Giáo án Ngữ văn 12 tiết 40+ 41: Đàn ghi ta của Lor-Ca (Thanh Thảo)

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 40+ 41: Đàn ghi ta của Lor-Ca (Thanh Thảo)

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của nhà thơ.

- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại.

2. Kĩ năng: đọc hiểu thơ hiện đại theo phong cách tượng trưng, siêu thực.

3. Thái độ: ngưỡng mộ Lor-ca, có thái độ sống đúng đắn.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, quy nạp, giảng bình, tích hợp, hoạt động nhóm

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

 

doc 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2682Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 40+ 41: Đàn ghi ta của Lor-Ca (Thanh Thảo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 40-41 	 Ngày soạn:......................... 
 (1,5 tiết)
®µn ghi ta cña lor-ca
Đọc văn: 
( Thanh Thảo)
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của nhà thơ.
- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại.
2. Kĩ năng: đọc hiểu thơ hiện đại theo phong cách tượng trưng, siêu thực.
3. Thái độ: ngưỡng mộ Lor-ca, có thái độ sống đúng đắn.
B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, quy nạp, giảng bình, tích hợp, hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: 
- Đọc, nghiên cứu tài liệu (Tập thơ Khối vuông ru-bích (Thanh Thảo), Hướng dẫn thực hiên chương trình- sgk lớp 12, SGK, SGV (cơ bản, nâng cao), Internet...).
- Soạn giáo án 
- Phiếu học tập
2. HS: Đọc, trả lời các câu hỏi theo Hướng dẫn học bài
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề: Cho hs nghe bài hát.... Dẫn: Gaxia Lor-ca là một nghệ sĩ lãng du, tài hoa nhưng bạc mệnh. Cuộc đời, chất nghệ sĩ tài tử, khát vọng cách tân nghệ thuật, những lời thơ tranh đấu của Lor-ca đã là ngọn nguồn cảm hứng dạt dào cho rất nhiều nghệ sĩ. Chúng ta vưừanghe nỗi niềm đồng cảm của nhạc sĩ Thanh Tùng và Huỳnh Phước Liên qua bài hát “nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Còn với nhà thơ Thanh Thảo, Lor-ca là một nỗi ám ảnh lớn bởi như nhà thơ từng nói “L là nhà thơ mà tôi hết sức ngưỡng mộ, cả về thi ca lẫn cuộc đời và cái chết đều gây cho tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng. Chính những hình ảnh và nhạc điệu trong nhiều bài thơ L đã dẫn dắt tôi khi viết bài thơ mà tôi coi như một khúc tưởng niệm Ông.” Khúc tưởng niệm ấy mang tên “Đàn ghi ta của Lor-ca”. 
b. Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Dẫn: Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu vài nét chung về tác giả và tác phẩm tạo tiền đề để đọc hiểu bài thơ.
Chiếu: ảnh Thanh Thảo
Hỏi: Qua tiểu dẫn, em hãy rút ra những nét nổi bật về tác giả Thanh Thảo?
Hỏi: Cho biết ngọn nguồn cảm hứng(Em có thể trình bày thêm vài nét về Lor-ca?)và xuất xứ của tác phẩm?
Chiếu: khối vuông ru-bích...
Hỏi: Em thấy những gì từ khối vuông ru-bích?
Giảng: Hình khối vuông: Sắc màu khi xoay tán loạn vô cùng nhưng nhất quán vô song. 
Chiếu: Ru-bích- tư duy thơ...
Giảng: Và ru-bích- đó cũng là ý tưởng của kiểu tư duy thơ TT: Đó là cấu trúc lỏng, mở, khước từ khuôn mẫu đã ổn định để giải phóng cảm xúc và tưởng tượng, chất thơ, cảm xúc thơ mờ hơn, chìm hơn, lạnh hơn. Có một sự cố ý ẩn sâu vào bên trong, đẩy những sắc màu tán loạn ra bên ngoài như ru-bích quay quanh trục vô hình của nó; nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.
Trong phần kiến thức bổ trợ, cô đã cung cấp cho các em vài nét về quan niệm mĩ học của CNTT, CNST làm chìa khoá giúp các em hiểu bài thơ.
