ĐÀN GHI TA CỦA LOR - CA
( Thanh Thảo)
I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng Lor – ca qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo của Thanh Thảo.
- Nắm bắt được những nét đặc sắc trong kiểu tư duy thơ mới mẻ, hiện đại của tác giả.
2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ.
-Rèn kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, tự nhận thức về tinh thần bất khuất của người anh hùng dân tộc, qua đó tự rút ra bài học bản thân.
3. Thái độ: Cảm thông và tiếc thương cùng với Thanh Thảo về Lor-ca, nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu thiên tài Tây Ban Nha.
Tuần 14 Tiết 39 Ngày dạy: 23 -11 -2010 ĐÀN GHI TA CỦA LOR - CA ( Thanh Thảo) I.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng Lor – ca qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo của Thanh Thảo. - Nắm bắt được những nét đặc sắc trong kiểu tư duy thơ mới mẻ, hiện đại của tác giả. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ. -Rèn kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, tự nhận thức về tinh thần bất khuất của người anh hùng dân tộc, qua đó tự rút ra bài học bản thân. 3. Thái độ: Cảm thông và tiếc thương cùng với Thanh Thảo về Lor-ca, nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu thiên tài Tây Ban Nha. II. TRỌNG TÂM: 1. Kiến thức: - Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ – chiến sĩ Lor – ca. - Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ. - Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực. III. CHUẨN BỊ 1. GV: Giáo án, SGK,SGV, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng 2. HS: Đọc sgk và nắm nội dung cơ bản, định hướng tìm hiểu các câu hỏi theo các câu hỏi hướng dẫn học bài. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số: 12A2 12B4 2. Kiểm tra bài cũ: * Ý nghĩa văn bản? Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng; tình yêu thiết tha nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người. *Trình bày cảm nhận về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh? - Tình yêu trong bài thơ vừa mang vẻ đẹp truyền thống, gắn bó thủy chung, nhưng cũng thật gần gũi với tuổi trẻ hôm nay: mạnh mẽ, táo bạo, chủ động. Tình yêu gắn với khát vọng xây dựng hạnh phúc lứa đôi. + Người phụ nữ không chấp nhận nhẫn nhục, cam chịu một cách đáng thương như thơiø phong kiến; + Người phụ nữ luôn khao khát, không yên lặng trong tình yêu. - Người đọc phát hiện, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: chân thành, đằm thắm, thủy chung, đôn hậu, giàu lòng hi sinh Bài thơ hướng mỗi chúng ta hôm nay đến một tình yêu đẹp trong cuộc sống đẹp; biết trân trọng, gìn giữ và luôn vun đắp tình yêu cho người và cho chính bản thân ta. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tạo tâm thế cho học sinh Vào bài: Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, đất nước và thời đại ; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới.Đó chính là Thanh Thảo..Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về nhà thơ Thanh Thảovà bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca Hoạt dộng 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm - GV:Hãy trình bày những nét chính về nhà thơ Thanh Thảo; Những tác phẩm tiêu biểu và đặc điểm của thơ Thanh Thảo? -GV: Bổ sung các kiến thức về Lor-ca; về trào lưu văn học siêu thực; về trào lưu văn học tượng trưng - Gọi 1 Hs đọc bài thơ. - GV:Nêu xuất xứ của bài thơ? - GV:Cho hs xác định bố cục. - GV:Nhận xét cách chia bố cục của hs và điều chỉnh, bổ sung. -GV:Theo em qua bài thơ nhà thơ muốn nĩi lên điều gì? ( Câu hỏi tìm chủ đề) Hoạt dộng 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản - GV: đọc lại 18 dịng thơ đầu. -GV: Em biết gì về Lor- ca? Hình tượng Lor – ca được nhà thơ phác họa - GV:Em cĩ suy nghĩ gì khi bắt gặp h/ả “Áo chồng đỏ gắt”, “ tiếng đàn ghi ta?” - GV:Các h/ả “đi lang thang, vầng trăng chếnh chống, yên ngựa mỏi mịn, hát nghêu ngao, li la” giúp ta liên tưởng đến điều gì? -GV dẫn dắt chuyển ý: Từ bối cảnh chính trị và nghệ thuật TBN lúc bấy giờà số phận bi thương của Lor-ca. - GV:Tác giả đã tái hiện cái chết oan khuất của Lor-ca qua các h/ả, chi tiết nào? * GV:Cảm nhận của em về các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ? (ý nghĩa của các bpnt đĩ?) - Đọc phần thơ cịn lại. - GV:Theo em, Lor-ca muốn nhắn gửi thơng điệp gì qua câu nĩi “khi tơi chết hãy chơn tơi với cây đàn”? - Cho hs nêu cảm nhận 4 câu thơ “Khơng ai chơn cỏ mọc hoang”. - Yêu cầu hs giải mã các h/ả “giọt nước mắt , đường chỉ tay, dịng sơng, lá bùa, chiếc ghi ta màu bạc”. - GV:Tiếng “Li la- li la- li la” trong bài thơ cĩ ý nghĩa gì? Hoạt động 4;nhận xét, khái quát -GV: Yêu cầu hs tự tổng kết bài học về phương diện nội dung và nghệ thuật. -GV: Nêu vài nét nghệ thuật của bài? - GV:Ý nghĩa văn bản? I Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Thanh Thảo là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, đất nước và thời đại ; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới. 2. Tác phẩm: a/Xuất xứ:Đàn ghi ta của Lor – ca in trong tập thơ Khối vuông ru-bích (1985), là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ tượng trưng. b/ Lor – ca (1898 – 1936): Nhà thơ thiên tài của Tây Ban Nha, người có khát vọng tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt, đã bị chính quyền phản động thân phát xít bắt giam và giết hại. c/ Bố cục: Gồm 4 phần: * Câu 1 – 6: Lor-ca – con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị, nghệ thuật TBN. * Câu 7- 18: Lor-ca với cái chết oan khuất và nỗi xĩt xa về sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật. * Câu 19- 22: Niềm xĩt thương Lor-ca. * Câu 23- 31: Suy tư về cuộc giải thốt và cách giã từ của Lor-ca. d/ Chủ đề: - Khắc hoạ cuộc đời nghệ sĩ Lor-ca với lý tưởng cách tân nghệ thuật và cái chết oan khuất. - Thể hiện niềm ngưỡng mộ và xĩt thương của tác giả đối với Lor-ca II. Đọc - hiểu văn bản : 1) Nội dung a/ Lor-ca, một con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN: * Hình tượng Lor – ca được nhà thơ phác họa bằng những nét vẽ mang dấu ấn của thơ siêu thực: “tiếng đàn bọt nước”, “áo choàng đỏ gắt”, “vầng trăng chếnh choáng”, “yên ngựa mỏi mòn”, Lor – ca hiện lên mạnh mẽ song cũng thật lẻ loi trên con đường gập ghềnh, xa thẳm. - Áo chồng đỏ: Gợi bản sắc văn hố TBN. + H/ả Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị TBN độc tài lúc bấy giờ. - Tiếng đàn: + Ghi ta: nhạc cụ của người TBN. + Tài năng nghệ thuật của Lor-ca với khát vọng cách tân nghệ thuật - Đi lang thang; vầng trăng chếnh chống; yên ngựa mỏi mịn; hát nghêu ngao; li la: + Phong cách nghệ sĩ dân gian tự do. + Sự cơ đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật TBN già cỗi b/ Lor-ca và cái chết oan khuất: - Hình ảnh: + Áo chồng bê bết đỏ – Gợi cảnh tượng khủng khiếp về cái