt ý quan trọng trong bài học.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gợi dẫn HS làm
- Phân 8 nhóm nhỏ, mỗi nhóm phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ 2 nhân vật.
- Nhắc lại yêu cầu.
- GV đọc lại yêu cầu.
Hoạt động 5 Củng cố
- Sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện qua một số phương diện cơ bản nào?
- Bài học này giáo dục chúng ta vấn đề gì? (Hoặc GV kể một câu chuyện ngôn ngữ nói: “Kéo xuống”)
Hoạt động 6 Dặn dò	
Học bài giờ sau kiểm tra bài viết số 1.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS đặt tập bài soạn ra đầu bàn.
- HS đọc văn bản SGK trang 46.
- Dựa vào SGK khái quát kiến thức, trả lời.
- HS nhắc lại kiến thức lớp 10.
- HS đọc ví dụ SGK tr.30-31.
- Nhắc lại dựa vào SGK.
- Suy nghĩ trả lời.
- HS đọc to bài tập 1 SGK trang 33, 34.
- HS chỉ ra những từ (cụm từ) tiêu biểu về diện mạo, tính cách các nhân vật trong truyện Kiều.
- Trao đổi, đưa ra ý kiến.
- Đại diện nhóm lần lượt trình bày.
- HS đọc to bài tập 2.
- HS đọc lại đoạn văn, tự đặt dấu câu cho thích hợp.
- HS đọc to bài tập 3.
- HS trả lời.
- Trả lời
- Suy nghĩ trả lời.
I. Sự trong sáng của tiếng Việt:
 1. Khái niệm trong sáng:
- “Trong”: Trong trẻo, không có chất tạp, không đục.
- “Sáng”: là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói.
 2. Các phương diện biểu hiện:
 a). Sự trong sáng của tiếng Việt trước hết bộc lộ ở hệ thống các chuẩn mực và qui tắc chung (phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài văn,), ở sự tuân thủ các chuẩn mực và qui tắc đó.
Ví dụ: (SGK tr 31-32)
 Mặc khác, chuẩn mực không phủ nhận sự chuyển đổi, linh hoạt và sáng tạo, không phủ nhận cái mới, miễn là cái sáng tạo, cái mới phù hợp với qui tắc chung.
Ví dụ: (SGK tr.31)
 b). Sự trong sáng của tiếng Việt không dung nạp tạp chất, không cho phép pha tạp, lai căng hay sử dụng tùy tiện. Không cần thiết những yếu tố ngôn ngữ khác.
 c). Sự trong sáng của tiếng còn được biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Các từ ngữ nói về các nhân vật:
1. Kim Trọng: “rất mực chung tình”
2. Thúy Vân: “Cô em gái ngoan”
3. Hoạn Thư: “Người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt”.
4. Thúc Sinh: sợ vợ
5. Từ Hải: “Chợt hiện, chợt biến đi như một vì sao lạ”
6. Tú Bà: màu da “nhờn nhợt”.
7. Mã giám Sinh: “Mày râu nhẵn nhụi”.
8. Sở Khanh: Chau chuốt, dịu dàng.
9. Bạc Bà, Bạc Hạnh: Miệng thề “xoen xoét”.
Bài tập 2
Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy, một phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại mang lại.
Bài tập 3
Trong đoạn văn này có 2 từ nước ngoài nên dịch ra nghĩa tiếng Việt:
file: tệp tin
hacker: kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 5.doc