Hình tượng trong thơ tượng trưng mang tính chất đa nghĩa; yêu cầu thơ “trước hết phải có nhạc tính” (mỗi bài thơ là một bản nhạc, mỗi từ là một nôt nhạc); tái hiện c/s phi cụ thể, tạo lập mối quan hệ tương giao: ý niệm, màu sắc, không gian, thời gian...
- CNSThực cho rằng thơ ca là sự tự động tuôn trào cảm mạch cảm xúc, không sử dụng dấu câu, cấu trúc thơ lắp ghép, đề cao liên tưởng cá nhân, thơ phải làm bằng thị giác...
Chuyển: Từ những hiểu biết về tác giả, tác phẩm, CNTT và siêu thực, chúng ta cùng đọc hiểu văn bản
Định hướng: Đây là bài thơ tưởng niệm giàu nhạc tính nên khi đọc các em chú ý đọc với giọng trầm buồn, ngắt nhịp linh hoạt, chú ý những chỗ luyến láy tạo nhạc...
GV mời 1 em đọc
Chiếu: GV đọc
Hỏi: Trình bày cảm nhận chung của em về bài thơ? (nội dung, thể thơ, bố cục)
(- Viết về cái chết bi thảm và nhân cách cao đẹp của L, là khúc ca bi tráng về Lor-ca
- thể thơ tự do, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực: không có dấu câu; viết thường các chữ cái đầu dòng; nhịp điệu biến hoá linh hoạt, không gò bó về âm luật, vần điệu, có sự mô phỏng tiếng đàn, cách đệm đàn; hình ảnh gợi nhiều liên tưởng, ẩn dụ...
- Bố cục:....)
Chuyển: Và bây giờ, cô sẽ hướng dẫn các em đọc hiểu chi tiết bài thơ
Dẫn: Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là sự gặp gỡ giữa TT- một người nghệ sĩ đã chiến đấu cho tự do (tham gia k/c chống Mỹ), đang nỗ lực cách tân nghệ thuật và Lor-ca- một người đã chết cho tự do, cho sự cách tân nghệ thuật cho nên TT đã lấy một số h/a, chi tiết, ý thơ của L để đưa vào bài thơ như một cách để đồng cảm và tưởng niệm, bắt đầu từ tiêu đề. 
Lor-ca có bài thơ “Cây đàn ghi ta” (cô đã cung cấp cho các em trong phần kiến thức bổ trợ). Bài thơ là tuyên ngôn nghệ thuật của L, là lời tiên tri của L về chính số phận của mình (Ơi ghi ta/ trái tim ngươi tử thương/ dưới năm đầu kiếm sắc)
Hỏi: Vậy, tiêu đề bài thơ... gợi em liên tưởng đến vấn đề gì?
Giảng: 
- Tiêu đề gợi liên tưởng đến L, nghệ sĩ lãng du cùng với cây đàn đã sống và đấu tranh cho tự do, cho sự cách tân nghệ thuật. Cây đàn cũng là thế giới nghệ thuật của ông, một thế giới trong đó ông sống và sáng tạo.
 - Đàn ghi ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước TBN (Tây Ban cầm); là địa hạt của nghệ thuật
Chuyển: Với cây đàn ghi ta, L đã sống và đấu tranh ntn, chúng ta cùng tìm hiểu 
đoạn 1: L-nghệ sĩ tự do, đơn độc.
Chiếu: đoạn thơ 1
Hỏi: Chỉ ra nhưữngh/a nổi bật trong 6 dòng thơ đầu ? gv hỏi tiếp: gợi em liên tưởng đến điều gì?
Chiếu:bò tót, đàn, hoa li la, cô gái Di-gan.
Chiếu: h/a đấu bò- Hỏi: Quay lại với h/a áo choàng đỏ gắt. Màu đỏ gắt của áo choàng, gắn kết với cụm từ TBN ở đầu câu, còn gợi cho em liên tưởng đến điều gì? 
Giảng: liên tưởng đến sự ngột ngạt của chế độ độc tài. Cả TBN đang trở thành một đấu trường đặc biệt giữa người với người, giữa dân chủ- độc tài, giữa tự do-thể chế hà khắc. Cả TBN đang đổ máu để giành lại những quyền cơ bản của con người.
 Chiếu đoạn thơ- Hỏi: Trên cái nền văn hoá và chính trị như thế, nghệ sĩ lãng du Lor-ca hiện lên qua h/a nào?
HS nêu: tiếng đàn bọt nước. Hỏi: Em cảm nhận ntn về h/a này?
Giảng: Đây là h/a đẹp, lạ, gợi sự tương giao giữa cái hữu hình- vô hình, hữu thanh- vô thanh, ý niệm hư- thực-> gợi vẻ đẹp bé nhỏ, mỏng manh (như số phận L) nhưng trường cửu (bọt nước được sinh ra từ nước; nước: biểu tượng cho sự trường cửu, vô biên của TN.)
Dẫn- hỏi: Qua nhịp li-la..., người đọc còn thấy hiện ra hình ảnh người nghệ sĩ đi về “miền đơn độc” với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn. Em có cảm nhận gì về h/a ấy? Tại sao lại là miền đơn độc ?
 Giảng: Miền đơn độc: miền của lý tưởng, của nghệ thuật, miền không mấy kẻ dấn thân và cũng không dễ tìm người đồng điệu. Chàng dấn thân một mình trên yên ngựa mỏi mòn, chỉ có vầng trăng chếnh choáng đang dõi theo mình trên hành trình ấy.
Hỏi: Từ những hình ảnh gợi nhiều liên tưởng như đã phân tích, Lor-ca hiện lên là một nghệ sĩ ntn? 
 Chuyển:Lê Đạt từng nói “người nghệ sĩ thức thời thường cam phận lỗi thời, vấn đề là phía sau hay phía trước” tức là lỗi thời với quá khứ hay tương lai. L đã cam phận lỗi thời để cách tân. TBN đang bị phủ bởi tấm áo choàng đỏ gắt. Phải xé tan tấm áo choàng đỏ gắt để cách tân. Khi xé tấm áo choàng đó, L đã chạm đến tử thần, kết thúc số phận mình bằng caá chết oan khuất và bi phẫn. (gv ghi đề mục- chiếu đoạn thơ 2)
Hỏi: Cái chết oan khuất, bi phẫn của L được hình dung qua những h/a thơ nào? (Những h/a ấy giúp em hiểu gì về cái chết của L?)
Giảng: Cảnh L bị hành hình với những diễn biến phũ phàng được diễn tả bằng h/a thực “áo choàng bê bết đỏ”. Cái chết bất ngờ, đột ngột đến với L. Con người trong sạch và vô tội ấy dù luôn bị ám ảnh về cái chết của chính mình, vẫn không thể nghĩ là nó lại đến sớm thế và đến vào lúc chàng không ngờ nhất nên “L bị điệu về bãi bắn” mà “chàng đi như người mộng du...”
Hỏi: Trong khi L đang độc hành thì TBN hát ngêu ngao. Khi L chết, TBN bỗng kinh hoàng. Vì sao?
(Cái chết L có ý nghĩa ntn đ/v người dân TBN?)
Giảng: Trong khi L đang độc hành thì TBN hát ngêu ngao, vẫn cất lên những âm thanh không cùng mục đích với L, tán lạc, hỗn loạn xô bồ, dường như tất cả đang ngóng chờ điều gì đó ở Lor-ca. Vì thế, L chết, TBN bỗng kinh hoàng. Kinh hoàng vì nhận ra sự lạc điệu của mình với L; Và phải chăng, kinh hoàng vì nhận ra, L đã chết cho tự do, cho cách tân, cho nỗi đau khổ của họ.
-> Cái chết của L là cái chết đẹp như cái chết của những diễn viên bi kịch, như cuả Hămlet, Ôtenlô- cái chết có khả năng thức tỉnh lương tri con người.
Sự thật là, sau khi L chết, tên tuổi của ông trở thành 1 biểu tượng, 1 ngọn cờ tập hợp các nhà văn hoá TBN và thế giới chiến đấu chốn CNPX, bảo vệ văn hoá PT và văn minh nhân loại.
Dẫn: Trong bài Lời kĩ nữ, XD viết:
 Lời kĩ nữ đã vỡ vì nước mắt
Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi
Lời vỡ vì nước mắt thì thành tiếng nấc. Tức là âm thanh vỡ ra thành âm thanh. Nhưng trong bài thơ này, âm thanh tiếng đàn vỡ ra không nguyên phiến, biến dạng thành màu sắc, đường nét, hình khối (đây là cách thể hiện quen thuộc của các nhà siêu thực)
Hỏi: Những màu sắc, đường nét, hình khối được vỡ ra từ tiếng dàn gợi cho em những liên tưởng gì?
Bình : Sắc màu tiếng đàn rất lạ
 - ghi ta nâu- bầu trời cô gái ấy gắn với tình yêu của L. 
- Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy , tiếng ghi ta tròn là ẩn dụ về khát vọng, về tuổi trẻ. Nhưng tiếng ghi ta ấy đột ngột vỡ tan, ty vỡ tan, khát vọng vỡ tan. Và tiếng đàn đã thành linh hồn, thành thân thể bằng h/a nhân hoá giàu sức ám ảnh: ròng ròng máu chảy. 
- Ghi ta vỡ tan, ròng ròng máu chảy ẩn dụ về cái chết, về nỗi đau... 
-> Ấy là số phận của cái đẹp, là nỗi đau của người nghệ sĩ trong thế giới bạo tàn.
=> Và ta cũng cảm nhận được niềm đồng cảm sâu sắc của TT trước cái chết của người nghệ sĩ tài hoa bất hạnh.
Chuyển: Trong bài hát “Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” mà chúng ta vừa nghe, có đoạn: 
Lor-ca, lời anh vang mãi trong tâm hồn chúng ta, trong trái tim của những người yêu nước, trong mắt xanh của bao điều mơ ước, trong bước chân người vũ nữ và trong trái tim của người nghệ sĩ giang hồ.
L đã chết, hoá thân vào nhạc, tên tuổi còn mãi trong trái tim của mọi người. Và L cũng đã hoá thân vào thơ TT bằng linh hồn sáng trong, bất tử (ghi đề mục)
Hỏi: Khi còn sống, trong bài thơ Ghi nhớ, L viết: Khi nào tôi chết
 hãy vùi thây tôi cùng với cây đàn 
dưới lớp cát
-> ý thơ này được TT lấy làm đề từ
Sau khi L chết, TT viết:
Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Em hiểu ntn về di chúc của L và 2 câu thơ của TT? (H/a ss: tiếng đàn như cỏ mọc hoang ẩn dụ cho điều gì?)
Chiếu : thơ L và di chúc và thơ TT
Chiếu: 
“Khi tôi.....”-> Lời tiên đoán một định mệnh thảm khốc (Nhưng L không phải là nghệ sĩ sinh ra để nói những điều đơn giản )
 - Khát vọng lớn lao của người nghệ sĩ vĩ đại(muốn hậu thế vượt qua mình để phát triển. L vĩ đại nhưng vẫn nhận ra sự hữu hạn trong tư tưởng của mình, tư tưởng của mình rồi sẽ lỗi thời với tương lai, bởi vì quy luật tất yếu của c/s là không có cái mới cuối cùng)
- Đạo đức của người sáng tạo (nhà thơ cách tân biết thi ca của mình một ngày nào đó sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nt nên đã dặn lại cần phải biết chôn nt của ông để đi tới. Ông không muốn bóng của mình đè mãi xuống tương lai)
Bình: Không ai chôn cất tiếng đàn -> người ta ko làm theo di nguyện của ông, phải chăng vì sự tiếc thương và ngưỡng vọng? Tiếng đàn như cỏ mọc hoang ẩn dụ cho sức lan toả diệu kì, bền bỉ, giản dị mà kiên cường của tư tưởng và nt L. Và đó cũng là nỗi xót tiếc cho hành trình cách tân dang dở ko chỉ với bản thân L mà còn với nền v/c TBN. Bởi lẽ, nhà cách tân L đã chết, nghệ thuật thiếu vắng người dẫn đường? 
Hỏi: Chính vì sự lớn lao của tư tưởng L mà TT viết “Giọt nước mắt vầng trăng/ Long lanh trong đáy giếng”. Em có cảm nhận gì về h/a thơ này?
Bình: Nếu ở dòng thơ đầu tiên, ta bắt gặp hình ảnh bọt nước mỏng manh thì giờ vỡ tan, hoá thân vào bản thể sinh ra nó, đi trọn một cuộc đời, một hành trình sáng tạo, thăng hoa thành những giọt nước mắt. Mà những giọt nước mắt thì được chiết ra từ nơi sáng chất của tâm hồn, từ lương tri và cảm xúc của chúng ta nên nó sẽ sáng trong và long lanh như a/s của vầng trăng bất tử. 
 Dẫn- hỏi: Từ niềm đồng cảm với L, TT đã hình dung hành trình về cõi khác của L. Hành trình về cõi khác của L hiện lên qua h/a nào? Những h/a ấy gợi cho em suy nghĩ gi?....(chiếu đoạn thơ này- hs trả lời- chiếu dấu gạch chân)
GV gợi ý: Ở đây có sự chuyển đổi sắc màu gây ấn tượng chuyển đổi cảm giác: ghi ta nâu-> ghi ta bạc; màu bạc của chiếc ghi ta chở L vào cõi siêu sinh tan vào dòng sông rộng vô cùng (mà nếu d/s ấy nhìn từ xa nó cũng sẽ có sắc bạc), gợi em liên tưởng đến điều gì?
 Bình: Nếu ở trên, tiếng ghi ta nâu, gợi liên tưởng đến trái tim L đang thổn thức về ty, về cuộc đời thì đến đây đã có sự chuyển đổi sang màu bạc, màu của sự bình yên, thanh thản. Hơn nữa, sắc bạc của chiếc ghi ta dường như hoà lẫn vào sắc trắng của dòng sông rộng vô cùng giúp ta hình dung thế giới L đến là một thế giới bình yên. Và như vậy, L đã đi vào thế giới vĩnh hằng với tâm hồn thanh thản, bình yên.
Dẫn-hỏi: L đi vào cõi bình yên, ở đó không còn màu đỏ gắt nữa, không chịu đau thương nữa, tiếng ghi ta không khóc nữa và không cần lá bùa hộ mênh nữa. Thì chàng ném đi: Chàng ném..........
Vậy hình ảnh thơ ấy gợi em liên tưởng đến điều gì?
Bình: Khi lá bùa không còn c/năng cứu rỗi
 Khi trái tim không còn đập nữa
 Thì ném nó đi, để c/s tiếp tục hành trình vô tận của nó, để cho sự sáng tạo NT vẫn mãi mãi hồi sinh (cũng giống như “Khi tôi chết hãy chôn tôi c ùng với cây đàn)
Thảo luận nhóm: Ý nghĩa biểu đạt của điệp khúc li-la? Gợi ý: điệp khúc li la gợi em liên tưởng đến điều gì;Việc TT cấy nhạc vào thơ tưởng niệm L có ý nghĩa gì?. Khúc li la mở đầu và khúc li la kết thúc có gì khác nhau, có góp gì cho ý đồ nghệ thuật của TT?
Giảng- bình: 
- TT nói “li la còn gợi âm thanh cú “vê” ghi ta- cây đàn mà người Việt mình hay gọi là TB cầm. Một không khí hơi mờ ảo, những h/a thơ mơ hồ, lãng đãng”
- Theo lời TT, li-la là nhạc và li la cũng là hoa. Và các em cũng sẽ thấy lila có sự tương giao giữa hữu thanh- vô thanh; hữu hình- vô hình; hư- thực-> sự tương giao trong một hình ảnh thơ. 
- Và như vậy, khúc li la làm nền, tạo nhạc cho thơ. L là một nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà cách tân sân khấu và việc TT cấy nhạc vào thơ tưởng niệm L còn mang ý nghĩa kính trọng và tri âm. 
- Nhưng nếu chủ tâm liên tưởng, ta còn thấy chuỗi li la mở đầu và kết thúc có điểm khác nhau. Chuỗi li la mở đầu gợi liên tưởng đến bước chân dò tìm của L đi về miền đơn độc, miền của lý tưởng, của k/v cách tân. Chuỗi li la kết thúc cứ ngân vang ngân vang, và L xa dần xa dần, tiếng đàn dạt dìu tiễn L vào cõi bình yên.
Đóng vai, phỏng vấn nhà thơ TT để đi đến tổng kết giá trị của bài thơ.
Hỏi:Em hãy nhận xét chung về nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
I. TIỂU DẪN
1. Tác giả (SGK)
2. Tác phẩm: 
- Ngọn nguồn cảm hứng: số phận bi thảm và nhân cách cao đẹp của Lor-ca.
- Xuất xứ: trích từ “Khối vuông ru-bích” (1985)
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc hiểu khái quát
- Thể thơ: tự do 
- Bố cục: 
- 6 dòng thơ đầu: Lor-ca- nghệ sĩ tự do, đơn độc.