chết của Lor-ca. + Tiếng ghi ta: . nâu: trầm tĩnh, nghĩ suy. . xanh: thiết tha, hy vọng. . trịn bọt nước vỡ tan: bàng hồng, tức tưởi. . rịng rịng máu chảy: sự đau đớn, nghẹn ngào. => Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn thành linh hồn, sinh thể. - Biện pháp nghệ thuật: + Đối lập: Hát nghêu ngao >< áo chồng bê bết đỏ khát vọng >< hiện thực phũ phàng (giữa tiếng hát yêu đời vơ tư , giữa tình yêu cái Đẹp và hành động tàn ác, dã man). + Nhân hố: Tiếng ghi ta máu chảy. + Hốn dụ: Áo chồng, tiếng ghi ta àLor-ca. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tiếng ghi ta vỡ ra thành màu sắc, hình khối, hành động ->Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ, tượng trưng, tác giả đã tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lor – ca. Nhưng bất chấp tất cả, tiếng đàn – linh hồn của người nghệ sĩ – vẫn sống. Trong tiếng đàn ấy, nỗi đau và tình yêu, cái chết và sự bất tử hòa quyện vào nhau Lời thơ di chúc của Lor – ca được nhắc lại, hàm ẩn cả tình yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt. c/ Nỗi xĩt thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor-ca: - Lời Lor-ca (đề từ): “Khi tơi chết cây đàn.” + Niềm đam mê nghệ thuật. + Hãy biết quên nghệ thuật của Lor-ca để tìm hướng đi mới. - “Khơng ai chơn cất cỏ mọc hoang” + Nghệ thuật của Lor-ca (cái Đẹp): cĩ sức sống và lưu truyền mãi mãi như “cỏ mọc hoang”. + Phải chăng khơng ai dám vượt qua cái cũ, thần tượng để làm nên nghệ thuật mới. - Giọt nước mắt trong đáy giếng: + Vầng trăng nơi đáy giếngàsự bất tử của cái Đẹp. - Đường chỉ tay: ẩn dụ về định mệnh nghiệt ngã. -... dịng sơng, ghi ta màu bạc...à gợi cõi chết, siêu thốt. - Các hành động: ném lá bùa, ném trái tim: cĩ ý nghĩa tượng trưng cho một sự giã từ, một sự lựa chọn. - Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor – ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha đã trở thành bất tử trong chính cuộc giã từ này. * Tiếng lịng tri âm sâu sắc đối với người nghệ sĩ, thiên tài Lor-ca. *Yếu tố âm nhạc trong bài thơ: - Chuỗi âm thanh “Li la- li la- li la” luyến láy ở đầu và cuối như khúc dạo đầu và kết thúc bản nhạc. - Sự kính trọng và tri âm Lor-ca- nghệ sĩ thiên tài. 2) Nghệ thuật: Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi. 3) Ý nghĩa văn bản: Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor – ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX. 4. Củng cố, luyện tập: * Ý nghĩa văn bản? Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor – ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX. * Suy nghĩ của em về câu thơ ” Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”? Câu thơ thể hiện nhân cách của Lor-ca, tình yêu nghệ thuật, yêu đất nước Tây Ban Nha của Ông. Nhưng Lor-ca đâu phải là một nghệ sĩ sinh ra để nói điều đơn giản. Ông muốn bộc lộ điều sâu sắc. Đến một ngày nào đó thi ca của mình sẽ án ngữ, ngăn cản người đến sau sáng tạo nghệ thuật. Ông dặn phải biết chôn nghệ thuật của Ông để đi tới( nghĩa là không phủ nhận quá khứ mà chỉ ra quá khứ là cái truyền thống và tương lai là cái tiếp nối và nhân lên -> Thật vĩ đại. 5. Hướng dẫn tự học: - Đối với bài học ở tiết này: * Ý nghĩa văn bản?Hình tượng Lor – ca? - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài: Đọc thêm Bác ơi! Của Tố Hữu ; Tự do của P. Ê –luy – a Trả lời câu hỏi sách giáo khoa V. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: