Giáo án Ngữ văn 12 tiết 40: Đàn ghi ta của Lor -Ca (Thanh Thảo)

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 40: Đàn ghi ta của Lor -Ca (Thanh Thảo)

ĐÀN GHI TA CỦA LOR -CA

 (Thanh Thảo)

Tiết theo phân phối chương trình: 40 Đọc văn

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ – chiến sĩ Lorca.

- Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ.

- Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực.

3. Tư tưởng, tình cảm: sự đồng cảm, chia sẻ với người nghệ sĩ.

II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. ỔN ĐỊNH LỚP:P: . K: .

2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5’)

 Kiểm tra vở soạn của HS

3. BÀI MỚI:

* Giới thiệu bài mới: Cái chết cái oan khuất của Lorca là sự kiện gây chấn động lớn không chỉ ở TBN mà còn với toàn tg, không chỉ lúc bấy giờ mà còn vang tới nhiều năm sau. Thanh Thảo muốn.

* Phương pháp: vấn đáp, thảo luận, bình giảng

* Phương tiện: SGK, SGV, Sách tham khảo, chân dung tg, tài liệu chuẩn

 

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 40: Đàn ghi ta của Lor -Ca (Thanh Thảo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tuần:14	Ngày soạn: 10/11/2010
ĐÀN GHI TA CỦA LOR -CA
	(Thanh Thảo)
Tiết theo phân phối chương trình: 40 Đọc văn
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ – chiến sĩ Lorca.
- Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo.
2. Kĩ năng: 
- Đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ.
- Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực.
3. Tư tưởng, tình cảm: sự đồng cảm, chia sẻ với người nghệ sĩ.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. ỔN ĐỊNH LỚP:P:.. K:..
2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5’)
	Kiểm tra vở soạn của HS
3. BÀI MỚI:
* Giới thiệu bài mới: Cái chết cái oan khuất của Lorca là sự kiện gây chấn động lớn không chỉ ở TBN mà còn với toàn tg, không chỉ lúc bấy giờ mà còn vang tới nhiều năm sau. Thanh Thảo muốn...
* Phương pháp: vấn đáp, thảo luận, bình giảng
* Phương tiện: SGK, SGV, Sách tham khảo, chân dung tg, tài liệu chuẩn
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 1: hướng dẫn tìm hiểu tác giả và TP
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiểu dẫn. 
Học sinh đọc 
CH1: Nêu những nét cơ bản về tác giả Thanh Thảo? Đặc điểm phong cách thơ của ông? 
Gv cho HS xem chân dung tác giả
CH2: Em hãy nêu đề tài và bố cục của bài thơ.
CH3: em hiểu gì về Lorca?
*Trình bày về mạch cảm xúc của bài thơ, về hình tượng Lorca, về cách thể hiện cảm xúc của tác giả.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu VB
CH4: Cảm nhận chung của em về bài thơ?
* Phân tích , so sánh, bình luận về vẻ đẹp của hình tượng Lorca, về cách thể hiện cảm xúc của tác giả. 
* Phân tích vẻ đẹp của những từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, cấu tứtrong mỗi khổ thơ và cả bài thơ.
CH5: Hãy giải mã các hình ảnh: tiếng đàn bọt nướcáo choàng đỏ gắtvầng trăng chếnh choángyên ngựa mỏi mòn ?Em có suy nghĩ gì về các hình ảnh ấy? 
CH6: Cái chết của Lor-ca được khắc hoạ qua những hình ảnh nào? 
CH6: Em có nhận xét gì về hiệu quả sử NT của các thủ pháp NT được sử dụng ở đoạn thơ thứ 2?
CH7: Em có cảm nhận gì về đoạn thơ "Không ai chôn cất tiếng đàn"
CH8: Vì sao cái chết của Lo-rca được miêu tả đi liền với "hình ảnh cây đàn"? 
CH9: Em có suy nghĩ gì về các hình ảnh: đường chỉ tay đứt, dòng sông vô cùngLor-ca bơi sang ngang ? 
CH10:Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ mang ý nghĩa ẩn dụ gì? 
(Học sinh sẽ liệt kê ra những cách hiểu khác nhau - Giáo viên là người nhận xét khuyến khích học sinh - không nên áp đặt cách hiểu mà chỉ nên đưa ra nhận định).
CH11: Đặc sắc NT của bài thơ?
Hoạt động 3: hướng dẫn tổng kết
CH12: ý nghĩa của văn bản?
CH13: nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Hoạt động 4: hướng dẫn làm BT
GV hướng dẫn cho HS làm BT
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