- 12 dòng thơ tiếp: Lor-ca- cái chết oan khuất, bi phẫn 
- 13 dòng thơ cuối: Lor-ca- linh hồn sáng trong bất tử
b. Đọc hiểu chi tiết
* Tiêu đề: 
+ Lor-ca và thế giới nghệ thuật của ông.
+ TBN, NT
a. Lor-ca- nghệ sĩ tự do, đơn độc
- áo choàng đỏ gắt
+ văn hoá
+ chính trị 
- Tiếng đàn bọt nước
 vô hình - hữu hình,
 hữu thanh - vô thanh
 hư- thực
-> gợi vẻ đẹp mong manh -trường cửu.
- Miền đơn độc, vầng trăng, yên ngựa 
=> Cái đẹp của người nghệ sĩ cô độc trên hành trình đấu tranh cho tự do, cho NT.
b, Lor-ca- cái chết oan khuất, bi phẫn
- áo choàng bê bết đỏ
- bãi bắn -mộng du 
=> cái chết bất ngờ, đột ngột
- TBN hát nghêu ngao - kinh hoàng:
+ Lạc điệu với Lor-ca
+ tư tưởng , sự cách tân NT của L là sự sống
-> Cái chết đẹp như cái chết của những diễn viên bi kịch.
- tghita nâu vỡ tan
 xanh ròng ròng máu chảy
 tròn
 ------ -------------
 ty, k/vọng cái chết, nỗi đau
 cái đẹp bạo tàn
-> Đồng cảm, xót thương sâu sắc 
c, Lor-ca- linh hồn sáng trong, bất tử
- Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
+ Sức lan toả diệu kì, bền bỉ của tư tưởng và NT của L
+ xót tiếc khi NT thiếu vắng người dẫn đường?
- Nước mắt vầng trăng: sáng trong, long lanh -> Cái đẹp đã tìm được niềm đồng cảm.
- H/a thực
 h/a biểu tượng
 chuyển đổi sắc màu -> chuyển đổi cảm giác: ghi ta nâu-> ghi ta bạc
-=> L đi vào cõi vĩnh hằng với tâm hồn thanh thản
- Ném lá bùa, trái tim: 
+ Sự giải thoát thực sự (chia tay thực sự với những ràng buộc và hệ luỵ của trần gian) 
+ để c/s tiếp tục hành trình vô tận của nó, để cho sự sáng tạo NT vẫn mãi mãi hồi sinh 
- Điệp khúc li la (nhạc- hoa): làm nền, tạo nhạc cho thơ, mở rộng những miền liên tưởng
=> Biến bài thơ trở thành một bản hoà âm huyền ảo
III. Tổng kết
1, NT
- Kết hợp hài hoà: thơ và nhạc (nhạc tính của bài thơ được thể hiện ở vần và nhịp, các thủ pháp láy từ, điệp từ, sự kết hợp ngẫu hứng từ ngữ cũng là sự kết hợp mang t/c âm nhạc/ Những từ mô phỏng âm thanh các nốt đàn ghi ta/ Dáng dấp ca khúc và lối diễn tấu trong hình thức văn bản)
-Sức gợi mở đa dạng, phong phú về hình ảnh và sự mới mẻ về ngôn từ
2, ND
- Hình tượng G.Lor-ca (Bài thơ làm sống lại huyền thoại về một con người, 1 nghệ sĩ, 1 chiến sĩ)
- Nỗi niềm ồng cảm, xót thương sâu sắc và thái độ ngưỡng mộ của Thanh Thảo đối với Lor-ca
CỦNG CỐ:Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor- ca” đã khắc hoạ thành công hình tượng Gar-xi-a Lor-ca, nhà thơ thiên tài Tây Ban Nha, nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỉ XX. Ý tưởng thơ chỉ dừng lại ở đó hay Thanh Thảo còn muốn nói đến vấn đề nào khác? (Sự sáng tạo và thiên chức của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo: NT là phải sáng tạo. Nghệ sĩ phải có khát vọng chân chính và đạo đức sáng tạo....)
Ò
Bài tập: Em thích nhất hình ảnh thơ nào? Viết lời bình (khoảng 10 dòng)
Chuẩn bị bài mới: Đọc và trả lời các câu hỏi trong phần “Hướng dẫn học bài” : 
+ Bác ơi! (Tố Hữu)
+ Tự do (P. Ê- luy-a)

Tài liệu đính kèm:

  • docDan ghi ta cua lorca(8).doc