- Thanh Thảo là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, đất nước và thời đại; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới.
2. Tác phẩm.
a. Xuất xứ: Rút ra trong tập" Khối vuông ru bích" (1985), là một trong những sang tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ tượng trưng.
b. Lorca (1898- 1936) : nhà thơ thiên tài của Tây Ban Nha, người có khát vọng tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt, đã bị chính quyền phản động thân phát xít bắt giam và giết hại.
II. Đọc hiểu:
I. Hình ảnh Lorca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và NT của TBN 
- Hình tượng Lorca được nhà thơ phác họa bằng những nét vẽ mang dấu ấn của thơ siêu thực: “tiếng đàn bọt nước”,”áo choàng đỏ gắt”, “ vầng trăng chếnh choáng”, “yên ngựa mỏi mòn”
- Mượn h/a cuộc chiến của những võ sĩ đấu bò tót để nói về đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ Lorca đương đầu với những thế lực bạo tàn và nền NT TBN già nua.
- Lorca hiện lên thật mạnh mẽ song cũng thật lẻ loi trên con đường gânhj ghềnh, xa thẳm.
II. Tái hiện cái chết của Lorca 
"Tây Ban Nha /hát ngêu ngao > <bỗng kinh hoàng / áo choàng bê bết đỏ"
- Ẩn dụ, đối lập à cái chết bi thảm, phũ phàng, đến quá nhanh giữa lúc Lorca không ngờ tới.
- Điệp từ “tiếng ghi ta” , tượng trưng, từ ngữ chuyển đổi cảm giác (nâu, xanh), từ ngữ chỉ hình khối (tròn), dòng máu chảy (ròng ròng).
à Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ, tượng trưng, tác giả đã tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lorca.
- “Tiếng đàn như cỏ mọc hoang”
Nhưng bất chấp tất cả, tiếng đàn- linh hồn của người nghệ sĩ- vẫn sống.Trong tiếng đàn ấy , nỗi đau và tình yêu, cái chết và sự bất tử hòa quyện vào nhau
- Lorca không muốn tên tuổi và sự sáng tạo của ông trở thành bức tường án ngữ sự cách tân NT của những người đến sau.
èLời thơ di chúc của Lorca được nhắc lại, hàm ẩn cả tình yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt.
3. Suy tư về cái chết của Lorca:
- Tác giả nói về cái chết của Lorca từ góc độ tướng số học (một định mệnh được báo trước trên đường rãnh của bàn tay).
- Hình tượng Lorca “bơi sang ngang- trên chiếc ghita màu bạc” thật nhẹ nhàng, thanh thản.
- Quyết định từ biệt thế giới, mở đường cho những cách tân NT của những người đến sau, Lorca hành động dứt khoát : ném lá bùa, ném trái tim mình.
à Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lorca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước TBN đã trở thành bất tử trong chính cuộc từ giã này.
4. Nghệ thuật:
Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.
III. Tổng kết:
1.Ý nghĩa văn bản: ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn, tài năng của Lorca- nhà thơ, njà cách tân vĩ đại của văn học TBN và thế giới thế kỉ XX.
2. Nội dung: Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ – chiến sĩ Lorca.
3. Nghệ thuật: Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo.
IV. Luyện tập:
Gợi ý: đọc kĩ lời đề từ của bài thơ.
- Là nỗi xót thương cái chết của một thiên tài.
- Là nỗi xót tiếc hành trình cách tân NT dang dở không chỉ với bản thân Lorca mà còn với nền VC TBN. Bởi lẽ, nhà cách tân Lorca chết, NT thiếu vắng người dẫn đường, NT thành thứ “cỏ mọc hoang”.
4. CỦNG CỐ: Cảm nhận chung của em khi học xong bài này? Tự nhận thức về tinh thần bất khuất của người anh hung dân tộc, qua đó tự rút ra bài học cho bản thân.
5. DẶN DÒ: 
* Học bài cũ: Nắm chắc bài, học bài, làm bài tập
 * Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Bác ơi” và bài “Tự do”
	- Đọc SGK và trả lời câu hỏi ở SGK
	- Tìm hiểu các tác giả.
	- Nỗi đau xót lớn lao khi Bác qua đời?
	- Hình tượng Bác Hồ được miêu tả ntn?
	- Cảm nghĩ của mọi người VN trước sự ra đi của Bác?
	- Phân tích cách sử dụng đại từ “em” trong bài thơ “Tự do”
	- Chủ đề của bài thơ “Tự do”.
6. RÚT KINH NGHIỆM:	

Tài liệu đính kèm:

  • docDAN GHI TA CUA LORCA(2).doc